Môn học khác MƯỜI VẠN CÂU HỎI VÌ SAO

Đỗ Hằng

Cựu Mod Sinh học
Thành viên
18 Tháng chín 2017
2,110
2,765
456
20
Thanh Hóa
THPT Triệu Sơn 3
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Hello cả nhà!
Sau một thời gian hoạt động, mình nhận thấy đăng từng bài riêng lẻ và từng chủ đề riêng lẻ hơi bất tiện cho việc theo dõi và trả lời các câu hỏi.

Được sự góp ý của nhiều bạn, mình quyết định gộp tất cả các chủ đề vào một topic. Đây sẽ là topic chính thức từ bây giờ, các bạn hãy theo dõi topic thường xuyên để cập nhật kịp thời những chủ đề, câu hỏi mới và tham gia trả lời câu hỏi nhé.

Việc tìm hiểu và cùng thảo luận sẽ giúp chúng ta nhớ lâu hơn là chỉ đọc không, hơn nữa việc chia sẻ kiến thức với những bạn khác là vô cùng tốt phải không nào?

Mình đã đăng được 6 số và bây giờ mình sẽ tổng hợp ngay bên dưới đây. Sau đó ta sẽ xâu chuỗi các câu hỏi về cùng một chủ đề chứ không phải phải rời rạc như trước nữa

Hello cả nhà ^^:Tuzki31:Tuzki31
Các bạn đăng kí có mong Topic không nào? :Tuzki17 Không để các bạn phải chờ lâu nữa..
Bắt đầu thôi cả nhà ơi!!!:Rabbit25:Rabbit25
Bạn đã biết nhiều về Vũ trụ thần bí chưa? Cùng đến với câu hỏi hôm nay nào:

Tại sao con người dùng "năm ánh sáng" để làm đơn vị tính toán?

Tại sao nhỉ, lại vẫn câu hỏi này, tại sao nhỉ, hihi:Rabbit19:Rabbit19, cùng nhau tìm tòi và trả lời câu hỏi này nào các bạn ơi.
Mình sẽ sớm đăng câu trả lời thôi!!!
Thân ái!

Rất hoan nghênh tinh thần tìm tòi của các bạn. Bây giờ mình sẽ đăng câu trả lời nhé, các bạn chú ý nha:;);)
Năm ánh sáng là một loại đơn vị đo khoảng cách trong thiên văn học. Nó cũng là đơn vị đo độ dài giống những đơn vị mà chúng ta thường dùng như cm, km, m,.... Khi khoảng cách giữa hai vật nhỏ, người ta thường dùng đơn vị nhỏ và ngược lại. Bởi vì khoảng cách của vũ trụ quá xa xôi nên nếu như không sử dụng năm ánh sáng thì việc ghi nhớ các con số sử dụng trong thiên văn học không phải là điều dễ dàng.

Góc kiến thức:
Không gian vũ trụ vô cùng bao la, con người quan sát và phát hiện trong mỗi giây, vận tốc ánh sáng có thể lên đến 300 nghìn km. Theo tính toán, mỗi năm ánh sáng có thể đi được một hành trình gấp gần 10 nghìn tỉ kilômét

Chúc mừng các bạn có câu trả lời đúng!!!:Chicken11:Chicken11
Hê lu cả nhà!!! Chúng ta lại gặp lại nhau:Tuzki33:Tuzki32

Đến với câu hỏi số 2 nào các bạn ơi: :Rabbit18:Rabbit16:Rabbit16
Tiếp tục lĩnh vực Vũ trụ thần bí nha:
Vì sao vệ tinh nhân tạo qua một thời gian sẽ tự động rơi xuống???

Cùng tìm hiểu thôi nào!!! Đây là một câu hỏi khá hay đấy.

Hmm. Vì sao ấy nhỉ:Rabbit5:Rabbit5....

Mình sẽ sớm đăng câu trả lời thôi!!!
Thân ái!

Các bạn có mong câu trả lời không nhỉ!!!:D:D:D
Câu trả lời số này là:
Trên bầu trời có tầng khí quyển loãng. Lớp không khí loãng này có thể gây ra lực cản nhất định đối với sự chuyển động của vệ tinh nhân tạo. Do đó tốc độ bay của vệ tinh nhân tạo sẽ từ từ giảm dần. Khi tốc độ của nó giảm xuống thấp hơn 7,9 km/h thì vệ tinh nhân tạo sẽ rơi xuống đất.

