Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
A. Tác giả
Trần Tế Xương ( 1870- 1907) thường gọi là Tú Xương, quê ở làng Vị Xuyên, huyện Mĩ Lộc, Nam Định. Ông có cá tính rất phóng túng nên dù có tài nhưng thi đến tám lần chỉ đỗ tú tài. Tú Xương sống trong giai đoạn giao thời giữa lúc xã hội phong kiến chuyển thành thực dân nửa phong kiến. Nam Định là nơi diễn ra cuộc sống ấy sớm hơn và khá tập trung. Đó chính là hiện thực mà Tú Xương đã phản ánh rất sinh động và sắc nét trong tiếng thơ trào phúng của mình.
B. Tác phẩm
Thương vợ được viết khoảng 1896- 1897. nhà thơ có đến mấy bài thơ viết về vợ. Tú Xương rất yêu thương vợ, bài thơ thể hiện được cả hai mặt của thơ Tú Xương vừa ân tình vừa hóm hỉnh
Thương vợ là bài thơ thất ngôn bát cú đường luật. Chúng ta sẽ phân tích bài thơ theo kết cấu 4 phần: Đề, thực, luận, kết
1. Hai câu đề
" Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng”
- Hoàn cảnh bà Tú: mang gánh nặng gia đình, quanh năm lặn lội "mom sông"
+ Thời gian "quanh năm": làm việc liên tục, không trừ ngày nào, hết năm này qua năm khác
+ Địa điểm "mom sông": phần đất nhô ra phía lòng sông không ổn định.
⇒ Công việc và hoàn cảnh làm ăn vất vả, ngược xuôi, không vững vàng, ổn định
- Lí do:
+ "nuôi": chăm sóc hoàn toàn
+ "đủ năm con với một chồng": một mình bà Tú phải nuôi cả gia đình, không thiếu cũng không dư.
⇒ Bản thân việc nuôi con là người bình thường, nhưng ngoài ra người phụ nữ còn nuôi chồng ⇒ hoàn cảnh éo le trái ngang
+ Cách dùng số đếm độc đáo để người đọc cảm thấy "một chồng" bằng cả "năm con", ông Tú nhận mình cũng là đứa con đặc biệt. Kết hợp với cách ngắt nhịp 4/3 thể hiện nỗi cực nhọc của vợ.
⇒ Bà Tú là người đảm đang, chu đáo với chồng con.
2. Hai câu thực
Lặn lội thân cò khi quãng vắng: có ý từ ca dao “Con cò lặn lội bờ sông” nhưng sáng tạo hơn nhiều (cách đảo từ lặn lội lên đầu hay thay thế con cò bằng thân cò):
+ “Lặn lội”: Sự lam lũ, cực nhọc, nỗi gian truân, lo lắng
+ Hình ảnh “thân cò”: gợi nỗi vất vả, đơn chiếc khi làm ăn ⇒ gợi tả nỗi đau thân phận và mang tình khái quát
+ “khi quãng vắng”: thời gian, không gian heo hút rợn ngợp, chứa đầy những nguy hiểm lo âu
⇒ Sự vất vả gian truân của bà Tú càng được nhấn mạnh thông qua nghệ thuật ẩn dụ
- “Eo sèo… buổi đò đông”: gợi cảnh chen lấn, xô đẩy, giành giật ẩn chứa sự bất trắc
+ Buổi đò đông: Sự chen lấn, xô đẩy trong hoàn cranh đông đúc cũng chứa đầy những sự nguy hiểm, lo âu
- Nghệ thuật đảo ngữ, phép đối, hoán dụ, ẩn dụ, sáng tạo từ hình ảnh dân gian nhấn mạnh sự lao động khổ cực của bà Tú.
⇒ Thực cảnh mưu sinh của bà Tú: Không gian, thời gian rợn ngợp, nguy hiểm đồng thời thể hiện lòng xót thương da diết của ông Tú.
