H
hiepsymayman
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Một số suy nghĩ nhân đọc một bài thơ cổ
Quân tại Tương giang đầu
Thiếp tại Tương giang vĩ
Tương cố bất tương kiến
Đồng ẩm Tương giang thủy
Tôi biết bài thơ này từ lâu lắm rồi,nhưng tôi không hiểu nó hay ở điểm nào. Tôi thấy bài thơ rất bình thường,chẳng có bất cứ một điểm nào đặc sắc .Nhưng chẳng lẽ một bài thơ bình thường như thế lại có thể sống suốt hàng nghìn năm? Làm sao bài thơ bình thường thế mà những cây bút danh tiếng nhất nước ta như Nguyễn Du, Đoàn thị Điểm lại nhắc đến nó? Trong kiều có câu
Sông Tương một dải nông sờ
Bên trông đầu nọ bên chờ cuối kia
Đoàn thị Điểm thì có câu
Cùng ngoảnh lại và cùng chẳng thấy
Cả hai câu thơ của hai cây bút tài danh này đều bắt nguồn từ bài thơ này. Vậy tất nó phải có một điều gì đó khác biệt lắm mà tôi vẫn chưa nhận ra. Câu hỏi đó cứ luẩn quẩn theo tôi suốt hàng chục năm trời mà tôi không sao trả lời được. Cho đến tận hôm vừa rồi khi tôi viết một câu thơ “Mong đồng uống nước sông Tương một lần” thì một tia chớp bỗng bừng lên trong đầu tôi, và bài thơ hiện ra với tất cả những vẻ đẹp huyền ảo mà bấy lâu nay vẫn được dấu kín trong cái vỏ bình dị của nó
Tôi thật là đại ngốc khi tin vào lời cô gái “ Thiếp tại Tương giang vĩ”. Không! Nàng không ở cạnh sông Tương. Nàng cũng như tôi thôi . Nàng cũng chỉ biết sông Tương là nơi vua Thuấn từ biệt hai người vợ của mình và từ đấy dòng sông trở thành biểu tượng cho sự chia li và nàng đã dùng ngay con sông ấy để đổ vào đấy tất cả tình yêu nồng nàn, đắm đuối của mình
Một đôi trai tài gái sắc tình cờ gặp nhau bên một dòng sông. Không hiểu sao tôi lại luôn luôn nghĩ rằng họ gặp nhau bên một dòng sông? Có lẽ vì một tình yêu đẹp nên bắt đầu từ một nơi có phong cảnh đẹp và vì nên có một dòng sông để cho cô gái có thể dễ dàng gắn nó với dòng sông Tương của lòng mình.
Chàng trai chắc chắn phải là người mà Nguyễn Du đã từng viết
Phong tư tài mạo tót vời
Vào trong phong nhã ra ngoài hào hoa
Bởi vì nếu không phải là người như thế thì làm sao cô gái có thể bị mũi tên của thần ái tình bắn trúng ngay từ những phút đầu tiên? Còn nàng, chắc chắn nàng cũng phải đẹp lắm không những thế nàng còn rất tự tin vào sắc đẹp của mình. “Tương cố bất tương kiến” Từ “Cố” có nghĩa là ngoảnh đầu lại nhìn. Nếu nàng không đẹp, không tự tin vào sắc đẹp của mình thì làm sao nàng dám nói từ “Tương cố” cùng ngoảng lại nhìn? Cả bài thơ không có một từ nào nói về nhan sắc của hai người nhưng chúng ta, người đọc, phải tự suy ra điều đó. “Ý tại ngôn ngoại”đó chính là cái hay, cái đẹp của cổ thi nhưng nó cũng là cái rất dở của thơ cổ. Một bài thơ nếu vào tay một người có tâm hồn bay bổng, có sự liên tưởng phong phú thì bài thơ thành tuyệt vời. Nhưng cũng chính bài thơ đó mà rơi vào một người tâm hồn cằn cỗi, sức liên tưởng non nớt thì bài thơ cũng chẳng hơn một bài vè là mấy. Thơ cổ quá kín đáo ,nó đòi hỏi người đọc phải bỏ nhiều công sức mới mong thưởng thức được bài thơ một cách trọn vẹn. Chẳng thế mà truyện kiều Nguyễn Du viết đã hai trăm năm nhưng cho đến tận bây giờ ta vẫn phát hiện ra những điều rất mới lạ. Chúng ta thử xem lại đoạn Kiều khóc Từ Hải