Góc kiến thức:
Ngày 4 tháng 10 năm 1957, Liên Xô đã phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên trên thế giới. Vệ tinh nhân tạo đó có tên là Sputnik 1



Chúc mừng các bạn có câu trả lời đúng!!! Cảm ơn các bạn vì đã tham gia. Cùng chờ số tiếp theo, nhớ theo dõi dòng trạng thái của mình nhé:Rabbit16:Rabbit16:Rabbit16
Hê lu cả nhà:Rabbit34:Rabbit34
Sau hai câu hỏi về lĩnh vực Vũ trụ thần bí các bạn thấy thế nào?:Rabbit40:Rabbit40
Hôm nay chúng ta sẽ đổi chủ đề một chút nhé, chủ đề số này sẽ là Bơi lặn dưới nước với câu hỏi như sau:
Cá sấu chảy nước mắt có phải do chúng khóc không nhỉ???
Cho mình thấy cánh tay tích cực năng nổ tìm tòi của các bạn, đặc biệt là các bạn yêu môn Sinh học giống mình nào.:Rabbit26:Rabbit26:Rabbit37:Rabbit37
Mình sẽ sớm đăng câu trả lời thôi. Tạm biệt!!!
Thân ái!

Xin lỗi cả nhà, vì mình bận ôn thi nên hôm nay mới đăng câu trả lời được.
Đây là câu trả lời nhé:
Không phải cá sấu chảy nước mắt là di chúng khóc. Khi ăn thịt các động vật khác, cá sấu đúng là có chảy nước mắt nhưng không phải do chúng khóc mà chúng đang bài tiết bớt lượng muối dư thừa trong cơ thể ra ngoài. Bên cạnh mắt cá sấu có tuyến bài tiết muối, khi chúng ăn, tuyến này bắt đầu làm việc, bài tiết ra một loại dung dịch muối.


Góc kiến thức:
Cá sấu có kích thước trung bình từ 4-5 m, dài nhất có thể lên tới 10m, là loài bò sát lớn nhất hiện nay. Tuổi thọ của cá sấu trung bình là 70-80 năm, lâu nhất có thể lên tới 100 năm.


Cả nhà cho một tràng vỗ tay khen ngợi các bạn trả lời đúng nào!:Rabbit16:Rabbit16:Rabbit16
Mình sẽ sớm đăng câu hỏi tiếp theo
Thân ái!
Chào các bạn!!!:Chicken19:Chicken19
Đã có bạn nào thi Học kì II lớp 9 chưa nhỉ,o_Oo_O mình vừa thi xong nên chưa có thời gian tham gia diễn đàn. Hôm nay mình mới đăng chủ đề mới được
Chúng ta tiếp tục hành trình chinh phục những điều mới lạ nhé.:Rabbit40:Rabbit40 Lĩnh vực số này vẫn làBơi lặn dưới nước với câu hỏi:
Miệng của con sao biển nằm ở đâu vậy nhỉ?
Các bạn thường thấy sao biển giống hệt ngôi sao 5 cánh, nhưng có ai biết miệng nó nằm ở đâu không?:rongcon14:rongcon14:rongcon14
Ừm, nhất định phải tìm hiểu cho ra mới được:Rabbit41:Rabbit41
Mình sẽ sớm đăng câu trả lời
Thân ái!

Đến ngày đăng câu trả lời rồi các bạn nhỉ, :rongcon23:rongcon23số này các bạn đều trả lời đúng hết, vỗ tay hoan hô nào, nó cho thấy các bạn đều là những người rất ham tìm tòi và học hỏi, hãy tiếp tục phát huy nhé.:rongcon27:rongcon27
Câu trả lời của số này là:
Sao biển không có đầu, cũng không có đuôi, chúng có thân hình dẹt như cái đĩa, xung quanh là 5 cái vòi, trông giống như một ngôi sao. Thực ra sao biển là một loài ăn thịt khá hung dữ. Miệng của sao biển nằm ở giữa thân, ẩn bên trong cơ thể nên khó mà tìm thấy.



Góc kiến thức:
Sao biển có loại to loại nhỏ. Loại nhỏ có kích thước khoảng 2,5 cm, loại to có kích thước khoảng 90 cm. Màu sắc của sao biển cũng có nhiều loại, thường gặp nhất là loài sao biển có màu xanh da cam, đỏ, tím, vàng và xanh.


