- 22 Tháng tám 2021
- 1,199
- 2,901
- 346
- 21
- Gia Lai
- THPT Chuyên Hùng Vương
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Hello, nhân một ngày đăng kí học phần quá là fail, thì mình lại ngoi lên tâm sự một chút đây, bài viết này muốn gửi đến các em lớp 9, và các em đang học cấp 3 nên mình xin phép xưng chị-em nhaa.
Thời gian cuối cấp chắc hẳn rất áp lực, thi vào cấp 3 hoặc thi đại học nè, chắc hẳn hầu hết ai cũng muốn sẽ đậu vào trường chuyên, lớp chọn hay trường tốt một xí. Rồi sẽ có những phụ huynh sẽ nói "Ráng thi đậu chuyên, không đậu quê với các bạn khác lắm", học hành mệt mỏi mà còn bị những áp lực phải đậu cái này phải đậu cái kia chắc hẳn không ít các bạn sẽ trở nên tiêu cực. Nhưng khoan, dù có suy nghĩ tiêu cực cỡ nào cũng không được nghĩ quẩn nha, rồi từ từ mọi chuyện cũng sẽ qua hết thôi. Vì chị cũng từng là một trong những trường hợp này nên khi qua rồi chị cảm thấy lúc đó suy nghĩ thật trẻ con, nhưng tại thời điểm đó thì cứ nghĩ vậy là đúng, cũng may là chưa có chuyện gì đáng tiếc xảy ra hehe
1. Thi xong phải xoã? Nên hay không nên?
Khi đậu vào trường mình mong muốn rồi thì sẽ có suy nghĩ là "Ôn thi cực khổ vậy rồi, cuối cùng cũng đậu, xoã thôi". Ok đây chính xác là suy nghĩ của chị 3 năm về trước, cũng "nhờ" suy nghĩ đó mà HKI lớp 10 là năm đầu tiên rớt học sinh giỏi vì liệt chính môn chuyên của mình. Lúc đó chị nghĩ thi đậu rồi, chơi cho đã rồi học, thế là cuối kì thi được đâu đó 5,6 thì phải . Nên là với kinh nghiệm của một người đi trước, chị khuyên là dù có đạt được thành tựu gì hay thất bại gì, thì hãy quên nó đi ngay, có thể là vui hay buồn vài ngày vài tuần đó, chị không phải là không cho mấy đứa buồn hay vui, mà buồn thì buồn cũng đừng buồn lâu, và vui thì cũng đừng vui quá lâu. Sau đó hãy quên đi, mình bắt đầu một trang mới, cái cột mốc đó không phải là cái đích, mà nó chỉ mở ra các chặng đường khác gian nan hơn thôi, nếu cho phép bản thân nghỉ ngơi thì chắc chắn bị dập tơi bời. Chị không nói là không đươc thư giãn hay gì hết, mà ý chị là đừng xoã quá đà như chị :< hối hận không kịp luôn.
2. Còn 3 năm nữa mới thi đại học, từ từ tính?
Chị nghĩ các em nên suy nghĩ chọn cho mình một ngành mà mình yêu thích để theo đuổi, nếu không có thì cũng nên suy nghĩ một ngành phù hợp với điểm mạnh cũng như điểm yếu của bản thân. Chuẩn bị từ sớm mình sẽ học gì, thi ngành đó thì có những khối nào (A00,A01,B00,...) chứ đừng như chị, chị cứ nghĩ là: "Còn lâu mới thi, từ từ rồi chọn ngành sau". Thế là chớp mắt đến lúc điền nguyện vọng, chị vẫn không biết đi ngành gì, tới lúc thi đại học xong chị vẫn không biết nên học cái gì, đến tận ngày đổi nguyện vọng chị vẫn còn hỏi mẹ là nên học gì.
3. Nghe người ta nói ... ?
Sống ở thời đại 4.0 như bây giờ, mọi thông tin các em cần đều có ở trên mạng, nên tự tìm hiểu thay vì nghe người ta nói... Đây cũng là một lỗi mà chị mắc phải, lúc đó nghe người ta nói là xét học bạ chỉ có mấy trường làng mới xét thôi, mấy trường top làm gì có xét, thế là chị mặc kệ cái học bạ của chị toàn 6 phẩy 7 phẩy. Một lời khuyên là nên chăm chỉ học để có một học bạ đẹp nha mấy đứa. Giờ trường nào cũng có xét học bạ hết, rồi thêm mấy tiêu chí phụ là đủ đậu mà khỏi ôn thi THPTQG căng thẳng luôn (ý chị là không áp lực về điểm thi á, chứ vẫn phải thi để đậu tốt nghiệp). Giờ nghĩ lại chị thấy mấy cái lời người khác nói chả đúng gì cả, mà sao lúc đó chị tin sái cổ ấy, chắc cứ nghĩ người lớn nói đúng, rồi không đi kiểm chứng lại luôn.