3. Hai câu luận
" Một duyên hai nợ âu đành phận
Năm nắng mười mưa dám quản công"
“Duyên” là duyên số, duyên phận, là cái “nợ” đời mà bà Tú phải cam phận, chịu đựng. “Nắng”, “mưa” tượng trưng cho mọi vất vả, khổ cực. Các số từ trong câu thơ tăng dần lên: “một… hai… năm… mười… làm nổi rõ đức hi sinh thầm lặng của bà Tú, một người phụ nữ chịu thương, chịu khó vì sự ấm no, hạnh phúc của chồng con và gia đình. “Âu đành phận”, … “dám quản công” … giọng thơ nhiều xót xa, thương cảm, thương mình, thương gia cảnh nhiều éo le.
Tóm lại, sáu câu thơ đầu bằng tấm lòng biết ơn và cảm phục, Tú Xương đã phác họa một vài nét rất chân thực và cảm động về hình ảnh bà Tú, người vợ hiền thảo của mình với bao đức tính đáng quý: đảm đang, tần tảo, chịu thương chịu khó, thầm lăng hi sinh cho hạnh phúc gia đình. Tú Xương thể hiện một tài năng điêu luyện trong sử dụng ngôn ngữ và sáng tạo hình ảnh. Các từ láy, các số từ, phép đôi, thành ngữ và hình ảnh “thân Cò” … đã tạo nên ấn tượng và sức hấp dẫn văn chương.
4. Hai câu kết
Đây là 2 câu kết rất Tú Xương. Nhà thơ mượn lời người vợ để tự chửi mình. Chửi vì điều gì? một người chồng ngồi không ăn bám vợ thành một gánh nặng trên vai bà Tú. Đã thế lại không biết làm gì để đỡ đần cho vợ. Để cùng vợ lo toan công việc cho gia đình. Tiếng chửi đó quả không sai chút nào.
Đúng là Tú Xương đã ý thức được cái vô tích sự của mình, tuy nhiên để viết ra được điều đó đã là sự ăn năn nể trọng vợ biết bao nhiêu. Ông luôn mang ơn vợ chỉ là không có cách nào không biết phải làm gì để giúp vợ mà thôi.
Trần Tế Xương ( 1870- 1907) thường gọi là Tú Xương, quê ở làng Vị Xuyên, huyện Mĩ Lộc, Nam Định. Ông có cá tính rất phóng túng nên dù có tài nhưng thi đến tám lần chỉ đỗ tú tài. Tú Xương sống trong giai đoạn giao thời giữa lúc xã hội phong kiến chuyển thành thực dân nửa phong kiến. Nam Định là nơi diễn ra cuộc sống ấy sớm hơn và khá tập trung. Đó chính là hiện thực mà Tú Xương đã phản ánh rất sinh động và sắc nét trong tiếng thơ trào phúng của mình.
B. Tác phẩm
Thương vợ được viết khoảng 1896- 1897. nhà thơ có đến mấy bài thơ viết về vợ. Tú Xương rất yêu thương vợ, bài thơ thể hiện được cả hai mặt của thơ Tú Xương vừa ân tình vừa hóm hỉnh
Thương vợ là bài thơ thất ngôn bát cú đường luật. Chúng ta sẽ phân tích bài thơ theo kết cấu 4 phần: Đề, thực, luận, kết
1. Hai câu đề
" Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng”
- Hoàn cảnh bà Tú: mang gánh nặng gia đình, quanh năm lặn lội "mom sông"
+ Thời gian "quanh năm": làm việc liên tục, không trừ ngày nào, hết năm này qua năm khác
+ Địa điểm "mom sông": phần đất nhô ra phía lòng sông không ổn định.
⇒ Công việc và hoàn cảnh làm ăn vất vả, ngược xuôi, không vững vàng, ổn định
- Lí do:
+ "nuôi": chăm sóc hoàn toàn
+ "đủ năm con với một chồng": một mình bà Tú phải nuôi cả gia đình, không thiếu cũng không dư.