Thân ái, hẹn gặp lại ở câu hỏi tiếp theo;););)!
Hê lu các bạn!:Chicken15
Hôm nay mình tiếp tục đem đến một câu hỏi mới lạ nữa nè, chúng mình lại thay đổi chủ đề chút xíu nhé:Rabbit16:Rabbit16
Chủ đề Tìm hiểu khoa học xung quanh, câu hỏi số này là:
Tại sao không được ăn cà chua xanh nhỉ?
Đôi khi trong cuộc sống ta phải né tránh không được ăn một số loại thực phẩm như khoai tây đã mọc mầm xanh, còn cà chua xanh thì sao nhỉ?:Rabbit52:Rabbit52
Tìm hiểu thôi!:Rabbit40:Rabbit40
Thân ái!
Cùng đến với câu trả lời số này nào:Rabbit16:Rabbit16
Chúng ta không nên ăn cà chua xanh bởi vì trong cà chua xanh có chứa chất độc solanine, một khi con người ăn phải sẽ bị ngộ độc với các hiện tượng như: buồn nôn, nôn mửa, chóng mặt,... Nghiêm trọng hơn có thể đe dọa tới tính mạng con người.:Rabbit52:Rabbit52 Do vậy nhất định không được ăn cà chua xanh.:Rabbit41:Rabbit41


Góc kiến thức:
Cà chua có chứa hàm lượng chất dinh dưỡng rất phong phú, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, ức chế sự biến đổi của mầm bệnh. Mỗi ngày kiên trì ăn từ 1-2 quả cà chua chín có thể đề phòng bệnh ung thư, hỗ trợ điều trị bệnh ung thư


Cám ơn các bạn đã quan tâm đến topic mới của mình, cùng đến với câu hỏi tiếp theo nhé!:Tonton9:Tonton9. Mình hi vọng sẽ có thêm nhiều người ghé thăm để chúng mình cùng nâng cao kiến thức
Thân ái!:p:p
Hello cả nhà!:Tonton16:Tonton16
Sau một thời gian thực hiện, mình cảm thấy rất vui vì có nhiều bạn rất quan tâm đến những câu hỏi xung quanh ta.:Tonton1
Số trước, chúng ta đã cùng tìm hiểu về ăn cà chua xanh có hại hay không. Số này, mình sẽ tìm hiểu một chút về cơ thể người nhé:Tonton15:Rabbit66:Rabbit66
Chủ đề : Tìm hiểu cơ thể người
Vì sao ta lại cảm thấy xót khi chấm nước muối vào vết thương nhỉ?
Oa, quả thật đáng phải tìm hiểu phải không?
Nước muối có cái gì mà làm ta thấy xót ấy nhỉ?:Rabbit60:Rabbit60
Mình sẽ sớm đăng câu trả lời thôi!
Thân ái!
Đây là câu trả lời số này:
Bởi vì dưới da của con người có rất nhiều dây thần kinh và các cơ quan cảm giác, phụ trách cảm nhận xúc giác, đau đớn và nhiệt độ. Khi da bị tổn thương, những dây thần kinh này sẽ lộ ra ngoài, nên khi bị nước muối kích thích ta sẽ thấy đau xót
Góc kiến thức:

Cồn có tính kích thích rất mạnh, đồng thời nguyên lí sát trùng của cồn cũng gây ra những tác dụng phụ nhất định cho vết thương. Chính vì vậy mà người ta thường thì không dùng cồn để sát trùng vết thương mà dùng oxi già hoặc nước muối


Tham gia thôi nào:
@Trương Văn Trường Vũ , @Yuri_Majo , @0978003473 , @Shirayuki_Zen , @Hoàng Vũ Nghị , @Trangg Thuỳy 5324 , @nguyenthigiaolinh67@gmail.com , @Nhật Hạ ! , @Aoimomo, @Triệu Vân 567 , @phamkimcu0ng , @Orchid Anh , @Haizzz.... , @Minh Dora , @0979092969 , @trananhtho5102005 , @nguyen tran thanh nha, @binhmaiphuongduong@gmail.com , @idontwannabeyouanymore
@Hoibaitithoi
Các bạn tag thêm người giùm mình nhé, thanks
Thân ái!
 
Last edited:

Đỗ Hằng

Cựu Mod Sinh học
Thành viên
18 Tháng chín 2017
2,110
2,765
456
20
Thanh Hóa
THPT Triệu Sơn 3
Chủ đề:
Thám hiểm vũ trụ thần bí
Câu hỏi:
1. Bạn có biết bầu trời cao bao nhiêu không?
2. Dải ngân hà rộng bao nhiêu?
 

