Một số thông tin về Vũ Nương!!!

W

windy_201

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đền bà Vũ ở thôn Vũ Điện, xã Chân Lí, huyện Lí Nhân , tỉnh Nam Hà - nơi thờ phượng nàng Vũ Thị Thiết , nguyên mẫu của "Người con gái Nam Xương" trong "Truyền kì mạn lục" của Nguyễn Dữ .
Đền bà Vũ, chùa Báo Ân, đình Vũ Điện cùng dàn hàng ngang , quay mặt về phía sông Hồng , cách mép nước có hơn mười mét. Đúng là nơi có thế đất mà muôn trùng sóng nước dồn xô đếm ngày, vang vọng , giận dữ, nhưng không lay chuyển nổi. Điều ấy khiến người ta ngạc nhiên. Vì sao hơn năm thế kỉ trôi qua, mà nước lũ sông Hồng bao lần tràn đến đây lại rẽ về phía Bắc. Nghĩa là không cuốn trôi đi cụm di tích lịch sử - văn hóa này.
Nếu như chùa Báo Ân nuôi dưỡng đức tin vào sự bất tử của điều thiện, ý thức đền ơn trả nghĩa ; đình Vũ Điện thờ ông Đòan Thượng - một công thần văn, võ , đức, trí vẹn tòan thì đền bà Vũ là biểu tượng của sự trinh liệt - công dung ngôn hạnh của người phụ nữ Việt Nam.
Cùng những giá trị lịch sử văn hóa về mặt kiến trúc , điêu khắc thời Lê, thời Nguyễn, ở nơi đây còn có rất nhiều câu đối, đại tự, cuốn thư, hòanh phi, chuông khánh...giúp chúng ta hiểu rõ hơn thái độ , tấm lòng, suy nghĩ về đạo lí ,văn hóa văn chương , tín ngưỡng của vua quan, sĩ thứ nhiều triều đại về "Người con gái Nam Xương", ít ra là hơn năm thế kỉ. Chỉ tính từ thế kỉ 15, vua Lê Thánh Tông đã từng qua đây, nghe truyền thuyết về nàng, rồi viết lên bài thơ Quốc Âm, để cho dân địa phương đề vào nơi đền thờ. Bài thơ như sau :
Nghi ngút đầu ghềnh tỏa khói hương,
Miếu ai như miếu vợ chàng Trương.
Bóng đèn dầu nhẫn đừng nghe trẻ
Cung nước chi cho lụy tới nàng.
Chứng quả đã đôi vừng nhật nguyệt
Giải oan chi lọ mấy đàn tràng.
Qua đây mới biết nguồn cơn ấy,
Khá trách chàng Trương khéo phũ phàng.
(Dương Văn Vượng dịch)
Cùng với việc minh oan cho đại thần Nguyễn Trãi, vua Lê Thánh Tông cũng đã cảm thôn sâu sắc với nỗi oan của "người con gái Nam Xương").
Sau Lê Thánh Tông, sau Nguyễn Dữ, còn nhiều nhà nho khác đã cảm tác về nàng, nhà thơ Nguyễn Khuyến cũng có bài "Đề Vũ Thị từ" như sau :
Cách biệt ba năm một chữ trinh
Nỗi riêng thương nhớ có thần minh.
Chồng ngu tin vội lời đồn nhảm,
Cha giả gây thêm chuyện chẳng lành.
Tiếng sóng hôm nay còn giận dữ,
Bóng đèn năm ấy quá vô tình.
Giải oan, xây miếu làm chi nhỉ ?!
Thơ viết vì ai tỏ bất bình.
(Nguyễn Văn Huyền dịch)
Hẳn nhà nho Nguyễn Khuyến cũng đã nghe tiếng sóng dồn xô giận dữ của sông Hồng ngay gần miếu thờ người con gái đức hạnh bị oan khuất nơi đây.
Ngòai những điều mà truyện "Chuyện người con gái Nam Xương" do Nguyễn Dữ thể hiện, đến nơi đây, xem ngọc phả sẽ được biết thêm : Vũ Thị Thiết là người xứ Sơn Nam Thượng, phủ Lí Nhân, huyện Nam Xang, trang Vũ Điện. Cha nàng là Vũ Thuận, mẹ là Nguyễn Thị Phiên, ở giáp Hạ Đòai. Năm lên ba tuổi, cha mẹ đặt tên cho nàng là Vũ Thị Thiết, hiệu là Hương Nương. Thấy nàng thông minh, đức hạnh, cha mẹ cho nàng đến học ở nhà Phạm tiên sinh từ năm tám tuổi. Đến năm nàng 13 tuổi, cha mẹ qua đời, bốn anh em an táng mẹ cha chu tất rồi dựa nhau mà kiếm kế sinh nhai.
Bấy giờ trang Vũ Điện có bốn khu dân cư. Tại khu Hạ có nhà ông Trương Nghị, vợ ông là bà Lê Thị Quyên, cả hai ông bà đều thuần hậu, giàu có, được người trong làng nể trọng. Thấy Hương Nương là người đức hạnh, ông bà Trương chọn nàng làm con dâu cho người con trai thứ hai là Trương Huyền. Đám cưới nàng được hai gia đình sắp đặt lo liệu.
Bản ngọc phả còn kể lại khá chi tiết chuyện nàng Vũ Thị Thiết đã giúp dân nghèo, người già, con trẻ bơ vơ vào năm vùng quê Vũ Điện , Nam Xang bị mất mùa đói kém. Nàng đã giúp vua Lê Thánh Tông vượt thuyền rồng qua sóng dữ Hòang Giang. Nàng giúp người bị nạn ở khúc sông Hòang Giang rồi nhờ người đó về nói lại với chồng....Bản ngọc phả đã đan xen chuyện người thực việc thực với chuyện thần tiên. Qua đó, nàng Vũ Nương đã trải qua hai kiếp : kiếp người và kiếp tiên. Điều này có ý nghĩa như sự đền bù, cái đẹp phải được đền bù bằng cái đẹp. Vũ Nương - ở nàng hội tụ bao nét đẹp tinh hoa của trời và đất, nhưng xã hội ngày ấy không là chỗ dung thân cho nàng nên nàng phải về cõi tiên để được "sống" trong thế giới đẹp huy hòang , một thế giới đầy tình người. Đó cũng là nguyện vọng chính đáng của nhân dân.
Hai câu đối trước cổng chính của ngôi đền :
"Trải qua các triều đại đây là nơi dang lam thắng cảnh đất Nam Xang.
Mãi mãi với tháng năm không vẩn nhơ bụi bẩn nơi dòng sông Vũ Điện."
Như một khúc tráng ca, như một lời căn dặn của cha ông. Rằng : hãy yều quê hương đất nước, hãy gìn giữ kiên cường phẩm chất, nhân cách của người Việt Nam muôn đời cao đẹp.

