Hóa Muối tinh khiết Natri Clorua

Lindlar Catalyst

Cựu Mod Hóa
Thành viên
23 Tháng chín 2018
576
781
161
TP Hồ Chí Minh
Đại học sư phạm tphcm
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Muối tinh khiết Natri Clorua là gì?

Muối tinh khiết (hay còn gọi là muối ăn, muối, muối natri clorua, muối mỏ, hay halua) là hợp chất với công thức hóa học NaCl. Natri clorua là muối chủ yếu tạo ra độ mặn trong các đại dương và của chất lỏng ngoại bào của nhiều cơ thể đa bào.
nacl-0.jpg

Muối tinh khiết có nguồn gốc từ đâu
1.1. Nguồn gốc của muối tinh khiết NaCl

Muối NaCl một phần xuất phát từ miệng núi lửa hoặc đá trên đáy biển. Tuy nhiên, phần lớn muối có nguồn gốc trên đất liền: Nước ngọt từ những cơn mưa không ở dạng tinh khiết 100% nó hòa tan CO2 trong khí quyển rơi xuống đất.
Nước mưa chảy trên mặt đất để tiếp cận đường thoát nước trong khu vực, tính axit của nước mưa phá vỡ đá, thu giữ ion trong đá và mang chúng ra biển. Khoảng 90% các ion này là natri hoặc clo. Hai loại ion này kết hợp với nhau tạo ra muối.
1.2. Tính chất vật lý của muối tinh khiết

Muối NaCl là chất rắn kết tinh không màu hoặc màu trắng, có điểm nóng chảy: 801 độ C, điểm sôi 1413 độ C, tỷ trọng 2.16g/cm3, độ hòa tan trong nước 35.9g/ml (25 độ C). Cấu trúc tinh thể Clorua Natri với mỗi nguyên tử có 6 nguyên tử cận kề tạo ra cấu trúc bát diện. Sự phân bổ này được gọi là khớp nối lập phương kín.
1.3. Tính chất hóa học

- NaCl là chất điện li mạnh phân li hoàn toàn trong nước tạo ra các ion âm và dương.
- Natri Clorua là muối của bazo khá mạnh và axit mạnh nên nó mang tính trung tính do đó tương đối trơ về mặt hóa học.
- Tác dụng với muối Ag+ (phản ứng trao đổi) NaCl + AgNO3 = AgCl + NaNO3
- Tác dụng với nước, ứng dụng để sản xuất HCl.
2. Vậy muối tinh khiết công nghiệp được dùng để làm gì?

2.1. Trong công nghiệp, sản xuất

- Trong công nghiệp muối tiêu thụ hàng năm chiếm 80% sản lượng muối trên toàn thế giới tương đương khoảng 200 triệu tấn.
- Đối với sản xuất da, giày, người ta dùng muối để bảo vệ da.
- Trong sản xuất cao su, muối dùng để làm trắng các loại cao su.
- Trong dầu khí, muối là thành phần quan trọng trong dung dịch khoan giếng khoan.
- Từ muối có thể chế ra các loại hóa chất dùng cho các ngành khác như sản xuất nhôm, đồng, thép, điều chế nước Javel,...bằng cách điện phân nóng chảy hoặc điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn.
nacl-11.png

Ứng dụng của muối tinh khiết NaCl trong công nghiệp, sản xuất
2.2. Trong nông nghiệp, trồng trọt

- Trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, muối dùng để cân bằng các quá trình sinh lý trong cơ thể, khi đó gia súc, gia cầm sẽ tăng trưởng nhanh, giảm bệnh tật.

- Phân loại hạt giống theo trọng lượng.

- Làm yếu tố vi lượng trộn với các loại phân hữu cơ để tăng hiệu quả phân bón.


2.3. Trong thực phẩm
- Là thành phần chính trong muối ăn và được sử dụng phổ biến như là đồ gia vị và chất bảo quản thực phẩm. Dùng muối để ướp thực phẩm sống như tôm, cá,...để không bị ươn, ôi trước khi thực phẩm được nấu.
- Khử mùi thực phẩm, giữ cho trái cây không bị thâm.
- Tăng hương vị, kiểm soát quá trình lên men của thực phẩm.
2.4. Trong y tế
- Muối tinh khiết được dùng để sát trùng vết thương, trị cảm lạnh và dùng để pha huyết thanh, thuốc tiêu độc và một số loại thuốc khác để chữa bệnh cho con người.
- NaCl là một yếu tố thiết yếu đối với cuộc sống con người do thành phần chủ yếu của muối là natri và clo - hai nguyên tố đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng thể dịch trong cơ thể, đảm bảo cho các tế bào hoạt động bình thường.
- Cung cấp muối khoáng cho cơ thể thiếu nước.
- Muối có tác dụng khử độc, thanh lọc cơ thể, làm đẹp da, chữa viêm họng, làm trắng răng, chữa hôi miệng,...
2.5. Trong đời sống gia đình

- Muối tinh khiết dùng để giữ hoa tươi lâu hơn, làm sạch thớt, làm sạch đồ thủy tinh.

