Văn 9 Một số dạng bài nghị luận hay gặp phải khi thi vào 10.

Harry Nanmes

Cựu Mod Văn | Tài năng sáng tạo 2018
Thành viên
6 Tháng chín 2017
1,593
3,820
544
Hải Dương
THPT Tứ Kỳ.
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chào các bạn, mình sẽ giới thiệu với các bạn một số dạng văn nghị luận xã hội hay gặp khi thi vào 10 và cách làm một số đề. Có điều gì thắc mắc, cứ trao đổi trực tiếp tại đây nhé!

I)Dạng 1: Lòng biết ơn.
  • Uống nước nhớ nguồn.
  • Không thầy đố mày làm nên.
  • Tôn sư trọng đạo.
  • Lòng biết ơn
  • ....
Đề 1: Suy nghĩ của em về lời nhắn trong câu tục ngữ sau:
Uống nước nhớ nguồn.
*) Dàn ý:
1) Mở bài:

Từ xưa tới nay lòng biết ơn đối với những người làm nên thành quả luôn là truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc ta. Để nhắn nhủ điều đó, cha ông ta đã gửi gắm trong câu tục ngữ:
Uống nước nhớ nguồn
2) Thân bài:
-Lđ: Giải thích:

+ Khi uống dòng nước mát lành, chúng ta phải nhớ đến cội nguồn dòng chảy.
+ Mang ý nghĩa sâu: "uống nước" là được hưởng thành quả, sản phẩm vật chất và tinh thần do người đi trước để lại. "Nguồn" là những người làm ra thành quả. "Nhớ nguồn" là biết nâng niu, trân trọng, biết ơn những người làm ra thành quả.
=> Câu tục ngữ khẳng định khi dduyowcj hưởng thành quả, chúng ta phải biết traahn trọng, nhớ ơn đến những người tạo ra thành quả. Câu tục ngữ nhắn: cong người cần có lòng biết ơn.

-Lđ2: Suy nghĩ, chứng minh.
+ Tại sao chúng ta phải biết ơn?
  • Biết ơn thế ơn thế hệ đi trước là truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc ta, luôn được các thế hệ đi sau kế thừa, phát huy.
  • Là lối sống đẹp, đánh giá chuẩn mực đạo đức con người.
  • Thành quả được hưởng không phải tự nhiên mà có. Thàng quả có được là nhờ sự hy sinh của biết bao thế hệ đi trước.( Dẫn dắt anh hùng liệt sĩ, cha mẹ, thầy cô,..)
  • Con người có lòng biết ơn sẽ xây dựng một mối qua hệ tốt đẹp, xa hội văn minh,..
  • Không có lòng biết ơn, con người sẽ dễ lãng quên, thờ ơ, lạnh nhạt, nong ơn bội nghĩa,...
+ Chứng minh: Cuộc ống cho thấy con người VN luôn thể hiện long biết ơn:
  • Mọi gia đình đều có bàn thờ tổ tiên- tưởng nhớ đến người đã khuất,...
  • Đều xây dựng nghĩa trang liệt sĩ,..
  • Kỷ niệm ngày 27/7, 20/11,..
- Lđ : Mở rộng vấn đề:
+ Ngày nay vấn đề vẫn còn nguyên giá trị, hướng con người đến lỗi sống đẹp,..
+ Phê phán những ai sống vong ơn bội nghĩa, thờ ơ, lạnh nhạt,...
-Lđ: Bài học nhận thức:
+ Chúng ta cần phải sống ntn?

  • Sống cần có lòng biết ơn đến thế hệ đi trước,..
  • Sống luôn thể hiện thái độ nâng niu, trân trọng những thành quả đang được hưởng,..
  • Sống ko thờ ơ, lạnh nhạt, vong ơn,..
  • Là học sinh sống cần có lòng biết ơn,..
3) Kết bài:
-Biết ơn là một lẽ sống đẹp, là thước đo để đánh giá phẩm chất mỗi người,..
- câu tục ngữ tuy ngắn ngọn nhưng hàm chưa nhiều ý nghĩa sâu xa: sống cần có lòng biết ơn, trân trọng , nâng niu ,..thành của của các thế hệ đi trước.


Trên là dàn ý của một bài nghị luận, mỗi một ngày mình sẽ đăng tiếp các dạng và dàn ý một số bài tiếp theo. Cảm ơn các bạn đã đón đọc. Chúc các bạn có thêm nhiều kiến thức nhé!:D

 
Last edited:

Harry Nanmes

Cựu Mod Văn | Tài năng sáng tạo 2018
Thành viên
6 Tháng chín 2017
1,593
3,820
544
Hải Dương
THPT Tứ Kỳ.
Hôm nay, mình sẽ làm 1 đề tiếp theo:
Đề 2: Suy nghĩ của em về lời nhắn trong câu tục ngữ sau:
Không thầy đố mày làm nên.
*)Dàn ý:
1) Mở bài:

- Từ xa xưa, thầy cô luôn có vai trò, tầm quan trọng không thể thiếu đối với những ai muốn thành công. Để khẳng định vai trò, sự quan trọng đó, cha ông ta đã đúc kết trong câu tục ngữ:
Không thầy đố mày làm nên.

II) Thân bài:
-Lđ: Giải thích:

+ "Không thầy" là không có người dạy dỗ, chỉ bảo chúng ta tiếp thu kiến thức.
+ "Đố mày" như một lời thách thức đối với người học về sự thành đạt của họ.
+ "Làm nên" là có được thành công, làm nên công danh sự nghiệp.
=> Như vậy, không có thầy dạy dỗ, chỉ bảo, người học không thể tiếp thu thêm kiến thức, không làm nên công danh sự nghiệp. Câu tục ngữ đã khảng định vai trò, tầm quan trọng của thầy cô, từ đó nhắc nhở mỗi người sống cần có lòng biết ơn.

-Lđ2: Suy nghĩ, chứng minh.
+ Tại sao chúng ta phải biết ơn thầy cô?

  • Thầy cô là người truyền đạt kiến thức, dạy ta từng con chữ, con số, uốn nắn từng nét chữ,...
  • Là người dạy chúng ta tìm hiểu nguồn tri thức vô tận của nhân loại. Từ đó tầm hiểu biết ngày càng nâng cao, mở rộng thuộc mọi lĩnh vực,..Chính thầy cô là người giúp ta mở cánh cửa của tri thức nhân loại, vững bước vào tương lai.
  • Là người dạy cách ứng nhân xử thế, đạo lý làm người, kính trên nhường dưới, lễ phép, phân biệt tốt xấu,..
  • Là người dành cho những tình cảm yêu thương, gần gũi, chia sẻ, tiếp thêm nghị lực, giúp chúng ta vượt qua mọi khó khắn thử thách, thực hiện những ước mơ hoài bão,...
  • Nếu không có thầy cô, người học luôn đối mặt với khó khăn, thậm chí gục ngã trên con đường chinh phục nguồn tri thức mới, thành tựu mới,...
+ Chứng minh: Cuộc sống cho thấy từ xưa tới nay, biết bao người thầy đã đào tạo được nhiều học trò, như:

  • Khổng Tử.
  • Chu Văn An.
  • Đặc biệt người thầy Hồ Chí Minh đã đào tạo được những học trò xuất sắc như: Phạm Văn Đồng, Võ Nguyễn Giáp,...
  • ....
- Lđ3 : Mở rộng vấn đề:
+ Ngày nay vấn đề vẫn còn nguyên giá trị, hướng con người đến lối sống đẹp,..Khẳng định người thầy có một vai trò, tầm quan trọng đặc biệt đối với sự thành công của người học. Tuy nhiên, câu tục ngữ vẫn còn phần hạn chế. Vì sự thành đạt còn phụ thuộc vào sự nỗ lực, cố gắng học tập của người học,...
+ Phê phán những ai sống vong ơn bội nghĩa, thờ ơ, lạnh nhạt, thái độ bất kính với thầy cô,...Trong học tập còn lười biếng, ỷ lại,..
-Lđ4: Bài học nhận thức:
+ Chúng ta cần phải sống ntn?

  • Cần nhận thức vai trò, tầm quan trọng, vị trí, công lao của người thầy.
  • Người học cần thể hiện lòng biết ơn, thái độ kính trọng, lễ phép, dành tình cảm tốt đẹp nhất đến với người thầy,..
  • Sống ko thờ ơ, lạnh nhạt, vong ơn,..
  • Là học sinh sống cần có lòng biết ơn thầy cô, ra sức học tập để đạt thành công,...
3) Kết bài:
- Câu tục ngữ mãi mãi là lời khẳng định đúng đắn về vai trò, tầm quan trọng của người thầy đối với sự thành đạt của người học.
- câu tục ngữ tuy ngắn ngọn nhưng hàm chưa nhiều ý nghĩa sâu xa: sống cần có lòng biết ơn, kính trọng công ơn dạy dỗ của thầy cô.

