Một số câu liên quan đến bài :Nói với con của Y Phương thi vào chuyển cấp :D:D

B

benhon96

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: Cảm nhận của em về khổ thơ 1 của bài thơ
Câu 2: giải thích ý nghĩa của các câu thơ
Người đồng minh thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng minh tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục
Câu 3: ĐẶt mình vào tình huống bài thơ trong vai người con viết đoạn văn trả lời người cha.(Đây là các câu hỏi liên quan bài Nói với con) trong thi chuyển cấp
Bạn nào có nhu cầu thì mình sẽ posst lên tiếp hi mà mọi người làm xem nhé!!!:)>-:)>
-
 
A

asdfgh0123

mong bạn có thể zai3 đáp zup1 tớ

bạn có thể post lên cho tớ xem về các phần trả lời của các câu hỏi đó ko cậu!!! :confused::confused::confused:
 
N

nhungpro_196

Câu 1: Cảm nhận của em về khổ thơ 1 của bài thơ

Khổ thơ đầu, Nội dung chính: Con lớn lên trong tình yêu thương, sự nâng đỡ của cha mẹ, trong cuộc sống lao động nên thơ của quê hương.

"Chân phải bước tơi cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Cha mẹ nhớ mãi về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời."

Tham khảo:

Cảm nhận đầu tiên trong lời cha nói là hình ảnh con lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ, sự đùm bọc, che chở của người đồng mình, của quê hương. Bài thơ mở ra với khung cảnh gia đình ấm cúng, đầy ấp giọng nói tiếng cười:
Chân phải....
....tiếng cười.
Khung cảnh ấy đẹp như 1 bức tranh: hình ảnh em bé ngây thơ lẫm chẫm tập đi, bi bô tập nói trong vòng tay, trong tình yêu thương, chăm sóc, nâng niu của cha mẹ; hình ảnh cha mẹ giang rộng vòng tay, chăm chút từng bước đi, từng bước đi, từng nụ cười, tiếng nói của con. Gia đình chính là cái nôi êm ái, tổ ấm để con sống, lớn khôn và trường thành trong niềm yêu thương con cái. Đó là không khí thường thấy trong các gia đình hạnh phúc. Nhưng cách diễn đạt ở đay có nét độc đáo riêng cảu người miền núi: nói bằng hình ảnh cụ thể. Điệp ngữ "bước tới", trong tình cảm người cha, ko khỏi niềm sung sướng, tự hào.
Không chỉ có gia đình, con còn lớn lên, trưởng thành trong cuộc sống lao động, trong quê hường sâu nặng nghĩa tình:
Người đồng mình yêu lắm con ơi
...........tấm lòng
Một cách nói rất riêng, rất ngộ : "người đồng mình", là người miền mình, người vùng mình, là những người cùng sống trên 1 miền đất, cùng quê hương, cùng 1 dân tộc. Đó là cách nói mộc mạc, mang túnh địa phương của dân tộc Tày nhưng giàu sức biểu cảm, Tác giả vận dụng lối diễn đạt của người dân tộc miền núi để xây dựng hình ảnh thơ. Những suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc đều được diễn tả trực tiếp bằng hình ảnh. Đan lờ để bắt cá, dưói bàn tay của người Tày, những nan trúc, nan tre đã trở thành "nan hoa". Vách nhà ko chỉ ken bằng gỗ mà còn đc ken bằng "câu hát". Rừng đâu chỉ cho nhìu gỗ quý, lâm sản mà còn cho hoa. Ba đông từ "đan", "cài", "ken" còn thể hiện sự đoàn kết, gắn bó cảu quê hương. Lao động đã đem đến cho con bao điều tốt đẹp, "người đồng mình" và quê hương ấp ủ, nuôi sống con trong tình thương yuê, trong tình đoàn kết buôn làng. Và con đường đâu chỉ để đi mà nó còn cho "những tấm lòng" nhân hậu, bao dung, nghĩa tình. Con đường đó là hình bóng thân thuôc của quê hương, còn in dấu những bước chân đi xuôi ngược, làm ăn sinh sống của buôn làng, nên nó mang 1 ý nghĩa thật to lớn trong quá trình khôn lớn của con. Sung sứong nhìn con khôn lớn, nha thơ suy ngẫm về tình làng bản quê nhà, về cội nguồn hạnh phúc:
Cha mẹ ...
....trên đời