%%-Good luck!!!
 
Q

quyenvan07

hoc ve` Vu~ Nuong ko can` qua' tim hieu the' nay` dau. thi TN cung~ ko dong. den' bai nay dau em ah.
 
W

windy_201

Gợi ý thôi ah nha!!!

Đôi nét về tác giả: Nguyễn Dữ (? - ?) quê huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương, là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm,thi đỗ cử nhân, làm quan một năm rồi về ở ẩn.

Tác phẩm: Tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương là truyện thứ 16 trong số 20 truyện của tập Truyền kỳ mạn lục.
Truyện có nguồn gốc từ câu chuyện dân gian Vợ chàng Trương

Ý chính và bố cục:
Tác phẩm kể về số phận oan nghiệt, bất hạnh của người phụ nữ đức hạnh, có nhan sắc trong xã hội phong kiến bị đẩy đến đường cùng phải tìm đến cái chết. Đồng thời thể hiện ước mơ ngàn đời của nhân dân ta là người tốt sẽ được hưởng hạnh phúc

Bố cục: gồm 3 phần:
à Từ đầu ¦ …cha mẹ đẻ mình
Cuộc hôn nhân giữa Trương Sinh và Vũ nương, sự xa cách và phẩm hạnh của nàng

à tiếp theo ¦ … đã qua rồi
Nỗi oan và cái chết bi thảm của Vũ nương

à Còn lại
cuộc gặp gỡ giữa Vũ nương với Phan Lang và Vũ nương được giải oan

Nhân vật Trương Sinh và hình ảnh cái bóng:
Trương Sinh là con nhà giàu, Ít học
Trương Sinh là người đa nghi, xử sự độc đoán, hồ đồ. Trương Sinh là kẻ vũ phu thô bạo dẫn đến cái chết oan nghiệt của Vũ nương.
*. Hình ảnh cái bóng:
Với bé Đản cái bóng là người cha của em.
Với Trương Sinh đó là bằng chứng tội lỗi của vợ
Với Vũ nương đó là bằng chứng về nỗi oan của nàng
Cái bóng là chi tiết rất quan trọng, là đầu mối, điểm nút của câu chuyện.

