Văn 9 viết cảm nhận về 5 câu cuối của"Mùa xuân nho nhỏ"

tiểu linh tinh

Học sinh
Thành viên
8 Tháng ba 2018
23
1
31
19
Hà Nội
Trường thcs Phùng Hưng
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về 5 câu thơ cuối để thấy được lời ngợi ca quê hương đất nước qua điệu dân ca xứ Huế
Mùa xuân ta xin hát
Câu Nam ai Nam bình
Nước non ngàn dặm mình
Nước non ngàn dặm tình
Nhịp phách tiền đất Huế
 

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
20
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về 5 câu thơ cuối để thấy được lời ngợi ca quê hương đất nước qua điệu dân ca xứ Huế
Mùa xuân ta xin hát
Câu Nam ai Nam bình
Nước non ngàn dặm mình
Nước non ngàn dặm tình
Nhịp phách tiền đất Huế
Bạn tham khảo các ý
- Kết thúc bài thơ là một làn điệu dân ca quen thuộc của đất Huế. Đó là những câu hát Nam ai, Nam bình, là nhạc cụ dân gian làm nhịp phách tiền. Đó là khúc hát quê hương ca ngợi cái đẹp, cái tình của xứ sở.
- Bài thơ được sáng tác vào những ngày nằm trên giường bệnh trước khi từ giã cõi đời. Có lẽ vì thế ta càng cảm nhận được sự trân trọng tình cảm, niềm tin, sự lạc quan của ông vào tương lai tươi sáng của đất nước.
- Cùng đó, bài thơ cũng gợi nhắc về lối sống đẹp: mỗi người hãy góp "mùa xuân nho nhỏ" của mình để cùng tạo nên mùa xuân lớn của dân tộc. Đó là ý nguyện của người tha thiết với vẻ đẹp của tâm hồn quê hương đất nước mình.
 
  • Like
Reactions: ~ Su Nấm ~

Thoa Lê

NV HOCMAI
Cu li diễn đàn
Nhân viên HOCMAI
13 Tháng ba 2020
42
44
21
35
Hà Nội
Học Mãi
Chào em! Em tham khảo nhé:
* Câu chủ đề: Khổ thơ cuối bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải là lời ngợi ca quê hương, đất nước qua làn điệu dân ca xứ Huế.
* Thân đoạn:
- Mùa xuân trở thành tiền đề đánh thức, khơi gợi xúc cảm trong lòng thi nhân. Nhà thơ cất lên tiếng hát tự nguyện dành cho Tổ quốc thân yêu, cho xứ Huế mộng mơ:
“Mùa xuân tôi xin hát
Câu Nam ai, Nam bình”
+ Nam ai, Nam bình là hai điệu ca quen thuộc, nổi tiếng của xứ Huế. Câu Nam ai với giai điệu buồn thương, câu Nam bình với giai điệu dịu dàng, trìu mến như nâng đỡ, hòa quyện vào nhau.
=> Tiếng hát cất lên trong hoàn cảnh nhà thơ đang ốm nặng và sắp qua đời cho thấy niềm yêu đời, lạc quan của tâm hồn thi sĩ khao khát sống, khao khát cống hiến.
- Tiếng hát của nhà thơ nhắc về đất nước rộng lớn, trù phú:
“Nước non ngàn dặm mình
Nước non ngàn dặm tình”
+ Lời ca không chỉ khắc họa vẻ đẹp của cuộc sống thanh bình mà còn thể hiện sự gắn bó, tình nghĩa sắt con, thủy chung sâu nặng với quê hương.
- Khép lại bài thơ là cảm thức về cội của tác giả: “Nhịp phách tiền đất Huế”. Trong âm thanh rộn ràng của nhịp phách tiền, địa danh xứ Huế được nhắc đến với biết bao yêu thương, trìu mến của một người con tha thiết yêu thương mảnh đất mộng mơ.
 
Top Bottom