Có phải các bạn thấy dàn ý của 2 bài na ná giống nhau đúng không? Phải đó, chỉ cần học thuộc dàn ý của 1 đề, chúng ta có thể làm các đề trong cùng dạng.
Ví dụ: Học dàn ý của đề này, ta có thể làm được đề "Lòng biết ơn", từ đó có nhiều thời gia để học các bài văn nghị luận văn học hơn,...:D À, mỗi ngày mình sẽ làm một đề và nêu các dạng mới, nếu các bạn có đề nào chưa làm được, hoặc thắc mắc, mình có thể hướng dẫn = cách làm dàn ý nè...Chúc các bạn có thêm nhiều kiến thức nhé!
 
Last edited:

Harry Nanmes

Cựu Mod Văn | Tài năng sáng tạo 2018
Thành viên
6 Tháng chín 2017
1,593
3,820
544
Hải Dương
THPT Tứ Kỳ.
Một dạng đề mới sẽ xuất hiện vào hôm nay...
II) Dạng 2: Tình yêu thương, sự đoàn kết:
  • Bầu ơi thương lấy....chung một giàn.
  • Lá lành đùm lá rách.
  • Nhiễu điều phủ ...thương nhau cùng.
  • Thương người như thể thương thân
  • Một cây làm ....hòn núi cao.
  • ...
Đề 2: Suy nghĩ của em về lời nhắn trong câu ca dao sau:
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
*)Dàn ý:
1) Mở bài:

- Từ xưa tới nay, dân tộc Việt Nam luôn sống theo đạo lý yêu thương, đùm bọc lẫn nhau giữa những người trong một quê hương đất nước,...Để nhắc nhở con cháu, ông cha ta đã răn dạy trong câu ca dao:
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

II) Thân bài:
-Lđ: Giải thích:

  • Bầu và bí là hai loài khác giống nhưng cùng sống trong 1 phạm vi không gian. Tuy khác giống nhưng chúng luôn yêu thương, đùm bọc lẫn nhau.
  • Chúng là hình ảnh ẩn dụ chỉ những con người khác nhau, những tầng lớp khác nhau, dân tộc khác nhau nhưng cùng chung sống trong một quê hương, đất nước.

=> Mượn hình ảnh bầu bí, cha ông ta đã khuyên con người cùng sống trong một quê hương đất nước phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau trong mọi hoàn cảnh.

-Lđ 2: Suy nghĩ, chứng minh.
+ Vậy vì sao chúng ta phải biết yêu thương lẫn nhau?
  • Đây là truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc ta, luôn được kế thừa và phát huy.
  • Là lối sống đẹp, lối sống có văn hóa, thể hiện tình yêu thương giống nòi.
  • Là thước đó để đánh giá phẩm chất, nhân cách,..
  • Trong c/s có rất nhiều người gặp bất hạnh, cần sự giúp đỡ để họ có thể tiến lên phía trước, vượt qua mọi khó khăn.
  • Là cơ sở để xây dựng 1 xã hội văn minh.
  • Nếu người trong 1 quê hương, đất nước ko biết yêu thương thì họ sẽ trở nên thờ ơ, lạnh nhạt, có thái độ sống vô cảm, ko đc mọi người yêu quý.

+ Chứng minh:
  • Phong trào khuyên góp ủng hộ đồng bào lũ lụt, trẻ em nhiễm chất độc màu da cam,..
  • Các chương trình" Trái tim cho em", "lục lạc vàng",..
  • Phong trào xây dựng nhà tình thương,....
- Lđ3 : Mở rộng vấn đề:
+ Ngày nay vấn đề vẫn còn nguyên giá trị, hướng con người đến lối sống đẹp,..
+ Phê phán những kẻ sống thờ ơ, lạnh nhạt, vô cảm trước nỗi đau, nỗi bất hạnh của người khác,..Đây là lối sống ích kỷ.
-Lđ4: Bài học nhận thức:
+ Vậy chúng ta cần phải sống ntn?

  • Sống cần có tình yêu thương, biết quan tâm, chia sẻ với người khác,..
  • Đứng trước nỗi đau của người khác đừng vô cảm, ích kỷ, hẹp hòi,..
  • Là học sinh cần thể hiện tình yêu thương bằng cách giúp đỡ bạn bè, mua tăm ủng hộ người mù,...
3) Kết bài:
- Bài học sâu sắc + Khẳng định lại vấn đề.

Ngày mai, mình sẽ làm đề về đoàn kết- đề số 5 ở trên mình nêu đó, còn các đề 1-4 là làm khá giống nhau nhé, chỉ khác phần luận điểm 1 thôi. Ào..tê đầu ngón tay quá...chúc các bạn có thêm nhiều kiến thức mới nha! :D
 

Harry Nanmes

Cựu Mod Văn | Tài năng sáng tạo 2018
Thành viên
6 Tháng chín 2017
1,593
3,820
544
Hải Dương
THPT Tứ Kỳ.
Đề 4: Suy nghĩ của em về lời nhắn trong câu ca dao sau:
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
*)Dàn ý:
1) Mở bài:

- Từ xưa tới nay, dân tộc Việt Nam luôn sống trong tình đoàn kết, chung sức đồng lòng đã tạo nên sức mạnh vượt qua mọi khó khắn, thử thách. Để nhắc nhở con cháu, ông cha ta đã gửi gắmtrong câu ca dao:
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

II) Thân bài:
-Lđ1: Giải thích:

  • "Một cây" chỉ số ít không làm nên rừng núi.
  • "Ba cây" chỉ số nhiều. "Chụm lại" chỉ sự đoàn kết, nương tựa lẫn nhau tạo nên rừng núi.
  • "Một cây" là h/ả ẩn dụ để chỉ sự riêng lẻ không làm nên việc lớn. "Ba cây" là hình ảnh ẩn dụ chỉ nhiều người đoán kết tạo nên sức mạnh cùng vượt qua mọi khó khăn, thử thách.
=> Câu ca dao đã khẳng định đoàn kết, hợp tác,.. sẽ tạo nên sức mạnh giúp chúng ta đi đến thành công.

-Lđ 2: Suy nghĩ, chứng minh.
+ Vậy vì sao chúng ta phải đòn kết, nương tụa vào nhau?
  • Đây là truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc ta, luôn được kế thừa và phát huy.
  • Trong c/s có nhiều việc lớn, bản thân một người không thể làm được, cần có sức mạnh của nhiều người hợp lại.
  • Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh vô địch, nguồn động lực tinh thần giúp con người vuowtrj qua tất cả những khó khăn, thử thách, đi đến thành công.
  • Hình thành những phẩm chất tốt đẹp như: sự nhường nhịn, hia sẻ, hợp tác, ddooongf lòng,.. Mối quan hệ giữa người với người càng thêm gắn bó thân thiết.
  • Nếu không biết đoàn kết sẽ dẫn đến mâu thuẫn, chia rẽ, bất hòa, dẫn đến thất bại.

+ Chứng minh:
  • Dân tộc Việt Nam trong các cuộc kháng chiến, có sự đoàn kết của 54 dân tộc anh em đã dành thắng lợi.
  • Trong 1 công ty, nếu mọi người không cùng đoàn kết, thống nhất một ý kiến sẽ không đồng nhất, dẫn đến thất bại.
- Lđ3 : Mở rộng vấn đề:
+ Ngày nay vấn đề vẫn còn nguyên giá trị, hướng con người đến lối sống đẹp là đoàn kết, hợp tác, nương tựa nhau,..
+ Phê phán những kẻ sống ích kỷ, hẹp hòi, không biết suy nghĩ cho tập thể. Đây là thái dộ sống đáng lên án.
-Lđ4: Bài học nhận thức:
+ Vậy chúng ta cần phải sống ntn?

  • Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của sự đoàn kết, hợp tác,...
  • Sống cần có tinh thần đoàn kết, có thế mới tạo nên sức mạnh
  • Sống đừng hẹp hòi, mâu thuẫn dẫn đến bất hòa,..
  • Là học sinh phải biết yêu thương, đoàn kết giúp đỡ bạn bè,...
3) Kết bài:
- Bài học sâu sắc + Khẳng định lại vấn đề.

Ngày mai mình sẽ không đăng tiếp đề mà ngày kia mình sẽ đăng vì một số lý do riêng...Chúc các bạn có thêm nhiều kiến thức!:Tonton14:rongcon9:meohong9
 

Harry Nanmes

Cựu Mod Văn | Tài năng sáng tạo 2018
Thành viên
6 Tháng chín 2017
1,593
3,820
544
Hải Dương
THPT Tứ Kỳ.
Hôm nay mình đăng hơi muộn, mà hôm nay là 2-8 đó nha, có ai nhớ hôm nay tích điểm không nhỉ? Thôi mình viết nhanh đây, còn la cà dọc đường để bình luận..:D:D:D
Mình sẽ sang một dạng đề mới nhé!
III) Dạng : Ý chí nghị lực và lòng quyết tâm.
  • Có chí thì nên.
  • Không có việc gì....ắt thành công.
  • Có công mài sắt, có ngày nên kim.
  • Thất bại là mẹ thành công.
  • Ý chí là con đường về đích sớm nhất.
  • ...
Đề 5: Suy nghĩ của em về lời khuyên của Bác Hồ trong đoạn thơ sau:
Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt thành công.


*)Dàn ý:
1) Mở bài:

- Mọi việc trong cuộc sống, dù có to hay nhỏ cũng không phải tự nhiên mà thành công được. Muốn thành công dồi hỏi con người cần có ý chí nghị lực và lòng quyết tâm. Để nhắn nhủ thế hệ trẻ, Người đã nhắn nhủ trong đoạn thơ sau:
Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt thành công.

