

Phần I. Đọc hiểu (2.0 điểm): Đọc phần văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“ Nguyễn Du ghét cay ghét đắng các thứ quan lớn, quan nhỏ trong xã hội “Truyện Kiều”, ghét từ cái đám sai nha bắng nhắng, hách dịch, độc ác, dơ dáy, chúng nó đã ập vào nhà họ Vương như một đám “ ruồi xanh”, đến cái ông “Tổng đốc trọng thần” Hồ Tôn Hiến tuy nói là “kinh luân gồm tài” nhưng không thấy có cái tài nào khác ngoài tài phản trắc và dâm ô. Đối với hắn, Nguyễn Du nể nhiều bởi vì hắn quyền cao chức trọng, trong trí Nguyễn Du còn có chỗ phân vân. Nhưng trong lòng Nguyễn Du thì yêu ghét vẫn phân minh. Ngòi bút của Nguyễn Du vẫn ấm ức. Nguyễn Du đã thuật lại cảnh Hồ Tôn Hiến nghe đàn:“Nghe càng đắm, ngắm càng say- Lạ cho mặt sắt cũng ngây vì tình”. Cái thứ “mặt sắt” mà cũng “ngây vì tình” ấy quả không đẹp”
(Ngôn ngữ và đời sống, Nguyễn Du: một trái tim lớn, một nghệ sĩ lớn)
1. Xác định nội dung được nghị luận trong đoạn văn bản trên.
2. Nhận xét về cách lập luận của người viết?
“ Nguyễn Du ghét cay ghét đắng các thứ quan lớn, quan nhỏ trong xã hội “Truyện Kiều”, ghét từ cái đám sai nha bắng nhắng, hách dịch, độc ác, dơ dáy, chúng nó đã ập vào nhà họ Vương như một đám “ ruồi xanh”, đến cái ông “Tổng đốc trọng thần” Hồ Tôn Hiến tuy nói là “kinh luân gồm tài” nhưng không thấy có cái tài nào khác ngoài tài phản trắc và dâm ô. Đối với hắn, Nguyễn Du nể nhiều bởi vì hắn quyền cao chức trọng, trong trí Nguyễn Du còn có chỗ phân vân. Nhưng trong lòng Nguyễn Du thì yêu ghét vẫn phân minh. Ngòi bút của Nguyễn Du vẫn ấm ức. Nguyễn Du đã thuật lại cảnh Hồ Tôn Hiến nghe đàn:“Nghe càng đắm, ngắm càng say- Lạ cho mặt sắt cũng ngây vì tình”. Cái thứ “mặt sắt” mà cũng “ngây vì tình” ấy quả không đẹp”
(Ngôn ngữ và đời sống, Nguyễn Du: một trái tim lớn, một nghệ sĩ lớn)
1. Xác định nội dung được nghị luận trong đoạn văn bản trên.
2. Nhận xét về cách lập luận của người viết?