- 10 Tháng tám 2021
- 1,501
- 1
- 1,435
- 231
- 20
- Cà Mau
- Trường THPT Thới Bình


1. Quang Dũng
“Quang Dũng đứng riêng một ốc đảo, đặc biệt với bài thơ Tây Tiến, ông không có điểm gì chung với những nhà thơ khác, ông đứng biệt lập như một hòn đảo giữa các nhà thơ kháng chiến". - Vũ Quần Phương
2. Nhà thơ Quang Dũng như "bóng mây qua đình Việt" và là một áng mây bay qua sông núi nước Việt. Mây Quang Dũng bay đến đâu, hoa lá cỏ cây và núi sông như có hồn theo đến đấy. - Nhà thơ Vân Long
3. “Quang Dũng cũng là một cây bút năng nổ, người ta còn nhớ tên bài bút ký Xiếc khỉ của ông nhưng cần biết rằng bài đó nằm trong cả loạt bút ký mà Quang Dũng gọi là "tập ảnh" về các sinh hoạt văn hóa văn nghệ ngoài đời thường của dân thường ở vùng Hà Nội đương thời." - Lại Nguyễn Ân
2. Xuân Quỳnh
“Thơ Xuân Quỳnh là thơ của một cánh chuồn chuồn bay tìm chỗ nương thân trong nắng nôi dông bão của cuộc đời ..." - TS Chu Văn Sơn
2. “Thơ Xuân Quỳnh chất chứa tình yêu thương con người, như một "bản năng gốc", từ đó làm nên chất thơ rất đậm nét ở chị. Xuân Quỳnh làm thơ dễ dàng, như lời “tự hát" ấp ủ từ đâu đó, ngân nga mỗi khi có dịp, câu thơ trôi chảy kể cả những khi diễn đạt những điều tế nhị, sâu kín. Những tình cảm được biểu hiện tự nhiên, chân thực, một cách đầy chất thơ" - Nhà thơ Lê Thành Nghị
3. "Xuân Quỳnh không có gì hết ngoài trái tim biết yêu, nhưng trái tim ấy đã nói lên thành thơ và chị trở thành nhà thơ nữ lớn nhất thế kỷ này của Việt Nam chỉ bằng trái tim chân thành và vô giá ấy." - Phan Ngọc
3.Tố Hữu
“Với Tố Hữu, thơ là vũ khí đấu tranh cách mạng. Đó chính là đặc sắc và cũng là bí quyết độc đáo của Tố Hữu trong thơ ca." - Đặng Thai Mai
2. “Thơ là đi giữa nhạc và ý. Rơi vào cái vực ý thì thơ sẽ sâu, nhưng rất dễ khô khan. Rơi vào cái vực nhạc thì thơ dễ làm say đắm lòng người nhưng cũng dễ nông cạn. Tố Hữu đã giữ được thế quân bình giữa hai vực thu hút ấy. Thơ anh vừa ru người trong nhạc vừa thức người bằng ý." – Nhà thơ Chế Lan Viên -
3. “Tố Hữu không tô vẽ lên nhân vật quần chúng những nét sơn hào nhoáng, giả tạo. Tình cảm của nhân vật thơ anh biểu hiện lên từ bản chất giai cấp, từ đời sống thực.” - Hoàng Trung Thông
4. Nguyễn Khoa Điềm
“Thơ ca Nguyễn Khoa Điềm chứa đựng nhiều chất liệu văn học và văn hóa dân gian. Câu thơ dù ở thể thơ truyền thống hay thơ tự do bao giờ cũng phảng phất phong vị của ca dao, tục ngữ. Chất hiền minh của trí tuệ dân gian thấm đẫm trong từng từ" - Nguyễn Quang Thiều
2. "Anh không bắt đầu thơ mình từ sách vở từ phòng văn, mà từ hiện thực cuộc chiến đấu của nhân dân, đất nước... Thơ anh vừa có cái tươi tắn của một tâm hồn trẻ, vừa có cái hào hùng vang dội, cái dịu ngọt của đất Huế, người Huế" - Mai Quốc Liên
3. "Nếu như trong thơ Nguyễn Đình Thi, hình ảnh đất nước hào hoa, kiêu hãnh, lãng mạn và tràn đầy sức sống thì trong thơ Nguyễn Khoa Điềm hình ảnh đất nước lại giàu có về văn hóa, là sức mạnh của chân lý." – Huy Văn
