Văn 12 Một số đề thi THPT QG tham khảo!

Nguyenhoa1907

Học sinh
Thành viên
3 Tháng mười hai 2018
85
100
21
25
Thái Bình
Cao đẳng y tế Thái Bình
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

(Ở phía dưới phần trả lời mình sẽ bổ sung đáp án nhé!)
ĐỀ SỐ 1:(1485)
Phần 1: Đọc hiểu: (3điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
(1)Phở cũng có những quy luật của nó. Như tên các hàng phở, hiệu phở. Tên người bán phở thường chỉ dùng một tiếng, lấy ngay cái tên cúng cơm người chủ hoặc tên con mà đặt làm tên gánh, tên hiệu, ví dụ phở Phúc, phở Lộc, phở Trường ca, phở Tư, phở Lộc...Quần chúng nhân dân, nhất là nhân dân Hà- Nội có nhiều sáng kiến để đặt tên cho những người họ tin yêu. Anh hàng phở ấy hãy đứng ở đâu bán hàng, họ lấy luôn cái địa điểm ấy mà gọi thành tên người Bác phở nhà Thương, ông phở Đầu ghi, anh Phở Bến tầu điện, anh phở Gầm cầu.... CÓ khi lấy một vài nét đặc thù trong cách phục sức mà gọi. Cái mũ tàu bay trên đầu ông bán phở Tây xưa, đã thành cái tên một người bán phở trứ danh của thủ đô sau này [...] Trong nghề phở, nó cũng có những cái nề nếp của nó.
(2) Nhưng khoa phở đã có những việc nó đòi phá cả những khuôn phép của nó. Theo tôi nghĩ, cái nguyên tắc cơ bản của phở là làm bằng thịt bò(...) Có phải là vì muốn chống công thức mà người ta đã làm phở vịt, xá xíu, chuột ? Cứ cái đà tìm tòi ấy, thì rồi sẽ có những hàng phở ốc, phở ếch, phở dê, chó, khỉ, ngựa, tôm, cá chép, bồ câu, tắc kè...nghĩa là loạn, phở nổi loạn. Có nhẽ ngày ấy thiên hạ sẽ gọi là đi ăn một thứ phở Mỹ miếc gì đó.
(Nguyễn Tuân- Phở)

Câu 1: Món ăn mà Nguyễn Tuân đề cập đến trong đoạn trích trên đem lại cho anh(chị) ấn tượng gì?
Câu 2: Đoạn trích trên được triển khai thành 2 ý cụ thể. Đó là những ý nào?
Câu 3: Đoạn trích sử dụng nhiều từ ngữ đặc biệt như: cứ cái đà tìm tòi ấy, thứ phở Mỹ miếc, đó lại là chuyện khác. A (chị)hãy phân tích tác dụng của những từ ngữ đó ?
Câu 4: Chỉ ra thao tác lập luận của đoạn trích(2)
Phần II: Làm văn:(7 điểm)
Câu 1: Thời gian qua, cộng đồng mạng xôn xao câu chuyện về một cụ ông khắc khổ, già nua, cầm miếng bìa giấy ghi dòng chữ:" xin tiền về quê". Ngay khi câu chuyện lan rộng, đã có hẳn một diễn đàn kêu gọi lòng hảo tâm hỗ trợ kinh phí đủ để đưa ông cụ về quê. Tuy nhiên, khi tìm hiểu kĩ lưỡng về hoàn cảnh gia đình, phóng viên được biết ông già khắc khổ kể trên hoàn toàn đủ sống với một người vợ, ba con trai đã lập gia đình, hai sào ruộng và một con bò ở quê.
(Nguồn báo điện tử dân trí, tháng 8/2015)
Từ câu chuyện trên. Anh (chị) suy nghĩ gì về lòng tốt bị lợi dụng trong xã hội hiện nay? Trình bày bằng đoạn văn khoảng 200 từ.
Câu 2: " Kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường vừa giàu chất trí tuệ, vừa giàu chất thơ, nội dung thông tin về văn hóa lịch sử rất phong phú" (Ngữ văn 12- tập 1)
A (chị) hãy phân tích bài Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường để làm rõ nhận định trên.
Đề số 2: (17100)
Phần I: Đọc hiểu: (3 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
(1)Đối với mỗi người Việt Nam chúng ta, Cách mạng tháng Tám là một sự kiện lịch sử ghi sâu vào kí ức không thể phai mờ. Đó là cuộc cách mạng vĩ đại đã đưa nhân dân ta thoát khỏi vòng nô lệ kéo dài suốt thập kỉ, ghi lại dấu son chói lọi trong lịch sử dân tộc. Đó là những ngày sôi sục cách mạng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, toàn dân ta nhất tề vùng nên giành độc lập mở hướng mới đi lên của đất nước
(2) Gần nửa thế kỉ qua, nhân dân ta không quản hi sinh gian khổ, chiến đấu kiên cường, giữ vững nền độc lập và thống trị của Tổ quốc, tự do của nhân dân. Con đường cách mạng đã đạt được những thành tựu to lớn song cũng có những vấp váp, sai lầm nhưng cuộc sống đã chứng tỏ sự lựa chọn con đường đi lên của dân tộc ta mở ra từ Cách mạng tháng Tám là hoàn toàn đúng đắn. Đó là con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội - một chế độ xã hội đủ sức giải đáp những vấn đề đặt ra của loài người, phù hợp với quy luật tiến hóa của lịch sử.
Nguyễn Hữu Thọ, Kiên định mục tiêu vững bước trên con đường cách mạng tháng Tám, in trong bản lĩnh Việt Nam)
Câu 1: Chỉ ra vấn đề chính được đề cập đến trong đoạn trích thể hiện phong cách ngôn ngữ đó.
Câu 2: Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích. Chỉ ra những đặc điểm của đoạn trích thể hiện phong cách ngôn ngữ đó?
Câu 3: Đọc đoạn trích và cho biết Cách mạng tháng Tám đem đến những gì mới mẻ cho dân tộc ta, đát nước ta.
Câu 4: Trong khoảng 5-7 dòng, trình bày suy nghĩ của a(chị) về những nhiệm vụ cần phải làm của nhân dân ta trong việc phát huy những giá trị mà cuộc Cách mạng tháng Tám đã mang lại.
Phần II:Làm văn
:Câu 1(2 điểm):
:Người đi quá nhanh sẽ đến quá muộn (Publilius Syrus)
Bằng đoạn văn 200 từ, trình bày suy nghĩ của a(chị) về ý kiến trên.
Câu 2(5 điểm):
Đánh giá về bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh (Ngữ văn 12, tập 1) có ý kiến cho rằng:Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện lịch sử vô giá. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng: Tuyên ngôn Độc lập là một áng văn chính luận mẫu mực. Bằng cảm nhận của mình về tác phẩm, a (chị) hãy bình luận các ý kiến trên.
 