Nhân vật Vũ nương – người phụ nữ đức hạnh:
Vũ nương là người phụ nữ thùy mị, nết na lại có tư dung tốt đẹp.
Những ngày đầu làm vợ Trương Sinh, nàng đã giữ gìn khuôn phép không để dẫn đến thất hòa.
Lời dặn của nàng đậm đà tình nghĩa của người vợ hiền đối với chồng.
Khi xa chồng Vũ nương là người vợ thủy chung, nỗi buồn nhớ cứ dài theo năm tháng. Nàng còn là người dâu thảo, mẹ hiền
Nàng không mong vinh hiển chỉ mong chồng bình yên trở về. Thông cảm với những gian nan nguy hiểm mà chồng phải chịu. nàng còn nói đến nỗi nhớ nhung của mình khiến mọi người xúc động

Khi bị chồng nghi oan, Vũ nương đã có ba lời nói để giải bày
à Lời 1: Nàng cố gắng hàn gắn hạnh phúc gia đình đang có nguy cơ tan vỡ.
à Lời 2: nàng nói lên nỗi đau đớn thất vọng vì hạnh phúc gia đình đã tan vỡ.
à Lời 3: nàng thất vọng đến tột cùng, hạnh húc gia đình không thể cứu vãn được. Đành mượn dòng sông quê hương để giải bày sự trong trắng của mình

Vũ nương là người phụ nữ xinh đẹp, nết na, đảm đang, tháo vát, hiếu nghĩa với mẹ chồng, chung thủy với chồng, hết lòng vun đắp ch hạnh phúc gia đình. Lẽ ra nàng được hưởng cuộc sống hạnh phúc, vậy mà phải chết oan uổng, đau đớn.

 
W

windy_201

Văn mẫu: (chỉ mang tính gợi ý thôi )

