M
motthoiquangtri


Trước tiên xin mời các bạn xem lời giới thiệu cuốn hồi ức "Một thời Quảng Trị " của thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu nhà xuất bản quân đội nhân dân 2008
"Lời giới thiệu
Một thời, Quảng Trị - Một thời hào hùng bởi bao kỳ tích mà quân dân ta đã lập nên trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Cùng với biết bao mảnh đất qủa cảm, kiên cường của Tổ quốc mảnh đất Quảng Trị huyền thoại là minh chứng hùng hồn của đỉnh cao khí phách và trí tuệ Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh chói lọi. Thượng tướng, Tiến sĩ Nguyễn Huy Hiệu, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân là một cán bộ trực tiếp. chiến đấu và chỉ huy chiến đấu trên nhiều chiến trường ác liệt, nhưng Quảng Trị, là chiến trường mà ông đã từng gắn bó nhiều nhất với đầy ắp những kỷ niệm vui buồn. Một thời Quảng Trị là cuốn hồi ức chiến tranh đặc sắc mà ông đã dồn cả tâm huyết của mình. Mong muôn lớn nhất của ông trong Một thời Quảng Trị là góp phần tôn vinh truyền thống cách mạng vẻ vang của Đang, dân tộc và quân đội thông qua mảnh đất Quảng Trị anh hùng, đồng thời là để tri ân đồng đội., đồng bào đã sát cánh bên ông vượt qua mọi thử thách hiểm nguy để chiến đấu giành, giữ từng tấc đất thiêng, trong đó nhiều người đã anh dũng hy sinh, tên tuổi của họ đã trở thành bất tử. Nhớ lai ngày 20 tháng 12 năm 1973, một trong những ngày thiêng liêng nhất của cuộc đời ông - ngày ông đón nên danh hiệu Anh hùng lực lương vũ trang nhân dân, ông đã viết: “Hôm nhận danh hiệu Anh hùng tôi đã khóc. Tôi nhớ đến hình ảnh Đại đội trưởng Mai Xuân Tình, Chính tri viên đại đội Đặng Quang Hồng, Trung đội trưởng phân Hữu Mỹ, Nguyên Đình Cư.. chiến sĩ Cao Như Thiêm, chiến sĩ B.41 Phùng Văn Khoét, Trung đoàn trưởng Cao Uy và biết bao nhiêu cán bộ, chiến sĩ của Trung đoàn 27 - Mặt trận B5 thân yêu của tôi đã anh dũng ngã xuống. . . Nhờ họ tôi mới, có được vinh quang này” . Những đêm hành quân trong mịt mùng khói lửa, những gày ân sâu vào lòng đất mẹ để che mắt quân thù; những giờ phút lặng phắc, nín thở chờ giặc tới tưởng như trái tim cùng thời gian ngừng lại; những trận chiến đấu quả cảm thiêu cháy quân thù bằng ngọt lửa căm hờn những niềm vui ngất trời khi lá cờ chiến thắng lồng lộng tung bay trên căn cứ địch ... và cả những giọt nước .mắt nghẹn ngào, đau thắt khi lặng lẽ tiễn đưa đồng đội về nơi an nghỉ. . . Tất cả, tất cả đều được tái hiện chân thực và chắt lọc, giản dị và sinh động.. trong “Một thời Quảng Trị."
“Niềm kiêu hãnh, tự hào của người chiến thắng, lòng khát khao độc lập tự do, đất nước vươn mình trong xanh tươi sự sống, người với người chan chứa yêu thương, mỗi cuộc đời đều ấm nồng giữa lòng vị tha nhân ái để chung xây một thế giới hòa bình” . . . là những điều sâu sắc nhất còn đọng mãi, trong ta khi đọc xong Một thời Quảng Tri.
Nhà xuất bản
Quân đội nhân dân"
Trích hồi ức "Một thời Quảng Trị"
Những thắng lợi của nhân dân ba nước Đông Dương trong hai năm 1970-1971 đã tạo tình thế thuận lợi cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của quân và dân ta. Đặc biệt, thắng lợi to lớn trên Mặt trận Đường 9 - Nam Lào mùa Xuân năm 1971 đã làm rung chuyển cả bộ máy chiến tranh của Mỹ ở Sài Gòn, tác động rất mạnh đến ngụy quân, ngụy quyền miền Nam.