II) Thân bài:
-Lđ 2: Giải thích:

  • Bác khẳng đinh: trong cuộc sống không có việc gì là khó khăn, gian khổ mà côn người không làm được. Đứng trước khó khăn, gian khổ, thử thách, sợ con người không có lòng quyết tâm, không vững chí, bền lòng đã buông xuôi bất lực.
  • "Đào núi", "lấp biển" là những công việc gian khổ, nhưng nếu có ý chí và lòng quyết tâm thì nhất định sẽ thành công

=> Mượn hình ảnh thiên nhiên kỳ vĩ" đào núi", "lấp biển", Bác muốn nhắn gửi mọi người muốn làm nên sự nghịp lớn thì cần phải có ý chí, nghị lực và lòng quyết tâm thì ắt sẽ thành công.

-Lđ 2: Suy nghĩ, chứng minh.
+ Vậy vì sao chúng ta cần phải có lòng quyết tâm, ý chí nghị lực?
  • Là một trong những phẩm chất, đức tính không thể thiếu đối với những ai muốn thành công.
  • Trong cuộc sống có nhiều việc lớn lao, buộc con người phải đối mặt, phải vượt qua nó. Nếu có những phẩm chất tốt đẹp ấy, con người sẽ đi đến thành công.
  • ý chí, nghị lực sẽ là sức mạnh tinh thần. nguồn động lực giúp ta chủ động đối mặt với khó khăn, thử thách.
  • Những thử thahs là môi trường rèn luyện bản lĩnh vững vàng, giúp con người trưởng thành hơn.
  • Nếu trước "đào núi", "lấp biển" con người đã nản chí, nản lòng thì sẽ không làm được việc gì, dẫn đến thất bại.

+ Chứng minh:
  • Nguyễn Ngọc Ký dù bị liệt hai tay, nhưng nhờ có lòng quyết tâm đã trở thành một nhà văn, nhà Giáo nổi tiếng.
  • Nick- VuJik, tuy liệt tứ chi nhưng có ý chí nghị lực đã trở thành nhà diễn thuyết nổi tiếng trên thế giới.
  • Đặc biệt là tấm gương sáng HCM, phải bôn ba khắp các nước, gặp nhiều khó khăn, nhưng có ý chí nghị lực, lòng quyết tâm đã tìm được con đường cứu nước cho dân tộc.
  • ...
- Lđ3 : Mở rộng vấn đề:
+ Ngày nay vấn đề vẫn còn nguyên giá trị, hướng con người đến lối sống đẹp, như một lời khích lệ bản thân phải rèn cho mình ý chí nghị lực và lòng quyết tâm.
+ Lời của Người cũng như muốn phê phán những ai thường ngại khó, ngại khổ, trước khó khăn đã nản chí, nản lòng, buông xuôi bất lực. Như thế họ sẽ luôn gặp thất bại.
-Lđ4: Bài học nhận thức:
+ Vậy chúng ta cần phải sống ntn?

  • Nhận thức đúng vai trò, tầm quan trọng của ý chí nghị lực, lòng quyết tâm là rất cần thiết đối với mỗi ai muốn thành công.
  • Cần rèn cho mình ý chí nghị lực, tinh thần bền bỉ, lòng quyết tâm.
  • Đứng trước khó khăn, thử thách không được nản chí, nản lòng, buông xuôi bất lực.
  • Là học sinh, trong lao động, học tập phải học tập bền bỉ, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, thử thách bằng lòng quyết tâm để đạt được thành công to lớn.
3) Kết bài:
- Bài học sâu sắc + Khẳng định lại vấn đề.

Ngày mai mình sẽ làm đề "Thất bại là mẹ thành công." và một đề về câu chuyện.Chúc các bạn co thêm nhiều kiến thức nhé!:D:D:D
 
Last edited:

Harry Nanmes

Cựu Mod Văn | Tài năng sáng tạo 2018
Thành viên
6 Tháng chín 2017
1,593
3,820
544
Hải Dương
THPT Tứ Kỳ.
Đề 6: Suy nghĩ của em về lời nhắn trong câu tục ngữ sau:
Thất bại là mẹ thành công.
*)Dàn ý:
1) Mở bài:
- Mọi việc trong cuộc sống, dù có to hay nhỏ cũng không phải tự nhiên mà thành công được. Muốn thành công đòi hỏi con người cần có ý chí nghị lực và lòng quyết tâm, phải vượt qua mọi khó khăn, thử thách, thậm chí là thất bại nhiều lần.
- Để khẳng định thất bại là mẹ thành công, ông cha ta đã đúc kết trong câu tục ngữ:
Thất bại là mẹ thành công.

II) Thân bài:
-Lđ 2: Giải thích:

  • "Thất bại" là gì? "Thất bại" là không đạt được kết quả, mục đích như dự định, mong muốn.
  • "Thành công" là gì? "Thành công" là đạt được mong muốn, dự định, ước mơ, hoài bão của mình như mong ước. Thành công là sự thành đạt, là có được sự nghiệp, đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho bản thân, gia đình và xã hội.
  • "Mẹ" là tiền đề, là cong đường, là bài học kinh nghiệm,...


=> Câu tục ngữ khẳng định: thất bại chính là con đường dẫn ta đi đến thành công. Đồng thời nhắc nhở mỗi người sau thất bại cần phải có ý chí, nghị lực vươn lên.

-Lđ 2: Suy nghĩ, chứng minh.
+ Vậy vì sao thất bại chính là con đường dẫn tới thành công?
  • Bởi vì mỗi con người khi làm bất kỳ 11 việc gì đều phải đối mặt với biết bao khó khăn, thử thách, thậm chí là thất bại. Do vậy, thất bại là điều khó tránh khỏi.
  • Sau thất bại con người sẽ rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm, tránh lặp lại sai lầm. Cứ thế con người sẽ dần hoàn thiện những "mảnh ghép thành công" đó.
  • Sau thất bại sẽ tiếp thêm ý chí nghị lực và lòng quyết tâm giúp con người có thêm sức mạnh dẫn tới thành công.
  • Thất bại là môi trường rèn luyện bản lĩnh vững vàng, giúp con người trưởng thành hơn.
  • Nếu trước thất bại con người đã nản chí, nản lòng thì sẽ không làm được việc gì, dẫn đến thất bại.

+ Chứng minh:
  • Nguyễn Ngọc Ký dù bị liệt hai tay, nhưng nhờ có lòng quyết tâm đã trở thành một nhà văn, nhà Giáo nổi tiếng.
  • Nick- VuJik, tuy liệt tứ chi nhưng có ý chí nghị lực đã trở thành nhà diễn thuyết nổi tiếng trên thế giới.
  • Dân tộc Việt Nam ta kháng chiến chống Pháp đã tiến hành khởi nghĩa thất bại nhiều lần. Sau mỗi lần thất bại, chúng ta biết tìm ra nguyên nhân và đã thành công.
  • ...
- Lđ3 : Mở rộng vấn đề:
+ Ngày nay vấn đề vẫn còn nguyên giá trị, hướng con người đến lối sống đẹp, như một lời khích lệ bản thân phải rèn cho mình ý chí nghị lực và lòng quyết tâm.
+ Lời của Người cũng như muốn phê phán những ai trước thất bại đã ngại khó, ngại khổ, nản chí, nản lòng, buông xuôi bất lực. Như thế họ sẽ luôn gặp thất bại.
-Lđ4: Bài học nhận thức:
+ Vậy chúng ta phải làm gì sau thất bại?

  • Chúng ta cần tìm ra nguyên nhân thất bại và bài học rút ra để khắc phục sai lầm đó.
  • Trước thất bại ko được nản chí, nản lòng, bi quan chán nản. Cần rèn cho mình ý chí nghị lực, tinh thần bền bỉ, lòng quyết tâm.
  • Là học sinh, trong lao động, học tập phải học tập bền bỉ, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, thử thách bằng lòng quyết tâm để đạt được thành công to lớn.
3) Kết bài:
- Lòng quyết tâm, ý chí nghị lực chính là sức mạnh dẫn tới thành công.
- Bài học sâu sắc.

Mình sẽ đăng đề tiếp theo trong vòng nửa tiếng nữa( nếu không có gì thay đổi). Đề này làm về câu chuyện nhé! Cho nên hơi dài một chút. Chúc các bạn có thêm nhiều kiến thức.:D
 
Last edited:

Harry Nanmes

Cựu Mod Văn | Tài năng sáng tạo 2018
Thành viên
6 Tháng chín 2017
1,593
3,820
544
Hải Dương
THPT Tứ Kỳ.
Đề 7: Suy nghĩ của em về câu chuyện sau:
Khi ngồi ở bậc thềm trước nhà, tôi nhìn thấy một con kiến đang tha chiếc lá trên lưng. Chiếc lá lớn hơn con kiến gấp nhiều lần.
Bò được một lúc, con kiến chạm phải một vết nứt khá lớn trên nền xi-măng. Nó dừng lại giây lát. Tôi nghĩ con kiến hoặc là quay lại, hoặc là nó sẽ một mình bò qua vết nứt đó. Nhưng không. Con kiến đặt chiếc lá ngang qua vết nứt trước, sau đó đến lượt nó vượt qua bằng cách bò lên chiếc lá. Đến bờ bên kia, con kiến lại tha chiếc lá và tiếp tục cuộc hành trình.
Hình ảnh đó bất chợt làm tôi nghĩ rằng tại sao mình không thể học loài kiến bé nhỏ kia, biến những trở ngại, khó khăn của ngày hôm nay thành hành trang quý giá cho ngày mai tươi sáng hơn.


