Một số vấn đề hóa vô cơ cần đc giải đáp!!

H

halinh2210

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Tớ vốn rất ngu hóa =>ghét môn này!:khi (181):
Nhưng tớ đang cố gắng để thay đổi. Trong thời gian "yêu thứ mình vốn rất ghét" này tớ gặp phải 1 số vấn đề (khó khăn vs tớ còn vs các PRO thì chắc chỉ là chuyện nhỏ).
Mong đc các bạn giải đáp giúp!!

1. Cho dd OH- vào dd Al3+ và cho dd Al3+ vào dd OH- thì có gì khác nhau?

2. Cho H+ vào dd AlO2- và cho dd AlO2- vào dd H+ thì có gì khác nhau?

3. Cho H+ và dd chứa hh HCO3- và CO3(2-) thì cái nào pứ trc?

4. Căn cứ vào đâu để so sánh bán kính nguyên tử và bán kính của các ion?

Tớ cảm ơn bạn nào đã đọc mấy dòng này..!!:khi (34):
Rất rất cảm ơn bạn nào sẽ dành thời gian giải đáp giúp tớ:khi (118):
 
Last edited by a moderator:
M

marucohamhoc

hi, em đây, có phải chị bảo em vào cái này ko, em có biết chút ít, biết sao nói vậy nha, chị tham khảo có đúng ko nha:
1) Khi cho dung dịch OH- vào dung dịch Al3+ thì tạm thời khi cho là số mol của Al3+ nhiều hơn nên nó sẽ tạo thành kết tủa ngay khi cho vào, kết tủa ngày càng nhiều đến khi nào cho thêm OH- đến dư thì kết tủa mới tan.
Còn ngược lại khi cho dung dịch Al3+ vào dung dịch OH- thì tạm thời lúc đó số mol OH- nó "áp đảo" nên sẽ có kết tủa tạo thành và tan ngay
3) Khi cho H+ vào dung dịch chứa HCO3- và CO3 2- thì nó sẽ tác dụng với CO3 2- tạo ra HCO3-trước vì khi đó H+ mới cho vào còn ít và CO3 2- thì cần proton hơn HCO3-( vì cần những 2proton trong khi HCO3- chỉ cần có 1proton), sau đó khi cho thêm H+ vào thì lượng HCO3- mới tạo thành và HCO3- có sẵn sẽ pư với H+
pt: H+ + CO3 2-= > HCO3-
H+ + HCO3- = > H2O+ CO2
mấy câu còn lại em cũng ko biết rõ lắm, nhưng hình như câu 4 thì là dựa vào số electron thì phải???? cái nào nhiều e hơn thì bán kính lớn hơn
 
G

gacon.linh93

Tớ vốn rất ngu hóa =>ghét môn này!:khi (181):
Nhưng tớ đang cố gắng để thay đổi. Trong thời gian "yêu thứ mình vốn rất ghét" này tớ gặp phải 1 số vấn đề (khó khăn vs tớ còn vs các PRO thì chắc chỉ là chuyện nhỏ).
Mong đc các bạn giải đáp giúp!!

2. Cho H+ vào dd AlO2- và cho dd AlO2- vào dd H+ thì có gì khác nhau?

4. Căn cứ vào đâu để so sánh bán kính nguyên tử và bán kính của các ion?

Tớ cảm ơn bạn nào đã đọc mấy dòng này..!!:khi (34):
Rất rất cảm ơn bạn nào sẽ dành thời gian giải đáp giúp tớ:khi (118):
2. Lập luận tương tự ý 1, khi cho [TEX]H^+ vao AlO_2^-[/TEX]thì khi này do lượng [TEX]H^+[/TEX] ít nên có PU tạo kết tủa [TEX]Al(OH)_3[/TEX] sau đó nếu cho dư [TEX]H^+[/TEX] thì mới có PU hòa tan kết tủa
Còn cho ngược lại thì do lượng [TEX]H^+[/TEX] nhiều hơn [TEX]AlO_2^-[/TEX] rất nhiều nên [TEX]Al(OH)_3[/TEX] tạo thành bị hòa tan ngay.
4. Đúng là do e quy định nhưng ko phải như maruco nói đâu, điều đó hoàn toàn sai, cái này còn tùy thuộc vào từng trường hợp riêng bạn à.
 
B

baochilam_hn

3) Khi cho H+ vào dung dịch chứa HCO3- và CO3 2- thì nó sẽ tác dụng với CO3 2- tạo ra HCO3-trước vì khi đó H+ mới cho vào còn ít và CO3 2- thì cần proton hơn HCO3-( vì cần những 2proton trong khi HCO3- chỉ cần có 1proton), sau đó khi cho thêm H+ vào thì lượng HCO3- mới tạo thành và HCO3- có sẵn sẽ pư với H+
pt: H+ + CO3 2-= > HCO3-
H+ + HCO3- = > H2O+ CO2
minh ko dong y voi câu 3 . HCO3- mặc du can it proton hon CO3 2- nhung ko dong nghia la ko can. theo minh H+ se phan ung voi ca 2 tuy thuoc vao tỉ lệ
 