Khóc rằng trí dũng có thừa
Vì nghe lời thiếp nên cơ hội này
Tại sao lại “Nên cơ hội này”?Tôi thì tôi muốn diễn dải lời của Kiều bằng văn xuôi-Chàng ơi! Chàng trí dũng có thừa nhưng vì chàng nghe theo lời thiếp nên bọn ******** này mới có cái “ cơ hội này” đểhãm hại chàng- Chỉ một chút thôi nhưng câu thơ đã khác hẳn từ một lời khóc đã trở thành một lời chửi rủa
Khác hẳn với thơ cổ, thơ của chúng ta bây giờ lại lại nói nhiều quá. Nói hết cả những điều cần nói khiến cho người đọc chẳng còn gì để tham gia vào bài thơ. Một bài thơ như thế , theo tôi là một bài thơ chết. Có lẽ chúng ta nên dung hòa giữa hai thái cực này
Tôi hơi lan man mất rồi. Chúng ta quay lại với bài thơ. Chúng ta nên nhớ, bài thơ này còn ra đời trước truyện Kiều gần nghìn năm. Thời của Nguyễn Du mà khi Thúy Kiều gặp Kim Trọng vẫn còn
Chàng Vương quen mặt ra chào
Hai Kiều e lệ nép vào dưới hoa
Thì đôi trai tài gái sắc của chúng ta chắc chắn không thể gặp gỡ nhau lâu được. Cuộc gặp gỡ nếu có chắc chắn là sẽ rất ngắn ngủi. Thậm chí tôi còn nghĩ rằng họ chỉ đi lướt qua nhau. Mà tôi thích cái ý nghĩ họ chỉ đi lướt qua nhau hơn. Khi vượt qua nhau rồi, Nàng chắc chắn chàng sẽ phải quay lại nhìn mình.!Mình xinh đẹp thế kia mà. Nàng cũng muốn quay lại để nhìn chàng nhưng không dám. Nàng cố kìm nén lòng mình. Đi thêm một đoạn nữa và lúc này không còn kìm nén nổi lòng mình nữa, nàng quay lại nhìn và không còn thấy bóng dáng chàng đâu. “Tương cố bất tương kiến” Nếu hình dung theo văn cảnh này thì cô gái hiện lên rực rỡ biết bao
Quân tại Tương giang đầu
Thiếp tại Tương giang vĩ
Nếu chúng ta đồng ý với nhau là nàng không ở sông Tương thì hai câu này lại có vấn đề. Tại sao chàng ở đầu sông còn nàng lại ở cuối sông? Có thể đảo ngược lại được không? Và nếu đảo ngược lại thì điều gì sẽ xảy ra? Không thể đảo ngược. Nếu nàng ở đầu sông thì sự nhớ nhung của nàng trôi theo dòng nước đến với chàng là chuyện rất bình thường bất cứ cô gái nào cũng làm được điều đó. Không hôm nay thì ngày mai thế nào rồi nỗi nhớ nhung ấy cũng phải trôi đến chỗ chàng. Nhưng cô gái của chúng ta sống mấy nghìn năm thì phải khác.Nhà thơ đã khôn khéo cho nàng ở cuối sông. Tình yêu của nàng ngược dòng nước vượt qua hơn hai ngàn dặm đến chỗ chàng trai và mỗi lần chàng trai uống dòng nước vẫn cảm nhận được hương vị của tình yêu ấy thì không phải cô gái nào cũng làm được. Nàng đúng là hiện thân của một tình yêu mãnh liệt
Bạn Hoangau có nói với tôi theo chỗ bạn biết thì câu thứ ba của bài thơ là “Tương tư bất tương kiến”. Tôi cũng có trong tay một bản in của nhà xuất bản Đại học và trung học chuyên nghiệp viết đúng như bạn nói nhưng những sách xuất bản trước năm1960 của nhà xuất bản văn học thì hay dùng câu của tôi hơn. Theo tôi một tác phẩm văn học trải qua hàng nghìn năm có nhiều dị bản là chuyện bình thường. Vấn đề là ở chỗ bản nào ta thích hơn thì ta dùng bản ấy. Bản thân tôi thích “Tương cố” hơn “Tương tư”. Tôi mong một bạn nào đó thử tiếp cận bài thơ theo hướng “Tương tư bất tương kiến” có lẽ sẽ có nhiều điều mới lạ.