*)Dàn ý:
1) Mở bài:

- Mọi việc trong cuộc sống, dù có to hay nhỏ cũng không phải tự nhiên mà thành công được. Muốn thành công đòi hỏi con người cần có ý chí nghị lực và lòng quyết tâm, sẵn sàng đương đầu với thử thách. Lẽ sống đó được gửi gắm trong câu chuyện "Vết nứt và con kiến".
II) Thân bài:
-Lđ 1: Tóm tắt nội dung, ý nghĩa:

  • Câu chuyện kể kể 1 chú kiến tha chiếc lá lớn hơn nó rất nhiều lần trên lưng. Trên đường về, nó gặp 1 vết nứt lớn.
  • "Vết nứt" tượng trưng cho những khó khăn, trở ngại đang ở phía trước. Trước gian nan ấy, con kiến ko hề bỏ cuộc mà tìm cách vượt qua.
  • Câu chuyện khép lại khiến con người phải suy ngẫm"tại sao mình không thể học loài kiến bé nhỏ kia, biến những trở ngại, khó khăn của ngày hôm nay thành hành trang quý giá cho ngày mai tươi sáng hơn."

=> Hình ảnh chú kiến bé nhỏ như một lời nhắc nhở con người cần phải có ý chí nghị lực, lòng quyết tâm, không chịu khuất phục trước khó khăn.

-Lđ 2: Suy nghĩ, chứng minh.
+ Vậy vì sao chúng ta cần phải có lòng quyết tâm, ý chí nghị lực?
  • Là một trong những phẩm chất, đức tính không thể thiếu đối với những ai muốn thành công.
  • Trong cuộc sống có nhiều việc lớn lao, buộc con người phải đối mặt, phải vượt qua nó. Nếu có những phẩm chất tốt đẹp ấy, con người sẽ đi đến thành công.
  • ý chí, nghị lực sẽ là sức mạnh tinh thần. nguồn động lực giúp ta chủ động đối mặt với khó khăn, thử thách.
  • Những thử thahs là môi trường rèn luyện bản lĩnh vững vàng, giúp con người trưởng thành hơn.
  • Nếu trước khó khăn, thử thách con người đã nản chí, nản lòng thì sẽ không làm được việc gì, dẫn đến thất bại.

+ Chứng minh:
  • Nguyễn Ngọc Ký dù bị liệt hai tay, nhưng nhờ có lòng quyết tâm đã trở thành một nhà văn, nhà Giáo nổi tiếng.
  • Nick- VuJik, tuy liệt tứ chi nhưng có ý chí nghị lực đã trở thành nhà diễn thuyết nổi tiếng trên thế giới.
  • Đặc biệt là tấm gương sáng HCM, phải bôn ba khắp các nước, gặp nhiều khó khăn, nhưng có ý chí nghị lực, lòng quyết tâm đã tìm được con đường cứu nước cho dân tộc.
  • ...
- Lđ3 : Mở rộng vấn đề:
+ Ngày nay vấn đề vẫn còn nguyên giá trị, hướng con người đến lối sống đẹp, như một lời khích lệ bản thân phải rèn cho mình ý chí nghị lực và lòng quyết tâm.
+ Lời của Người cũng như muốn phê phán những ai thường ngại khó, ngại khổ, trước khó khăn đã nản chí, nản lòng, buông xuôi bất lực. Như thế họ sẽ luôn gặp thất bại.
-Lđ4: Bài học nhận thức:
+ Vậy chúng ta cần phải sống ntn?

  • Nhận thức đúng vai trò, tầm quan trọng của ý chí nghị lực, lòng quyết tâm là rất cần thiết đối với mỗi ai muốn thành công.
  • Cần rèn cho mình ý chí nghị lực, tinh thần bền bỉ, lòng quyết tâm.
  • Đứng trước khó khăn, thử thách không được nản chí, nản lòng, buông xuôi bất lực.
  • Là học sinh, trong lao động, học tập phải học tập bền bỉ, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, thử thách bằng lòng quyết tâm để đạt được thành công to lớn.
3) Kết bài:
-Lòng quyết tâm, ý chí nghị lực là một rong những nguồn sức mạnh giúp ta đến với thành công. Câu chuyện tuy ngắn nhưng mãi mãi là bài học nhắn gửi về lẽ sống" sống cần phải có lòng quyết tâm, để chủ động đương đầu, đối mặt với khó khăn, thử thách.


Hì hì..như lời mình đã nói thì chỉ cần học thuộc dàn ý của 1 đề, chúng ta có thể làm các đề trong cùng dạng. Vài 3 đề này cũng tương tự nhé!:Rabbit10:Rabbit10:Rabbit10Chúc các bạn có thêm nhiều kiến thức.:Rabbit18
 
Last edited:

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Uhm, topic này đã hướng dẫn rất nhiều dàn ý chi tiết. Cho nên mình nghĩ mình sẽ làm một cái gì đó khác đi. Mình sẽ chia sẻ một số đoạn văn mẫu 200 chữ để góp vui cho topic này ^^

Bàn về sống bản lĩnh
Bài làm 1: "Bản lĩnh” – hai từ thật đơn giản nhưng bạn biết không, hàm chứa trong đó là cả một quá trình quyết tâm kiên cường không ngại gian khổ. Giống như một chiếc áo giáp được tôi luyện từ những nguyên liệu bền vững nhất, bản lĩnh giúp ta không còn phải lo sợ trước những cơn gió to hay những ngọn sóng dữ. Vậy bản lĩnh là gì? Bản lĩnh là khả năng giải quyết mọi chuyện một cách bình tĩnh, thông minh và tỉnh táo. Người bản lĩnh là người dám đương đầu với khó khăn gian khổ. Thất bại, tự họ sẽ đứng lên. Cay đắng họ sẽ làm cho mọi thứ ngọt ngào. Họ dám làm những điều lớn lao, kỳ vĩ, xoay trời chuyển đất. Ở những người có bản lĩnh, họ luôn có trái tim đầy lý trí; có lòng quyết tâm cao độ với một lòng can đảm cùng với một nghị lực, ý chí mạnh mẽ. Họ sẵn sàng đương đầu với thử thách. Ở họ, ta luôn tìm thấy cái kiên định nơi đáy mắt và một nụ cười biểu trưng cho sự tự tin. Các cầu thủ U23 Việt Nam làm nên kỳ tích trước các đối thủ lớn về thể hình, mạnh về tốc độ như Uzơ-bê –kit- tan, I-rắc, Quata cũng là nhờ vào bản lĩnh. Người bản lĩnh, họ sẽ được mọi người yêu quý, tin cậy; bản thân họ cũng sẽ hiểu được sứ mệnh của mình là chỗ dựa tinh thần cho người khác. Vì vậy, người bản lĩnh là người dám nghĩ, dám làm và dám thành công. Tuy nhiên cũng có những người vừa mới thấy nhấp nhô gợn sóng đã vội vã buông tay chèo, dễ dàng chấp nhận thất bại. Chắc chắn một điều rằng, những kẻ ấy vĩnh viễn không thể tự khẳng định vị trí của mình trong xã hội, mãi mãi chỉ có thể sống dưới cái bóng của kẻ khác. Và bạn ơi, bản lĩnh khởi đầu như thế đấy! Khoan nói đến những thành quả mà bản lĩnh đem lại, chỉ nói riêng đến quá trình rèn luyện thôi cũng đã được xem là một thành tựu rồi. Đến đây, tôi chợt nhớ đến bông bồ công anh mạnh mẽ nương mình theo gió để vươn đến những chân trời cao xa. Ngay cả loài hoa mong manh nhỏ bé còn có thể tự luyện cho mình bản lĩnh, vậy còn bạn? Bạn có chấp nhận kiếp sống còn thua kém cả một loài hoa?


