Bài tập 1. Mở đầu bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”, Thanh Hải có viết:
“Mọc giữ dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc”
Phân tích nét đặc sắc về cách đặt câu của câu thơ trên?
Bài tập 2. Trong bài thơ có những hình ảnh mùa xuân nào? Phân tích mối quan
hệ giữa các hình ảnh mùa xuân ấy?
Bài tập 3. Trong phần đầu bài thơ, tác giả xưng "tôi" sau đó lại xưng "ta". Theo
em sự thay đổi đó có ý nghĩa gì?
Bài tập 4. Tìm điểm chung về quan niệm sống được phát biểu trong hai tác phẩm
“Lặng lẽ Sa Pa” và “Mùa xuân nho nhỏ”
Bài tập 5. Cho đoạn thơ:
“Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồn g
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao”.
Em hãy chỉ rõ và nêu giá trị của các điệp ngữ trong đoạn thơ.
Bài tập 1. Mở đầu bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”, Thanh Hải có viết:
“Mọc giữ dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc”
Phép đảo ngữ động từ "mọc" cùng số từ "một" nhấn mạnh sức xuân mới mẻ, mãnh liệt đang nảy nở giữa đất trời gợi nên bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ bằng nhiều màu sắc "dòng sông xanh" "hoa tím biếc".
Bài tập 2. Trong bài thơ có những hình ảnh mùa xuân nào? Phân tích mối quan
hệ giữa các hình ảnh mùa xuân ấy?
Bài tập 3. Trong phần đầu bài thơ,
Mùa xuân của đất nước, của thiên nhiên và của mỗi người.
- Mùa xuân của thiên nhiên gợi nên mùa xuân của đất nước, qua nhiều hình ảnh, màu sắc "một bông hoa tím biếc" thơ mộng hay tiếng chim ca lảnh lót giữa bầu trời quang đãng để dẫn tới "đất nước bốn ngàn năm/vất vả và gian lao"
- Mùa xuân của đất trời, của thiên nhiên gắn liền với mùa xuân của mỗi con người và ngược lại mỗi con người sẽ là một "mùa xuân nho nhỏ" đóng góp vào mùa xuân chung, mùa xuân của Tổ quốc thân yêu. Từ "người chiến sĩ" vác trên vai lí tưởng của thời đại đến "người ra đồng" chân chất, giản dị, thấm đượm tình quê, đâu đâu ta cũng thấy bóng dáng của con người đang hiện hữu muốn cống hiến và đóng góp những những cây lúa nhỏ vào cánh đồng thơm mát. Thanh Hải lúc cuối đời, nhà thơ vẫn còn nằm trên giường bệnh, ông vẫn khát vọng được cống hiến, gieo vào lòng người những giai điệu thơ đầy ngọt ngào, lãng mạn và ấm áp tình người "Ta làm con chim hót / Ta làm một cành hoa / Ta nhập vào hoà ca / Một nốt trầm xao xuyến".
Bài tập 3. Trong phần đầu bài thơ, tác giả xưng "tôi" sau đó lại xưng "ta". Theo
em sự thay đổi đó có ý nghĩa gì?
Tâm niệm của nhà thơ trở thành hành động chung của tất cả mọi người, ai ai cũng sống hết mình, sống trọn vẹn, sống để cống hiến cho bầu trời Tổ quốc.
Bài tập 4. Tìm điểm chung về quan niệm sống được phát biểu trong hai tác phẩm
“Lặng lẽ Sa Pa” và “Mùa xuân nho nhỏ”
- Khao khát được cống hiến trí tuệ, sức lực, ... cho quê hương, đất nước
- Cống hiến thầm lặng, không khoa trương
- Yêu nước, ý chí sắt đá, niềm tin lạc quan vào cuộc sống, không quản ngại khó khăn,..
Cho đoạn thơ:
“Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồn g
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao”.
Em hãy chỉ rõ và nêu giá trị của các điệp ngữ trong đoạn thơ.
- Điệp ngữ: "mùa xuân" "lộc" nhấn mạnh sức xuân đang tràn đầy khắp không gian, ở khắp mọi nơi.
- Điệp cấu trúc câu "tất cả như" cùng hai từ láy tượng hình tạo nên không khí khẩn trương, sôi nổi của nhân dân ta trong cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.