- Giúp lau chùi sạch tủ lạnh, chảo dính dầu mỡ, bàn ủi, tẩy vết rượu vang trên quần áo...

- Khử mùi hôi của giày, đuổi kiến.

- Ngâm quần áo trong nước lạnh pha muối giúp quần áo bền màu hơn.

2.6. Trong giao thông


Tại các nước hàn đới, người ta sử dụng một lượng tương đối lớn muối để làm tan băng, tuyết trên đường. Với nồng độ 23.3% và nhiệt độ thấp nhất là -21.2 độ C, muối có thể làm tan băng. Nhiệt độ tốt nhất để muối làm tan được băng là 0 độ C. Ở Mỹ, gần 40% sản lượng muối được sử dụng cho công việc này.
nacl-16.jpg

Sử dụng muối tinh khiết để làm tan băng trên đường
3. Sản xuất muối tinh khiết chất lượng bằng cách nào?

3.1. Trong phòng thí nghiệm

- Axit tác dụng với bazo
HCl + NaOH → NaCl + H20
Na2Cr2O7 + 14HCl→ 2NaCl + 2CrCl3 + 3Cl2 + 7H20
- Sục khí clo vào dung dịch kiềm
2NaOH (nguội, loãng) + Cl2 → NaCl + NaClO + H20
5NaOH (nóng) + 3Cl2 → NaClO3 + 3H20 + 5NaCl
- Clo đẩy brom và iot khỏi muối bromua và iotua
2NaBr + Cl2→ 2NaCl + Br2
2NaI + Cl2 → 2NaCl + I2
- Thủy phân hợp chất chứa oxy kém bền với nhiệt như NaClO3
2NaClO3 ( xúc tác MnO2, đun nóng) → 2NaCl + 3O2
- Đun nhẹ hỗn hợp bão hòa NH4Cl và NaNO2
3.2. Trong công nghiệp

nacl-10.png


Sơ đồ phương pháp sản xuất muối tinh khiết
3.2.1 Khai thác từ nước biển

Trong thực tiễn ngày nay, người ta chủ yếu sản xuất muối ăn (NaCl) bằng phương pháp cô đặc dung dịch chứa NaCl. Nước biển chính là dung dịch phổ biến nhất chứa NaCl. Do đó, phương pháp chính để sản xuất muối ăn ở nước ta là cô đặc nước biển.
Bởi lẽ đó, nhiều người dân Việt Nam vẫn gọi muối ăn là muối biển. Muối biển được sản xuất ở các vùng khác nhau sẽ khác nhau do sự khác biệt về thành phần nước biển, điều kiện thổ nhưỡng tùy từng vùng, từ đó tạo nên sự khác nhau của màu tinh thể muối.
3.2.2. Sản xuất muối biển bằng phương pháp bay hơi mặt bằng

- Sản xuất muối biển bằng phương pháp phơi cát:
Cát có diện tích riêng lớn, lợi dụng đặc tính này của cát người ta đã sử dụng cát làm tăng diện tích mặt thoáng của nước biển để có lượng nước ngọt bay hơi lớn khi sản xuất muối ăn từ nƣớc biển. Vì vậy, trong sản xuất muối biển bằng phương pháp phơi cát thì cát được gọi là chất môi giới cho sự bay hơi.
Để lấy nước biển sản xuất muối, các đồng muối phơi cát thường tận dụng chiều cao thủy triều để lấy nước tự lưu qua cống nghênh hay còn gọi là cống đón nước thủy triều.
Khi nước biển bị bay hơi nước ngọt thông qua cát phơi (quá trình được thực hiện trên ruộng hay còn gọi là sân phơi cát), nước biển tăng dần nồng độ, đến khi nồng độ của nước biển trong lớp cát phơi đạt trạng thái bão hòa rồi quá bão hòa đối với NaCl thì muối ăn được tách ra dưới dạng rắn và bám vào hạt cát (người ta gọi quá trình này là quá trình muối kết tụ vào cát phơi).
Quá trình kết tinh khi sản xuất muối biển bằng phương pháp phơi cát chỉ diễn ra trong vòng một ngày (buổi sáng đưa nước cái lên phơi tại ô kết tinh, chiều tối thu muối).
Sản xuất muối biển bằng phương pháp phơi cát thường tạo ra sản phẩm muối biển có hàm lượng NaCl khoảng 80% về khối lượng. Sản xuất muối biển bằng phương pháp phơi cát tại nước ta có sản lượng và chất lượng sản phẩm muối biển thấp (chỉ sử dụng cho các yêu cầu của đời sống sinh hoạt). Phương pháp này giữ được hầu như toàn bộ các chất, hợp chất vi lượng có trong thành phần nước biển ban đầu.
nacl-13.jpg

