mấy người ở trên lấy dàn ý trên mạng
thứ nhất mình không lấy dàn ý trên mạng
Thứ 2, mình không đưa dàn ý. Bạn đừng vơ đũa cả nắm nhé!
Lập dàn ý chi tiết
1. Phân tích khổ đầu bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải
2. Hãy làm sáng tỏ nhận định: " Bài thơ mùa xuân nho nhỏ là tiếng lòng thiết tha yêu cuộc sống và khát vọng đc cống hiến cho đời của nhà thơ Thanh Hải"
Đây chỉ là bài làm và ý kiến của riêng mình. Bạn nên tham khảo nhiều bài khác. Chúc bạn học tập tốt!
Bài 1: Phân tích khổ 1
I.Mở Bài : Khổ thơ đầu trong bài thơ mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải đã ghi lại những cảm xúc của tác giả về mùa xuân thiên nhiên xứ Huế
II.Thân Bài:
- Bức tranh thiên nhiên mùa xuân
- Hình ảnh giản dị,gợi cảm: dòng sông xanh,hoa tím biếc
- Màu sắc tươi tắn, hài hòa: nền sông xanh điểm xuyết bông hoa màu tím biếc đặc trưng của xứ huế
- Sức xuân mạnh mẽ, dạt dào : Chữ "mọc" đảo lên trước gợi vẻ đẹp duyên dáng, sức sống mãnh liệt.
- Không chỉ rực rỡ sắc màu mà còn rộn rã âm thanh : tiếng chiền chiện gợi không gian cao vời,trong lành
=> Sức sống mãnh liệt, sự vươn lên, trỗi dậy của thiên nhiên mùa xuân
- Cảm xúc của tác giả về mùa xuân
- Thán từ " ơi" như lời thốt lên đầy xúc động. Cảm xúc ngỡ ngàng,xao xuyến
- Câu hỏi tu từ "hót chi" như cuộc trò chuyện thân mật giữa con người với thiên nhiên. Giọng điệu nhẹ nhàng, êm ái
- Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác" giọt - hứng". "Tiếng chim" là âm thanh vô hình , được cảm nhận bằng thính giác . " Giọt " có hình khối được cảm nhận bằng thị giác. " Hứng " cảm nhận bằng xúc giác
- Giọt có thể là giọt âm thanh, giọt mưa xuân ,....
- Giọng thơ tha thiết
=> Cảm nhận mùa xuân bằng tất cả các giác quan. Tâm trạng say sưa, ngây ngất, nâng niu, trân trọng của tác giả.
=>Khâm phục tình yêu thiên nhiên, yêu đời của tác giả dù đang nằm trên giường bệnh. Ông viết khi trời chưa kịp sang xuân.
III.Kết bài : Ta thấy bức tranh Thiên nhiên xứ Huế thật thơ mộng, thật quyến rũ lòng người
Bài 2 :
Dàn ý bài mùa xuân nho nhỏ:
I. Mở bài: Giới thiệu chung về nhà thơ Thanh Hải và bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
( chú ý phần hoàn cảnh sáng tác) .
II. Thân bài:
1, Tình yêu thiên nhiên,cuộc sống của tác giả
a) Trong khổ 1: Phân tích hình ảnh và nghệ thuật
- Bức tranh thiên nhiên mùa xuân
- Hình ảnh giản dị,gợi cảm: dòng sông xanh,hoa tím biếc
- Màu sắc tươi tắn, hài hòa: nền sông xanh điểm xuyết bông hoa màu tím biếc đặc trưng của xứ huế
- Sức xuân mạnh mẽ, dạt dào : Chữ "mọc" đảo lên trước gợi vẻ đẹp duyên dáng, sức sống mãnh liệt.
- Không chỉ rực rỡ sắc màu mà còn rộn rã âm thanh : tiếng chiền chiện gợi không gian cao vời,trong lành
=> Sức sống mãnh liệt, sự vươn lên, trỗi dậy của thiên nhiên mùa xuân
- Cảm xúc của tác giả về mùa xuân
- Thán từ " ơi" như lời thốt lên đầy xúc động. Cảm xúc ngỡ ngàng,xao xuyến
- Câu hỏi tu từ "hót chi" như cuộc trò chuyện thân mật giữa con người với thiên nhiên. Giọng điệu nhẹ nhàng, êm ái
- Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác" giọt - hứng". "Tiếng chim" là âm thanh vô hình , được cảm nhận bằng thính giác . " Giọt " có hình khối được cảm nhận bằng thị giác. " Hứng " cảm nhận bằng xúc giác
- Giọt có thể là giọt âm thanh, giọt mưa xuân ,....