Đối với Mỹ, chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" đã triển khai thực hiện được 3 năm (từ năm 1969 đến năm 1971), tuy gặp thất bại liên tiếp nhưng chúng vẫn chủ quan cho rằng chương trình "bình định nông thôn" đã giành được "thắng lợi quyết định", ta đã bị hãm vào tình thế bị động, nên chúng dự đoán hoạt động của ta trong năm 1972 cũng chỉ tương tự như năm 1971. Mỹ chủ trương cố giữ cục diện chiến trường Đông Dương khỏi xấu hơn nhằm phục vụ yêu cầu chính trị và ý đồ chiến lược của chúng. Đồng thời chúng tiếp tục thực hiện mục tiêu chiến lược đẩy mạnh "Việt Nam hóa chiến tranh" rút dần quân Mỹ còn lại ở miền Nam để tạo điều kiện mặc cả với ta trên thế mạnh trong đàm phán tại Hội nghị Pa-ri nhằm xoa dịu phong trào đấu tranh trong nước Mỹ, trên cơ sở đó tạo điều kiện cho Ních-xơn tái cử tổng thống cuối năm 1972.
Mục tiêu và ý đồ chiến lược của Mỹ trong "Việt Nam hóa chiến tranh", nhằm chuyển vai trò quân Mỹ sang cho quân ngụy, các cuộc phản kích ra vòng ngoài do quân ngụy Sài Gòn giữ vai trò nòng cốt...
đã thất bại nặng nề. Cuộc chiến tranh "bóp nghẹt" của Mỹ đã không cô lập được cách mạng ở miền Nam vì chúng không bịt được đường biên giới Cam- pu chia, không phá được hành lang vận chuyển chiến lược Bắc - Nam của ta. Mỹ không làm thay đổi được so sánh lực lượng đang ngày càng không có lợi cho chúng.
Lực lượng chiến lược của chiến tranh "Việt Nam hóa" và các biện pháp chiến lược quân sự của địch trên chiến trường đã tỏ ra bất lực và suy yếu thêm một bước qua những thất bại liên tiếp trên chiến trường ba nước Đông Dương. Quân ngụy chưa làm được việc thay cho quân Mỹ, như Mỹ từng hy vọng.
Các thủ đoạn tác chiến chiến lược hảo đảm cho chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" do ngụy Sài Gòn, ngụy Cam-pu-chia, ngụy Lào thực thi đều bị thất bại và hạn chế tác dụng trước cách đánh mưu trí, sáng tạo của quân dân ba nước Đông Dương trong các chiến dịch quy mô lớn năm 1971.
Thất bại chiến lược đó làm cho tình hình chính trị của Mỹ - ngụy càng rối ren. Những mâu thuẫn vốn có trong chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" và "học thuyết Ních-xơn" ở Đông Dương càng mâu thuẫn sâu sắc.
Sau gần ba năm thực hiện chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh", với những cố gắng rất lớn cả về quân sự và chính trị, Mỹ - ngụy chẳng những không mạnh lên như kế hoạch dự định mà ngược lại chúng càng bị suy yếu cả về lực và thế, bị lún sâu hơn vào thế bị động chiến lược, khó phương tháo gỡ.
Về phía ta, trên chiến trường miền Nam, tuy kế hoạch "bình định" của địch đã bị chặn lại và đẩy lùi một bước, nhưng ta vẫn chưa tạo được chuyển biến có ý nghĩa chiến lược. Phần lớn các sư đoàn chủ lực vừa từ ngoài biên giới trở về chiến trường miền Nam, trình độ tác chiến tập trung hiệp đồng binh chủng chưa theo kịp yêu cầu phát triển chiến tranh. Bộ đội địa phương, dân quân du kích số lượng còn ít và chất lượng chiến đấu chưa cao. Công tác thiết bị chiến trường, bảo đảm vật chất cho tác chiến lớn còn nhiều trở ngại. Chúng ta cần có sự nỗ lực vượt bậc mới khắc phục được những khó khăn trên để tiến lên giành thắng lợi lớn hơn. Cuộc chạy đua giữa ta và địch trong năm 1972 sẽ là một cuộc đọ sức có ý nghĩa quyết định để đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ đến một bước ngoặt mới. Trên mặt trận đấu tranh quân sự, ta phải có những đòn tiến công mạnh, tiêu diệt lớn để làm chuyển biến cục diện chiến tranh.