Trong văn học Việt Nam đã có không ít tác phẩm mang tên gọi truyền kì hoặc mang tính chất truyền kí song được tôn vinh " thiên cổ kì bút " thì cho đến này chỉ có 1 Truyền Kì Mạn Lục của Nguyễn Dữ . Và Trong đó đoạn trích Chuyện người con gái Nam Xương đặc sắc nhất : đã khắc họa thành công số phận của người phụ nữ dưới chế độ xưa
Truyền Kì Mạn Lục là lọai văn chuyên gi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền . Cho nên trước đó Chuyện người con gái Nam Xương cũng đã được lưu truyền rộng rãi trong chốn dân gian . Hẳn không mấy ai không biết đến 2 bài thơ viếng thăm nàng vũ thị trong hồng đức quốc âm thi tập . 2 bài thơ đó chứng tỏ rằng câu chuyện bi thảm về người đàn bà họ Vũ vợ chàng Trương là có thật . Đã được dân gian lưu truyền . Nhưng không phải Nguyễn Dữ chỉ có làm công việc đơn giản : biển chép lại cho đúng 1 chuyện kể đã có sẵn từ những năm tháng trước đó mà còn phải nhào nặn lại câu chuyện làm cho nó gần gũi với người đọc , mang dấu ấn của thời đại mình
Truyện mở đầu bằng dòng chữ " Vũ Thị Thiết , người con gái quê ở Nam Xương ..." Tên tuổi , quê quán của nhân vật chính đã được giới thiệu rõ ràng như thế Chứ không giống như những nhân vật khác : Chàng họ Trương , ông họ Phan . Thật lạ! . Vũ Thị Thiết là người duy nhất trong truyện được nêu đầy đủ họ tên , danh tính để lưu truyền cho hậu thế . Nhưng Vũ Thị Thiết chỉ là 1 người đàn bà bình thường , thuộc giới nghèo hèn " vốn con kẻ khó " , dung mạo thì không có gì đặc biệt . Vậy mà nàng đã là 1 nhân vật lưu truyền nơi hậu thế . Có lẽ Nguyễn Dữ đã có những nhận thức tiến bộ về xã hội . Những ràng buộc khuôn pháp đã không còn vững chắc trong tâm trí ông . Ông quan tâm đến đời sống của mọi người chứ không còn mải mê tìm cảm hứng văn chương trong đội ngữ những người quý phái hay tuyệt sắc giai nhân nữa
Phải Chính từ quan niệm đó Nguyễn Dữ đã cho ra đời 1 mẫu người phụ nữ lí tưởng , tuy không phải là giai nhân những lại hội tụ những đức tính phẩm chất tốt đẹp cần có ở người phụ nữ Vũ Thị Thiết! " tính tình thùy mị nết na lại thêm tư Dung tốt đẹp " Tuy tác giả đã nói rằng 2 yếu tố bên trong và bên ngoài của nàng đều vẹn tòan . chẳng khác nào Kiều xưa kia . Thế nhưng càng vào sâu trong tác phẩm ta mới nhận ra rằng . Chữ dung đã thua chữ tài . Sau mấy lời giới thiệu đầu tiên, thì trong toàn truyện sẽ không còn những câu nào miêu tả vẻ đẹp bên ngòai của nàng ta nữa . >>> Vũ Nương đã chiếm được vị trí trong lòng chúng ta không phải là do tư dung mà do phẩm hạnh . Phẩm chất ở đây không như cô gái hái dâu Ỷ Lan hay ả đào nương diệt giặc miền Tiên Lữ . Phẩm chất Vũ Nương là về gia định . Từ khi về nhà chông Vũ Nương luôn tỏ ra là 1 người con dâu hiểu thảo , đảm đang , hay làm , biết tình chồng hay ghen Vũ Nương luôn cố gắng không để cho vợ chồng thất hòa , rồi còn lo lắng thuốc than và ma chay tế lễ đầy đủ cho mẹ chồng nữa Vũ Nương đã làm tất cả để giữ gìn , vun vén cho hạnh phúc của gia đình Thật là 1 con người tiêu biểu cho công dung ngôn hạnh ở xã hội xưa .
Trong xã hội xưa vai vế người phụ nữ trong gia đình thường là thấp hèn nhất . Mẹ chồng kiếm con dâu chỉ cốt để đày đọa , hay kiếm đứa cháu nối dõi tông đường . Cho nên mẹ chồng và con dâu thường thất hòa , không dễ hòa thuận .Nhưng trong tác phẩm ta lại thấy Vũ Nương được chính người mẹ chồng này tô đậm phẩm giá của mình . Những lời khen này càng trở nên ý nghĩa hơn , có giá trị hơn gấp bội " Chồng con nơi xa xôi chưa biết sống chết thế nào không thể về đền ơn được . Sau này , trời xét lòng thành , ban cho phúc đức , giống dòng tươi tốt , con cháu đông đàn , xanh kia quyết chẳng phụ con , cũng như con đã chẳng phụ mẹ "