- Giọng thơ tha thiết
=> Cảm nhận mùa xuân bằng tất cả các giác quan. Tâm trạng say sưa, ngây ngất, nâng niu, trân trọng của tác giả.
=>Khâm phục tình yêu thiên nhiên, yêu đời của tác giả dù đang nằm trên giường bệnh. Ông viết khi trời chưa kịp sang xuân.
b) Trong khổ 2 và khổ 3:
- Cảm xúc của tác giả về những con người làm nên mùa xuân đất nước (khổ 2)
- Hai hình ảnh cụ thể ,sóng đôi hài hòa biểu tượng cho hai nhiệm vụ chính trọng tâm của đất nước : " người cầm súng "- nhiệm vụ chiến đấu và " người ra đồng" - nhiệm vụ sản xuất
- Từ " lộc " . Nghĩa thực : Chồi non lá biếc , " lộc giắt đầy trên lưng " - vành là ngụy trang người lính và " lộc trải đầy nương mạ" - nương mạ xanh non của người nông dân. Nghĩa ẩn dụ : sức sống,phát triển, thế vươn lên mạnh mẽ và những điều tốt đẹp, may mắn đến với người lính ( thắng lợi tiền tuyến) và nông dân ( thành quả ở hậu phương)
- Điệp ngữ "tất cả như " kết hợp với từ láy " hối hả ", " xôn xao" gợi hình ảnh con nguời trong mọi lĩnh vực đều sôi nổi, nhộn nhịp , khẩn trương.
- Giọng điệu khỏe khắn,hào hùng,mạnh mẽ
- Suy ngẫm về vẻ đẹp đất nước khi xuân về ( khổ 3 )
- Nghệ thuật nhân hóa: " đất nước bốn nghìn năm / Vất vả và gian lao " cho thấy chân dung của đất nước. Vừa đau thương, lại vừa tự hào .
=> Khẳng định sức sống bền bỉ mãnh liệt của đất nước. Yêu nước , tin tưởng, tự hào vào đất nước
- Phép So sánh : " Đất nước như vì sao / Cứ đi lên phía trước". Đất nước mang vẻ đẹp rạng ngời như vì sao trên bầu trời toản sáng vĩnh hằng.
=> Niềm tự hào về đất nước trường tồn, bất diệt, sự lạc quan vào tương lai đất nước.
- Phụ từ " cứ" kết hợp với động từ " đi lên"
=> Khẳng định sức sống mãnh liệt, kì diệu của một đất nước gan góc,kiên cường, thách thức mọi thế lực tàn bạo
2. Khát vọng hòa nhập và cống hiến của tác giả
c) Trong khổ 4 và khổ 5
- Khát vọng hòa nhập
=> Khát vọng cháy bỏng, mãnh liệt muốn hóa thân vào thiên nhiên, đất trời " làm con chim hót "," làm một cành hoa" và hóa thân vào mọi người" nhập vào hòa ca"
- Hình ảnh tự nhiên giản dị "con chim hót ","một cành hoa"," một nốt trầm "
=> Ước nguyện đóng góp một phần nhỏ bé của mình làm đẹp cho mùa xuân đất nước. Mong muốn được sống có ích là lẽ tự nhiên
- Sự chuyển đổi từ đại từ " tôi " thành "ta" thể hiện khát vọng hòa nhập của cá nhân vào cộng đồng. Là lời tâm niệm của Thanh Hải và của chung mọi người
=> ước nguyện trang trọng, thiêng liêng, tha thiết
- Khát vọng cống hiến
- Ẩn dụ : " mùa xuân nhỏ nhỏ"
=> Ước nguyện hòa nhập, cống hiến nhỏ bé nhưng tốt đẹp, góp phần làm nên mùa xuân đất nước
- Đảo từ láy " lặng lẽ" lên đầu câu
=> Khiêm tốn, giản dị, tình cảm và thái độ cống hiến trân trọng, tự nguyện, thầm lặng.
- Hoán dụ : " tuổi hai mươi" - chỉ tuổi trẻ, "tóc bạc " - chỉ tuổi già
=> Khẳng định ước nguyện, khát vọng cống hiến cả cuộc đời.
=> Nhấn mạnh khát vọng dâng hiến sức sống riêng trong mọi hoàn cảnh, mọi điều kiện.
d) Trong khổ 6
- Nhà thơ muốn cất lên điệu Nam Ai, Nam Bình ; điệu dân ca tha thiết xứ Huế để đón mừng mùa xuân
=> Yêu đời, lạc quan
=> Tạo ấn tượng về một bài ca không dứt. Bài ca về tình yêu cuộc sống, yêu thiên nhiên, đất nước
III. Kết bài : Khái quát lại và nêu cảm nhận về khát vọng và tình yêu thiên nhiên, cuộc sống của tác giả