Nguyenhoa1907

Học sinh
Thành viên
3 Tháng mười hai 2018
85
100
21
25
Thái Bình
Cao đẳng y tế Thái Bình
Đề số 3: (1 đề đặc biệt)
I:Đọc hiểu:(3 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Bạn có "tham nhũng" không? Có đấy. Nó bắt đầu từ những điều nhỏ bé tý tẹo hàng ngày. Khi bạn rời khỏi nhà buổi sáng. Đèn đỏ đầu tiên, cố gắng đừng vượt nó. Không lái xe trên vỉa hè. Đừng bóp còi và hăng hái vượt qua mọi người. Nếu hiểu tham nhũng không phải là một tội danh hình sự, mà là lạm quyền và làm hại lợi ích công, thì vượt đèn đỏ và leo lề là các hành vi như thế. Khi bạn vượt đèn đỏ, những người khác cũng sẽ làm theo.
Việc phá vỡ quy tắc là một thói quen của con người. Để chống tham nhũng, bạn phải đấu tranh với thói quen đó từ cái gốc, là chính mình. Không ai khác sẽ làm điều đó cho bạn. Bởi vì họ cũng tham nhũng theo nhiều cách mà chính họ còn không nhận ra.
Hãy giữ vững nền tảng của mình, lựa chọn không phá vỡ các quy tắc ngay từ đầu ngày và bước dần đến cuối ngày. Chỉ cần cố vượt qua thách thức trong các việc tiếp theo, ở cơ quan, ở nơi giao dịch với cơ quan khác, đối tác khác... Mỗi quyết định bạn đưa ra để ủng hộ không chọn tham nhũng, không gật đầu với lợi ích không phải của mình, không "vay mượn" sự ưu tiên, đều là một trận chiến.Giành chiến thắng, bạn đang chống tham nhũng.
Dorothy Newbury nói: "Kỷ luật chỉ là cách đào tạo tâm trí mình mình thôi" . Tức là, theo khái niệm này, chúng ta chỉ cần thực hiện một số thay đổi nhỏ trong cuộc sống, tạo ra một số thói quen tốt và những quyết định đúng hơn. và chúng ta có thể thay đổi mọi thứ.
(Trích cái tôi cá sấu, Jesse Peterson)
Câu 1: đoạn trích trên thuộc phong cách ngôn ngữ chủ yếu nào?
Câu 2: Theo tác giả, "tham nhũng" bắt nguồn từ đâu?
Câu 3: Vì sao tác giả cho rằng: Hãy giữ vững nền tảng của mình, lựa chọn không phá vỡ quy tắc lại quan trọng trong cuộc sống tham nhũng?
Câu 4: A/chị có đồng ý với ý kiến: "Kỷ luật chỉ là cách đào tạo tâm trí mà thôi" không? Vì sao?
Phần II: Làm văn (7 điểm)
Câu 1: Có ý kiến cho rằng: Nguyên tắc chứ đừng cứng nhắc. A /chị hãy viết 1 đoạn văn(200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến này.
Câu 2: (5điểm)
Cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên Tây Bắc thông qua đoạn trích thơ sau:
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.
(Trích Tây Tiến- Quang Dũng. Ngữ Văn 12)
Từ đó liên hệ với khổ thơ sau trong bài thơ Tràng giang để làm rõ quan niệm " thi trung hữu họa" thể hiện trong 2 đoạn trích thơ này:
Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu
(Trích Tràng Giang- Huy Cận)
Đề số 4:(20114)
Phần I: Đọc Hiểu (3điiểm):
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
(1)Quảng cáo là để chào hàng, bán hàng, lúc đầu nó mới chỉ có ý nghĩa như thế, cho nên sản xuất tự cấp tự túc thì không cần quảng cáo, nó chỉ ra đời khi có sản xuất hàng hóa nhỏ. Người ta nói là quảng cáo ra đời cùng với báo chí ở thế kỉ XVII, nhưng thật ra lúc đó quảng cáo được thêm phương tiện thông tin mới có thể mạnh để phát triển, chứ quảng cáo có trước khi báo chí ra đời(...)
(2)Quảng cáo ở nước ta cũng mới phát triển thôi, mà xem ra đã tiến rất nhanh với nhiều hình thức phong phú. Đường phố đã thấy xuất hiện pa-nô, áp- phích quảng cáo hàng hóa.
Và cũng thấy những người đến cơ quan, xí nghiệp, gia đình chào hàng, bán hàng. Nghĩa là quảng cáo ở nước ta đã phát triển cả ba hình thức, trong đó quảng cáo trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng chiếm phần quan trọng nhất

