Văn một thứ quà của lúa non cốm

hurrybother@gmail.com

Học sinh
Thành viên
21 Tháng chín 2017
58
9
26
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

bài văn thể hiện nét đặc sắc của ngòi bút Thạch Lam thiên về cảm giác tinh tế nhẹ nhàng,mà sâu sắc.Em hãy phân tích một số ví dụ cụ thể để chứng minh điều đó.Trình bày thành một đoạn văn ngắn (khi viết về cốm)
 

Trần Gia Linh

Học sinh chăm học
Thành viên
18 Tháng bảy 2017
243
132
61
Hà Nội
THCS Mai Lâm
1. Phương thức biểu đạt - BỐ cục
- Bài tùy bút nói về cốm, một thứ quà giản dị và thanh khiết, được làm từ hạt lúa non, qua cách chế biến khéo léo của những người chuyên làm cốm ở miền Bắc nước ta, đặc biệt là ở làng Vòng, Hà Nội.
Tác giả đã sử dụng phương thức miêu tả, kể, biểu cảm và bình luận. Phương thức biểu cảm là chủ yếu.
- Bài văn có thể chia làm ba đoạn:
+ Đoạn 1: “Cơn gió mùa hạ lướt qua... chiếc thuyền rồng...”: Từ hương thơm của lúa non gợi nhớ đến cốm và sự hình thành hạt cốm từ những tinh túy của thiên nhiên và sự khéo léo của con người.
+ Đoạn 2: “Cốm là thức quà riêng biệt... những vẻ cao quý, kín đáo và nhũn nhặn”-. Ca ngợi giá trị của cốm - thức dâng đặc biệt của đất trời, là sản phẩm chứa đựng giá trị văn hóa, gắn liền với mĩ tục của dân tộc.
+ Đoạn 3: “Cốm không phải thức quà của người vội... tươi sáng hơn nhiều lắm”. Nét tinh tế và thái độ trân trọng khi thưởng thức cốm.
2. Đoạn văn “Cơn gió mùa hạ lướt qua... cái chất quý trong sạch của Trời”
- Cảm giác được gợi lên từ hương thơm của lá sen, mùi thơm ấy gợi nhắc đến hương vị của cốm, một thứ quà đặc biệt của lúa non. Cách mở dầu bài tùy bút như vậy, rất tự nhiên, gợi cảm.
- Đoạn văn mang tính biểu cảm đậm nét bởi tác giả đã diễn tả sự cảm nhận thật tinh tế của mình bằng khứu giác về hương thơm của lá sen trong làn gió lướt qua mặt hồ sen, bằng niềm say mê phấn khởi dạt dào trước mùi thơm mát của cánh đồng lúa non, bằng sự cảm nhận chuyển biến của giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa càng ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của trời.
+ Đoạn văn cũng đậm nét biểu cảm qua những tính từ miêu tả tinh tế hương vị và cảm giác như lướt qua, nhuần thấm, thanh nhã, tinh khiết, tươi, thơm mát, trắng thơm, phảng phất, trong sạch...
+ Hình ảnh những cô gái làng Vòng gánh cốm với chiếc đòn gánh hai đầu cong vút lèn như chiếc thuyền rồng cũng mang tính biểu cảm, để lại ấn tượng về những con người đổ công sức và khéo léo làm nên cốm.
3. Tục lệ dùng hồng, cốm làm đồ sêu Tết
- Tác giả ca ngợi tục lệ dùng hồng, cốm để làm quà sêu Tết của nhân dân ta. Sự hòa hợp, tương xứng ấy thật là phù hợp để thể hiện sự vương vít của tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi.
- Tác giả đã phân tích sự hòa hợp, tương xứng hồng, cốm tốt đôi ở hai phương diện màu sắc và mùi vị: màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già. Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau để hạnh phúc được lâu bền. Cách so sánh rất gợi tả, gợi cảm làm nổi bật sự cao quý của hai món quý này. Nhân đó, tác giả phê phán những người không biết thưởng thức và trân trọng sản vật cao quý kín đáo của truyền thông dân tộc.
4. “Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước...”
Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam. Đây là lời nhận xét cô đọng nhất, thể hiện bằng ngòi bút tinh tế, nhạy cảm và tấm lòng trân trọng, yêu quý của tác giả đối với cốm - một thứ quà giản dị và thanh khiết hình thành từ cái lộc của trời cho và cái khéo léo của người Việt Nam.
Lời nhận xét ấy khiến ta cảm nhận được tình yêu quê hương đất nước và niềm tự hào dân tộc trong lòng tác giả. Đó là niềm tự hào hết sức chính đáng về khả năng lao động sáng tạo của dân tộc ta về một thứ quà - thứ quà thể hiện nét đẹp văn hóa dân tộc.
5. Sự tinh tế và thái độ trân trọng của tác giả về việc thưởng thức cốm
- Điều này thể hiện qua đoạn cuối bài. Tác giả viết khá đơn giản và cụ thể về “cách ăn” để thưởng thức được sự tuyệt diệu của món quà này. Trước tiên, người ta phải có thời gian thong thả vì cốm không phải thức quà của người vội... phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Kế đó, ta mới cảm nhận đủ trong hương vị cốm mùi thơm phức của lúa mới, màu xanh tươi mát của lúa non, trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loại thảo mộc. Tóm lại, ta phải có thời gian để tận hưởng trọn vẹn những vẻ cao quý kín đáo và nhũn nhặn được cảm nhận từ thị giác, khứu giác và vị giác mà món cốm đem đến cho ta.
- Đối với Thạch Lam, “cách gói” côm bằng lá sen cũng là sự hòa hợp tuyệt hảo như trời sinh để lá sen bọc cốm, cốm nằm ủ trong lá sen, để từng lá cốm hiện ra. Tác giả bộc lộ niềm say mê trân trọng thức quà này tột độ ở những dòng cuối bài. Giọng văn thiết tha, ngôn từ cân nhắc, chọn lọc và mang ý nghĩa sâu sắc: hãy nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chắt chiu mà vuốt ve... thức quà thần tiên ấy. Phải nên kính trọng cái bộc lộ của Trời, cái khéo léo của người, và sự cô sức tiềm tàng và nhẫn nại của thần Lúa.
6. Ngòi bút Thạch Lam thiên về cảm giác tỉnh tế, nhẹ nhàng mà sâu sắc
- Nội dung: ca ngợi, tự hào, trân trọng một thứ quà mang nét đẹp văn hóa dân tộc, riêng biệt của đất nước: cốm.
- Nghệ thuật: thể loại tùy bút thiên về cảm giác tinh tế, nhẹ nhàng mà sâu sắc, ngôn ngữ chọn lọc sắc sảo, giọng văn tha thiết mang âm hưởng một đoạn thơ - văn xuôi.
Nguồn: chiasekienthuc24h
 