Ngay từ tháng 5 năm 1971, Bộ Chính trị đã họp để đánh giá tình hình, xác định thời cơ chiến lược và đề ra nhiệm vụ cần kíp của quân dân ta: "Kịp thời nắm lấy thời cơ lớn, trên cơ sở phương châm chiến lược đánh lâu dài, đẩy mạnh tiến công quân sự chính trị và ngoại giao, phát triển thế chiến lược tiến công mới trên toàn chiến trường miền Nam và trên cả chiến trường Đông Dương, đánh bại chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" của Mỹ, đánh bại một bước quan trọng kế hoạch xâm lược của chúng ở Cam-pu'chia và Lào, giành thắng lợi quyết định trong năm 1972, buộc đế quốc Mỹ phải chấm dứt chiến tranh bằng thương lượng trên thế thua, đồng thời sẵn sàng chuẩn bị, kiên trì và đẩy mạnh kháng chiến trong trường hợp chiến tranh còn kéo dài".
Đầu tháng 6 năm 1971, Hội nghị Quân ủy trung ương nhấn mạnh: Tình hình đang chuyển biến mau lẹ đòi hỏi ta phải có sự cố gắng cao hơn, tranh thủ thời gian, khắc phục nhược điểm khó khăn, xây dựng thế và lực của ta trên chiến trường nhanh hơn nữa, kịp nắm lấy thời cơ, hành động bất ngờ, giành lấy thắng lợi cao nhất, buộc Mỹ phải chấm dứt chiến tranh, rút lui quân Mỹ, đánh cho ngụy quyền tan rã, sụp đổ một bước nghiêm trọng.
Trung ương dự kiến ba hướng tiến công chiến lược trong năm 1972: "Hướng chủ yếu số 1 là chiến trường Đông Nam Bộ; hướng chủ yếu số 2 là chiến trường Bắc Tây Nguyên; hướng phối hợp quan trọng là Trị - Thiên. Trị - Thiên tuy là hướng phối hợp quan trọng nhưng lại gần miền Bắc, có điều kiện bảo đảm hậu cần, vì vậy phải gấp rút chuẩn bị để có thể đánh lớn khi cần thiết hoặc có lợi" (1).
Như vậy, phương hướng chung mà Bộ Chính trị đề ra cho cả năm 1972 là mở nhiều chiến dịch lớn trên toàn chiến trường miền Nam, tạo chuyển biến cơ bản, tiến lên thay đổi hẳn cục diện chiến trường ở miền Nam.
Trên phương hướng đó, tháng 8 năm 1971, Bộ Chính trị ra Nghị quyết mở cuộc tiến công chiến lược năm 1972 trên các hướng Đông Nam Bộ, Trị
Thiên, Tây Nguyên và hình thành một cuộc tổng tiến công toàn Miền để tiêu diệt lớn quân địch và mở rộng vùng giải phóng. Đến lúc này, miền Đông Nam Bộ được Bộ Chính trị xác định là hướng chủ yếu vì đánh trúng vào đây sẽ có tác động rất mạnh tới Sài Gòn.
Ở miền Nam, Trung ương Cục, Quân ủy Miền vạch kế hoạch quân sự năm 1972 và chỉ đạo công tác chuẩn bị chiến trường, tổ chức lực lượng, dự trữ vật chất. Thường vụ Khu ủy Khu 5, Trị Thiên, Mặt trận Tây Nguyên cũng lần lượt xây dựng kế hoạch tác chiến và chỉ đạo công tác chuẩn bị chiến trường.
Bộ Tư lệnh 559, xác định nhiệm vụ trọng yếu nhất là bảo đảm thông suốt mọi đường vận chuyển chiến lược chuyển đủ và kịp thời khối lượng vật chất cho các chiến trường trước ngày chiến dịch mở màn.