4. Tiêu chí phụ xét tuyển thẳng?
Đầu tiên phải kể đến là các bằng tiếng anh như IELTS, TOEFL,... Ai có điều kiện thì nên đi học từ sớm nha, giờ hầu hết các trường đều ưu tiên các bằng tiếng anh, có bằng tiếng anh và một chiếc học bạ đẹp thì không phải lo rồi, với lại sau này lên đại học nó cũng là tiêu chuẩn đầu ra của hầu hết các trường nữa, tiếp cận càng sớm càng tốt nè. Tiếp theo là các kì thi tuyển chọn học sinh giỏi Quốc gia, cái này thì sẽ hơi khó, nên nếu chọn theo con đường này thì nhất định phải cố gắng đạt giải, chứ không mọi thứ lại bắt đầu bằng con số 0, về ôn thi đại học sẽ rất vất vả. Nói chung mấy cái này thì mấy đứa cứ tìm hiểu là trường mình muốn thi có những phương thức nào, tiêu chí của từng phương thức ra sao, để tăng cơ hội đậu cao nhất. Chứ cũng đừng chỉ nghe chị Giang nói mà không tìm hiểu nha
5. Kì thi đánh giá năng lực (dành cho lớp 12)
Một chiếc kì thi phù hợp với mọi học sinh, các em đừng nghĩ là muốn thi kì thi này phải học đều tất cả các môn, nó có nhiều môn thật đấy, nhưng không sao cả, chị nói thật lòng là ban đầu đi thi chỉ vì muốn nghỉ học trên trường một ngày đi chơi với anh em cho vui, nên đăng kí chứ không ôn gì luôn, chị cũng thấy bạn chị đều học lệch một khối nhưng đi thi thì điểm toàn là 800-900, những ai có nền sẵn từ các lớp dưới và may mắn lụi trúng thì 900+ là chuyện bình thường luôn. Tụi em có tin là bạn chị thi đại học 25,4 nhưng đậu ngành 27,55 vì xét kết quả đánh giá năng lực đậu trước rồi không? Nếu không thi ĐGNL thì sao đậu được ngành này đây. Vì trường chị chỉ học chủ yếu 3 môn chính thôi, nên cũng k có ôn gì nhiều hết, làm sơ qua một đề minh hoạ để nắm form đề rồi cứ thế đi thi, làm được môn nào thì làm, không làm được thì lụi, rồi hên xui may rủi thôi. Nếu cao thì tốt, còn không thì chả ảnh hưởng gì cả, coi như mình trải nghiệm, thi cho biết ... Chị có một số tips làm bài ở kì thi ĐGNL này, ai quan tâm thì có thể cmt bên dưới chị sẽ nói rõ hơn nha.
Chắc tạm thời chỉ có những điều trên thôi, còn những cái gì khác về kinh nghiệm làm bài hay ôn thi thì nếu các em cần thì có thể cmt bên dưới để khi nào rảnh chị sẽ viết tiếp
Thời gian cuối cấp chắc hẳn rất áp lực, thi vào cấp 3 hoặc thi đại học nè, chắc hẳn hầu hết ai cũng muốn sẽ đậu vào trường chuyên, lớp chọn hay trường tốt một xí. Rồi sẽ có những phụ huynh sẽ nói "Ráng thi đậu chuyên, không đậu quê với các bạn khác lắm", học hành mệt mỏi mà còn bị những áp lực phải đậu cái này phải đậu cái kia chắc hẳn không ít các bạn sẽ trở nên tiêu cực. Nhưng khoan, dù có suy nghĩ tiêu cực cỡ nào cũng không được nghĩ quẩn nha, rồi từ từ mọi chuyện cũng sẽ qua hết thôi. Vì chị cũng từng là một trong những trường hợp này nên khi qua rồi chị cảm thấy lúc đó suy nghĩ thật trẻ con, nhưng tại thời điểm đó thì cứ nghĩ vậy là đúng, cũng may là chưa có chuyện gì đáng tiếc xảy ra hehe
1. Thi xong phải xoã? Nên hay không nên?
Khi đậu vào trường mình mong muốn rồi thì sẽ có suy nghĩ là "Ôn thi cực khổ vậy rồi, cuối cùng cũng đậu, xoã thôi". Ok đây chính xác là suy nghĩ của chị 3 năm về trước, cũng "nhờ" suy nghĩ đó mà HKI lớp 10 là năm đầu tiên rớt học sinh giỏi vì liệt chính môn chuyên của mình. Lúc đó chị nghĩ thi đậu rồi, chơi cho đã rồi học, thế là cuối kì thi được đâu đó 5,6 thì phải . Nên là với kinh nghiệm của một người đi trước, chị khuyên là dù có đạt được thành tựu gì hay thất bại gì, thì hãy quên nó đi ngay, có thể là vui hay buồn vài ngày vài tuần đó, chị không phải là không cho mấy đứa buồn hay vui, mà buồn thì buồn cũng đừng buồn lâu, và vui thì cũng đừng vui quá lâu. Sau đó hãy quên đi, mình bắt đầu một trang mới, cái cột mốc đó không phải là cái đích, mà nó chỉ mở ra các chặng đường khác gian nan hơn thôi, nếu cho phép bản thân nghỉ ngơi thì chắc chắn bị dập tơi bời. Chị không nói là không đươc thư giãn hay gì hết, mà ý chị là đừng xoã quá đà như chị :< hối hận không kịp luôn.
