Bài dự thi
Đáp: 9. Bằng cái dĩa xỉa xuống ao
Ba quân thiên hà đào hoài không lên
Là: Mặt trăng
16. Bốn bên kín cổng cao thành
Sông không có nước, cá giành vào ra
Voi đi đến đó chẳng qua
Hai bên văn võ nghĩa mà làm sao
—» Là gì?
Là: Chơi cờ
2. Có 13 đồng vàng, trong đó có 01 đồng có trọng lượng khác với các đồng còn lại. Hãy xác định đồng đó chỉ trong 3 lần cân (cân hai đĩa).
Lưu ý: Đồng vàng này chưa biết nặng hay nhẹ hơn các đồng vàng khác.
Chia 13 đồng tiền vàng thành 3 phần, ký hiệu M1, M2, M3 với số đồng tiền vàng tương ứng là 4, 4, 5.
Cân so sánh M1 với M2 (cân lần 1), xẩy ra 2 trường hợp: cân thăng bằng, và cân lệch nhau.
I/ Nếu cân thăng bằng => đồng tiền khác khối lượng sẽ nằm trong M3. Lấy ra trong M3 3 đồng tiền bất kỳ, đem cân với 3 đồng tiền lấy trong M1 hoặc M2 (đây là 2 phần có các đồng tiền vàng bằng nhau) (cân lần 2), xẩy ra 2 trường hợp:
1/ Nếu cân cân bằng => đồng tiền khác khối lượng sẽ nằm trong 2 đồng tiền còn lại của M3, chỉ cần cân so sánh 1 trong 2 đồng tiền đó với 1 đồng tiền trong M1 (cân lần 3), nếu cân lệch nhau => đồng tiền khác khối lượng sẽ là đồng tiền của M3 đem cân, còn nếu cân cân bằng => đồng tiền khác khối lượng sẽ là đồng tiền còn lại của M3.
2/ Nếu cân lệch nhau => đồng tiền khác khối lượng sẽ nằm trong 3 đồng tiền của M3 đem cân. Dựa vào trạng thái của cân lúc này ta sẽ xác định được đồng tiền khác khối lượng đó sẽ là nặng hơn hay nhẹ hơn các đồng tiền còn lại (nếu 3 đồng tiền của M3 nhẹ hơn => đồng tiền khác khối lượng sẽ nhẹ hơn, và ngược lại). Giả sử đồng tiền khác khối lượng nhẹ hơn => tiến hành cân so sánh 2 trong 3 đồng tiền đó với nhau (cân lần 3), nếu cân thăng bằng => đồng tiền khác khối lượng sẽ là đồng tiền còn lại trong 3 đồng, còn nếu cân lệch nhau => đồng tiền phía bên nhẹ hơn sẽ là đồng tiền khác khối lượng
II/ Nếu cân lệch nhau, giả sử M1 nhẹ hơn (trường hợp M1 nặng hơn hoàn toàn tương tự), ta tiến hành các bước như sau (trong trường hợp này, 5 đồng tiền trong M3 có khối lượng bằng nhau):
1/ Lấy 3 đồng tiền bất kỳ trong M1 để ra ngoài (không để lẫn với M3);
2/ Đổi vị trí của đồng tiền còn lại trên đĩa cân của M1 với 1 đồng tiền bất kỳ trong M2 (phải nhớ 2 đồng tiền này);
3/ Lấy 3 đồng tiền trong M3 để lên đĩa cân của M1 (thay vị trí 3 đồng tiền đã lấy ra);
4/ Tiến hành cân so sánh (cân lần 2), sẽ xẩy ra 3 trường hợp:
4.1. Cân giữ nguyên vị trí => 3 đồng tiền lấy ra của M1 có khối lượng bằng nhau; 2 đồng tiền đổi chỗ cho nhau có khối lượng bằng nhau => đồng tiền có khối lượng khác sẽ nằm trong 3 đồng tiền còn lại của M2 (đã loại bỏ đồng tiền đổi vị trí sang đĩa cân của M1), và cũng xác định được đồng tiền đó có khối lượng nặng hơn các đồng tiền còn lại (vì giả sử M2 nặng hơn M1). Để xác định đâu là đồng tiền khác khối lượng trong 3 đồng tiền này, ta tiến hành cân so sánh 2 trong số 3 đồng tiền đó với nhau (cân lần 3), nếu cân cân bằng => đồng tiền khác khối lượng sẽ là đồng tiền khác khối lượng sẽ là đồng tiền còn lại, còn nếu cân lệch nhau thì đồng tiền khác khối lượng sẽ là đồng tiền nặng hơn!
4.2. Cân thăng bằng => đồng tiền khác khối lượng sẽ nằm trong 3 đồng tiền của phần 1 đã lấy ra khỏi đĩa, và đồng tiền ấy phải nhẹ hơn các đồng tiền còn lại. Tiến hành cân so sánh 2 trong 3 đồng tiền đó (cân lần 3) sẽ xác định được đồng tiền khác khối lượng!
4.3. Cân đảo chiều => đồng tiền khác khối lượng sẽ là 1 trong 2 đồng tiền của M1 và M2 đổi vị trí cho nhau (loại trường hợp đồng tiền khác khối lượng nằm trong 3 đồng tiền lấy ra ở M1 vì như vậy cân sẽ cân bằng => T/H 4.2) => cân so sánh 1 trong 2 đồng tiền đổi vị trí cho nhau đó với 1 đồng tiền bất kỳ ( tất nhiên là khác 2 đồng tiền này ) (cân lần 3) => xác định được đồng tiền khác khối lượng!
3.
5, She.................. a letter when the telephone rang.
A. wrote
B, was writing
C, was written
D, has written
Trả lời: D
4, Câu 7. Biểu hiện củng cố thống nhất đất nước là:
A. Luật pháp chặt chẽ C. Chính quyền cai trị thống nhất
B. Văn tự thống nhất D. Tiền tệ thống nhất
Câu C đúng