------------------------
1. Nghị quyết Quân ủy Trung ương tháng 6 năm 1971 - số 263 lưu trữ tại Viện lịch sử quân sự Việt Nam.
----------------------------------
Đoàn 559 vừa củng cố, mở rộng tuyến đường Trường Sơn, vừa xây dựng con "đường kín" Tây Trường Sơn để vận tải ban ngày dưới những cánh rừng đại ngàn.
Các đơn vị pháo binh, xe tăng và binh khí kỹ thuật nặng khác vào mặt trận đã có đường dành riêng. Từ Quân khu 5, Mặt trận Tây Nguyên đến miền Đông Nam Bộ đều dồn nỗ lực tập trung mở đường chiến lược và chiến dịch cho chiến trường mình.
Trong Hội nghị cuối tháng 2 năm 1972, Quân ủy Trung ương đã xác định nhiệm vụ quan trọng bậc nhất là tập trung chỉ đạo chiến tranh và tăng cường lực lượng mọi mặt cho chiến trường, chủ yếu là chiến trường miền Nam. Ta đánh giá Mỹ khó có khả năng đưa lục quân trở lại tham chiến, nhưng có thể sử dụng không quân, hải quân trong tình huống chiến lược cần thiết. Nắm bắt thời cơ Mỹ - ngụy vừa thua to trên cả chiến trường ba nước Đông Dương, quân chiến đấu Mỹ còn lại ở miền Nam đã kết thúc nhiệm vụ chiến đấu, nước Mỹ đang trong thời điểm vận động tranh cử tổng thống... ta chủ trương đánh bại địch ở miền Nam.
Ngày 11 tháng 3 năm 1972, Thường vụ Quân ủy Trung ương họp ra nghị quyết chính thức khẳng định phương hướng tiến hành cuộc tiến công chiến lược năm 1972 với sự điều chỉnh như sau: Trị - Thiên, hướng phối hợp quan trọng nay chuyển thành hướng chiến lược chủ yếu: Đông Nam Bộ và Bắc Tây Nguyên, hướng chủ yếu số 1, số 2 nay chuyển thành hướng phối hợp quan trọng, cùng với Khu 5 đẩy mạnh tác chiến quy mô vừa và lớn để thành một cuộc tiến công chiến lược trên toàn miền Nam.
"Lời giới thiệu
Một thời, Quảng Trị - Một thời hào hùng bởi bao kỳ tích mà quân dân ta đã lập nên trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Cùng với biết bao mảnh đất qủa cảm, kiên cường của Tổ quốc mảnh đất Quảng Trị huyền thoại là minh chứng hùng hồn của đỉnh cao khí phách và trí tuệ Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh chói lọi. Thượng tướng, Tiến sĩ Nguyễn Huy Hiệu, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân là một cán bộ trực tiếp. chiến đấu và chỉ huy chiến đấu trên nhiều chiến trường ác liệt, nhưng Quảng Trị, là chiến trường mà ông đã từng gắn bó nhiều nhất với đầy ắp những kỷ niệm vui buồn. Một thời Quảng Trị là cuốn hồi ức chiến tranh đặc sắc mà ông đã dồn cả tâm huyết của mình. Mong muôn lớn nhất của ông trong Một thời Quảng Trị là góp phần tôn vinh truyền thống cách mạng vẻ vang của Đang, dân tộc và quân đội thông qua mảnh đất Quảng Trị anh hùng, đồng thời là để tri ân đồng đội., đồng bào đã sát cánh bên ông vượt qua mọi thử thách hiểm nguy để chiến đấu giành, giữ từng tấc đất thiêng, trong đó nhiều người đã anh dũng hy sinh, tên tuổi của họ đã trở thành bất tử. Nhớ lai ngày 20 tháng 12 năm 1973, một trong những ngày thiêng liêng nhất của cuộc đời ông - ngày ông đón nên danh hiệu Anh hùng lực lương vũ trang nhân dân, ông đã viết: “Hôm nhận danh hiệu Anh hùng tôi đã khóc. Tôi nhớ đến hình ảnh Đại đội trưởng Mai Xuân Tình, Chính tri viên đại đội Đặng Quang Hồng, Trung đội trưởng phân Hữu Mỹ, Nguyên Đình Cư.. chiến sĩ Cao Như Thiêm, chiến sĩ B.41 Phùng Văn Khoét, Trung đoàn trưởng Cao Uy và biết bao nhiêu cán bộ, chiến sĩ của Trung đoàn 27 - Mặt trận B5 thân yêu của tôi đã anh dũng ngã xuống. . . Nhờ họ tôi mới, có được vinh quang này” . Những đêm hành quân trong mịt mùng khói lửa, những gày ân sâu vào lòng đất mẹ để che mắt quân thù; những giờ phút lặng phắc, nín thở chờ giặc tới tưởng như trái tim cùng thời gian ngừng lại; những trận chiến đấu quả cảm thiêu cháy quân thù bằng ngọt lửa căm hờn những niềm vui ngất trời khi lá cờ chiến thắng lồng lộng tung bay trên căn cứ địch ... và cả những giọt nước .mắt nghẹn ngào, đau thắt khi lặng lẽ tiễn đưa đồng đội về nơi an nghỉ. . . Tất cả, tất cả đều được tái hiện chân thực và chắt lọc, giản dị và sinh động.. trong “Một thời Quảng Trị."