2. Còn 3 năm nữa mới thi đại học, từ từ tính?
Chị nghĩ các em nên suy nghĩ chọn cho mình một ngành mà mình yêu thích để theo đuổi, nếu không có thì cũng nên suy nghĩ một ngành phù hợp với điểm mạnh cũng như điểm yếu của bản thân. Chuẩn bị từ sớm mình sẽ học gì, thi ngành đó thì có những khối nào (A00,A01,B00,...) chứ đừng như chị, chị cứ nghĩ là: "Còn lâu mới thi, từ từ rồi chọn ngành sau". Thế là chớp mắt đến lúc điền nguyện vọng, chị vẫn không biết đi ngành gì, tới lúc thi đại học xong chị vẫn không biết nên học cái gì, đến tận ngày đổi nguyện vọng chị vẫn còn hỏi mẹ là nên học gì.
3. Nghe người ta nói ... ?
Sống ở thời đại 4.0 như bây giờ, mọi thông tin các em cần đều có ở trên mạng, nên tự tìm hiểu thay vì nghe người ta nói... Đây cũng là một lỗi mà chị mắc phải, lúc đó nghe người ta nói là xét học bạ chỉ có mấy trường làng mới xét thôi, mấy trường top làm gì có xét, thế là chị mặc kệ cái học bạ của chị toàn 6 phẩy 7 phẩy. Một lời khuyên là nên chăm chỉ học để có một học bạ đẹp nha mấy đứa. Giờ trường nào cũng có xét học bạ hết, rồi thêm mấy tiêu chí phụ là đủ đậu mà khỏi ôn thi THPTQG căng thẳng luôn (ý chị là không áp lực về điểm thi á, chứ vẫn phải thi để đậu tốt nghiệp). Giờ nghĩ lại chị thấy mấy cái lời người khác nói chả đúng gì cả, mà sao lúc đó chị tin sái cổ ấy, chắc cứ nghĩ người lớn nói đúng, rồi không đi kiểm chứng lại luôn.
4. Tiêu chí phụ xét tuyển thẳng?
Đầu tiên phải kể đến là các bằng tiếng anh như IELTS, TOEFL,... Ai có điều kiện thì nên đi học từ sớm nha, giờ hầu hết các trường đều ưu tiên các bằng tiếng anh, có bằng tiếng anh và một chiếc học bạ đẹp thì không phải lo rồi, với lại sau này lên đại học nó cũng là tiêu chuẩn đầu ra của hầu hết các trường nữa, tiếp cận càng sớm càng tốt nè. Tiếp theo là các kì thi tuyển chọn học sinh giỏi Quốc gia, cái này thì sẽ hơi khó, nên nếu chọn theo con đường này thì nhất định phải cố gắng đạt giải, chứ không mọi thứ lại bắt đầu bằng con số 0, về ôn thi đại học sẽ rất vất vả. Nói chung mấy cái này thì mấy đứa cứ tìm hiểu là trường mình muốn thi có những phương thức nào, tiêu chí của từng phương thức ra sao, để tăng cơ hội đậu cao nhất. Chứ cũng đừng chỉ nghe chị Giang nói mà không tìm hiểu nha
5. Kì thi đánh giá năng lực (dành cho lớp 12)
Một chiếc kì thi phù hợp với mọi học sinh, các em đừng nghĩ là muốn thi kì thi này phải học đều tất cả các môn, nó có nhiều môn thật đấy, nhưng không sao cả, chị nói thật lòng là ban đầu đi thi chỉ vì muốn nghỉ học trên trường một ngày đi chơi với anh em cho vui, nên đăng kí chứ không ôn gì luôn, chị cũng thấy bạn chị đều học lệch một khối nhưng đi thi thì điểm toàn là 800-900, những ai có nền sẵn từ các lớp dưới và may mắn lụi trúng thì 900+ là chuyện bình thường luôn. Tụi em có tin là bạn chị thi đại học 25,4 nhưng đậu ngành 27,55 vì xét kết quả đánh giá năng lực đậu trước rồi không? Nếu không thi ĐGNL thì sao đậu được ngành này đây. Vì trường chị chỉ học chủ yếu 3 môn chính thôi, nên cũng k có ôn gì nhiều hết, làm sơ qua một đề minh hoạ để nắm form đề rồi cứ thế đi thi, làm được môn nào thì làm, không làm được thì lụi, rồi hên xui may rủi thôi. Nếu cao thì tốt, còn không thì chả ảnh hưởng gì cả, coi như mình trải nghiệm, thi cho biết ... Chị có một số tips làm bài ở kì thi ĐGNL này, ai quan tâm thì có thể cmt bên dưới chị sẽ nói rõ hơn nha.
Chắc tạm thời chỉ có những điều trên thôi, còn những cái gì khác về kinh nghiệm làm bài hay ôn thi thì nếu các em cần thì có thể cmt bên dưới để khi nào rảnh chị sẽ viết tiếp
Last edited: