một số câu trong đề thi chuyên văn mình mới thi xong nè

H

hai_hai123

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

câu 1, tình yêu lao động qua hai tác phẩm đoàn thuyền đánh cá (huy cận) và lặng lẽ sa pa (Nguyễn Thảnh Long)(đề chuyên)
câu 2. bài chiếc là cuối cùng . từ đoạn cụ bemen cặp mắt đỏ ngầu............... sao mà lắm lời lắm điều thế? hãy chuyển lời đối thoại thành lời giẫn gián tiếp?(cái đoạc văn dài nên mình ko ghi các bạn xem trong sách từ đoạn mình nói nhé!)
(trong đề chuyên)
câu 3: phân tích hình ảnh người lính qua bài thơ bài thơ về tiểu đội xe ko kính.(trong đề phổ thông)
 
T

thuyan9i

Phạm Tiến Duật là 1 trong những nhà thơ tiểu bài của thế hệ thơ trẻ của VN trong những năm kháng chiến chống Mị . "Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước mà lòng phơi phới dậy tương lai" ( Tố Hữu), Phạm Tiến Duật có giọng thơ mang đầy chất lính , khẻo , dạt dào sức sống, tinh nghịch, vui tươi và giàu suy nghậm .Bài thơ " TDXKK" nằm trong chùm thơ đạt giải nhất trong cuộc thi thơ, bao văn nghệ 1969-1970, mang đầy phong cách của người lính.Mở đầu bài thơ là ình ảnh chiếc xe ko kính . Hình ảnh này có sức hấp dẫn đặt biệt vì nó chân thực, độc đáo, mới la.

Xưa nay hình ảnh về chiếc xe trong chiến tranh đi vào thơ ca thường đc mĩ lệ hoá, tượng trưng ước lệ chứ ko miêu tả cụ thể, thức đến mức trần trụi như cách giới thiệu của nhà thơ . Lời thơ giản dị và tự nhiên : " ko có kính ......kính vỡ rồi" . Bom đạn ác liệt của chiến tranh đã tàn phá làm những chiếc xe mất đi những tấm kính, những mui xe, đèn xe , rồi thùng xe bị xược . Những chiếc xe ko kính thật ra ko mấy hiếm ở những tuyến đg` Trường Sơn. Hình ảnh ấy đc đưa vào thơ 1 cách sáng tạo, ko tô vẽ, ko cường điệu mà rất thực, cái thực ấy đã làm cho người đọc phải suy nghĩ, hình dung về cuộc chiến tranh đầy khốc liệt: bom đạn giặc Mi.
Mục đích miêu tả những chiếc xe ko kính là nhằm ca ngợi hình ảnh những con người quả cảm, những người lính cụ Hồ, họ rất trẻ trung , rất vô tư nhưng luôn ở tư thế " ung dung" , coi thường gian khổ, bất chấp sự hi sinh . Trong buồng lái ko có kính chắn gió, họ có những cảm giác mạnh mẽ khi phải trực tiếp đối mặt với thiên nhiên . Cảm giác ấy đc nhà thơ thể hiện rất tinh tế, sống động qua hình ảnh nhân hóa , so sánh và điệp ngữ: " Ung dung .... buồng lái" . Với nhịp điệu nhẹ nhàng , đều dặn, người đọc có thể liên tưởng tới nhưng bánh xe đang lăn trên đường ra mặt trân. Tất cả sự vật, hình ảnh, cảm xúcmà người chiến sĩ lái xe trực tiếp nhìn thấy, cảm nhận đc đã biểu hiện thái đọ bình tĩnh, thản nhiên, tự tin trước nguy hiểm .Các anh nhìn thấy gió, sao trời, con đg`, cánh chim, thế giưới bên ngoài vào trong buồng lái thậtu sinh động, gợi cảm và " con đường chạy thẳng vào tim" gợi liên tưởng tới con đg` ra mặt trận, đg` chiến đấu, con đg` cách mạng ko những họ bất chấp gian khổmà họ còn là những con người đầy lạc quan, tự tin vào chiến thắng, họ đã tâm tình với giọng điệu đầy ngang tàn và tự tin " ko có kính ừ thì có bụi....khô mau thôi" rõ ràng người chiến sĩ ko hề lùi bước trước kẻ thù . Những lời ca yêu đời " Tiếng hát áp tiếng bom" và họ xme đây là cơ hội để thử thách sức mạnh, ý chí, những tiếng cười làm tan đi những nguy hiểm . Từ đó tình dồng chí, đồng đội keo sơn, gắn bó là phẩm chất của người lính . Những khoảnh khắc chiến tranh giữa sông và chết . Những người lính trẻ từ những miền quê khác nhau nhưng cùng 1 nhiệm vụ, 1 lý tưởng . Họ gắn vó với nhau như anh em ruột thịt trong 1 gia đình . " Những chiếc xe.. xanh thêm"
Họ luôn phơi phới , say mê với nhiệm vụ Đảng và cách mạng giao cho, họ có niềm tin vào 1 ngày mai chiến thắng . Niềm yêu nước là động lực tạo cho họ ý chí, quyết tâm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: " Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước , chỉ cần trong xe có 1 trái tim" . Giọng thơ vấn mộc mạc, mang đầy nhạc điệu, cảm hứng bay bổng, vừa sâu sắc hoàn thiện bức chân dung thuyệt đẹp của người chiến sĩ lái xe Trường Sơn . Đoàn xe đã chiến thắng, vượt lên bom đạn, hăm hở tiến về tiền tuyến với tình cảm linh thiêng:"Vì miền Nam", vì cuộc chiến đấu giành độc lập, thống nhất đất nước luôn chói ngời , toả sáng
. Cả bài thơ là hình ảnh " trong xe có 1 trái tim" là cội nguồn sức mạnh của cả đoàn xe anh hùng . Những "trái tim" gan góc, kiên cường, chứa chang tình yêu nước, đó chính là tư tưởng của 1 thời đại, sức mạnh quyết định chiến thắng ko phải là vũ khí, công cụ mà là những con người giàu ý chí, anh hùng, lạc quan, quyết thắng .