⇒ Bản thân việc nuôi con là người bình thường, nhưng ngoài ra người phụ nữ còn nuôi chồng ⇒ hoàn cảnh éo le trái ngang
+ Cách dùng số đếm độc đáo để người đọc cảm thấy "một chồng" bằng cả "năm con", ông Tú nhận mình cũng là đứa con đặc biệt. Kết hợp với cách ngắt nhịp 4/3 thể hiện nỗi cực nhọc của vợ.
⇒ Bà Tú là người đảm đang, chu đáo với chồng con.
2. Hai câu thực
Lặn lội thân cò khi quãng vắng: có ý từ ca dao “Con cò lặn lội bờ sông” nhưng sáng tạo hơn nhiều (cách đảo từ lặn lội lên đầu hay thay thế con cò bằng thân cò):
+ “Lặn lội”: Sự lam lũ, cực nhọc, nỗi gian truân, lo lắng
+ Hình ảnh “thân cò”: gợi nỗi vất vả, đơn chiếc khi làm ăn ⇒ gợi tả nỗi đau thân phận và mang tình khái quát
+ “khi quãng vắng”: thời gian, không gian heo hút rợn ngợp, chứa đầy những nguy hiểm lo âu
⇒ Sự vất vả gian truân của bà Tú càng được nhấn mạnh thông qua nghệ thuật ẩn dụ
- “Eo sèo… buổi đò đông”: gợi cảnh chen lấn, xô đẩy, giành giật ẩn chứa sự bất trắc
+ Buổi đò đông: Sự chen lấn, xô đẩy trong hoàn cranh đông đúc cũng chứa đầy những sự nguy hiểm, lo âu
- Nghệ thuật đảo ngữ, phép đối, hoán dụ, ẩn dụ, sáng tạo từ hình ảnh dân gian nhấn mạnh sự lao động khổ cực của bà Tú.
⇒ Thực cảnh mưu sinh của bà Tú: Không gian, thời gian rợn ngợp, nguy hiểm đồng thời thể hiện lòng xót thương da diết của ông Tú.
3. Hai câu luận
" Một duyên hai nợ âu đành phận
Năm nắng mười mưa dám quản công"
“Duyên” là duyên số, duyên phận, là cái “nợ” đời mà bà Tú phải cam phận, chịu đựng. “Nắng”, “mưa” tượng trưng cho mọi vất vả, khổ cực. Các số từ trong câu thơ tăng dần lên: “một… hai… năm… mười… làm nổi rõ đức hi sinh thầm lặng của bà Tú, một người phụ nữ chịu thương, chịu khó vì sự ấm no, hạnh phúc của chồng con và gia đình. “Âu đành phận”, … “dám quản công” … giọng thơ nhiều xót xa, thương cảm, thương mình, thương gia cảnh nhiều éo le.
Tóm lại, sáu câu thơ đầu bằng tấm lòng biết ơn và cảm phục, Tú Xương đã phác họa một vài nét rất chân thực và cảm động về hình ảnh bà Tú, người vợ hiền thảo của mình với bao đức tính đáng quý: đảm đang, tần tảo, chịu thương chịu khó, thầm lăng hi sinh cho hạnh phúc gia đình. Tú Xương thể hiện một tài năng điêu luyện trong sử dụng ngôn ngữ và sáng tạo hình ảnh. Các từ láy, các số từ, phép đôi, thành ngữ và hình ảnh “thân Cò” … đã tạo nên ấn tượng và sức hấp dẫn văn chương.
4. Hai câu kết
Đây là 2 câu kết rất Tú Xương. Nhà thơ mượn lời người vợ để tự chửi mình. Chửi vì điều gì? một người chồng ngồi không ăn bám vợ thành một gánh nặng trên vai bà Tú. Đã thế lại không biết làm gì để đỡ đần cho vợ. Để cùng vợ lo toan công việc cho gia đình. Tiếng chửi đó quả không sai chút nào.
Đúng là Tú Xương đã ý thức được cái vô tích sự của mình, tuy nhiên để viết ra được điều đó đã là sự ăn năn nể trọng vợ biết bao nhiêu. Ông luôn mang ơn vợ chỉ là không có cách nào không biết phải làm gì để giúp vợ mà thôi.