Câu 1: A/chị hãy chỉ ra nội dung chính của đoạn trích trên?
Câu 2: Nội dung chính đó được tác giả triển khai thành bao nhiêu ý? Đó là những ý nào?
Câu 3: Chỉ ra những từ mượn mà đoạn trích sử dụng?
Câu 4: Chỉ ra các phép liên kết được sử dụng đoạn trích trên?
Phần II: Làm văn:(7điểm)
Câu 1:(2 điểm)
Có ý kiến cho rằng, khi cuộc đời cho bạn cả trăm lý do để khóc, hãy cho đời thấy bạn có cả ngàn lý do để cười.
Bằng đoạn văn khoảng 200 từ, trình bày suy nghĩ của a/chị về ý kiến trên
Câu 2: (5 điểm)
So sánh chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong 2 tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành và Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi.
Đề số 5:(18105)
Phần I: Đọc hiểu(3 điểm)

Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi:
(1)Điều gì phải, thì cố làm cho kì là được, dù là một việc nhỏ. Điều gì trái, thì hết sức tránh, dù là một điều trái nhỏ.
(2)Trước hết phải yêu Tổ quốc, yêu nhân dân. Phải có tinh thần dân tộc vững chắc và tinh thần quốc tế đúng đắn. Phải yêu và trọng lao động. Phải giữ gìn kỉ luật. Phải bảo vệ của công. Phải quan tâm đến đời sống của nhân dân. Phải chú ý đến tình hình thế giới, vì ta là một bộ phận quan trọng của thế giới, mọi việc trong thế giới đều có quan hệ với nước ta, việc gì trong nước cũng quan hệ với thế giới...
(3)Thanh niên cần phải có tinh thần và gan dạ sáng tạo, cần phải có chí khí hăng hái và tinh thần tiến lên, vượt mọi khó khăn, gian khổ để tiến mãi không ngừng. Cần phải trung thành, thật thà, chính trực.
(Hồ Chí Minh- in trong Một số lời dạy và mẩu chuyện về tấm gương đạo đức của chủ tịch Hồ Chí Minh)

Câu 1: Đối tượng hướng đến của Chủ tịch HCM trong đoạn trích trên là gì?
Câu 2: Phong cách ngôn ngữ của đoạn văn trên và các phép liên kết mà tác giả sử dụng.
Câu 3: Người gửi gắm lời dạy nào thông qua đoạn trích trên?
Câu 4: Trong khoảng 5- 7 dòng, trình bày những suy nghĩ của a(chị) về việc hiểu thế nào là nếp sống có đạo đức.?
Phần II: Làm văn(7 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
Nghịch cảnh không chỉ là một phép thử của tình cảm mà còn là thước đo của trí tuệ và bản lĩnh con người(Danh ngôn Pháp)
Câu 2: (5 điểm):
Vẻ đẹp con người Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ qua 2 tác phẩm Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi và Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành.
 
Last edited:

Nguyenhoa1907

Học sinh
Thành viên
3 Tháng mười hai 2018
85
100
21
25
Thái Bình
Cao đẳng y tế Thái Bình
Hướng dẫn giải
Đề số 1:

Phần I: Đọc hiểu:
Câu 1: Ấn tượng của người đọc đối với món ăn mà Nguyễn Tuân miêu tả: Bình thường một món ăn mà ta chỉ quan tâm đến những công thức, nguyên liệu , ...Còn nhà văn Nguyễn Tuân lại nhìn nhận món ăn ở phương diện khác : Món ăn ở khía cạnh khác: Món ăn cũng có những quy tắc, luật lệ và có sự phá vỡ luật lệ. Cùng với một số vấn đề nhưng Nguyễn Tuân triển khai ở một góc nhìn khác làm thú vị đến người đọc
Câu 2: Hai ý được triển khai trong đoạn trích trên:
- Ý 1: Phở cũng có những quy định riêng của nó. Phần này miêu tả cách gọi các quán phở dựa vào 1 quy luật nào đó
- Ý 2: Phở cũng có sự phá luật. Phở không chỉ được làm bằng bò như "nguyên tắc cơ bản" mà còn có thể làm từ nhiều nguyên liệu khác.
Câu 3: các từ ngữ đặc biệt như: cứ cái đà tìm tòi ấy, thứ phở Mỹ miếc, đó lại là những chuyện khác là những từ mang tính khẩu ngữ có đặc điểm bình dị, tự nhiên
Tác dụng: Phù hợp để thể hiện giọng điệu cá nhân về vấn đề được nói tới. Cách nói không khoa trương hình thức đem lại cảm giác nhẹ nhàng, gần gũi với người đọc.
Câu 4: Đoạn trích(2) sử dụng thao tác lập luận chính là thao tác chứng minh
Phần II: Làm văn
Câu 1:
-Giải thích: Lòng tốt được hiểu là sự cảm thông giữa con người với con người trong xã hội , thường là đối với con người phải chịu hoàn cảnh khổ cực về vật chất hoặc tinh thần trong xã hội. Lòng tốt có thể biểu hiện bằng sự sẻ chia về vật chất giúp con người.
-Phân tích, bình luận ý kiến:
+Lòng tốt trong xã hội hiện đại bị lợi dụng như thế nào? Tại sao lại dẫn đến điều đó?
+ Lòng tốt trong xã hội là điều cần được ca ngợi và phát huy với tất cả tầng lớp, đặc biệt là giới trẻ.Tuy nhiên lòng tốt trong xã hội lại bị lợi dụng dưới nhiều hình thức: CÓ những người thực hiện hành vi mang tính thương mại, buôn bán nhưng đợi lốt những hành động nhân đạo nhằm kêu gọi mọi người thực hiện hành động buôn bán không chính đáng đó.
+Xã hội ngày càng phát triển, điều này dẫn đến nhu cầu đời sống vật chất con người ngày càng tăng lên, đặc biệt đối với đời sống vật chất.
+Dẫn chứng: Trong một số thành phố hiện nay, tồn tại không ít những trường hợp lừa lọc xuất hiện với nhiều hình thức khác nhau để lợi dụng lòng tốt của mọi người
+Mỗi người cần ý thức được đâu là người xấu, tốt để ứng xử một cách phù hợp
+Đất nước cần phát triển những tổ chức tạo công văn việc làm cho người dân tránh tình trạng con người không tìm được việc làm những điều trái với lương tâm
-Bài học nhận thức và hành động:
+Mỗi người cần phát huy lòng tốt của mình đúng chỗ, không để bị lợi dụng một cách đáng tiếc.
(Mở rộng thêm nếu bạn có suy nghĩ khác)
Câu 2:
MB: - Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trong những cây bút kí tiêu biểu của văn học VN hiện đại. Nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của ông là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa trữ tình chính trị và chính luận, sử dụng thi hóa lịch sử và khám phá chiều sâu văn hóa của đối tượng. chất trữ tình bút kí của ông xuyên thấm vào tất cả thăng hoa thành chất thơ của ngôn ngữ.
- Ai đã đặt tên cho dòng sông? là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách kí của HPNT. Tác phẩm ca ngợi vẻ đẹp của sông Hương, thiên nhiên và con người xứ Huế với những trang văn vừa giàu chất trí tuệ vừa giàu chất thơ, nội dung thông tin về văn hóa- lịch sử
2: TB:
- GIới thiệu chung:
Ai đã đặt tên cho dòng sông rút từ tập bút kí cùng tên, xuất bản 1984....
+ Bài kí độc đáo từ dòng sông Hương- dòng sông gợi cảm hứng cho thơ ca, nhạc họa đã được nhà văn cảm nhận từ nhiều góc nhìn ...
-Chất trí tuệ :
Viết về sông Hương nhà văn thể hiện sự hiểu biết về mọi mặt: văn hóa, lịch sử, địa lí, văn học nghệ thuật ...
+Vẻ đẹp sông Hương từ góc nhìn địa lí:
Hành trình của dòng sông:
Ở thượng nguồn: Có mối quan hệ với dãy Trường Sơn. Sông Hương mang vẻ đẹp của một sức sống mãnh liệt, hoang dại và bí ẩn, sâu thẳm nhưng cũng có lúc dịu dàng. Sự mãnh liệt, hoang dại của con sông thể hiện qua những so sánh: Như một bản truờng ca rừng già , rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn.Khi chảy qua miền địa hình hiểm trở nó mang vẻ đẹp dữ dội: mãnh liệt qua ghềnh thác, cuộn xoáy như.... nhưng cũng có lúc 2 nó dịu dàng, say đắm giữa rừng rậm đại ngàn chói loi như màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng.Nhà văn đã nhân hóa dòng sông giống như một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại . Con sông được rừng già hun đúc cho một bản lĩnh gan dạ
+ ở đồng bằng nó trở nên dịu dàng, uốn mình theo những đường cong mềm mại ; dòng sông mềm như tấm lụa; êm đềm trôi đi giữa 2 dãy đồi sừng sững như thành quách, chảy qua những lăng tẩm đồ sộ, ..... Sông Hương trở thành ng mẹ phù sa mang vẻ đẹp dịu dàng và trí tuệ. Sông Hương trầm mặc chảy qua dưới chân những rừng thông u tịch với những lăng mộ âm u và kiêu hãnh của các vua Chúa triều Nguyễn . Đó là vẻ đẹp mang sắc triết lí, cổ thi khi đi trong những âm hưởng ngân nga của tiếng chuông chùa Thiên Mụ. Có vẻ đẹp vui tươi khi đi qua bãi bờ xanh biếc vùng ngoại ô Kim Long
+Giữa lòng thành phố Huế, dòng sông trở nên tĩnh lặng, trôi thật chậm, in bóng cầu Tràng Tiền xa trông như "những vành trăng non" Xuôi về Cồn Hến " quanh năm mơ màng trong sương khói" hòa với màu xanh của thôn Vĩ Dạ, sông Hương mang vẻ đẹp huyền bí....
+ Sông Hương và thiên nhiên: Lần theo dòng chảy của sông Hương , bắt gặp những bức tranh thiên nhiên đẹp mượt mà: Thiên nhiên Huế được nhà văn tái hiện với vẻ đẹp đa dạng theo thời gian và không gian. Sông Hương phản quang vẻ đẹp biến ảo của xứ Huế sớm xanh, trưa vàng, chiều tím....
+ Sông Hương và con người xứ Huế:
Thiên nhiên và dòng sông luôn gắn bó, gần gũi với con người. Qua điệu chảy của dòng sông nhà văn thấy được tính cách con người xứ Huế: mềm mại và chí tình
+ Qua màu sắc của trời Huế, màu sương khói trên sông Hương nhà văn thấy trang phục nhã nhặn ....
+ Góc nhìn lịch sử: Sông Hương không còn là cô gái Digan man dại, không còn là người đẹp mơ màng ngủ giữa cánh đồng Châu Hóa mà trở thành chứng nhân lịch sử . Sông Hương là một bản anh hùng ca, đồng thời giữa đời thường....
+ Nhà văn đi ngược với quá khứ: khẳng định vai trò sông Hương trong lịch sử , bảo vệ biên giới phía Nam...
+Vẻ đẹp sông Hương từ góc nhìn văn hóa: Tác giả gắn sông Hương với âm nhạc cổ điển Huế: Thành người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya..quả đúng vậy, toàn bộ âm nhạc hình thành trên dòng sông nước này.
+ Sông hương- dòng sông âm nhạc:
Từ âm thanh của dòng sông đã hình thành những làn điệu hò dân gian và nền âm nhạc cổ điển Huế.
- Dòng sông thi ca: Tác giả đã làm sống dậy vần thơ xanh biếc xanh của Tản Đà về xứ Huế: Dòng sông trắng- Lá cây xanh...
Nhà văn cũng làm sống dậy một sông Hương hùng tráng, bất tử như kiếm dựng trời xanh.
Chất thơ toát ra từ hình ảnh đẹp: những xóm làng trung du bát ngát tiếng gà ,...
Chất thơ tỏa ra từ nhan đề bài thơ
Chất thơ ấy còn được thể hiện qua lời thơ, ca dao.
3: KB
Tp gợi ra vẻ đẹp xứ Huế qua sự quan sát của tác giả về dòng sông Hương. Ô xứng đáng là một cuốn từ điển sống về Huế, một cây bút giàu lòng yêu nước
Ai đã đặt tên cho dòng sông không chỉ là tác phẩm một trong những tp hay nhất về dòng sông mà còn là bút kí đặc sắc bậc nhất của thời hiện đại.
 

Nguyenhoa1907

Học sinh
Thành viên
3 Tháng mười hai 2018
85
100
21
25
Thái Bình
Cao đẳng y tế Thái Bình
Chữa đề số 2
Phần I. Đọc hiểu (3 điểm)
Câu 1: Vấn đề chính được đề cập trong đoạn trích trên là tái hiện lại những kí ức của cuộc Cách mạng tháng Tám của dân tộc, trên cơ sở đó khẳng định những điều mà người đời sau phải làm để tiếp tục xây dựng đất nước ngày một giàu đẹp và phát triển hơn...
Câu 2: Phong cách ngôn ngữ của đoạn trích là phong cách chính luận.
Có 3 dấu hiệu để nhận diện phong cách ngôn ngữ chính luận được thể hiện trong đoạn trích là: tính bình giá công khai ( thể hiện qua cách nhà văn bình luận về những điều Cách mạng tháng Tám mang lại và những điều nhân dân thời sau phải ý thức về phát triển đất nước), tính lập luận chặt chẽ ( thể hiện qua các luận điểm cụ thể mà tác giả chỉ ra) và tính truyền cảm ( bộc lộ mong muốn nhắc nhở ý thức phát triển đất nước)...
Câu 3; Theo đoạn trích, Cách mạng tháng Tám đem lại cho đất nước Việt Nam nhiều giá trị to lớn như sau;
- Mở ra những hướng đi mới cho lịch sử dân tộc Việt Nam.
- Xây dựng con đường đúng đắn cho dân tộc ta - con đường đi lên xây dựng xã hội chủ nghĩa.
- Đem lại động lực không thể phủ nhận để người đời sau kiểm nghiệm của cuộc sống của chính mình, thấy rõ những điều cách mạng đem lại để phát triển hơn nữa đất nước...
câu 4: Học sinh trình bày theo suy nghĩ của mình, có thể tham khảo những ý sau đây:
- Mỗi người dân cần biết trân trọng những giá trị lịch sử của dân tộc, ghi nhớ những mất mát mà nhân dân ta phải gánh chịu trong những năm tháng đau thương của chiến tranh.
- ý thức được trách nhiệm của chính mình với đất nước để xây dựng đất nước ngày một giàu đẹp hơn, phồn vinh hơn.
Phần II. Làm văn (7 điểm)
Câu 1: (2 điểm):
Yêu cầu về hình thức;
- Viết đúng 01 đoạn văn, khoảng 200 từ.
-Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu,...
Yêu cầu về nội dung:
- Giải thích
+ Giải thích từ ngữ:
++ đi quá nhanh: chỉ việc con người mất bình tĩnh, nôn nóng muốn đạt được thành công.
++ đến quá muộn: Chỉ việc con người đạt được thành công muộn hơn dự định, kết quả không như mong muốn hoặc đơn giản là không thể hoàn thành một công việc gì đó.
+ Ý kiến Người đi quá nhanh sẽ đến quá muộn:Thể hiện chân lí cuộc sống, nếu con người không bình tĩnh trải qua quá trình chuẩn bị kĩ lưỡng, không đi bằng chính đôi chân của mình mà lại tìm những con đường tắt, không chính đáng thì không những không đạt được công việc mình muốn một cách nhanh chóng như dự định mà trái lại còn gây ra những hậu quả không lường trước được.
- Phân tích, bình luận ý kiến
+ Tại sao quá nóng vội khi làm một việc gì đó sẽ khiến con người khó đến được thành công?
++ Đi quá nhanh là khi con người không có những sự chuẩn bị cần thiết đẻ đi tới thành công. Không có sự chuẩn bị những điều kiện cần thiết sẽ dẫn tới việc con người không giải quyết được những tình huống khó khăn mà cuộc sống đem lại. Trong những trường hợp như vậy, con người sẽ đánh mất nhiều cơ hội đáng quý trong cuộc sống.
++ Đi quá nhanh không chỉ thể hiện ở việc không chuẩn bị kĩ càng những điều kiện thích hợp mà còn được hiểu là không biết dung hòa trong cuộc sống, luôn mong muốn mọi thứ ở mức cao hơn có thể mà không chú ý đến năng lực và cảm xúc của bản thân. Điều này thể hiện ở việc con người không bình tĩnh giải quyết mọi chuyện ( có thể là một cuộc tranh luận, có thể là việc thực hiện một công việc trong cuộc sống...) để làm mọi chuyện trở nên rối tung vượt ngoài tầm kiểm soát của bản thân.
+ Tại sao bình tĩnh trong mọi việc lại có thể đem ta đến với thành công sớm hơn so với dự định?
++ Cuộc sống luôn tiềm ẩn những rào cản bất ngờ mà ta không lường trước được, một người bình tĩnh đi đến thành công sẽ dễ dàng trải qua những khó khăn đó bởi hộ có sự chuẩn bị kĩ càng, sự lường trước những điều có thể xảy ra trong cuộc sống của họ. Những người như vậy thường đến với thành công theo cách mà họ mong muốn.
++ Người bình tĩnh trong mọi chuyện, không vội vàng sẽ đem đến những lựa chọn đúng đắn, không phụ thuộc vào những cảm xúc nhất thời, không bỏ lỡ những cơ hội trong cuộc sống.
+ Để đi đến thành công, con người cần có những phẩm chất gì?
++ Trước hết là sự chuẩn bị chu đáo trên con đường đi tới thành công. Để chuẩn bị chu đáo, cần có thời gian nhất định, sự kiên nhẫn và lòng tin tưởng khi làm một việc gì đó.
++ Bất cứ điều gì cũng được tích lũy dần dần, một thành công đạt đến không phải là tự dưng mà có, trái lại, muốn có nó con người phải trải qua nhiều thứ, kể cả những thất bại. Do đó, muốn làm một việc gì đó, không được ngại khó, ngại khổ, ngại lâu thực hiện, không được nản lòng trước những thất bại trước mắt mà không cố gắng lỗ lực cho tương lai.
- Bài học nhận thức và hành động
+ Bất cứ một thành quả nào đáng kể đều phải trải qua một quá trình dài rèn luyện, bồi đắp mới có được, do đó, mỗi cá nhân đều cần tạo cho bản thân tính kiên nhẫn và lòng quyết tâm mạnh mẽ khi thực hiện bất cứ điều gì.
Câu 2: (5 điểm):
1. Mở bài:
- Chiến tranh Thế giới thứ II kết thúc, cùng với sự sụp đổ của chủ nghĩa phát xít, một trào lưu đấu tranh đòi độc lập dân tộc diễn ra sôi nổi trên thế giới, mạnh mẽ nhất là hệ thống các nước thực dân, phát xít chiếm đóng ở Châu Á, Châu Phi. Trên toàn lãnh thổ Việt Nam, nhân dân ta vùng lên chiến đấu chống phát xít Nhật, thực dân Pháp và bọn phong kiến tay sai. Đến cuối tháng 8/1945, từ chiến khu, Chủ tịch Hồ Chí Minh về Hà Nội, soạn thảo Tuyên ngôn độc lập. Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình - Hà Nội, thay mặt chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Người đọc bản tuyên ngôn này.
- Dưới ánh sáng của nguyên lí phổ quát, không ai chối cãi được, và cảm hứng nhân văn về quyền tự do, bình đẳng, quyền sống và mưu cầu hạnh phúc của con người, Tuyên ngôn Độc lập đã phản ánh chân thực tinh thần đấu tranh kiên cường, bền bỉ, khát vọng độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam. Vì thế, bản tuyên ngôn có giá trị về nhiều mặt. Đánh giá về bản Tuyên ngôn Độc lập, có ý kiến cho rằng: Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện vô giá. Nhưng cũng có ý kiến nhận định: Tuyên ngôn Độc lập là một áng văn chính luận mẫu mực.
2. Thân bài:
- Giới thiệu chung:
+ Hồ Chí Minh ( 1890 - 1969) là một tác giả lớn của nền văn học dân tộc Việt Nam. Người viết thành công trên nhiều thể loại văn chính luận, truyện ký, thơ ca và ở thể loại nào cũng có những tác phẩm xuất sắc mẫu mực. Riêng ở thể loại văn chính luận, Hồ Chí Minh đã chứng tỏ mình là một cây bút xuất sắc mẫu mực mà dẫn chứng hùng hồn là tác phẩm Tuyên ngôn Độc lập 1945.
+ Tuyên ngôn Độc lập vừa tuyên bố nền độc lập của dân tộc Việt Nam vừa bác bỏ luận điệu xâm lược của kẻ thù. Tuyên ngôn Độc lập là một áng văn chính luận vừa có giá trị pháp lí, giá trị lịch sử, giá trị nhân văn và giá trị nghệ thuật cao. Tuyên ngôn Độc lập không chỉ là một văn kiện lịch sử vô giá mà còn là một tác phẩm văn học vô giá.
- Ý kiến thứ nhất:
+ Một văn bản được gọi là văn kiện lịch sử khi nó ra đời trong một hoàn cảnh lịch sử trọng đại, khi văn kiện đó có nội dung liên quan đến những sự kiện lịch sử của dân tộc, đánh giấu một giai đoạn một bước ngoặc lịch sử của dân tộc. Hiểu theo nghĩa như vậy ta thấy Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện lịch sử vô giá vì văn kiện này xuất hiện sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, đánh giấu một giai đoạn mới của dân tộc Việt Nam, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tuyên bố với thế giới về quyền độc lập tựu chủ và quyết tâm bảo vệ đến cùng nền độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam.
+ Khi đã là một văn kiện đòi hỏi phải có kết cấu rõ ràng, có mục đích nội dung và kết luận tuyên bố. Tuyên ngôn Độc lập được kết cấu hết sức chặt chẽ. Nó khẳng định quyền độc lập, tự do của dân tộc, tư thế và chủ quyền của nhân dân đối với đất nước và ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền ấy: Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã trở thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy. Tuyên ngôn Độc lập được một người soạn thảo, nhưng nó là tiếng nói của cả một dân tộc, quốc gia, của một chính phủ.
+ Đó là một văn kiện lịch sử vô giá vì:
++ Đối với toàn thể nhân dân Việt Nam, Tuyên ngôn Độc lập vừa là văn kiện tổng kết chặng đường hơn 80 năm đấu tranh gian khổ đẫm máu và nước mắt chống thực dân Pháp, chống phát xít Nhật, vừa là văn kiện khẳng định thắng lợi, khai sinh ra nước Việt Nam mới, củng cố, khích lệ toàn dân tộc tiếp tục đấu tranh giữ vững nền độc lập cho đất nước, nền dân chủ cho nhân dân.
+ Đối với những lực lượng thù địch quốc tế, Tuyên ngôn Độc lập công bố rõ ràng quan điểm, thái độ của Chính phủ và nhân dân Việt Nam về quyền lực của mình. Bằng cơ sở pháp lí, bằng lẽ phải và bằng thực tế thắng lợi Cách mạng tháng Tám năm 1945, Tuyên ngôn Độc lập bác bỏ luận điệu mà nhà cầm quyền Pháp đưa ra: Đông Dương ( trong đó có Việt Nam) là thuộc địa cảu Pháp, sau khi Nhật đã hàng và rút lui thì Đông Dương phải trả lại cho Pháp, đặt dưới sự "bảo hộ" của Pháp.