Bài thơ " TDXKK" là 1 bài thơ đặc sắc, tiêu biểu cho phong cách thơ của Phạm Tiến Duật, chất giọng tre trung, chất lính bắt nguồn từ tâm hồn phơi phới của thế hệ chiến sĩ VN thời chống Mĩ mà nhà thơ đã sống lại trải nghiêm. Từ sự giản dị của ngôn từ, sáng tạo trong hình ảnh, chi tiết, âm hưởng, linh hoạt của nhạc điệu, bài thơ khắc hoạ, tôn vinh vẻ đẹp, phẩm giá của con người, hòa nhập với cảm hứng lãng mạn, cách mạng và âm hưởng sử thi, hào hùng của văn học VN trong 30 năm chống xâm lược
 
T

thuyan9i

Này em thân yêu, em hãy nhìn ra ngoài cửa sổ mà xem chiếc lá cuối cùng ở trên tường. Em đã không tự hỏi sao chiếc lá lại không bao giờ rung rinh, không bao giờ chuyển động mỗi khi gió thổi ư? Này em yêu quý, đó là một kiệt tác của bác Behrman, bác ấy đã vẽ nó ở đấy vào đúng cái đêm chiếc lá cuối cùng lìa cành.”

(Đoạn kết “Chiếc lá cuối cùng” - O. Henry)

Chuyện kể rằng, ngày xửa ngày xưa, thần linh đã gói những điều tốt lành vào chiếc hộp đem tặng loài người. Nhưng khi chiếc hộp được mở ra, mọi thứ đều bay về trời, chỉ còn Hy Vọng ở lại làm bạn với con người.

Thế nhưng Hy Vọng cũng đôi khi lơ đãng mải rong chơi đâu đó. Hy Vọng đã không tìm đến với cô hoạ sĩ Johnsy đúng lúc cô cần nó nhất. Johnsy vừa bị một gã “có tên Sưng Phổi” quật ngã. Không Hy Vọng, cô nằm trên giường bệnh nhìn ra cửa sổ, buồn bã đếm từng chiếc lá cây rụng dần, rụng dần. Không Hy Vọng, cô tin chắc rằng khi chiếc lá cuối cùng lìa cành cũng là lúc cô rời khỏi cõi đỡi. Mặc dù có sự săn sóc lo lắng đầy yêu thương của cô bạn thân Sue và bác hàng xóm Behrman, Johnsy vẫn không thôi liên tưởng rằng mình cũng như chiếc lá cuối thu tàn úa kia, có thể rời bỏ trần gian bất cứ lúc nào.

Đúng thời khắc mong manh đó, Hy Vọng đã xuất hiện. Hy Vọng hiện diện trong chiếc lá duy nhất còn sót lại, đang “cô đơn bám vào cuống lá nằm sát trên tường”. Buổi sáng thức giấc, Johnsy vẫn thấy chiếc lá sinh mấy ấy dũng cảm đương đầu với gió rét. Và chính nhờ chút Hy Vọng nhỏ bé từ chiếc lá, Johnsy đã thắng được gã Sưng Phổi. Khi ấy, cô chưa biết rằng, để mang lại Hy Vọng cho cô, bác Behrman đã phải đổi cả tính mạng của mình.

Người hoạ sĩ già khắc khổ suốt đời ấp ủ dự định vẽ nên một kiệt tác ấy đã hoàn thành ước nguyện của mình. Bác không vẽ lên cái khung vải đã đợi mình hai mươi lăm năm trong góc phòng. Kiệt tác của bác Behrman chính là chiếc lá dũng cảm “không bao giờ rung rinh”, đem Hy Vọng giúp Johnsy trở lại cuộc sống. Chiếc lá của Hy Vọng ấy sẽ không bao giờ rụng, không bao giờ tan biến. Nó đã trở thành một biểu tượng không chỉ của Hy Vọng mà còn của lòng yêu thương và sự hy sinh cao cả. Chiếc lá xanh tươi vĩnh hằng.
 
H

hai_hai123

bạn thuyan9i ơi cái bài chiếc lá cuối cùng mình có nói là ngang cái đoạn ấy đâu.Bạn xem kĩ lại câu hỏi nhé!!!
 
A

anhvinhphuc

Môn văn sợ thật ,tui thấy sợ những nhười học văn và cũng đáng ??????
 
Top Bottom