Đề 11
1: Bàn cờ tướng
2: Lần cân lần 1: Đặt mỗi bên đĩa cân 4 đồng vàng
1.- Nếu cân không thăng bằng:
- Gọi 4 đồng vàng bên nặng là 1,2,3,4. Gọi 4 đồng vàng bên nhẹ là 5,6,7,8.
- 5 đồng vàng ở ngoài sẽ lànhững đồng vàng chuẩn, gọi là 9, 10, 11, 12, 13
1.2 Đem cân lần 2: 1,2,3,5,6 cân với 4,9,10,11,12
1.2.1- Nếu 1+2+3+5+6<4+9+10+11+12 => đồng vàng cần tìm là1 trong số 3 đồng vàng sau: đồng vàng 4 (nặng hơn), đồng vàng 5 (nhẹ hơn), đồng vàng 6 (nhẹ hơn)
Không thể nằm trong các đồng vàng 1,2,3 vì ở lần cân 1 chúng nằm ở bên nặng, lần cân 2 nằm ở bên nhẹ.
cân lần 3: 5 cân với 6
1.2.1.1- 5=6 => đồng vàng cần tìm là đồng vàng 4
1.2.1.2- 5<6 => đồng vàng cần tìm là đồng vàng 5
1.2.1.3- 5>6 => đồng vàng cần tìm là đồng vàng 6
1.2.2- Nếu cân thăng bằng 1+2+3+5+6=4+9+10+11+12 => đồng vàng cần tìm là đồng vàng nhẹ hơn và là1 trong số 2 đồng vàng sau: đồng vàng 7, đồng vàng 8
Cân lần 3: 7 cân với 8, đồng vàng nào nhẹ hơn là đồng vàng cần tìm.
1.2.3- 1+2+3+5+6>4+9+10+11+12 => đồng vàng cần tìm là đồng vàng nặng hơn trong số 3 đồng vàng sau: đồng vàng 1, đồng vàng 2, đồng vàng 3
Không thể là 4 hoặc 5,6 vì trong 2 lần cân trên, một lần chúng ở bên nặng, một lần ở bên nhẹ.
Đem cân lần 3: 1 với 2
1.2.3.1- 1>2 => đồng vàng 1
1.2.3.2- 1<2 => đồng vàng 2
1.2.3.3- 1=2 => đồng vàng 3
2- Nếu cân thăng bằng: 1+2+3+4=5+6+7+8 => đồng vàng cần tìm nằm trong số 5 9,10,11,12,13
Đem cân lần 2: 1,2,3 cân với 9,10,11
2.1- Cân thăng bằng 1+2+3=9+10+11 => đồng vàng cần tìm là đồng vàng 12 hoặc 13
Đem cân lần 3: 1 cân với 12
2.1.1- Cân không thăng bằng 1#12 => đồng vàng cần tìm là đồng vàng 12
2.1.2- Cân thăng bằng 1=12 => đồng vàng cần tìm là đồng vàng 13
2.2- 1+2+3>9+10+11 => đồng vàng cần tìm là đồng vàng nhẹ hơn nằm trong 9,10,11
Đem cân lần 3: 9 cân với 10
2.2.1- 9<10 => đồng vàng 9
2.2.2- 9>10 => là đồng vàng 10
2.2.3- 9=10 => là đồng vàng 11
2.3- 1+2+3<9+10+11 => đồng vàng cần tìm là đồng vàng nặng hơn nằm trong 9,10,11
Đem cân lần 3: 9 cân với 10
2.3.1- 9>10 => đồng vàng cần tìm là đồng vàng 9
2.3.2- 9<10 => đồng vàng cần tìm là đồng vàng 10
2.3.3- 9=10 => đồng vàng cần tìm là đồng vàng 11
Câu 3:
*Chuẩn bị về lực lượng cách mạng ( vũ trang và chính trị)
-Xây dựng lực lượng chính trị : xây dựng các " hội cứu quốc" trong mặt trân Việt Minh thí điểm đầu tiên là ở Cao Bằng đến 1942 khắp các châu, Cao Bằng đều có hội cứu quốc của đông đảo tầng lớp nhân dân. " Uỷ ban Việt minh tỉnh Cao Bằng" và " Uỷ ban VM lâm thời liên tỉnh Cao-Bắc-Lạng" được thành lập
1943 lập ra 19 ban xung phong nam tiến để liên lạc với căn cứ Bắc Sơn Võ Nhâià phát triển lực lượng với các tỉnh miền xuôi
Đảng tăng cường công tác vận động binh lính người Việt trong quân đội Pháp và những ngoại Kiều ở ĐD đấu tranh chống phát xít, đề rta bản đề cương Văn háo Việt Nam
-xây dựng lực lượng vũ trang:sau kho khởi nghĩa Bắc sơn thất bại, 1 lực lượng vũ trang đã được xây đựng thành đội du kích hoạt động ở Bắc Sơn- võ Nhai >>14/2/1941 đội du kích được thống nhất trung đội cứu quốc quân I
Với sự hoạt động của CS chính trị ở Thái Nguyên,Tuyên Quang,Lạng Sơn ngày 19/5./1941 và 15/2/1944 trung đội cứu quốc quân II, III lần lượt ra đời
22/12/1944 theo chỉ thị của HCM, đội VNTTGPQ được thành lập dưới sự chỉ đạo của VNG
Như vậy Đảng ta đã xây dựng lực lượng vũ trang và lực lượng chính trị phát triển ngày càng mạnh.