Nguồn: Bạn Lê Phùng Tú Lệ
Bài làm 2:
Trong cuộc sống của mỗi con người muốn đạt được thành công, chúng ta không thể thiếu bản lĩnh. Vậy bản lĩnh là gì và tại sao lại đóng vai trò quan trọng đến vậy? Bởi bản lĩnh là những vấn đề quyết định một cách độc lập, không vì áp lực bên ngoài mà dễ dàng thay đổi. Một con người bản lĩnh luôn dám nghĩ, dám làm, dám đương đầu với thử thách khó khăn và không bao giờ chối bỏ trách nhiệm của mình. Nhờ vậy, trên đường đời với vô số chông gai, họ luôn giữ cho mình một tinh thần sắt đá, phong thái điềm tĩnh, sự kiên định đáng ngưỡng mộ và dễ dàng dành được sự tín nhiệm, tôn trọng từ những người xung quanh. Oprah Winfrey là một tấm gương tiêu biểu. Sinh ra tại một khu ổ chuột, lớn lên với người cha nghiện ngập, thậm chí đã từng bị xâm hại tình dục, bà vẫn kiên cường vượt qua mọi định kiến, gian nan để trở thành tỉ phú da màu ở tuổi 40 cũng như truyền cảm hứng cho biết bao mảnh đời bất hạnh. Tuy nhiên trong xã hội ngày nay vẫn còn một số người thiếu bản lĩnh trong cuộc sống, ngại khó, ngại khổ, luôn đổ lỗi cho số phận. Chính vì vậy họ mãi mãi không bao giờ chạm đến ngưỡng cửa thành công. Bản thân mỗi chúng ta hiểu được giá trị của bản lĩnh vì vậy cần xây dựng cho riêng mình một bản lĩnh vững vàng bằng cách không ngừng trau dồi tri thức, kĩ năng sống cũng như nhân cách. Hơn tất thảy, tuyệt đối không được nhầm lẫn giữa bản lĩnh với sự tự phụ hay bảo thủ. Bởi như John Ruskin từng nói, “ bản lĩnh là sự hợp nhất của kinh nghiệm, trí tuệ và đam mê trong guồng hành động”.

Nguồn: sưu tầm

 
Last edited:

Harry Nanmes

Cựu Mod Văn | Tài năng sáng tạo 2018
Thành viên
6 Tháng chín 2017
1,593
3,820
544
Hải Dương
THPT Tứ Kỳ.
Sorry vì 2 hôm rồi mà mình vẫn chưa đăng thêm bài mới. Ngay bây giờ mình sẽ đăng tiếp 1 dạng dề mới. Cảm ơn chị @baochau1112 đã cho em thêm một đề mới.
À, mình cũng muốn nói, hiện tại mình có 2 topic là https://diendan.hocmai.vn/threads/cac-vi-vua-cua-viet-nam-tu-truoc-toi-nay.689720/https://diendan.hocmai.vn/threads/mot-so-dang-bai-nghi-luan-hay-gap-phai-khi-thi-vao-10.688723/ , mỗi ngày mình sẽ đăng ở topic này, và topic kia sẽ vào ngày mai. Vì quá bận, bên này xong thì bên kia chưa xòn, trời lại khuya. Cho nên mình sẽ đăng bài ở topic này vào ngày lẻ, topic kia ở ngày chẵn.
Cảm ơn các bạn đã đón đọc.

IV) Dạng : Học.

  • Học, học nữa, học mãi.
  • Tiên hậu lễ, hậu học văn.
  • Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình.
  • ...
Đề 7: Lê-nin đã từng thúc giục cán bộ, thanh niên với câu khẩu hiệu:
Học, học nữa, học mãi.​
Suy nghĩ của em về câu khẩu hiệu trên.
*)Dàn ý:
1) Mở bài:

- Mỗi người muốn học tập thành đạt phải không ngừng học tập, học thường xuyên, học suốt đời.
- Để khẳng định vai trò của việc học taapfj thường xuyên, học suốt đời, Lê-nin đã nhắn gửi trong câu khẩu hiệu sau:
Học, học nữa, học mãi.
II) Thân bài:
-Lđ 1: Giải thích:

  • "Học" là h/đ tiếp thu kiến thức từ thầy cô, bạn bè, sách vở, thực tế c/s. Biến kiến thức của nhân loại thành kiến thức của bản thân.
  • "Mãi, nữa" là học thường xuyên, học suốt đời.


=> Câu khẩu hiệu đã khẳng định vai trò, tầm quan trọng của việc học thường xuyên, học suốt đời. Từ đó nhắc nhở mỗi người cần phải học tập.

-Lđ 2: Suy nghĩ, chứng minh.
+ Vậy vì sao chúng ta cần phải học thường xuyên, học suốt đời?
  • Kiến thức nhân loại phong phú, rộng lớn, mà hiểu biết của con người lại hạn hẹp. Muốn tiếp thu kiến thức, cần phải nỗ lực học tập ko ngừng nghỉ.
  • Học tập thường xuyên giúp con người không ngừng mở rộng kiến thức thuộc mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội, cuộc sống xung quanh. Từ đó, học vấn ngày càng nâng cao. Đây là 1 trong những yếu tố giúp ta vững bước vào tương lai.
  • Thường xuyên học tập, con người sẽ tiếp thu được kiến thức mới, thành tựu mới,..Từ đó, con người có thể áp dụng KHKT vào xây dựng trong c/s.
  • Hình thành thói quen tốt: chủ động, tự giác, đẩy lùi thói lười biếng, ỷ lại.
  • Nếu ko học tập thường xuyên, con người sẽ kém hiểu biết, trở nên lạc hậu, bị xã hội đào thải.

+ Chứng minh:
  • Nhà bác học Niu- tơn, Ê-đi-xơn nhờ ko ngừng học tập, nghiên cứu, đã có đóng góp cho nhân loại những phát minh vĩ đại.
  • Hồ Chí Minh là tấm gương sáng ngời cho việc học tập không ngừng nghỉ. Bác ko trải qua 1 trường lớp nào những nói được nhiều thứ tiếng, hiểu biết sâu rộng,..
- Lđ3 : Mở rộng vấn đề:
+ Ngày nay vấn đề vẫn còn nguyên giá trị. Đặc biệt, trước nhu cầu ngày càng cao của xã hội, đòi hỏi mỗi người phải không ngừng học tập để thích ứng với điều đó.
+ Đây là lời phê phán những ai lười học, học không đến nới đến chốn, lãng phí thời gian, tiền bạc, của cải. Tự bằng lòng với vốn kiến thức của mình.
-Lđ4: Bài học nhận thức:
+ Vậy chúng ta cần phải sống ntn?

  • Nhận thức đúng vai trò, tầm quan trọng của việc học tập thường xuyên. Học bằng nhiều con đường.
  • Xác định đúng mục đích của việc học tập suôt đời. Học để có hiểu biết, mở rộng tầm nhìn.
  • Có phương pháp học tập khoa học, đúng đắn.
  • Là học sinh, cần học tập chăm chỉ, chủ động sáng tạo, có tinh thần vượt khó.
3) Kết bài:
- Khẳng định lại vấn đề+ bài học sâu sắc.

Có thể tham khảo cho việc thi vào cấp 3 đấy! Tham khảo nhé!
@ARMY's BTS , @Dương Sảng , @Nguyễn Thị Ngọc Bảo , @Hà nội phố .
 

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Hôm nay chị ủng hộ em vài bài. Mai chị xin nghỉ phép rồi :'))

Bàn về lòng dũng cảm

Lòng dũng cảm là một trong những đức tính vô cùng cần thiết và đáng quý ở mỗi con người. Dù ở nơi đâu khi làm bất cứ việc gì con người cũng đều cần đến lòng dũng cảm. Dũng cảm là không sợ nguy hiểm, khó khăn. Người có lòng dũng cảm là người không run sợ, không hèn nhát, dám đứng lên đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác, các thế lực tàn bạo để bảo vệ công lí, chính nghĩa. Dũng cảm là sẵn sàng hy sinh bản thân mình để cứu giúp những người khó khăn hoạn nạn. Trong chiến tranh, nhờ những tấm gương dũng cảm như Võ Thị Sáu, Nguyễn Văn Trỗi, La Văn Cầu… và bao tấm gương thương binh, liệt sĩ mà đất nước mới có được nền độc lập. Trong hoà bình những người lính, những chiến sĩ công an dũng cảm đấu tranh với tội phạm để bảo vệ bình yên cho nhân dân. Người dũng cảm là người bản lĩnh, dám đương đầu và không lùi bước. Và cũng như bản lĩnh, dũng cảm sẽ giúp con người vươn đến thành công. Người dũng cảm luôn được mọi người yêu mến và quý trọng. Qua đây ta cũng cần phê phán những người nhầm tưởng lòng dũng cảm với hành động liều lĩnh, mù quáng, bất chấp công lí. Phê phán những kẻ hèn nhát, bạc nhược không dám đấu tranh, không dám đương đầu với khó khăn thử thách để vươn lên trong cuộc sống. Dũng cảm là cần thiết, vì vậy cần rèn luyện tinh thần dũng cảm từ việc làm nhỏ nhất trong cuộc sống hàng ngày. Luôn đấu tranh loại bỏ sự hèn nhát, rèn cho mình ý chí, nghị lực, bản lĩnh. Hãy nhớ rằng, hèn nhát là bóng tối đẩy lùi bước tiến của xã hội và chỉ có dũng cảm mới có thể dẫn lối soi đường cho ta thoát khỏi con đường hầm tăm tối đó.


