Câu 1:Muốn làm bài giải thích thì Bạn phải giải thích ý nghĩa rồi giải thích lý do .Cụ thể như :
Giải thích ý nghĩa :Núi Thái Sơn là một quả núi đồ sộ trên đất nước Trung Quốc, ở đây chỉ công đức vô cùng lớn lao của cha .Nước trong nguồn là nước trong nguồn chảy ra chẳng bao giờ dứt, ở đây chỉ tình nghĩa hết sức dài lâu của mẹ . Cả hai ca dao trên có ý nói : kẻ làm con biết được công ơn vô cùng lớn lao và dài lâu của cha mẹ và đã có ý nhấn mạnh vào công ơn, tình nghĩa vô cùng lớn lao của cha mẹ và gián tiếp khuyên kẻ làm con phải cố lo tròn chữ hiếu
Giải thích lý do :Các nước Á Đông chúng ta tự ngàn xưa đã tổng kết được công ơn của cha mẹ trong “ chín chữ cù lao “. Đó là sinh (sinh ra ta ), cúc (nâng đỡ), phủ (vuốt ve),súc (bú mớm),trưởng (nuôi cho lớn), dục (dạy dỗ) , cố (trông nom ), phục (che chở) , phúc( khuyên răn)cho con cái . Để hiếu thảo với cha mẹ ,ta không những phải biết ơn, kính yêu , vâng lời , giúp đỡ, phụng dưỡng ,thực hiện hoài bão, ước mơ của cha mẹ luôn khiến cho cha mẹ vui lòng , làm rạng danh cha mẹ mà có phải hết lòng lòng thương yêu anh chị em, kính yêu ông bà, quí trọng họ hàng ,kính trọng tổ tiên.
Câu 2:
http://diendan.hocmai.vn/archive/index.php/t-43313.html bạn vào tham khảo nhé
Câu 3:Đến như sắt mài mãi cũng thành kim, thì bất cứ việc gì cũng có thể làm được, miễn là chúng ta biết chịu khó khổ luyện, biết kiên trì nhẫn nại, không quản gian lao vất vả. Lời giáo huấn biểu hiện qua câu tục ngữ "có công mài sắt có ngày nên kim", một mặt, được nhận thức qua ngôn từ của nó mà mấu chốt là sự đối lập giữa hai hình ảnh "sắt" và "kim" mặt khác, thông qua sự liên hội tới giai thoại về cuộc đời của nhà thơ nổi tiếng đời Đường ở Trung Quốc - nhà thơ Lý Bạch.
Tương truyền, thuở niên thiếu, Lý Bạch là cậu bé không chịu khó học hành, ham chơi như bao đứa trẻ bình thường khác. Một hôm, cậu bé chán học, lẻn sang chơi ở chân núi phía Đông. Kỳ lạ quá ! Trước mặt cậu bé là một bà lão đang cắm cúi mài một thanh sắt bên một tảng đá lớn. "Bà già tóc bạc đến dường kia mà lại chăm chắm mài một thanh sắt làm gì nhỉ ?" Cậu bé hết sức phân vân, bèn rón rén đến bên cạnh cụ già rồi cất tiếng hỏi :
- Cụ ơi ! Cụ mài sắt để làm gì vậy ?
Bà lão ngoảnh mặt lên, hiền từ trả lời :
- Để làm kim khâu, cháu ạ.
- Làm kim khâu ư ? Thanh sắt thì làm thế nào mà trở thành cái kim khâu được ? Cậu bé chất vấn bà lão.
- Mài mãi cũng phải được. Kể có công mài sắt thì có ngày nên kim chứ - Bà lão trả lời một cách tin tưởng như vậy.
Lý Bạch nửa tin nửa ngờ hỏi lại. "Liệu hôm nay có xong được không hở cụ ?" Bà lão thong thả trả lời hòa nhịp với động tác mài kim : "Hôm nay không xong thì mai lại làm tiếp vậy, năm nay không xong thì sang năm tiếp tục mài, ngày lại ngày, già nhất định mài xong".
Nghe đến đây, Lý Bạch chợt hiểu ra và im lặng. Về nhà, Lý Bạch thường ngẫm nghĩ về những lời của bà lão mà càng chuyên tâm học tập. Chẳng bao lâu, Lý Bạch trở thành nhà thơ lỗi lạc với những áng thơ Đường tuyệt mỹ, có một không hai trong nền văn học Trung Quốc. Từ đó, trong dân gian lưu truyền câu tục ngữ "chỉ yếu công phu thâm, thiết chữ ma thành châm" với nghĩa là "có công mài sắt, có ngày nên kim". Thoạt đầu, nó như một nhận xét về cuộc đời, văn nghiệp của Lý Bạch : từ chỗ lười học, nhờ sự tỉnh ngộ qua cuộc gặp gỡ với cụ già mà siêng năng, kiên trì học tập và cuối cùng trở thành tài. Nhưng dần dần câu tục ngữ "có công mài sắt, có ngày nên kim" được lưu truyền rộng rãi, vượt qua phạm vi của một cuộc đời, một sự nghiệp, trở thành một lời dạy, lời giáo huấn mọi người về ý chí bền bỉ trong công việc nói riêng, trong cuộc đời nói chung.