Từ khi bài thơ ra đời dòng sông Tương càng trở nên nổi tiếng. Nó đã trở thành dòng sông của thi ca. Thậm chí nó còn làm lu mờ cả truyền thuyết vua Thuấn .Thế mới biết thi ca có sức mạnh biết bao
Bài thơ còn nhiều vấn đề phải bàn luận như vần thơ,tại sao bài thơ lại ngắn thế? Vấn đề ở phía chàng trai v….v nhưng bài viết cũng dài rồi sợ làm các bạn mệt. tôi xin được dừng ở đây. Nếu có bạn nào có một cách tiếp cận khác thì tôi mong được trao đổi cùng các bạn
[COLOR=#ccccf] [/COLOR]
Quân tại Tương giang đầu
Thiếp tại Tương giang vĩ
Tương cố bất tương kiến
Đồng ẩm Tương giang thủy
Tôi biết bài thơ này từ lâu lắm rồi,nhưng tôi không hiểu nó hay ở điểm nào. Tôi thấy bài thơ rất bình thường,chẳng có bất cứ một điểm nào đặc sắc .Nhưng chẳng lẽ một bài thơ bình thường như thế lại có thể sống suốt hàng nghìn năm? Làm sao bài thơ bình thường thế mà những cây bút danh tiếng nhất nước ta như Nguyễn Du, Đoàn thị Điểm lại nhắc đến nó? Trong kiều có câu
Sông Tương một dải nông sờ
Bên trông đầu nọ bên chờ cuối kia
Đoàn thị Điểm thì có câu
Cùng ngoảnh lại và cùng chẳng thấy
Cả hai câu thơ của hai cây bút tài danh này đều bắt nguồn từ bài thơ này. Vậy tất nó phải có một điều gì đó khác biệt lắm mà tôi vẫn chưa nhận ra. Câu hỏi đó cứ luẩn quẩn theo tôi suốt hàng chục năm trời mà tôi không sao trả lời được. Cho đến tận hôm vừa rồi khi tôi viết một câu thơ “Mong đồng uống nước sông Tương một lần” thì một tia chớp bỗng bừng lên trong đầu tôi, và bài thơ hiện ra với tất cả những vẻ đẹp huyền ảo mà bấy lâu nay vẫn được dấu kín trong cái vỏ bình dị của nó
Tôi thật là đại ngốc khi tin vào lời cô gái “ Thiếp tại Tương giang vĩ”. Không! Nàng không ở cạnh sông Tương. Nàng cũng như tôi thôi . Nàng cũng chỉ biết sông Tương là nơi vua Thuấn từ biệt hai người vợ của mình và từ đấy dòng sông trở thành biểu tượng cho sự chia li và nàng đã dùng ngay con sông ấy để đổ vào đấy tất cả tình yêu nồng nàn, đắm đuối của mình
Một đôi trai tài gái sắc tình cờ gặp nhau bên một dòng sông. Không hiểu sao tôi lại luôn luôn nghĩ rằng họ gặp nhau bên một dòng sông? Có lẽ vì một tình yêu đẹp nên bắt đầu từ một nơi có phong cảnh đẹp và vì nên có một dòng sông để cho cô gái có thể dễ dàng gắn nó với dòng sông Tương của lòng mình.
Chàng trai chắc chắn phải là người mà Nguyễn Du đã từng viết
Phong tư tài mạo tót vời
Vào trong phong nhã ra ngoài hào hoa
Bởi vì nếu không phải là người như thế thì làm sao cô gái có thể bị mũi tên của thần ái tình bắn trúng ngay từ những phút đầu tiên? Còn nàng, chắc chắn nàng cũng phải đẹp lắm không những thế nàng còn rất tự tin vào sắc đẹp của mình. “Tương cố bất tương kiến” Từ “Cố” có nghĩa là ngoảnh đầu lại nhìn. Nếu nàng không đẹp, không tự tin vào sắc đẹp của mình thì làm sao nàng dám nói từ “Tương cố” cùng ngoảng lại nhìn? Cả bài thơ không có một từ nào nói về nhan sắc của hai người nhưng chúng ta, người đọc, phải tự suy ra điều đó. “Ý tại ngôn ngoại”đó chính là cái hay, cái đẹp của cổ thi nhưng nó cũng là cái rất dở của thơ cổ. Một bài thơ nếu vào tay một người có tâm hồn bay bổng, có sự liên tưởng phong phú thì bài thơ thành tuyệt vời. Nhưng cũng chính bài thơ đó mà rơi vào một người tâm hồn cằn cỗi, sức liên tưởng non nớt thì bài thơ cũng chẳng hơn một bài vè là mấy. Thơ cổ quá kín đáo ,nó đòi hỏi người đọc phải bỏ nhiều công sức mới mong thưởng thức được bài thơ một cách trọn vẹn. Chẳng thế mà truyện kiều Nguyễn Du viết đã hai trăm năm nhưng cho đến tận bây giờ ta vẫn phát hiện ra những điều rất mới lạ. Chúng ta thử xem lại đoạn Kiều khóc Từ Hải