( Trích lớp văn chị Hiên )
“Quang Dũng đứng riêng một ốc đảo, đặc biệt với bài thơ Tây Tiến, ông không có điểm gì chung với những nhà thơ khác, ông đứng biệt lập như một hòn đảo giữa các nhà thơ kháng chiến". - Vũ Quần Phương
2. Nhà thơ Quang Dũng như "bóng mây qua đình Việt" và là một áng mây bay qua sông núi nước Việt. Mây Quang Dũng bay đến đâu, hoa lá cỏ cây và núi sông như có hồn theo đến đấy. - Nhà thơ Vân Long
3. “Quang Dũng cũng là một cây bút năng nổ, người ta còn nhớ tên bài bút ký Xiếc khỉ của ông nhưng cần biết rằng bài đó nằm trong cả loạt bút ký mà Quang Dũng gọi là "tập ảnh" về các sinh hoạt văn hóa văn nghệ ngoài đời thường của dân thường ở vùng Hà Nội đương thời." - Lại Nguyễn Ân
2. Xuân Quỳnh
“Thơ Xuân Quỳnh là thơ của một cánh chuồn chuồn bay tìm chỗ nương thân trong nắng nôi dông bão của cuộc đời ..." - TS Chu Văn Sơn
2. “Thơ Xuân Quỳnh chất chứa tình yêu thương con người, như một "bản năng gốc", từ đó làm nên chất thơ rất đậm nét ở chị. Xuân Quỳnh làm thơ dễ dàng, như lời “tự hát" ấp ủ từ đâu đó, ngân nga mỗi khi có dịp, câu thơ trôi chảy kể cả những khi diễn đạt những điều tế nhị, sâu kín. Những tình cảm được biểu hiện tự nhiên, chân thực, một cách đầy chất thơ" - Nhà thơ Lê Thành Nghị
3. "Xuân Quỳnh không có gì hết ngoài trái tim biết yêu, nhưng trái tim ấy đã nói lên thành thơ và chị trở thành nhà thơ nữ lớn nhất thế kỷ này của Việt Nam chỉ bằng trái tim chân thành và vô giá ấy." - Phan Ngọc
3.Tố Hữu
“Với Tố Hữu, thơ là vũ khí đấu tranh cách mạng. Đó chính là đặc sắc và cũng là bí quyết độc đáo của Tố Hữu trong thơ ca." - Đặng Thai Mai
2. “Thơ là đi giữa nhạc và ý. Rơi vào cái vực ý thì thơ sẽ sâu, nhưng rất dễ khô khan. Rơi vào cái vực nhạc thì thơ dễ làm say đắm lòng người nhưng cũng dễ nông cạn. Tố Hữu đã giữ được thế quân bình giữa hai vực thu hút ấy. Thơ anh vừa ru người trong nhạc vừa thức người bằng ý." – Nhà thơ Chế Lan Viên -
3. “Tố Hữu không tô vẽ lên nhân vật quần chúng những nét sơn hào nhoáng, giả tạo. Tình cảm của nhân vật thơ anh biểu hiện lên từ bản chất giai cấp, từ đời sống thực.” - Hoàng Trung Thông
4. Nguyễn Khoa Điềm
“Thơ ca Nguyễn Khoa Điềm chứa đựng nhiều chất liệu văn học và văn hóa dân gian. Câu thơ dù ở thể thơ truyền thống hay thơ tự do bao giờ cũng phảng phất phong vị của ca dao, tục ngữ. Chất hiền minh của trí tuệ dân gian thấm đẫm trong từng từ" - Nguyễn Quang Thiều
2. "Anh không bắt đầu thơ mình từ sách vở từ phòng văn, mà từ hiện thực cuộc chiến đấu của nhân dân, đất nước... Thơ anh vừa có cái tươi tắn của một tâm hồn trẻ, vừa có cái hào hùng vang dội, cái dịu ngọt của đất Huế, người Huế" - Mai Quốc Liên
3. "Nếu như trong thơ Nguyễn Đình Thi, hình ảnh đất nước hào hoa, kiêu hãnh, lãng mạn và tràn đầy sức sống thì trong thơ Nguyễn Khoa Điềm hình ảnh đất nước lại giàu có về văn hóa, là sức mạnh của chân lý." – Huy Văn
( Trích lớp văn chị Hiên )