Bài 2) Hình ảnh mùa xuân được khắc họa tuyệt đẹp trong đoạn thơ sau
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
a) Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên và phân tích hiệu quả của các biện pháp tu từ ấy
b) Dựa vào đoạn thơ trên em hãy viết một đoạn văn khoảng 10 đến 12 câu theo phép lập luận diễn dịch làm rõ vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên và cảm xúc của nhà thơ trước vẻ đẹp ấy trong đó có sử dụng phép nối và một câu chứa thành phần tình thái
3. Cũng trong bài thơ trên có câu:
“Mùa xuân người cầm súng
Lộc dắt dầy trên lưng”
Trong câu thơ trên, từ lộc được hiểu như thế nào? Theo em, vì sao hình ảnh người cầm súng lại được tác giả miêu tả: “Lộc giắt đầy trên lưng”?
@Phạm Đình Tài giúp mk với
Bài 2:
a. Các biện pháp tu từ:
+ Đảo ngữ (mọc) => tô đậm sức sống mạnh mẽ đến bất ngờ của bông hoa, đồng thời gợi cảm giác bông hoa như có cội rễ tràn đầy sức xuân và sắc xuân
+ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Từng giọt long lanh rơi/ Tôi đưa tay tôi hứng (từ thính giác-> thị giác-> xúc giác) => hình tượng hoá tiếng chim chiền chiện như sức sống, vẻ đẹp, niềm vui rộn rã của mùa xuân và thể hiện cảm xúc say sưa, ngây ngất của nhà thơ trước cảnh đất trời vào xuân.
b. Đến với bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải hẳn ai cũng nhớ tới cảm xúc của nhà thơ trước vẻ đẹp thiên nhiên, đất trời được thể hiện rõ trong khổ thơ đầu tiên. Mở đầu bài thơ, tác giả đã vẽ ra khung cảnh thiên nhiên đẹp đẽ, tươi sáng của mùa xuân.
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Câu thơ đầu tiên, sức sống mạnh mẽ đến bất ngờ của bông hoa đã được tác giả tô đậm bằng nghệ thuật đảo ngữ đặt từ "mọc" lên đầu câu. Giữa không gian bao la của dòng sông xanh, bông hoa tím biếc hiện lên thật nổi bật.
Nhưng bông hoa ấy không hề lẻ loi, đơn chiếc mà nó đang vươn lên với một sức sống mãnh liệt như có cội rễ tràn đầy sức xuân và sắc xuân. Chỉ trong bốn câu thơ, tác giả đã vẽ ra cả một không gian bao la, cao rộng của mùa xuân với những hình ảnh tuy không mới nhưng là những hình ảnh bình dị, chọn lọc mang đặc trưng của xứ Huế: dòng sông, bông hoa, chim, trời. Trong bức tranh xuân ấy, nét đặc trưng của xứ Huế còn được thể hiện qua cách sử dụng gam màu, đó là sắc tím mộng mơ kết hợp với màu xanh làm bức tranh xuân trở nên nhẹ nhàng, đằm thắm. Và rồi, bức tranh xuân lại trở nên tươi vui, rộn rã với sự xuất hiện của tiếng chim chiền chiện trong hai câu thơ cuối:
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng
"Giọt long lanh" ở đây có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau. Đó
có lẽ là những giọt mưa mùa xuân, giọt sương sớm mai trong sáng rơi xuống từng nhành cây kẽ lá như những hạt ngọc. Nếu đặt trong mối tương quan với câu trước thì có thể hiểu là âm thanh của tiếng chim chiền chiện. Dù hiểu theo cách nào thì hai câu thơ cũng thể hiện cảm xúc say sưa, ngây ngất của nhà thơ trước cảnh đất trời xứ Huế vào xuân.
Phần in đậm: phép nối
Phần gạch chân: thành phần tình thái
Bài 3:
Trong câu thơ "Mùa xuân người cầm súng/ Lộc giắt đầy trên lưng" có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau.
- Lộc: chồi non, nhành non của cây cối mùa xuân
- Lộc còn có nghĩa là mùa xuân, là sức sống, là thành quả, hạnh phúc
"Người cầm súng" giắt lộc để ngụy trang, giắt lộc trên lưng như mang theo sức mạnh, họ đã mang mùa xuân ra cả "trận địa" của mình để gặt hái mùa xuân về cho đất nước.