Z

zzthaemzz

minh ko dong y voi câu 3 . HCO3- mặc du can it proton hon CO3 2- nhung ko dong nghia la ko can. theo minh H+ se phan ung voi ca 2 tuy thuoc vao tỉ lệ
vì CO3- có tính bazo mạnh hơn HCO3- nên nó sẽ nhận H+ trước

4. Căn cứ vào đâu để so sánh bán kính nguyên tử và bán kính của các ion?
so sánh bán kính các nguyên tử thì SGK lớp 10 có ghi á bạn: từ trái qua phải, bán kính ngtử giảm dần
còn so sánh giữa các ngtử và ion thì căn cứ vào lực hút của hạt nhân đối với các e và số lớp e
ví dụ ta xét cấu hình có e lớp ngoài củng là 3s23p6
ta xét S2-,Cl-,Ar,K+,Ca2+ có Z lần lượt là 16,17,18,19,20
điện tích hạt nhân tăng dần nên lực hút của hạt nhân tăng dần
mà các ion, ngtử trên có củng số e
-> hạt nhân nào hút mạnh hơn thì bán kính bé hơn, hạt nhân hút yếu hơn thì bán kính lớn hơn
nên chiều bán kính tăng dần sẽ là Ca2+,K+,Ar,Cl-,S2-
 
Last edited by a moderator:
H

halinh2210

Cảm ơn mọi ng` nhé!
Tiện thể các bạn xem qua mấy bài tập này đi :D

1. X là dd chứa 0,1 mol AlCl3. Y là dd chứa 0,32 mol NaOH. Đổ từ từ Y vào X. Khối lg kết tủa sau khi đổ hết Y vào là?
A. 7,80g
B. 7,12g
C. 6,24g
D. 3,12g

2. X là dd chứa 0,1 mol AlCl3. Y là dd chứa 0,32 mol NaOH. Đổ từ từ X vào Y. Khối lg kết tủa sau khi đổ hết X vào là?
A. 6,24g
B. 7,80g
C.3,12g
D. 7,12g

3. X là dd AlCl3, Y là dd NaOH 2M. Thêm 150ml dd Y vào cốc chứa 100ml dd X, khuấy đều tới pứ htoàn thấy có 7,8g kết tủa. Thêm tiếp vào cốc 100ml dd Y, khuấy đều tới kết thúc các pứ thấy có 10,92g kết tủa. Nồng độ mol của dd X bằng?
A. 3,2M
B. 2,0M
C. 1,6M
D. 1,0M
 
H

halinh2210

Có Na+, Na, Mg2+, Mg, Al3+, Al
Sắp xếp các hạt vi mô theo bán kính hạt nhỏ dần
A. Na > Mg > Al > Na+ > Mg2+ > Al3+
B. Na > Na+ > Mg2 > Mg2+ > A l > Al3+
C. Al3+ > Al > Mg2+ > Mg > Na+ > Na
D. Al3+ > Mg2+ > Na+ > Al > Mg > Na
 
G

giotbuonkhongten

Cảm ơn mọi ng` nhé!
Tiện thể các bạn xem qua mấy bài tập này đi :D

1. X là dd chứa 0,1 mol AlCl3. Y là dd chứa 0,32 mol NaOH. Đổ từ từ Y vào X. Khối lg kết tủa sau khi đổ hết Y vào là?
A. 7,80g
B. 7,12g
C. 6,24g
D. 3,12g

Cho từ từ Y vào X nên ban đầu sẽ có kết tủa ( NaOH thiếu :) )

nAl(OH)3 = 0,1.4 - 0,32 = 0,08 mol

--> m = 6,24 g :)
2. X là dd chứa 0,1 mol AlCl3. Y là dd chứa 0,32 mol NaOH. Đổ từ từ X vào Y. Khối lg kết tủa sau khi đổ hết X vào là?
A. 6,24g
B. 7,80g
C.3,12g
D. 7,12g
AlCl3 + 4NaOH --> NaAlO2 + 3NaCl + H2O
0,08 ------ 0,32 ------ 0,08
AlCl3+3NaAlO2+6H2O= 4Al(OH)3 + 3NaCl
0,02 -------------------------- 0,08
--> A 6,24g :)
3. X là dd AlCl3, Y là dd NaOH 2M.
Thêm 150ml dd Y vào cốc chứa 100ml dd X, khuấy đều tới pứ htoàn thấy có 7,8g kết tủa.
Thêm tiếp vào cốc 100ml dd Y, khuấy đều tới kết thúc các pứ thấy có 10,92g kết tủa. Nồng độ mol của dd X bằng?
A. 3,2M
B. 2,0M
C. 1,6M
D. 1,0M

Theo đề tn1 NaOH hết. Tn2 giả sử AlCl3 dư --> n Al(OH)3 thu được = 0,166<0,14 mol nên thí nghiệm ba NaOH dư hòa tan một phần kết tủa.
Gọi x là mol AlCl3 --> 4x = 0,5 + 0,14 --> x = 0,16 --> CM = 1,6 M --> C :)
 
Top Bottom