Khóc rằng trí dũng có thừa
Vì nghe lời thiếp nên cơ hội này
Tại sao lại “Nên cơ hội này”?Tôi thì tôi muốn diễn dải lời của Kiều bằng văn xuôi-Chàng ơi! Chàng trí dũng có thừa nhưng vì chàng nghe theo lời thiếp nên bọn ******** này mới có cái “ cơ hội này” đểhãm hại chàng- Chỉ một chút thôi nhưng câu thơ đã khác hẳn từ một lời khóc đã trở thành một lời chửi rủa
Khác hẳn với thơ cổ, thơ của chúng ta bây giờ lại lại nói nhiều quá. Nói hết cả những điều cần nói khiến cho người đọc chẳng còn gì để tham gia vào bài thơ. Một bài thơ như thế , theo tôi là một bài thơ chết. Có lẽ chúng ta nên dung hòa giữa hai thái cực này
Tôi hơi lan man mất rồi. Chúng ta quay lại với bài thơ. Chúng ta nên nhớ, bài thơ này còn ra đời trước truyện Kiều gần nghìn năm. Thời của Nguyễn Du mà khi Thúy Kiều gặp Kim Trọng vẫn còn
Chàng Vương quen mặt ra chào
Hai Kiều e lệ nép vào dưới hoa
Thì đôi trai tài gái sắc của chúng ta chắc chắn không thể gặp gỡ nhau lâu được. Cuộc gặp gỡ nếu có chắc chắn là sẽ rất ngắn ngủi. Thậm chí tôi còn nghĩ rằng họ chỉ đi lướt qua nhau. Mà tôi thích cái ý nghĩ họ chỉ đi lướt qua nhau hơn. Khi vượt qua nhau rồi, Nàng chắc chắn chàng sẽ phải quay lại nhìn mình.!Mình xinh đẹp thế kia mà. Nàng cũng muốn quay lại để nhìn chàng nhưng không dám. Nàng cố kìm nén lòng mình. Đi thêm một đoạn nữa và lúc này không còn kìm nén nổi lòng mình nữa, nàng quay lại nhìn và không còn thấy bóng dáng chàng đâu. “Tương cố bất tương kiến” Nếu hình dung theo văn cảnh này thì cô gái hiện lên rực rỡ biết bao
Quân tại Tương giang đầu
Thiếp tại Tương giang vĩ
Nếu chúng ta đồng ý với nhau là nàng không ở sông Tương thì hai câu này lại có vấn đề. Tại sao chàng ở đầu sông còn nàng lại ở cuối sông? Có thể đảo ngược lại được không? Và nếu đảo ngược lại thì điều gì sẽ xảy ra? Không thể đảo ngược. Nếu nàng ở đầu sông thì sự nhớ nhung của nàng trôi theo dòng nước đến với chàng là chuyện rất bình thường bất cứ cô gái nào cũng làm được điều đó. Không hôm nay thì ngày mai thế nào rồi nỗi nhớ nhung ấy cũng phải trôi đến chỗ chàng. Nhưng cô gái của chúng ta sống mấy nghìn năm thì phải khác.Nhà thơ đã khôn khéo cho nàng ở cuối sông. Tình yêu của nàng ngược dòng nước vượt qua hơn hai ngàn dặm đến chỗ chàng trai và mỗi lần chàng trai uống dòng nước vẫn cảm nhận được hương vị của tình yêu ấy thì không phải cô gái nào cũng làm được. Nàng đúng là hiện thân của một tình yêu mãnh liệt
Bạn Hoangau có nói với tôi theo chỗ bạn biết thì câu thứ ba của bài thơ là “Tương tư bất tương kiến”. Tôi cũng có trong tay một bản in của nhà xuất bản Đại học và trung học chuyên nghiệp viết đúng như bạn nói nhưng những sách xuất bản trước năm1960 của nhà xuất bản văn học thì hay dùng câu của tôi hơn. Theo tôi một tác phẩm văn học trải qua hàng nghìn năm có nhiều dị bản là chuyện bình thường. Vấn đề là ở chỗ bản nào ta thích hơn thì ta dùng bản ấy. Bản thân tôi thích “Tương cố” hơn “Tương tư”. Tôi mong một bạn nào đó thử tiếp cận bài thơ theo hướng “Tương tư bất tương kiến” có lẽ sẽ có nhiều điều mới lạ.
Từ khi bài thơ ra đời dòng sông Tương càng trở nên nổi tiếng. Nó đã trở thành dòng sông của thi ca. Thậm chí nó còn làm lu mờ cả truyền thuyết vua Thuấn .Thế mới biết thi ca có sức mạnh biết bao
Bài thơ còn nhiều vấn đề phải bàn luận như vần thơ,tại sao bài thơ lại ngắn thế? Vấn đề ở phía chàng trai v….v nhưng bài viết cũng dài rồi sợ làm các bạn mệt. tôi xin được dừng ở đây. Nếu có bạn nào có một cách tiếp cận khác thì tôi mong được trao đổi cùng các bạn
[COLOR=#ccccf] [/COLOR]