+ Đối với phe Đồng minh (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp) và những lực lượng yêu chuộng hòa bình, trọng công lí, Tuyên ngôn Độc lập tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của họ để công nhận quyền độc lập, sự tự do của Việt Nam và nhân dân Việt Nam.
Như vậy, Tuyên ngôn Độc lập đã tuyên bố trước quốc dân đồng bào và nhân dân toàn thế giới về việc xóa bỏ chế độ thực dân, phong kiến gần 100 năm ở Việt Nam;khẳng định quyền độc lập, tự chủ và vị thế bình đẳng của dân tộc Việt Nam trên thế giới. Tuyên ngôn Độc lập không chỉ là tấm giấy khai sinh, là mốc son mở ra kỉ nguyên mới cho nước Việt Nam mà còn là một đóng góp có ý nghĩa đối với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, "suy rộng ra" Tuyên ngôn Độc lập có tư tưởng mang tầm thời đại.
- Ý kiến thứ hai:
+ Tuyên ngôn Độc lập tuy là văn kiện chính trị, chứa đựng những nội dung chính trị, nhưng đây không phải là tác phẩm khô khan, trừu tượng. Về hình thức, đây là tác phẩm thuộc thể văn chính luận. Đặc trưng của văn chính luận là hệ thống lập luận chặt chẽ, với những lí lẽ sắc bén và những bằng chứng thuyết phục. Đó là một áng văn chính luận mẫu mực trong nền văn học Việt Nam.
+ Tuyên ngôn Độc lập có hệ thống lập luận chặt chẽ, với những lí lẽ sắc bén, những bằng chứng thuyết phục.
++ Tuyên ngôn Độc lập nhằm khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam. Nhưng trong hoàn cảnh Tuyên ngôn Độc lập ra đời, lời khẳng định đó không đơn thuần là một sự tuyên bố. Trái lại, để có ngày Quốc Khánh 02/09/1945, nhân dân ta đã phải làm một cuộc tổng khởi nghĩa, cướp chính quyền từ tay thực dân, đế quốc. Và, con đường của dân tộc đang đứng trước biết bao thử thách khắc nghiệt. Bởi vậy, Hồ Chí Minh phải tranh luận, phản bác với những luận điệu của kẻ thù hòng phủ nhận quyền độc lập tự chủ đó.
++ Trước hết, Hồ Chí Minh xây dựng một cơ sở pháp lí của chủ quyền dân tộc Việt Nam. Cơ sở ấy là hai bản tuyên ngôn Độc lập của nước Mĩ và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của nước Pháp.Từ việc trích dẫn Tuyên ngôn các nước, HCM nêu lên quyền độc lập các dân tộc trong đó có VN, lẽ phải trong quan hệ quốc tế. Lẽ phải ấy không phải do người Việt nghĩ ra mà là do chính các nước lớn đó xác nhận
- Tiếp đến HCM đưa ra các cơ sở để xác nhận thực tế:
+Thực dân Pháp đã chiếm lấy đất nước trên 80 năm và hiện giờ đang lăm le chiếm bờ cõi .... Vì vậy để khẳng định chủ quyền của dân tộc phải phủ nhận quyền quyền của thực dân Pháp đối với Việt Nam .... Tuyên ngôn độc lập vạch trần đây không phải là công mà là tội. Khi vạch trần chất việc bảo hộ Việt Nam của thực dân Pháp, HCM còn gián tiếp chỉ ra tội lỗi rất lớn của chúng. Đó là đầu hàng phát xít Nhật, phản bộ đồng minh. Với những luận cứ rõ ràng, rành mạch đã đưa ra, thực dân Pháp đã không còn quyền gì đối với Đông Dương.
++Khẳng định dân tộc Việt Nam có quyền trên đất nước mình. HCM đưa ra những luận chứng. Từ những cơ sở pháp lí và cơ sở thực tế đầy thuyết phục HCM đi đến bản tuyên ngôn: Thoát li hẳn quan hệ với Pháp, xóa bỏ hiệp ước với Pháp, xóa bỏ tất cả quyền Pháp trên đất nước Việt Nam ; các nước Đồng Minh đã công nhận những nguyên tắc dân tộc bình đẳng quyết không thể công nhận chủ quyền độc lập của dân tộc VN; dân tộc VN có quyền độc lâp, tự do.
Tuyên ngôn độc lập chứa đựng tình cảm nồng nàn của người viết:
+Không chỉ người dân VN thời xưa đã khóc mà ngày nay mỗi khi nghe lại người ta vẫn thấy cảm xúc đó dâng trào.....
+TNDL không phải là bản chính trị khô khan, thuần túy. Trong VB đã có sự kết hợp giữa lí và tình.
+ Được viết bởi bàn tay điêu luyện về ngôn ngữ. Sự điêu luyện thể hiện ở nhiều mặt:
+++Câu văn uyển chuyển, sing động, theo nhịp điệu của bản Tuyên ngôn Độc lập.
+++Sử dụng hàng loạt cấu trúc trùng điệp: trùng điệp về từ, ngữ, trùng điệp về từ ngữ, về câu, về nội dung theo chiều hướng tăng tiến.
+++Văn chính luận có nhiều hình ảnh đặc sắc: thẳng tay chém giết, tắm các cuộc khởi nghĩa trong bể máu......
- Đánh giá: Hai ý kiến trên không mâu thuẫn nhau mà thống nhất, bổ sung cho nhau tạo nên sự hoàn chỉnh cho tác phẩm.
3:KB
Khẳng định tấm lòng vĩ đại cũng như tài năng xuất sắc của chủ tịch HCM. Người không chỉ sinh ra dân tộc mà còn để lại cho dân tộc những tài sản tinh thần vô giá trị cho lịch sử và văn học nước nhà
 
Last edited:
  • Like
Reactions: baochau1112
Top Bottom