“Niềm kiêu hãnh, tự hào của người chiến thắng, lòng khát khao độc lập tự do, đất nước vươn mình trong xanh tươi sự sống, người với người chan chứa yêu thương, mỗi cuộc đời đều ấm nồng giữa lòng vị tha nhân ái để chung xây một thế giới hòa bình” . . . là những điều sâu sắc nhất còn đọng mãi, trong ta khi đọc xong Một thời Quảng Tri.
Nhà xuất bản
Quân đội nhân dân"
Trích hồi ức "Một thời Quảng Trị"
Chương năm
GIẢI PHÓNG QUẢNG TRỊ 1972
GIẢI PHÓNG QUẢNG TRỊ 1972
Những thắng lợi của nhân dân ba nước Đông Dương trong hai năm 1970-1971 đã tạo tình thế thuận lợi cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của quân và dân ta. Đặc biệt, thắng lợi to lớn trên Mặt trận Đường 9 - Nam Lào mùa Xuân năm 1971 đã làm rung chuyển cả bộ máy chiến tranh của Mỹ ở Sài Gòn, tác động rất mạnh đến ngụy quân, ngụy quyền miền Nam.
Đối với Mỹ, chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" đã triển khai thực hiện được 3 năm (từ năm 1969 đến năm 1971), tuy gặp thất bại liên tiếp nhưng chúng vẫn chủ quan cho rằng chương trình "bình định nông thôn" đã giành được "thắng lợi quyết định", ta đã bị hãm vào tình thế bị động, nên chúng dự đoán hoạt động của ta trong năm 1972 cũng chỉ tương tự như năm 1971. Mỹ chủ trương cố giữ cục diện chiến trường Đông Dương khỏi xấu hơn nhằm phục vụ yêu cầu chính trị và ý đồ chiến lược của chúng. Đồng thời chúng tiếp tục thực hiện mục tiêu chiến lược đẩy mạnh "Việt Nam hóa chiến tranh" rút dần quân Mỹ còn lại ở miền Nam để tạo điều kiện mặc cả với ta trên thế mạnh trong đàm phán tại Hội nghị Pa-ri nhằm xoa dịu phong trào đấu tranh trong nước Mỹ, trên cơ sở đó tạo điều kiện cho Ních-xơn tái cử tổng thống cuối năm 1972.
Mục tiêu và ý đồ chiến lược của Mỹ trong "Việt Nam hóa chiến tranh", nhằm chuyển vai trò quân Mỹ sang cho quân ngụy, các cuộc phản kích ra vòng ngoài do quân ngụy Sài Gòn giữ vai trò nòng cốt...
đã thất bại nặng nề. Cuộc chiến tranh "bóp nghẹt" của Mỹ đã không cô lập được cách mạng ở miền Nam vì chúng không bịt được đường biên giới Cam- pu chia, không phá được hành lang vận chuyển chiến lược Bắc - Nam của ta. Mỹ không làm thay đổi được so sánh lực lượng đang ngày càng không có lợi cho chúng.
Lực lượng chiến lược của chiến tranh "Việt Nam hóa" và các biện pháp chiến lược quân sự của địch trên chiến trường đã tỏ ra bất lực và suy yếu thêm một bước qua những thất bại liên tiếp trên chiến trường ba nước Đông Dương. Quân ngụy chưa làm được việc thay cho quân Mỹ, như Mỹ từng hy vọng.