*xây dựng căn cứ địa cách mạng:
1941 sau cuộc KN Bắc Sơn- Võ Nhai, vùng BS_VN được xây dựng thành căn cứ CM đầu tiên.Sau khi về nước NAQ đã chọn Cao Bằng để xây dựng căn cứ địa cách mạng
7/1942: Khi PTCM phát triển mạnh,Người đã chỉ thị choTW đảng mở rộng căn cứ địa CM Cao Bằng nối liền với căn cứ Bắc Sơn- Võ Nhai đến tháng 6-1945 khu căn cứ địa CM được mở rộng ra 6 tỉnh mang tên “ khu giải phóng”
*Đảng gấp rút chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền : ngay từ khi mới thành lập Đảng đã luôn kiên trì vận động tổ chức quần chúng đầu trang qua các PTCM 30-31, 36-39, 39-45, đặc biệt là cao trào CM từ tháng 3 đến tháng 8 năm 1945.
Từ sự chỉ đạo đường lối CM ở hội nghị TW VIII đánh dầu hoàn chỉnh chỉ đạo chiến lược của Đảng => công tác chuẩn bị về lực lượng CM, căn cứ CM được tiến hành gấp rút. Từ 25-28/2/1943 ban thường vụ TW Đảng họp vạch kế hoạch cụ thể cho công cuộc chuẩn bị toàn diện cho khởi nghĩa vũ trang
Tháng 5/1944 tổng bộ VM ra chỉ thị cho các cấp sửa soạn khởi nghĩa và kêu gọi nhân dân sắm vũ khí đuổi thù chung .
9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp => BTVTW Đảng ra chỉ thị “ Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta “ đã thổi bùng cao trào kháng Nhật cứu nước, là cuộc khởi nghĩa từng phâầnở từng địa phương để góp phần làm cho thời cơ Cm chín muồi đẫn tới giành chính quyền trong cả nước.
Khí thế Cm sục sôi, phong trào thi đua “sửa soạn khởi nghĩa, sắm vũ khí đuổi thù chung “ phát triển mạnh mẽ. Nhật đứng trước tình thế :” giống như cỏ khô đặt cạnh đốm than hồng, chỉ cần một luồng gió thổi tới là bùng cháy”
*Chuẩn bị bộmáy lãnh đạo tổng khởi nghĩa: 13/8/1945 và 14-15/8/1945 Đảng quyết định thành lập UB khởi nghĩa toàn quốc, ra quân lệnh số 1 phát động TKN trong cả nước, 16/8/1945 tổng bộ Vm triệu tập Đại hội quốc dân Tân Trào tán thành quyết định TKN, thông qua 10 chính sách của MTVM, quy định quốc kì, quốc ca, tên nước, thành lập UB dân tộc giải phóng VN do HCM đứng đầu. Như vậy hội nghị đã quyết định những vấn đề quan trọng liên quan đến vận mệnh đất nước, nắm bắt tình hình chớp thời cơ giành chính quyền. Đây là việc chuẩn bị cuối cúng chuẩn bị cho cuộc TKN .
* Tóm lại có thể khẳng định Đảng và nhân dân đã chuẩn bịlâu dài chu đáo cho cuộc KN 8/1945. Nhờ đó cuộc TKN diễn ra mau lẹ trong vòng 15 ngày ít đổ máu giành thằng lợi. Nó chứng tỏ nhận định của 1 số sử gia phương Tây : “CM T8 thắng lợi là do ăn may” là luận điệu xuyên tạc, phi lí.