Ngọc Bảo ~v~ Hàn Tiểu Hy

Học sinh
Thành viên
28 Tháng mười 2018
180
156
36
Quảng Trị
THCS - THPT Cồn Tiên
1. Bạn có biết bầu trời cao bao nhiêu không?
Khí quyển được chia thành 5 tầng, mỗi tầng có những đặc điểm và tính chất khác nhau.
Tầng đối lưu: là tầng gần nhất của khí quyển so với mặt đất. Tầng này dày khoảng 16-18 km và càng lên cao thì nhiệt độ càng giảm. Mọi hiện tượng thời tiết diễn ra hàng ngày, gắn bó với chúng ta như mưa, gió, bão, tuyết đều diễn ra ở tầng đối lưu.
Tầng bình lưu hay tầng tĩnh khí: là tầng từ khoảng 18-50km và có ít các dòng đối lưu xoáy mạnh. Ở tầng này, nhiệt độ tăng theo độ cao, nhiệt độ ở phần trên cùng của tầng bình lưu có thể lên tới -3 độ C. Nguyên nhân là do tầng này chứa tầng ozone hấp thụ bức xạ cực tím của Mặt Trời.
Tầng trung lưu: cách mặt đất từ 50-85km. Đây là tầng lạnh nhất trong 5 tầng khí quyển, nhiệt độ giảm dần theo độ cao do nhiệt từ sự hấp thụ tia cực tím đến từ Mặt Trời của tầng ozone bị biến mất và hiệu ứng làm lạnh của CO2. Nhiệt độ ở phần trên của tầng trung lưu có thể xuống đến -90 độ C.
Tầng nhiệt quyển (hay còn gọi là điện ly): từ 85-640km cách mặt đất. Nhiệt độ trong tầng này tăng dần theo độ cao. Nhiệt độ sẽ vào khoảng 3000-4000 độ C khi ở độ cao 400km.
Tầng ngoại quyển: là tầng cuối cùng của khí quyển Trái Đất trước khi tiến vào không gian vũ trụ bên ngoài.
 
  • Like
Reactions: Đỗ Hằng

Nhật Hạ !

Học sinh chăm học
Thành viên
14 Tháng tư 2019
409
292
76
19
Quảng Nam
THCS Lê Quang Sung
1. Bạn có biết bầu trời cao bao nhiêu không?



Bầu trời bao gồm khí quyển và không gian bên ngoài.

Khí quyển gồm:
Tầng đối lưu
: là tầng gần nhất của khí quyển so với mặt đất, dày khoảng 16-18 km và càng lên cao thì nhiệt độ càng giảm.
Tầng bình lưu: là tầng từ khoảng 18-50km. Ở tầng này, nhiệt độ tăng theo độ cao.
Tầng trung lưu: cách mặt đất từ 50-85km. Đây là tầng lạnh nhất trong 5 tầng khí quyển.
Tầng nhiệt quyển: từ 85-640km cách mặt đất. Nhiệt độ trong tầng này tăng dần theo độ cao.
Tầng ngoại quyển: là tầng cuối cùng của khí quyển Trái Đất.
Không gian bên ngoài vũ trụ: được chia thành các khu vực đặc trưng gọi là các chùm sao.
2. Dải ngân hà rộng bao nhiêu?


Dải ngân hà:
Rộng khoảng 80 nghìn năm ánh sáng, kéo dài từ chòm sao Tiên Hậu ở phía bắc đến chòm sao Nam Thập Tự ở phía nam, và sáng nhất ở chòm sao Cung Thủ - trung tâm của dải Ngân Hà.
 

Aoimomo

Học sinh mới
Thành viên
13 Tháng hai 2019
12
15
6
20
Hà Nội
Thành Công
1. Bạn có biết bầu trời cao bao nhiêu không?

Khí quyển được chia thành 5 tầng với những đặc điểm và tính chất khác nhau:
+Tầng đối lưu: là tầng gần nhất của khí quyển so với mặt đất. Tầng này dày khoảng 16-18 km.
+Tầng bình lưu (tầng tĩnh khí): là tầng từ khoảng 18-50km Ở tầng này, nhiệt độ tăng theo độ cao, nhiệt độ ở phần trên cùng của tầng bình lưu có thể lên tới -3 độ C do tầng này chứa tầng ozone hấp thụ bức xạ cực tím của Mặt Trời.
+Tầng trung lưu: cách mặt đất từ 50-85km, là tầng lạnh nhất trong 5 tầng khí quyển, nhiệt độ giảm dần theo độ cao. Nhiệt độ ở phần trên của tầng trung lưu có thể xuống đến -90 độ C.
+Tầng nhiệt quyển (điện ly): từ 85-640km cách mặt đất. Nhiệt độ trong tầng này tăng dần theo độ cao. Nhiệt độ sẽ vào khoảng 3000-4000 độ C khi ở độ cao 400km.
+Tầng ngoại quyển: là tầng cuối cùng của khí quyển Trái Đất trước khi tiến vào không gian vũ trụ bên ngoài.
Tổng cộng lại thì chiều cao của bầu trời xấp xỉ 10.000km.:Rabbit40