Đúng là như thế . Vũ Nương thật là 1 người con gái tài sắc vẹn tọan . sống trên đời không để phụ ai , luôn đối xử ân cần với mọi người . vậy mà người con gái Nam Xương ấy đã bị phụ . Tai họa bỗng chốc ập đến . Thật đột ngột! Thật nhanh chóng ! Đến khó tin kì lạ . Mới ngày nào người con gái ấy còn thổn thức cùng chồng những lời nói thiết tha đẫm lệ : " Nhìn trăng soi thành cũ , lại sửa soạn áo rét gửi người ải xa , trông liễu rũ bãi hoang , lại thổn thức tâm tình thương người đất khách ! . Dù có thư nghìn hàng cũng không sợ cánh hồng bay bổng " Mới ngày nào cuộc tiễn biết đầy vương vấn nhơ nhung" Ngước mắt cảnh vật vẫn như cũ mà lòng người đã nhuộm mối tình muôn dặm quan san ! " Những câu viết không vưt khỏi ước lê văn chương 1 thuở nhưng lại có sức lay động lòng người lạ thường ! . Vì những tình cảm ấy rất chân thành . Vậy mà trời đã phụ lòng người chỉ " qua năm sau " thôi tất cả đều tan nát . Thay cho Trang , cho Liễu , cho " cánh hồng bay bổng " và mối tình muôn dặm quan san " chỉ còn là nỗi nghi ngờ , những lời máng nhiếc đánh đập đến thậm tệ . Công lao nuôi con dưỡng mẹ , làm tròn bổn phận con dâu đều đổ xuống sông xuông biển , tới mức " không còn có thế lại lên núi Vọng Phu nữa " Nhưng đáng buồn thay ! Tai họa này chỉ do 1 lí do không đáng nói ! . Do cái bóng ! . Vì nhớ chồng , con lại xa cách cha lâu ngày nên nàng chỉ còn biết nói cái bóng là Cha Đản . Và lòng nàng cũng xem nó là chồng . Thế là bé Đản ngây thơ nên đã tin cái bóng đó là sự thật . Và cứ lầm tưởng rằng cha mình đêm nào cũng đến mẹ Đản đi cũng đi Mẹ Đản ngôi cũng ngồi . Và khi qua tai Trương Sinh thì những lời nói hồn nhiên đó lại trở thành sự thật . Cái bóng thành người . Hại cho đời người con gái tài sắc
Chắc hẳn trong các tác phẩm văn học , Có được sự sáng tào tài tình tinh sao như chi tiết về chiếc bóng oan nghiệt này sẽ chỉ đếm trên đầu ngón tay 1 sự song trùng thật kì ảo thật đáng ngạc nhiên Bóng dần biến thành người . Cái thực lẫn lộn pha trộn cái hư , cái giả chập chờn trong cái thật . Không phải là người vô cũng thiết tha với hạnh phúc của 1 gia đình được sum vầy , đoan tụ Vũ Nương không thể nào nghĩ ra trờ chơi này . Nào ngờ chính nó đã làm tan nát đời nàng . Khi trở cái bóng in trên vách chắc hẳn người thiếu phụ chỉ muốn nguôi đi cảm giác con mình đang sống vắng cha . Nhưng hoa ra chính vì thế mà nàng đã mất chông , Đản đã mất mẹ . Nếu truyện được kể thật đúng theo trình tự thời gian thì chi tiết chiếc bóng phải được kể trước khi Trương Sinh chờ về . Nhưng không ngờ Nguyễn Dữ lại tài hoa đến như vậy . Đã ém ngẹm lại cái chi tiết giật gân ấy . Rồi búng nén ra ở 1 vị trí thích hợp đã gây ra bão giông , khuấy lên sóng gió . Không còn gì để ngăn được cơn tức tối của kẻ có tính hay ghen Trương Sinh khỏi nổ bùng. " Thú vui nghi gia nghi thật, hạnh phúc duy nhất , niềm mong ước duy nhất của 1 đời Vũ Nương trong phút chốc trở nên hoàn toàn tan vỡ .Bình đã rơi , trâm đã gãy , liễu đã tàn trước gió , sen đã rũ trong ao , người thiếu phụ chung tình mà bạc mệnh chỉ còn có thể tìm đễn cái chết để giãi bày tấm lòng trong trắng của mình
Nàng đã gieo mình xuống sông Hòang Giang tự vẫn . Và người đời sẽ lưu truyền thêm 1 tấm bi kịch về số phận người phụ nữ . Tấm bi kich về cái đẹp bị chà nát phũ phàng Tấm bi kịch này là sự đầu hàng số phận nhưng cũng là lời tố cáo thói ghen tuông ích kỉ , sự hồ đồ vũ phu của gã đàn ông và luật lệ phong kiến hà kyhắc dung túng cho sự độc ác hủ bại . Nàng đã gặp 1 người chồng tuy là con nha hào phú m song ít học lại đa nghi đến mức ghen tuông mù quáng nên không thể nhận ra sự hoàn hảo trong phẩm hạnh của nàng . Rõ ràng sự khiếm khuyết trong tính cách của nhân vật Trương Sinh đã dồn nàng đến bước đường cùng . Giá như Trương Sinh bình tĩnh tìm hiểu 1 chút thôi thì tấm bi kịch chết người kia sẽ không thể xảy ra . Nhưng đó chỉ là giá như thôi vì Nguyễn Dũ đã đặt dấu chấm than cho mọi sự đã rồi
 
L

lamthienas

guilin nói đúng đấy nếu bạn muốn post thì hăy đến khoa văn .hay la các bạn muốn chơi khác người cưng có thể là bạn thây khoa lý thường rốt văn nên bạn muốn bồi dưởng thêm hả
 
T

th4nhpr0

hic

đây là KTN,mà hầu hết những người theo tự nhiên đều ngại đọc, bạn pos một mớ thế kia thì ai đọc cho
 
9

9X_conduongtoidi

th4nhpro nói như thế là cũng ko đúng lắm đâu!nhất là môn văn muốn giỏi thì phải ham học hỏi chứ
mình nghĩ mọi người đừng post bài vào đây nữa vì đây là box lý mà !có lẽ bạn ý nhầm thật rồi!
 
L

lamthienas

Sao mÀ Đang tỪ lÝ giỜ lẠi cÓp sang vĂn thẾ nÀy

chẮc lÀ bÊn Ấy ko cÓ khÁch chỨ gÌ
 
K

kien001

long94_Thanh Hóa

trang này thực sự là trang hay đấy!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!o=>o=>
 
Top Bottom