Khi Nhật chính thức nhảy vào Đông Dương (22/9/1940) bắt đầu việc xâm chiếm Vn nói riêng và ĐD nói chung. Từ đây, VN dần dần trở thành thuộc địa béo bở cho hai “con sói “ ĐQ, PX. Tuy bề ngoài chúng tỏ ra hoà hoãn nhằm lừa bịp nhân dân vơ vét của cải phục vụ cho đệ nhị thế chiến nhưng ngay trong bản thân hai “ con sói” này đã hình thành mâu thuẫn.
Nhân cơ hội này, những cuộc đấu tranh mở đầu thời kì mới- thời kì đấu tranh vũ trang đã nổ ra: Cuộc KN Bắc Sơn ( 27/9/1940), cuộc Kn Nam Kì( 23/11/1940) và cuộc binh biến Đô Lương( 13/1/1941). Được nhận định : “ Đó là những tiếng súng báo hiệu cho cuộc KN toàn quốc, là bước đầu đấu tranh bằng vũ lực của các dân tộc ĐD”, các cuộc KN này thất bại vì nguyên nhân chủ yếu là điều kiện KN - tức thời cơ chưa chín muồi: Cả thực dân Pháp và PX Nhật đều còn rất mạnh, cục diện của cuộc đại chiến lúc này đang nghiêng về phe PX... . Điều đó khẳng định thời cơ CM là 1 trong những nhân tố quyết định đến sự thành bại của cuộc CM.
Đến đầu năm 1945, cục diện chiến tranh thay đổi, ở mặt trận Châu Á- TBD, PX Nhật đang phải chịu những đòn nặng nề. Ở ĐD mâu thuẫn Nhật Pháp ngày càng trở nên gay gắt. Ngày 9/3/1945, Nhật đảo chình Pháp, Pháp nhanh chóng đầu hàng. Kẻ thù trực tiếp và duy nhất lúc này chỉ còn PX Nhật. Đây cũng là 1 điều kiện thuận lợi để ta tiến hành cuộc TKN. Nếu phát động ngay cuộc KN, CM sẽ thành công vì ta đã chuẩn bị, nhận định trứoc tình hình, nhưng chắc chắn sẽ phải đổ nhiều máu . Nhật thất thủ ở Châu Á- TBD , phải tiến hành cuọc đảo chính lật đổ Pháp chứng tỏ Nhật đã suy yếu nhưng so với lực lượng CM chúng vẫn còn mạnh. Vì vậy trong tình thế này ban thường vụ TW Đảng chưa phát động cuộc TKN mà ra chỉ thị” Nhật -Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”- phát động cuộc Kn từng phần ( từ tháng 3 đến giữa tháng 8/1945).
15/ 8/1945, Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng ko điều kiện các lực lượng đồng minh. Lúc này ngay cả lực lượng quân Nhật và chính phủ thân Nhật ở ĐD đều rệu rã. Đây là điều kiện khách quan thuận lợi cho cuộc TKN. Kết hợp với những điều kiện chủ quan như em đã trình bày ở phần đầu của topic, và nhất là cuộc KN từng phần từ 3-8/1945 Đảng đã chính thức phát động cuộc TKN.
Điều đó chứng tỏ Đảng biết nhận định tình hình, xác định đúng và trúng thời cơ cho cuộc TKN, chỉ diễn ra trong thời gian ngắn ít đổ máu , giành thằng lợi hoàn toàn.
Khép lại bằng nhận định của chủ tịch HCM : “ Lúc này, thời cơ thuận lợi đã tới, dù phải hi sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn ta cũng quyết giành cho kì được độc lập”
Câu 4: B
Câu 5:
“Xét cho cùng, nói đến văn minh đô thị là nói đến toàn bộ hoạt động tinh thần và vật chất của một trung tâm lớn về nhiều mặt của một khu vực hay của một quốc gia. Ở khía cạnh khác, nói đến văn minh đô thị là nói đến một chuẩn mực văn hóa - các giá trị đã được xác định và trở thành tiêu chí phấn đấu, định hướng lâu dài.”