Nguồn: sưu tầm

Bàn về vai trò của ý chí, nghị lực

Bài làm 1:
Muốn vượt qua gian nan thử thách trên đường đời, con người không thể thiếu đi nghị lực. Vậy nghị lực là gì? Đó là là ý chí, là bản lĩnh, lòng quyết tâm vươn lên trong cuộc sống. Người giàu nghị lực luôn có sức sống mạnh mẽ, dám đương đầu với mọi thử thách khó khăn, kiên trì vượt qua nghịch cảnh để đi đến thành công. Trong thực tế, ta có thể bắt gặp không ít con người như vậy. Nguyễn Ngọc Ký thiếu đi đôi tay nhưng không ngừng nỗ lực để trở thành một người thầy đáng kính, Nick Vujick sinh ra với tứ chi khiếm khuyết nhưng chưa một lần chịu thua số phận, Stephen Hawking bị bại liệt ở tuổi ngoài 20 và được ngợi ca là nhà vật lí học đương đại nổi tiếng nhất… Họ chính là những tấm gương sáng, đem đến cho ta bài học quý báu về giá trị của ý chí, nghị lực và sự quyết tâm. Vậy nhưng, trong xã hội vẫn có một số người có lối sống ỷ lại, dựa dẫm, không có tinh thần phấn đấu, ý chí tiến thủ. Không chỉ tự đưa mình vào ngõ cụt, những người như vậy còn kéo lùi dòng chảy văn minh của nhân loại, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hôi. Thế hệ trẻ hôm nay cần phê phán lối sống này, không ngừng rèn đức luyện, nỗ lực bằng tất cả khả năng để có thể vững vàng tiến về phía trước. Bởi đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói, “Tuổi trẻ là tuổi của tương lai. Muốn có tương lai tốt đẹp thì phải chiếm lấy bằng ý chí và nghị lực của chính bản thân”.

Bài làm 2:
Nếu nói bản lĩnh nghiêng về thực hành thì ý chí chính là phần lý thuyết. Muốn thực hành thì phải nắm vững lý thuyết mà áp dụng. Có ý chí, con người mới có đủ quyết tâm để chinh phục những tầm cao mới. Bản thân ý chí vốn không có một định nghĩa cụ thể. Nói đơn giản, đó là quyết tâm cố gắng vượt qua gian khổ thử thách; còn nói phức tạp, ý chí là mồi lửa giúp cho bản lĩnh bùng cháy. Ông bà ta có câu “có chí thì nên” cũng là vì lẽ đó. Chưa nói đến khả năng bạn đến đâu, chỉ riêng việc bạn có cho mình một ý chí sắt đá cùng niềm tin vững vàng thì bạn đã đi trước người khác một bước! Nhưng, cái gì cũng có cái giá của nó, ý chí cũng không phải là một ngoại lệ. Để có được một tinh thần thép khi đứng trước bão tố của cuộc đời, bạn sẽ phải bỏ ra rất nhiều thời gian và công sức để mài sắt luyện kim! Vậy nên, người nói được câu “Tôi có ý chí” thì rất nhiều, nhưng người mà hành động của họ nói lên điều đó thì quả thực không được mấy ai. Những người chỉ mới giáp mặt cơn lốc xoáy hung tợn đã nhụt chí xin hàng, hay những kẻ sẵn sàng quỳ gối trước những thế lực mạnh mẽ, tất cả bọn họ suy cho cùng đều là vì thiếu đi cái ý chí cần thiết. Họ không biết cách tự tạo cho riêng mình một đế chế hùng mạnh. Những người như thế, chung quy lại, cũng chỉ mãi là kẻ thất bại mà thôi. Còn bạn? Bạn sẽ chọn con đường gập ghềnh hướng tới tương lai hay biến mình thành một con ốc chỉ biết thu mình trong vỏ?

Nguồn: Lê Phùng Tú Lệ
 

Harry Nanmes

Cựu Mod Văn | Tài năng sáng tạo 2018
Thành viên
6 Tháng chín 2017
1,593
3,820
544
Hải Dương
THPT Tứ Kỳ.
Đề 8: suy nghĩ của em về câu tục ngữ sau:
Tiên học lễ, hậu học văn.

*)Dàn ý:
1,Mở bài:

- Từ xưa tới nay ông cha ta luôn đề cao việc học tập, rèn luyện đạo đúc, học cách ứng nhân xử thế.
- Để nhắc nhở, răn dạy con cháu, cha ông ta đã gửi gắm trong câu tục ngữ:
Tiên học lễ, hậu học văn​
II) Thân bài:
-Lđ 1: Giải thích:

  • "Học" là h/đ tiếp thu kiến thức từ thầy cô, bạn bè, sách vở, thực tế c/s. Biến kiến thức của nhân loại thành kiến thức của bản thân.
  • "Tiên học lế" là trước tiên phải học lễ nghĩa, đạo đức làm người.
  • "Hậu học văn" là sau đó mới học văn hóa, học chữ viết, kiến thức để mở rộng tầm hiểu biết thuộc mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội, cuộc sống xung quanh.
=> Câu tục ngữ đã khẳng định vai trò, tầm quan trọng của việc dọc đạo đức làm người. Từ đó nhắc nhở mỗi người cần phải học tập.
Lđ 2: Suy nghĩ, chứng minh :
+ Vậy vì sao làm người trước tiên cần phải học lễ nghĩa, đạo đức?
  • Lễ nghĩa, đạo đức là thước đo chuẩn mực để đánh giá phẩm chất, nhân cách làm người.
  • Người có đạo đức, nhân cách sẽ có ý thức học tập tốt, chủ dộng, tự giác, ko lười biếng, ỷ lại,..Từ đó học tập ngày càng tiến bộ.
  • Được mọi người yêu quý, kính trọng, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp.
  • Góp phần xây dựng một xã hội văn minh, phát triển.
  • Người không có đạo đức, không hiểu lễ nghĩa sẽ sống không biết kính trên nhường dưới, bị mọi xa lánh, ghét bỏ,...
+ Chứng minh:
  • Con người từ khi sinh ra đã được dạy cách làm người, kính trên nhường dưới.
  • Trong gđ, con cái hiểu đạo đức, lễ nghĩa sẽ tạo nên một gia đình đầm ấm, hạnh phúc.
-Lđ 3: Mở rộng vấn đề:
+ Ngày nay vấn đề vẫn còn nguyên giá trị. Nó giúp con người nhận thức đúng vai trò, tầm quan trọng của việc học đạo đức, nhân cách làm người trước khi học kiến thức, học hiểu biết.
+ Đây là lời phê phán những ai lười học, học không đến nới đến chốn, ko có ý thức tu dưỡng rèn luyện đạo đức, cư xử thiếu tôn trọng. Họ chỉ coi trọng việc học kiến thức mà quên đi việc học đạo đức làm người.
-Lđ 4 : Bài học nhận thức và h/đ:
+ Vậy chúng ta cần phải sống ntn?

  • Nhận thức đúng vai trò, tầm quan trọng của việc học đạo đức. Học bằng nhiều con đường.
  • Làm người trước tiên cần phải học lễ nghĩa, nhân cách làm người. Song song vs việc học đó, cần phải ra sức học tập văn hóa để mở rộng tầm hiểu biết.
  • Là học sinh, ngay từ buổi đầu đến trường cần học tập nội quy đầy đủ. Đoàn kết giúp đỡ bạn bè, kính trọng thầy cô ,..caanfchawm chỉ học tậpđầy đủ.
3)Kết bài:
- Khẳng định lại vấn đề+ bài học sâu sắc.
 

Harry Nanmes

Cựu Mod Văn | Tài năng sáng tạo 2018
Thành viên
6 Tháng chín 2017
1,593
3,820
544
Hải Dương
THPT Tứ Kỳ.
Thông thường thi vào 10 thì thường NL về một câu nói của ai đó theo kiểu đề chìm chứ không phải đề nổi như thế này ...
Hì, về vấn đề này thì bạn tham khảo như sau nhé!
Thường thì có 2 loại nghị luận, là: Nghị luận xã hội; Nghị luận văn học.
1, Nghị luận xã hội :
a) Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí :
- Nội dung:
+ Giới thiệu, giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận.
+ Phân tích các mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề bàn luận.
+ Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động về tư tưởng đạo lí.

b) Nghị luận về một hiện tượng đời sống :
- Nội dung:
+ Nêu rõ hiện tượng, phân tích các mặt đúng-sai, lợi-hại, chỉ ra nguyên nhân.
+ Bày tỏ thái độ, ý kiến của người viết về hiện tượng xã hội đó.

2. Nghị luận van học:
- Nghị luận văn học là một dạng nghị luận mà các vấn đề đưa ra bàn luận là các vấn đề về văn học: tác phẩm, tác giả, thời đại văn học,…

Thêm vào đó, có 2 dạng đề ở nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý:
Cái bạn nói đó là dạng đề chìm, thưởng được trích trong câu nói của ai đó. Hay nói cách khác là được dẫn dắt ra một cách gián tiếp. Ví dụ:
Đề 7: Suy nghĩ của em về câu chuyện sau:
Khi ngồi ở bậc thềm trước nhà, tôi nhìn thấy một con kiến đang tha chiếc lá trên lưng. Chiếc lá lớn hơn con kiến gấp nhiều lần.
Bò được một lúc, con kiến chạm phải một vết nứt khá lớn trên nền xi-măng. Nó dừng lại giây lát. Tôi nghĩ con kiến hoặc là quay lại, hoặc là nó sẽ một mình bò qua vết nứt đó. Nhưng không. Con kiến đặt chiếc lá ngang qua vết nứt trước, sau đó đến lượt nó vượt qua bằng cách bò lên chiếc lá. Đến bờ bên kia, con kiến lại tha chiếc lá và tiếp tục cuộc hành trình.
Hình ảnh đó bất chợt làm tôi nghĩ rằng tại sao mình không thể học loài kiến bé nhỏ kia, biến những trở ngại, khó khăn của ngày hôm nay thành hành trang quý giá cho ngày mai tươi sáng hơn.