2. Dải ngân hà rộng bao nhiêu?

Đường kính ước lượng của Ngân Hà vào khoảng hơn 100,000 năm ánh sáng và bề dày khoảng 1,000 năm ánh sáng.
Để dễ hình dung, nếu ta xem Hệ Mặt Trời như một đồng xu thì kích thước của Ngân Hà sẽ tương đương với cả một lục địa lớn. Các tua nhỏ bao quanh nó cũng có thể xem như một phần của Ngân Hà, do đó làm đường kính tổng thể tăng lên thành 150,000–180,000 năm ánh sáng.

 

Đỗ Hằng

Cựu Mod Sinh học
Thành viên
18 Tháng chín 2017
2,110
2,765
456
20
Thanh Hóa
THPT Triệu Sơn 3
Câu trả lời của câu hỏi 1 và 2:
1. Bầu trời chính là tầng khí quyển của Trái đất, độ dày của tầng khí quyển chính là độ cao của bầu trời; tầng khí quyển đó dày bao nhiêu thì bầu trời cao bấy nhiêu, độ dày của tầng khí quyển là 2000-3000km, nên đương nhiên bầu trời cũng cao khoảng 2000-3000km.

Góc kiến thức:
Tầng khí quyển là chiếc ô bảo vệ cuộc sống trên Trái đất, nó có thể lọc được rất nhiều chất độc hại trong không khí. Trong tầng khí quyển, lớp thượng tầng khí quyển là một tầng cực nóng, không khí loãng trong thượng tầng khí quyển vẫn đủ dày để đốt trụi các sao Băng bay nhanh đấy.
2. Dải ngân hà giống như một cái đĩa khổng lồ, rộng khoảng 12 nghìn năm ánh sáng, với số lượng các hằng tinh (các sao tự phát sáng và phát nhiệt gọi là hằng tinh) lên đến hơn 100 tỉ.

Góc kiến thức:
Dải ngân hà là điển hình cho kiểu thiên hà hình xoắn ốc. Dải ngân hà là thiên hà mà hệ Mặt trời nằm trong đó. Nó xuất hiện trên bầu trời như một dải sáng trắng kéo dài từ sao Tiên Hậu ở phía Bắc đến chòm sao Nam Thập Tự ở phía Nam. Những ngôi sao mà chúng ta thấy từ Trái đất là một phần của dải ngân hà.
 
  • Like
Reactions: trathu2k1

Đỗ Hằng

Cựu Mod Sinh học
Thành viên
18 Tháng chín 2017
2,110
2,765
456
20
Thanh Hóa
THPT Triệu Sơn 3
Câu hỏi tiếp theo:
3. Tại sao giữa dải ngân hà lại có một khe hở?
4. Hệ Mặt trời có nằm ở trung tâm dải ngân hà không?
 

Nhật Hạ !

Học sinh chăm học
Thành viên
14 Tháng tư 2019
409
292
76
19
Quảng Nam
THCS Lê Quang Sung
3. Tại sao giữa dải ngân hà lại có một khe hở?
Là vì ở đó chứa đầy khí và bụi vũ trụ chưa hình thành nên các hành tinh, những thứ này che lấp ánh sáng của các hành tinh khác làm cho chúng ta không thể nhìn thấy các hành tinh ở đó. Vì thế nên ta nhầm tưởng rằng ở đó có một khe hở.
4. Hệ Mặt trời có nằm ở trung tâm dải ngân hà không?
Mặt trời năm cách trung tâm dải ngân hà 27700 năm ánh sáng
 
  • Like
Reactions: Đỗ Hằng

sieukhuyenso6@gmail.com

Học sinh mới
Thành viên
31 Tháng bảy 2018
35
15
6
20
Quảng Ninh
THPT Hoàng Quốc Việt
3. Tại sao giữa dải ngân hà lại có một khe hở
Các nhà khoa học cho rằng: Ngân Hà của chúng ta là một thiên hà dạng xoắn ốc, để giữ được hình dạng đó cần có một lỗ đen vũ trụ siêu trọng siêu mạnh ở tâm thiên hà, vật chất, tia X từ các đám bụi giải phóng ra từ quá trình hoạt động của lỗ đen đã che lấp phần nhiều ánh sáng từ các ngôi sao gần tâm Ngân Hà, khiến ta lầm tưởng có một khe hở ở đó.
 