Các thủ đoạn tác chiến chiến lược hảo đảm cho chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" do ngụy Sài Gòn, ngụy Cam-pu-chia, ngụy Lào thực thi đều bị thất bại và hạn chế tác dụng trước cách đánh mưu trí, sáng tạo của quân dân ba nước Đông Dương trong các chiến dịch quy mô lớn năm 1971.
Thất bại chiến lược đó làm cho tình hình chính trị của Mỹ - ngụy càng rối ren. Những mâu thuẫn vốn có trong chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" và "học thuyết Ních-xơn" ở Đông Dương càng mâu thuẫn sâu sắc.
Sau gần ba năm thực hiện chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh", với những cố gắng rất lớn cả về quân sự và chính trị, Mỹ - ngụy chẳng những không mạnh lên như kế hoạch dự định mà ngược lại chúng càng bị suy yếu cả về lực và thế, bị lún sâu hơn vào thế bị động chiến lược, khó phương tháo gỡ.
Về phía ta, trên chiến trường miền Nam, tuy kế hoạch "bình định" của địch đã bị chặn lại và đẩy lùi một bước, nhưng ta vẫn chưa tạo được chuyển biến có ý nghĩa chiến lược. Phần lớn các sư đoàn chủ lực vừa từ ngoài biên giới trở về chiến trường miền Nam, trình độ tác chiến tập trung hiệp đồng binh chủng chưa theo kịp yêu cầu phát triển chiến tranh. Bộ đội địa phương, dân quân du kích số lượng còn ít và chất lượng chiến đấu chưa cao. Công tác thiết bị chiến trường, bảo đảm vật chất cho tác chiến lớn còn nhiều trở ngại. Chúng ta cần có sự nỗ lực vượt bậc mới khắc phục được những khó khăn trên để tiến lên giành thắng lợi lớn hơn. Cuộc chạy đua giữa ta và địch trong năm 1972 sẽ là một cuộc đọ sức có ý nghĩa quyết định để đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ đến một bước ngoặt mới. Trên mặt trận đấu tranh quân sự, ta phải có những đòn tiến công mạnh, tiêu diệt lớn để làm chuyển biến cục diện chiến tranh.
Ngay từ tháng 5 năm 1971, Bộ Chính trị đã họp để đánh giá tình hình, xác định thời cơ chiến lược và đề ra nhiệm vụ cần kíp của quân dân ta: "Kịp thời nắm lấy thời cơ lớn, trên cơ sở phương châm chiến lược đánh lâu dài, đẩy mạnh tiến công quân sự chính trị và ngoại giao, phát triển thế chiến lược tiến công mới trên toàn chiến trường miền Nam và trên cả chiến trường Đông Dương, đánh bại chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh" của Mỹ, đánh bại một bước quan trọng kế hoạch xâm lược của chúng ở Cam-pu'chia và Lào, giành thắng lợi quyết định trong năm 1972, buộc đế quốc Mỹ phải chấm dứt chiến tranh bằng thương lượng trên thế thua, đồng thời sẵn sàng chuẩn bị, kiên trì và đẩy mạnh kháng chiến trong trường hợp chiến tranh còn kéo dài".
Đầu tháng 6 năm 1971, Hội nghị Quân ủy trung ương nhấn mạnh: Tình hình đang chuyển biến mau lẹ đòi hỏi ta phải có sự cố gắng cao hơn, tranh thủ thời gian, khắc phục nhược điểm khó khăn, xây dựng thế và lực của ta trên chiến trường nhanh hơn nữa, kịp nắm lấy thời cơ, hành động bất ngờ, giành lấy thắng lợi cao nhất, buộc Mỹ phải chấm dứt chiến tranh, rút lui quân Mỹ, đánh cho ngụy quyền tan rã, sụp đổ một bước nghiêm trọng.