Hầu hết, đè mình đang làm là dạng đề chìm, chứ không phải dạng nổi. Dạng nổi là được đưa đến một cách trực tiếp, người đọc có thể nhận ra ngay vấn đề, không cần nghĩ sâu xa gì nữa. Ví dụ:
Bàn về lòng tự tin, Suy nghĩ của em về lòng dũng cảm,...

Sắp tới, mình sẽ làm dạng đề về đức tính và đề bài ở dạng mở: Đức tính khiêm nhường,...

Vì mình và bạn ở hai nơi khác nhau, cho nên có thể đề sẽ khác nhau, những có lẽ topic này cũng có thể giúp cho bạn một chút đấy!
@Lộc Hàm - Nhiệt Ba


 

Harry Nanmes

Cựu Mod Văn | Tài năng sáng tạo 2018
Thành viên
6 Tháng chín 2017
1,593
3,820
544
Hải Dương
THPT Tứ Kỳ.
Hì...xin lỗi các bạn:Tonton13, hôm nay vì nhà mình có việc+ bận bên CLB nên không thể viết tiếp 1 bài mới. Cho nên, hẹn các bạn vào thứ hai ngày 13 tháng 8 nhé! Cảm ơn các bạn đã đón đọc! ;)
 
  • Like
Reactions: baochau1112

Harry Nanmes

Cựu Mod Văn | Tài năng sáng tạo 2018
Thành viên
6 Tháng chín 2017
1,593
3,820
544
Hải Dương
THPT Tứ Kỳ.
Chào mọi người, có ai đang đi xa không? Du học, đi làm xa nhà, xuất khẩu lao động :D,.... chẳng hạn...Vậy thì còn chần chờ gì mà không đọc bài nghị luận về quê hương, gia đình nhỉ? À, còn các đề của dạng IV là đều làm như nhau nhé! :D

V)Dạng 5: Quê hương, gia đình:

  • Anh em như...đỡ đần.
  • Công cha ..chảy ra.
  • Tình mẹ trong c/đ mỗi con người.
  • Mái ấm gđ vs tuổi thơ.
  • Quê hương trong c/đ mỗi người.
  • quê hương mỗi người...mẹ thôi.
  • ....
Đề 9: Suy nghĩ của em về hai câu thơ sau:

Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi.​

*) Dàn ý:
1) Mở bài:

- C/đ mỗi con người sống không thể thiếu những tình cảm ấm áp, là gia đình, thầy cô, bạn bè,..
- Một trong những t/a gần gũi, thân thương nhất là tình quê hương. Để khẳng định điều đó, nhà thơ Đỗ Trung Quân trong bài quê hương có viết:
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi.​

2) Thân bài:
-Lđ: Giải thích:

- "Quê hương" là những gì gần gũi nhất, thân thiết nhất, nơi nuôi dưỡng con người lớn khôn, trưởng thành.
- Cuộc đời mỗi con người từ lúc sinh ra đến khi trưởng thành sống không thể thiếu quê hương. Quê hương trong bài thơ được so sánh như tấm lòng, tình cảm của người mẹ luôn quan tâm, che chở con.

=> Cách ss ấy đã khảng định vai trò, tầm quan trọng không thể thiếu của quê hương đối vs c/đ mỗi con người.
-Lđ2: Suy nghĩ, chứng minh.
+ Tại sao quê hương có vai trò, tầm quan trọng không thể thiếu đối vs c/đ mỗi con người?
  • Là nơi con người sinh ra, lớn lên, trưởng thành; nơi gắn bó biết bao kỷ niệm thân thương, hồn nhiên của tuổi thơ.
  • Đều đc đón nhận những t/a ấm áp, thân thương, gần gũi nhất của cha mẹ, thầy cô, bạn bè,..Con người được chia sẻ mọi niềm vui, nỗi buồn vs mọi người xung quanh.
  • Là nơi bồi đáp những t/c trong sáng nhất, thân thương nhất như tình gđ, thầy cô, bạn bè, đoàn kết xóm làng,...
  • Là điểm tựa vững chắc, tiếp thêm ý chí nghị lực, chắp cánh cho ta thực hiện những ước mơ hoài bão,...Như thế, quê hương ko thể thiếu trong c/đ mỗi con người.
  • Sống thiếu quê hương, con người trở nên cô đơn, buồn tẻ, mất đi niềm vui khi thành công, niềm an ủi khi thất bại. Thiếu quê hương, c/đ con người trở nên vô nghĩa.

+ Chứng minh:
  • Bác Hồ sau hơn 30 năm bôn ba, khi trở về đã nghẹn ngào xúc động, hôn lên đất mẹ.
  • Ngày nay có biết bao người ra sức cống hiến cho quê hương thêm giàu đẹp, đất nước ngày càng phát triển.

- Lđ3 : Mở rộng vấn đề:
- Ý thơ hoàn toàn đúng đắn, nó giúp con người hiểu rõ vai trò, tầm quan trọng của quê hương ko thể thiếu đối vs c/đ mỗi con người. Sống cần phải biết yêu thương, nhớ về quê hương.
Phê phán những ai sống thờ ơ, lãng quên, phản bội lại quê hương, đất nước. Không biết đóng góp một phần nhỏ bé cho quê hương.
-Lđ: Bài học nhận thức:
+ Chúng ta cần phải sống ntn?
  • Nhận thức đúng vai trò, tầm quan trọng không thể thiếu của quê hương đối vs c/đ mỗi con người.
  • Sống phải biết ơn, tích cực đóng góp, xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu mạnh,...
  • Là học sinh cần thể hiện tình yêu quê hương = cách ra sức thi đua học tập, rèn luyện, mai sau góp phần xây dựng quê hướng, đất nước.
3)Kết bài:
- Khẳng định lại vấn đề+ bài học sâu sắc.

Uầy, ra sức gõ và mình đã đánh bài này trong 20 phút cơ đấy, mất nhiều thời gian nhỉ? Vì cả cái tội dí sát mắt vào để nhìn chữ nữa,..mất khá nhiều thời gian. Các bạn tham khảo nhé! :D
À đúng rồi, nếu các bạn có muốn copy bài đi đâu thì nhớ ghi nguồn nhé! Các bạn cứ ghi là" Nguồn : TĐVH." nhé! Cảm ơn nhiều!
 
Last edited:

Harry Nanmes

Cựu Mod Văn | Tài năng sáng tạo 2018
Thành viên
6 Tháng chín 2017
1,593
3,820
544
Hải Dương
THPT Tứ Kỳ.
Nào cùng mình đến đề số 10 nhé!

Đề 10: Tình mẹ trong c/đ mỗi con người.

*) Dàn ý:
1) Mở bài:

- Dẫn dắt, nêu vấn đề nghị luận.

2) Thân bài:
-Lđ: Giải thích
:
- "Tình mẹ" là t/c thân thương, ôm ấp, che chở của người mẹ dành cho con. Tình mẹ là t/c thiêng liêng nhất trong mỗi con người.
- "C/đ mỗi con người" là từ khi sinh ra đến lúc trưởng thành sống ko thể thiếu t/c của người mẹ.

=> Như thế, tình mẹ có vai trò, tầm quan trọng không thể thiếu đối vs c/đ mỗi con người.
-Lđ2: Suy nghĩ, chứng minh.
+ Tại sao tình mẹ có vai trò, tầm quan trọng không thể thiếu đối vs c/đ mỗi con người?
  • Mẹ là người có ơn sinh thành, nuôi dưỡng, dạy dỗ, che chở cho ta từ tuổi ấu thơ đến khi khôn lớn, trưởng thành. Tình mẹ là t/c thiêng liêng, cao đẹp nhất.
  • Mẹ là người luôn dành những t.c, cho ta nhận những t/a ấm áp, thân thương, gần gũi nhất. Ta được chia sẻ mọi niềm vui, nỗi buồn vs mọi người xung quanh.
  • Tình mẹ bồi đắp những t/c trong sáng nhất, thân thương nhất như tình gđ, thầy cô, bạn bè, đoàn kết xóm làng, cư xử lễ phép, ...
  • Là điểm tựa vững chắc, tiếp thêm ý chí nghị lực, chắp cánh cho ta thực hiện những ước mơ hoài bão,...Như thế, quê hương ko thể thiếu trong c/đ mỗi con người.
  • C/s này thiếu đi tình mẹ, thì con người sẽ trở nên cô đơn, buồn tẻ, mất đi niềm vui khi thành công, niềm an ủi khi thất bại.