Bong Bóng Xà Phòng

Cựu Mod Hóa|Cựu CN CLB Hóa học vui
Thành viên
18 Tháng mười hai 2017
3,707
8,659
834
Hưng Yên
Nope
1: Bài tuỳ bút nói về cái gì? Đế nói về đốì tượng ấy, tác giả đã sử dụng những phương thức biểu đạt nào (miêu tả thuyết minh, bình luận)? Phương thức biểu đạt nào là chủ yếu? Bài văn có mấy đoạn? Nội dung chính cua mồi đoạn là gì?
a. Bài tùy bút này nói về phong vị đặc sắc, nét đẹp văn hóa trong một thứ quà độc đáo và giản dị của dân tộc là cốm. Để nói về cốm, một thứ quà của lúa non tác giả đã sử dụng nhiều phương thức miêu tả, kể, nhận xét, bình luận nhưng nổi bật hơn cả vẫn là yếu tố trữ tình là việc biểu hiện trực tiếp cảm xúc của nhà văn.
b. Bài này có ba đoạn:
Đoạn 1: Từ đầu đến “chiếc thuyền vô ý”:
Giới thiệu cốm và sự hình thành hạt côm từ những tinh túy của thiên nhiên vẳ sự khéo léo của con người.
Đoạn 2: Từ “Cốm là thứ quà riêng biệt ”...đến “kín đáo và nhũn nhặn”:
Những giá trị đặc sắc của cốm và về mặt giá trị văn hóa của thứ quà này gắn liền với tục lệ Sêu tết.
Đoạn 3: Phần còn lại: Bình luận về sự thưởng thức cốm.
2: Đọc đoạn văn từ đầu đến “trong sạch của trời đất” và cho biết:
Để mở đầu bài tùy bút viết về cốm, Thạch Lam dùng hình ảnh Cơn gió mùa hạ lươt qua vừng sen trẽn hồ,nhuần thấm cúi hương thơm của lá. Hương thơm ấy gợi nhớ đến hương vị của côm, một thứ quà đặc biệt của lúa non. Cách đưa vào bài của tác giả thật tự nhiên và gợi cảm. Trong đoạn này, Thạch Lam đã miêu tả tinh tế hương vị và cảm giác bằng những từ ngữ đặc biệt là những tính từ chọn lọc. Nhà văn còn huy- động nhiều cảm giác để cảm nhận đối tượng nhất là khứu giác."Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá như báo trước mùa uề của một thứ quà thanh nhã và tinh khiết. Các bạn có ngửi thấy, khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi, ngửi thấy cái mùi thơm của bông lúa non không? Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa càng ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của trời.
Từng câu văn thật đẹp có nhịp điệu gần như một đoạn thơ văn xuôi.
3: Tác giả nhận xét như thế nào về tục lệ dùng hồng, cốm làm đồ sêu tết của nhân dân ta? Sự hoà hợp, tương xứng của hai thứ ấy đã được phân tích trên những phương diện nào?
Trong phần chính của đoạn 2, Thạch Lam đã diễn tả và bình luận về một phương điện giá trị văn hóa của cốm gắn liền với tục lệ Sêu tết.
Theo nhà văn, cốm là thức dâng của đất trời, mang trong nó hương vị vừa thanh nhã vừa đậm đà của đồng quê nội cỏ.
Bởi vậy, dùng cốm làm lễ vật Sêu tết rất thích hợp và có ý vị sâu xa. Cốm rất thích hợp với việc lễ nghi của một xứ sở nông nghiệp lúa nước như nước ta. “Hồng cốm tốt đôi”. Cô"m với hồng lại càng hòa hợp biểu trưng cho sự gắn bó hài hòa trong tình yêu đôi lứa. Nhà văn phân tích sự hòa hợp ấy trên hai phương diện màu sắc và hương vị: “và không bao giờ có hai màu lại hòa hợp hơn được nữa. Màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già. Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau để hạnh phúc được lâu kền.”
4: “Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam”. Em cảm nhận như thế nào về nhận xét ấy của tác giả?