Sản xuất muối bằng phương pháp phơi cát
- Sản xuất muối biển bằng phương pháp phơi nước:

Trong thực tế có nhiều vùng điều kiện bay hơi nước ngọt của tự nhiên thuận lợi và ổn định trong thời gian dài, ở những vùng này để sản xuất muối biển người ta chỉ việc đưa nước biển vào phơi ở các ô ruộng đã được xử lý về độ thấm nước của nền ô ruộng.
Quá trình phơi nước biển tại ô ruộng sẽ làm nước biển tăng dần nồng độ (hàm lượng NaCl tăng dần). Nước biển dần đạt trạng thái bão hòa rồi quá bão hòa thì muối ăn được tách ra dưới dạng rắn.
Đầu tiên là những mầm tinh thể muối ăn được hình thành từ nước chạt quá bão hòa rồi những mầm tinh thể muối ăn lớn dần do quá trình phơi vẫn tiếp tục nên tinh thể muối được hình thành từ những mầm tinh thể muối ăn lớn dần đến độ trưởng thành.
Nhiều tinh thể muối được hình thành sẽ tạo nên lớp muối, độ dày của lớp muối phụ thuộc vào thời gian kết tinh muối dài hay ngắn (chu kỳ kết tinh muối dài hay ngắn).
nacl-12.jpg

Sản xuất muối bằng phương pháp phơi nước
3.2.3. Sản xuất muối tinh khiết bằng phương pháp bay hơi cưỡng bức

- Phương pháp cô đặc nồi hở
Đưa nước chạt gần bão hòa hoặc bão hòa muối NaCl vào nồi nấu muối, ở Việt Nam các nồi này thường làm bằng tôn, sau đó sử dụng than để đun nóng, làm bay hơi nước ngọt.
Ưu điểm của phương pháp này là tạo được nhiều loại sản phẩm muối, giải quyết được lượng muối chất lượng kém, không đòi hỏi kỹ thuật cao và giúp người làm muối dễ dàng chủ động trong việc sản xuất muối.
Tuy nhiên phương pháp này sử dụng than để đốt nên gây tốn kém chi phí, đẩy giá muối tăng cao trong khi sản lượng muối thu được lại thấp. Việc dùng than làm chất đốt cũng gây ra ảnh hưởng xấu tới môi trường, đặc biệt môi trường không khí.
- Phương pháp bay hơi chân không
Đưa nước chạt gần bão hòa hoặc bão hòa muối NaCl vào thiết bị nồi nấu muối, sử dụng hơi nước bão hòa để cung cấp năng lượng làm bay hơi nước ngọt.
Phương pháp này cũng tạo ra được nhiều loại muối khác nhau, có chất lượng tốt và tăng sự chủ động trong sản xuất. Tuy nhiên, việc sản xuất này đòi hỏi yêu cầu kĩ thuật cao, tốn năng lượng nhân tạo là hơi nước bão hòa nên giá thành khá cao, sản lượng muối được tạo ra không cao.
3.2.4. Phương pháp điện thẩm tích

Trong thùng điện thẩm tích người ta lắp xen kẽ những màng trao đổi ion âm và dương có tính lựa chọn cao với Na+ và Cl-. Dưới tác dụng của màng trao đổi này, khi thùng điện thẩm tích làm việc, nước muối có nồng độ cao và nước ngọt sẽ được tách ra 2 ngăn riêng biệt.
3.3. Khai thác muối mỏ

nacl-15.png


Mỏ muối 250 năm dưới đáy biển đẹp mê li
Tiến hành khoan sâu vào lòng đất, nơi phát hiện ra một trữ lượng vỉa muối đáng kể, cách 1- 2m, sau đó bơm nước vào lỗ khoan để ngâm chiết vỉa muối, tổ chức đường thu nước chạt độ mặn cao. Cô đặc nước chạt này để thu muối.
3.4. Tinh chế muối natri clorua

Muối được tạo ra từ các phương pháp trên có chứa nhiều tạp chất cơ học và hóa học. Để thu được sản phẩm NaCl sạch hơn cần phải tinh chế lại.
Nguồn :vietchem.vn
 
Top Bottom