  • Like
Reactions: Đỗ Hằng

sieukhuyenso6@gmail.com

Học sinh mới
Thành viên
31 Tháng bảy 2018
35
15
6
20
Quảng Ninh
THPT Hoàng Quốc Việt
4. Hệ Mặt trời có nằm ở trung tâm dải ngân hà không?
Không, hệ mặt trời nằm ở trên Móng Địa phương Orion Cygnus (trong hình là Solar System màu đỏ), cách trung tâm Ngân Hà khoảng 26000-28000 năm ánh sáng(l.y) (8-8,6 kiloparsec)
800px-Milky_Way_Arms_ssc2008-10.svg.png
 

Đỗ Hằng

Cựu Mod Sinh học
Thành viên
18 Tháng chín 2017
2,110
2,765
456
20
Thanh Hóa
THPT Triệu Sơn 3
Trả lời:
3. Giữa dải ngân hà lại có một khe hở là do ở đó đầy khí và bụi vũ trụ chưa hình thành nên các hằng tinh (các sao phát nhiệt và tỏa sáng), những vật chất vũ trụ này che lấp ánh sáng của các hằng tinh khác. Do chúng ta không thể nhìn thấy các hằng tinh ở đó nên chúng ta nhầm tưởng là giữa dải ngân hà có một khe hở.

Góc kiến thức:
Dải ngân hà là thiên hà mà trái đất và mặt trời nằm ở đó. Dải ngân hà có hơn 100 tỉ hằng tinh

4. Mặt trời nằm ở vị trí gần 1/2 của dải ngân hà, hơn nữa còn nằm về phía Bắc của mặt đối xứng. Vì thế nó không nằm ở trung tâm của dải ngân hà

Góc kiến thức:
Mặt trời là một hằng tinh cực kì bình thường của dải ngân hà. Bản thân ngân hà không ngừng chuyển động, Mặt trời cũng đang quay quanh trung tâm của dải ngân hà
 

Đỗ Hằng

Cựu Mod Sinh học
Thành viên
18 Tháng chín 2017
2,110
2,765
456
20
Thanh Hóa
THPT Triệu Sơn 3
Một thời gian topic sẽ ngừng hoạt động tạm thời vì mình đột ngột có một số lí do. Mình sẽ sớm quay lại, mong các bạn thông cảm cho mình, chân thành cảm ơn và xin lỗi các bạn.
 

Đắng!

Giải Ba event Thế giới Sinh học 2
Thành viên
17 Tháng mười một 2018
767
2,258
256
Bà Rịa - Vũng Tàu
Minh Dạm
Một thời gian topic sẽ ngừng hoạt động tạm thời vì mình đột ngột có một số lí do. Mình sẽ sớm quay lại, mong các bạn thông cảm cho mình, chân thành cảm ơn và xin lỗi các bạn.
Không sao, khi nào quay lại nhớ kêu gọi tớ nha, nghỉ hè này tớ rảnh tớ sẽ tích cực tham gia cũng các cậu, mong rằng topic này sẽ sớm quay lại :)
 
  • Like
Reactions: Đỗ Hằng

Đỗ Hằng

Cựu Mod Sinh học
Thành viên
18 Tháng chín 2017
2,110
2,765
456
20
Thanh Hóa
THPT Triệu Sơn 3
Thật sự xin lỗi vì topic mới hoạt động được vài câu hỏi, nhưng mình không thể không ngừng hoạt động vì lí do đột ngột ấy. Hẹn ngày gặp lại:(
 
  • Like
Reactions: Đắng!

Đỗ Hằng

Cựu Mod Sinh học
Thành viên
18 Tháng chín 2017
2,110
2,765
456
20
Thanh Hóa
THPT Triệu Sơn 3
Quay lại thôi các bạn ơi, vấn đề mình đã giải quyết xong và giờ thì tiếp tục tìm hiểu kiến thức nào.:Rabbit34:Rabbit34
5. Tại sao lại có thiên hà khác ngoài dải ngân hà?
6. Tại sao dải ngân hà lại là một thiên hà hình xoắn ốc?
 
Top Bottom