Đoạn sau của bài văn bàn về sự thưởng thức côm, một thứ quà bình dị, mộc mạc chẳng chút cầu kì. Nhà văn đã có cách nhìn thấu đáo và một thái độ văn hóa đáng trân trọng khi nói về sự thưởng thức một món ăn ý vị sâu xa như cốm: “Ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ấy cái mùi thơm phức của lúa nước, của hoa cỏ dại ven bờ. Trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lúa non và trong cái chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của thảo mộc “
5. Đoạn văn sau của bài văn (từ “cốm không phải thức quà cua người vội” đến hết) bàn về sự thướng thức côm. Sự tinh tế và thái độ trân trọng của tác giả đối với việc thưởng thức một món quà bình dị đã được thể hiện như thế nào trong bài?
Cốm là thứ quả riêng biệt của đất nước là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hượng vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quẽ nội cỏ An Nam". Chỉ với câu văn đặc sắc này Thạch Lam đã khái quát được những giá trị đặc sắc chứa đựng trong hạt côm bình dị khiêm nhường.
6: Bài văn thể hiện nét đặc sắc của ngòi bút Thạch Lam là thiên về cảm giác tinh tế, nhẹ nhàng mà sâu sắc. Em hãy tìm và phân tích một số VD cụ thế trong bài văn đế chứng minh nhận xét đó
Bài văn này thể hiện nét đặc sắc của ngòi búi Thạch Lam là thiên về cảm giác tinh tế, nhẹ nhàng mà sâu sắc.
Có thể thấy điều này ngay ở đoạn dẫn nhập mở bài: Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thứ quà thanh nhã và tinh khiết. Các bạn có ngửi thấy, khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi, ngủi thấy cái mùi thơm của bông lúa non không? Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa càng ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của trời.
Thạch Lam có cách sống thật tinh tế, nhạy cảm, tỉ mỉ và kĩ lưỡng trong từng cảm xúc quan sát và nhận xét của mình. Trong đoạn văn này đã huy động nhiều cảm giác đặc biệt là khứu giác để cảm nhận cho hết hương thơm thanh khiết của cánh đồng lúa của lá sen và lúa non.


nguon:yahoo
 

Cún111

Học sinh chăm học
Thành viên
26 Tháng mười một 2017
244
133
59
Cần Thơ
THCS Bùi hữa nghĩ
Bài văn đã đề lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc, đó chính là nhờ cách thế hiện đặc sắc của Thạch Lam: thiên về cảm giác tinh tế, nhẹ nhàng và sâu lắng. Bài văn giống như một bài thơ bằng văn xuôi, một số đoạn văn trong bài là minh chứng cụ thể cho điều này:
  • Đoạn mở đầu: “Cơn gió mùa hạ, lướt qua vùng sen trên hồ, thấm nhuần các hương thơm của lá, như báo trước về một thức quà thanh nhã và tinh khiết.” Bước đi của gió thật nhẹ nhàng ý vị, làn hương của gió thật thanh tao, dịu nhẹ - cơn gió mang bức thông điệp về tâm hồn.
  • Đoạn văn về các thưởng thức cốm: “Cốm phải ăn từng chút ít thong thả và suy ngẫm. Lúc bấy giờ ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ: trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc”.
  • Nói về sự tinh tế trong thưởng thức cốm. Thạch Lam thực sự là người có chiều sâu văn hoá ẩm thực, tác giả bằng giọng văn nhẹ nhàng nhưng sâu sắc đă bộc lộ rõ thái độ chê trách, phê phán sự hào nhoáng thô kệch bắt chước người ngoài mà bỏ qua
  • Thạch Lam còn gọi cốm bằng những từ ngữ trân trọng là: thức quà, thức dâng, lộc trời. Qua đó, thể hiện sự trân trọng với món quà đặc biệt, sự khác biệt của Cốm với những thức quà khác.
Nguồn GG
 
Top Bottom