- Lđ3 : Mở rộng vấn đề:
+ Vấn đề nêu ra đã hướng con người đến một lối sống đẹp. Sống biết ơn đến công lao sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ.
+ Phê phán những kẻ bất hiếu, thái độ sống vô trách nhiệm với người đã có ơn sinh thành dạy dỗ. Đó là những ai đối xử tàn nhẫn, không biết yêu thương, không biết chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ,...
-Lđ4: Bài học nhận thức:
+ Chúng ta cần phải sống ntn?
  • Nhận thức đúng vai trò, tầm quan trọng không thể thiếu củatình mẹ đối vs c/đ mỗi con người.
  • .Biết ơn, hiếu thảo, vâng lời, lễ phép với cha mẹ. Biết chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ khi đau ốm, già yếu,...
  • Sống đừng thờ ơ, lạnh nhạt, thái độ bất kính đối vs cha mẹ,...
  • Là học sinh phải thể hiện lòng biết ơn đối với tình mẹ là kính trọng, ra sức thi đua học tập rèn luyện thật tốt để xứng đáng vs ơn sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ.

3)Kết bài:
- Khẳng định lại vấn đề+ bài học sâu sắc.

Thảm khảo nhé các bạn!
 

Harry Nanmes

Cựu Mod Văn | Tài năng sáng tạo 2018
Thành viên
6 Tháng chín 2017
1,593
3,820
544
Hải Dương
THPT Tứ Kỳ.
Hì, đề số 11 đang chờ các bạn đấy, còn chờ gì mà không "tiếp nhận " em ấy về ngay nhỉ?
Đề 11: Mái ấm gia đình.

*) Dàn ý:
1) Mở bài:

- Dẫn dắt, nêu vấn đề nghị luận.

2) Thân bài:
-Lđ: Giải thích:
- "Gia đình" là nơi gắn kết những thành viên có cùng dòng máu, huyết thống, luôn che chở, yêu thương, đùm bọc dưới 1 mái nhà. Đây là t/c đẹp đẽ, thiêng liêng.
- "Mái ấm gđ" là gđ yên ấm, hạnh phúc, tràn ngập niềm vui, tiếng cười,...
-"Tuổi thơ" là độ tuổi đang đi học, được nuôi dưỡng, dạy dỗ để khôn lớn, trưởng thành,..
=>Như vây, mái ấm gia đình có vai trò, tầm quan trọng không thể thiếu đối vs trẻ thơ.

-Lđ2: Suy nghĩ, chứng minh.+ Tại sao tình mái ấm gđ có vai trò, tầm quan trọng không thể thiếu đối vs c/đ mỗi con người?
  • Là nơi nuôi dưỡng, dạy dỗ, che chở, giúp mỗi trẻ thơ từng này khôn lớn,..
  • Sống trong mái ấm gđ, trẻ thơ được đón nhận những t/a ấm áp, thân thương, gần gũi nhất của cha mẹ, những người thân thiết. Tạo nên một gia đình đầm ấm, hạnh phúc trong lòng trẻ thơ.
  • Là nơi bồi đáp những t/c trong sáng nhất, thân thương nhất như tình gđ, thầy cô, bạn bè, đoàn kết xóm làng,...
  • Là điểm tựa vững chắc, tiếp thêm ý chí nghị lực, chắp cánh cho ta thực hiện những ước mơ hoài bão,...Như thế, mái ấm gđ ko thể thiếu trong c/đ mỗi con người.
  • Nếu trẻ thơ sống thiếu mái ấm gđ thì sẽ trở nên bất hạnh, buồn tủi, không được yêu thương- khi đó hiểm họa sẽ rình rập.
+Chứng minh.
  • Thực tế cho thấy mọi trẻ em đều được cha mẹ chăm sóc, nuôi dưỡng, dạy dỗ, được cắp sách đến trường để hocjtaapj. Trẻ em được sống trong mái ấm gđ. Nhưng bên canh đó vẫn còn nhiều trẻ em kém may mắn, sống thiếu tình yêu thương, lang thang, cơ nhỡ,...


- Lđ3 : Mở rộng vấn đề:
+Vấn đề nêu ra như một lời phê phán những ai ko biết yêu thương, chăm sóc, nuôi dưỡng, dạy dỗ trẻ thơ. Đó là những bậc cha mẹ sống thiếu trách nhiệm. Tuổi thơ sống trong gđ bất hòa, đối xử bất bình đẳng, ko đc tạo đk đi học,...Như thế c/đ tuổi thơ thật bất hạnh.
-Lđ4: Bài học nhận thức:
+ Chúng ta cần phải sống ntn?
  • Nhận thức đúng vai trò, tầm quan trọng không thể thiếu của mái ấm gđ đối vs trẻ thơ.
  • Cha mẹ phải có trách niệm làm tròn bổn phận chăm sóc, nuôi dạy, yêu thương để tuổi thơ được học tập, vui chơi,..
  • Tạo điều kiện giúp đỡ trẻ mồ cơi, lang thang, tàn tậ có 1 mái ấm thực sự,..
  • Tuổi thơ là học sinh cần làm tròn bổn phận vâng lời, ra sức thi đua học tập rèn luyện thật tốt để xứng đáng vs ơn sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ.

3)Kết bài:
- Khẳng định lại vấn đề+ bài học sâu sắc.
 

Harry Nanmes

Cựu Mod Văn | Tài năng sáng tạo 2018
Thành viên
6 Tháng chín 2017
1,593
3,820
544
Hải Dương
THPT Tứ Kỳ.
  • Like
Reactions: baochau1112

Harry Nanmes

Cựu Mod Văn | Tài năng sáng tạo 2018
Thành viên
6 Tháng chín 2017
1,593
3,820
544
Hải Dương
THPT Tứ Kỳ.
Xin lỗi các bạn! Dạo này mình khá là bận, vì thế nên lịch đăng bài sẽ đổi là: khi nào rảnh thì mình sẽ viết tiếp, các bạn thông cảm nhé!
 

Harry Nanmes

Cựu Mod Văn | Tài năng sáng tạo 2018
Thành viên
6 Tháng chín 2017
1,593
3,820
544
Hải Dương
THPT Tứ Kỳ.
Sau gần một năm vắng bóng thì topic ôn thi vào 10- một số dạng đề nghị luận xã hội thường gặp trở lại roài đây. Mở đầu cho sự trở lại này chúng ta cùng đến với dạng NL về một sự việc, hiện tượng đời sống nhé!
Đề 12: Suy nghĩ của em về hiện tượng nghiện game online (trò chơi điện tử) của thanh thiếu niên hiện nay.
I, Mở bài:
Hiện nay thanh thiếu niên sa vào nhiều tệ nạn xã hội như thuốc lá, ma túy. Nhưng một loại hiện tượng diễn ra nhiều nhất là nghiện game online. Đây trở thành mối quan tâm của gia đình, nhà trường và toàn xã hội.
II, Thân bày:
* Luận điểm 1: Giải thích, nêu thực trạng:
- Game online là trò chơi sử dụng trên mạng máy tính, điện thoại, thường có nội dung bạo lực, thiếu lành mạnh như: Đột Kích, Liên Minh, Liên Quân.
- Nghiện game online là tình trạng sa ngã người chơi không làm chủ được bản thân, bị trò chơi điều khiển.
- Người chơi game thuộc đủ lứa tuổi nhưng phần đông là thanh thiếu niên trong độ tuổi đi học. Người nghiện game có thể bỏ học chơi game ở mọi nơi, mọi lúc.
* Luận điểm 2: Phân tích nguyên nhân gây nghiện:
- Vậy nghiện game online xuất phát từ những nguyên nhân nào?
  • Do nội dung trò chơi bạo lực, thiếu lành mạnh đã kích thích trí tò mò.
  • Nghiện game online là do bạn bè rủ rê lôi kéo một vài lần từ đó dẫn đến nghiện.
  • Nghiện game online bởi thanh thiếu niên máy chơi đưa đò thích thể hiện.
  • Một bộ phận cha mẹ thiếu quan tâm.
  • Nghiện game online là do người chơi không làm chủ bản thân, không có lập trường vững vàng, không nhận thức rõ tác hại.
* Luận điểm 3: Phân tích tác hại:
  • Nghiện Game online khiến con người luôn sống trong ảo giác, mê muội, thần kinh căng thẳng đã ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.
  • Người chơi không làm chủ được bản thân dẫn đến các hành vi bạo lực như gây gổ, đánh nhau, giết người, ăn chơi đua đòi.
  • Nghiện game online làm cho học tập giảm sút dẫn đến chán nản nản, bỏ học, gian lận trong kiểm tra.
  • Sa vào trò chơi làm lãng phí thời gian, tiền bạc.
  • Hình thành một số thói quen xấu như giả dối, lừa đảo, trộm ăn cắp. Đây là một con đường dẫn đến các tệ nạn xã hội.
  • Nhiều người nghiện game online làm cho xã hội bất ổn.
* Luận điểm 4: Biện pháp:
  • Mỗi người cần phải nhận thức rõ tác hại của nghiện game online.
  • Cần biết làm chủ bản thân, có lập trường vững vàng.
  • Gia đình, nhà trường cần quan tâm quản lý chặt chẽ thanh thiếu niên.
  • Là học sinh phải ra sức học tập để tích lũy tri thức, không ngừng mở rộng.
III, Kết bài:
- Game online là một trò chơi có nhiều tác hại. Người nghiện game online cần đáng lên án phê phán. Mỗi người lại tự bảo vệ mình hãy nói không với "trò chơi điện tử".
Tham khảo nhé!
 
  • Like
Reactions: Junery N and G-11F
Top Bottom