Trung ương dự kiến ba hướng tiến công chiến lược trong năm 1972: "Hướng chủ yếu số 1 là chiến trường Đông Nam Bộ; hướng chủ yếu số 2 là chiến trường Bắc Tây Nguyên; hướng phối hợp quan trọng là Trị - Thiên. Trị - Thiên tuy là hướng phối hợp quan trọng nhưng lại gần miền Bắc, có điều kiện bảo đảm hậu cần, vì vậy phải gấp rút chuẩn bị để có thể đánh lớn khi cần thiết hoặc có lợi" (1).
Như vậy, phương hướng chung mà Bộ Chính trị đề ra cho cả năm 1972 là mở nhiều chiến dịch lớn trên toàn chiến trường miền Nam, tạo chuyển biến cơ bản, tiến lên thay đổi hẳn cục diện chiến trường ở miền Nam.
Trên phương hướng đó, tháng 8 năm 1971, Bộ Chính trị ra Nghị quyết mở cuộc tiến công chiến lược năm 1972 trên các hướng Đông Nam Bộ, Trị
Thiên, Tây Nguyên và hình thành một cuộc tổng tiến công toàn Miền để tiêu diệt lớn quân địch và mở rộng vùng giải phóng. Đến lúc này, miền Đông Nam Bộ được Bộ Chính trị xác định là hướng chủ yếu vì đánh trúng vào đây sẽ có tác động rất mạnh tới Sài Gòn.
Ở miền Nam, Trung ương Cục, Quân ủy Miền vạch kế hoạch quân sự năm 1972 và chỉ đạo công tác chuẩn bị chiến trường, tổ chức lực lượng, dự trữ vật chất. Thường vụ Khu ủy Khu 5, Trị Thiên, Mặt trận Tây Nguyên cũng lần lượt xây dựng kế hoạch tác chiến và chỉ đạo công tác chuẩn bị chiến trường.
Bộ Tư lệnh 559, xác định nhiệm vụ trọng yếu nhất là bảo đảm thông suốt mọi đường vận chuyển chiến lược chuyển đủ và kịp thời khối lượng vật chất cho các chiến trường trước ngày chiến dịch mở màn.
------------------------
1. Nghị quyết Quân ủy Trung ương tháng 6 năm 1971 - số 263 lưu trữ tại Viện lịch sử quân sự Việt Nam.
----------------------------------
Đoàn 559 vừa củng cố, mở rộng tuyến đường Trường Sơn, vừa xây dựng con "đường kín" Tây Trường Sơn để vận tải ban ngày dưới những cánh rừng đại ngàn.
Các đơn vị pháo binh, xe tăng và binh khí kỹ thuật nặng khác vào mặt trận đã có đường dành riêng. Từ Quân khu 5, Mặt trận Tây Nguyên đến miền Đông Nam Bộ đều dồn nỗ lực tập trung mở đường chiến lược và chiến dịch cho chiến trường mình.
Trong Hội nghị cuối tháng 2 năm 1972, Quân ủy Trung ương đã xác định nhiệm vụ quan trọng bậc nhất là tập trung chỉ đạo chiến tranh và tăng cường lực lượng mọi mặt cho chiến trường, chủ yếu là chiến trường miền Nam. Ta đánh giá Mỹ khó có khả năng đưa lục quân trở lại tham chiến, nhưng có thể sử dụng không quân, hải quân trong tình huống chiến lược cần thiết. Nắm bắt thời cơ Mỹ - ngụy vừa thua to trên cả chiến trường ba nước Đông Dương, quân chiến đấu Mỹ còn lại ở miền Nam đã kết thúc nhiệm vụ chiến đấu, nước Mỹ đang trong thời điểm vận động tranh cử tổng thống... ta chủ trương đánh bại địch ở miền Nam.
Ngày 11 tháng 3 năm 1972, Thường vụ Quân ủy Trung ương họp ra nghị quyết chính thức khẳng định phương hướng tiến hành cuộc tiến công chiến lược năm 1972 với sự điều chỉnh như sau: Trị - Thiên, hướng phối hợp quan trọng nay chuyển thành hướng chiến lược chủ yếu: Đông Nam Bộ và Bắc Tây Nguyên, hướng chủ yếu số 1, số 2 nay chuyển thành hướng phối hợp quan trọng, cùng với Khu 5 đẩy mạnh tác chiến quy mô vừa và lớn để thành một cuộc tiến công chiến lược trên toàn miền Nam.