Nhìn vào bức tranh phía bên trên kia, đập ngay vào mắt chúng ta là cảnh tượng 2 thanh niên đang “tiểu bậy” vào một bức tường có dòng chữ “CẤM ĐÁI BẬY” viết 1 cách khá là sạch đẹp. Hẳn khi vừa nhìn vào bức tranh này, chúng ta sẽ nghĩ ngay đến ý thức giữ gìn văn minh đô thị cộng đồng của người Việt chúng ta. Và cảnh tượng này chắc hẳn là không thiếu khi chúng ta đi dạo quanh các công viên ngõ phố ở những nơi chúng ta đang ở. Vâng, điều đó quả thật là quá vô ý thức!. Chúng ta đã tự tay vẽ lên một bức tranh tối màu trong tổng quan xã hội chúng ta. Nó đánh vào ý thức cá nhân nói riêng và ý thức cộng đồng nói chung. Tôi không thể hiểu nối 2 thanh niên đó đã nghĩ gì khi làm việc đó. Dường như họ coi đó là 1 việc “bình thường ở huyện”, không thèm để ý đến mọi người xung quanh. Đó là một việc làm vô ý thức hay có ý thức của thanh niên Việt Nam hiện nay?. Tôi đoán hẳn là không phải là vô ý thức, tại vì trong xã hội chúng ta đang phát triển, ngay từ trong ghế nhà trường, các học sinh và sinh viên đã được giáo dục rất kỹ lượng về ý thức giữ gìn vệ sinh công cộng và văn minh đô thị cộng đồng. Họ ý thức được việc làm của mình là sai, nhưng vẫn cố tình làm việc đó, chỉ để thoả cơn “thèm khát” của mình mà thôi. Nó còn thể hiện cái “ngông” rất “mốt” của giới trẻ bây giờ: “Càng cấm càng làm”. Vâng, đúng là như vậy, họ làm như vậy để thế hiện cái “tôi” nhỏ bé và dơ bẩn của họ. Họ muốn chứng mình rằng họ làm như vậy thì không ai làm gì nổi họ, đó chính là cái “ngông” mà họ tự nghĩ ra. Nhưng dưới con mắt của khách quan của xã hội nhìn vào, đó lại là cái “ngu” chứ không phải cái “ngông” mà họ đã nghĩ. Nó cho thấy sự thấy hiểu biết nhìn từ những hành động ngoài xã hội của họ. Họ quá tầm thường. Và thật buồn lòng khi ta lại nghĩ về giới trẻ ngày nay. Phải nhấn mạnh rằng, 2 người làm hành động bên trên còn khá trẻ, họ thuộc tầng lớp thanh niên, là giới trẻ, là tương lai của đất nước. Tự hỏi, họ chính là tương lai của đất nước đây sao?. Và nếu họ chính là chủ nhân của đất nước sau này thì liệu đất nước ta sẽ đi đến đâu, sẽ làm sao để “sánh vai với các cường quốc năm châu”?.
Vâng, nếu muốn nói hết về vấn đề này thì quả thật là dài. Nhưng qua bài viết này, chúng ta nhìn nhận được 1 điều đó là “văn minh đô thị” hay là “những chuẩn mực về văn hoá” mà bất kỳ xã hội nào cũng đang hướng tới. Trong quá trình hội nhập và phát triển, nước ta càng phải phấn đấu và phát huy truyền thống tốt đẹp của ông cha ta, để đưa đất nước đi lên. Chúng ta sẽ đặt ra 2 loại vấn đề cần giải quyết ở đây, đó là vẫn đề giải quyết trước mắt và vấn đề giải quyết lâu dài. Nhà nước ta cần đầu tư xây dựng thêm nhưng nhà vệ sinh công cộng, sạch sẽ, thoáng mát, tại những nơi như công viên, khu vui chơi giải trí, để phục vụ sinh hoạt của người dân. Bên cạnh đó, cần phải đưa ra những hình thức xử phạt mạnh mẽ đối với những người thiếu ý thức để răn đe và cảnh cáo. Hơn thế nữa, biên pháp giải quyết lâu dài là nhà nước cần tuyên truyền sâu rộng trong ý thức của người dân về giữ về sinh đô thị và công cộng, đặc biệt là trong tầng lớp thanh niên và học sinh, đồng thời đưa ra những hình thức xử phạt mạnh mẽ đối với những người thiếu ý thức để răn đe và cảnh cáo. Việc làm này cho thấy sức mạnh của giáo dục trong cộng đồng. Làm được những việc này, đất nước chúng ta sẽ càng ngày càng tiến tới 1 xã hội văn minh, xanh – sạch – đẹp.