Tính yêu thương của cha me, sự đùm bọc của quê hương đối với con người là vô hạn. Các con lớn lên từng ngay trong tình cảm thiêng liêng ấy. Ơ bốn câu thơ đầu, bằng những hình ảnh giản dị, Y Phương đã phản ánh sinh động không khí gia đình đầm ấm, quấn quít:
“Chân phải bước tời cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười.”
Ta cứ tưởng như đang được ngắm một bức tranh của một em bé đang chập chững tập đi, bi bô nói. Điệp ngữ “ bước tới” và động từ “ chạm” được dùng rất khéo, làm nổi bật cài hồn của bức tranh. Cách thể hiện cãm nghĩ của nhà thơ thật độc đáo. Khi đứa con chập chững đi từng bước, từng tiếng nói cười của con đều được cha mẹ nâng niu, chăm chút, vui mừng đón nhận. Đó là 1 gia đình hạnh phút: đôi vợ chồng trẻ với đứa con thơ đầu lòng, căn nhà luôn rộn rã tiếng nói, tiếng cười.
Đứa con trường thành trong cuôc sống lao động cần củ của cha mẹ, trong khung cảnh thiên nhiện đẹp đẽ, thơ mộng của quê hương. Nhìn con lớn lên từng bngày, cha mẹ càng yêu quý thêm mãnh đất của tổ tiên, ông bà đả để lại. Câu thơ bật thốt lên từ trái tim chứa chan tình cảm sâu nặng : “ người đồng mình yêu lắm con ơi!”. Nhà thơ tự hào về những người cúng sống trên mãnh đất quê hương đã nuôi dưỡng cho con mình nên vóc nên hình.
Cuộc sống lao động cần cù và tươi vui của đồng bào dân tộc được nhà thơ miêu tả như những hình ảnh trong thần thoại :
“ Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát.”
Các động từ “cài”, “ken” vửa diễn tả động tác lao động cụ thể, vừa nói lên sự hoà hợp, gắn bó giữa hiện thực và lãng mạng trong đời sống vật chất, tình thần cùa người vùng cao. Đan lờ đánh cá, dưới bàn tay người Tày, những nan nứa, nan trúc, nan tre đều trở thành “ nan hoa”. Vách nhà không chỉ ken bằng gỗ mà được ken bằng “ câu hát”.
Rừng núi quê hương đả che chở, nuôi đưỡng nhiều thế hệ trẻ về tâm hồn lẫn lối sông
“Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng”.
Rừng đâu chỉ cho chúng ta nhiều gỗ, lâm sản quý giá mà còn “ cho hoa”. Con đường đâu chỉ để đi ngược về xuôi, lên non xuống biển mà còn “ cho những tấm lòng” nhân hậu, bao dung, đó là con đường tình nghĩa. Với Y phương, con đường ấy là hình bóng thân thuộc của quê hương: con đường vào bản, con đường vào thung, ra rừng, ra sông, ra suối, là con đường đi học, con đường làm ăn hay cũng chính là con đường đi tới mọi chân trời, mọi miền đất nước. Sung sướng ôm con thơ vào lòng, nhìn con khôn lớn, suy ngẫm về tình nghĩa làng bản quê nhà, nhà thơ đả nghĩ về cuội nguồn hạnh phúc.
“ Cha me mải nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời”
Chính quê hương đả tạo cho cha mẹ cuộc sống hạnh phúc, mạnh mẽ, bền lâu. “ Người đồng mình” không chỉ khéo léo về tình nghĩa và tài hoa mà còn có bao phẩm chất tốt đẹp, đáng “ thương lắm con ơi”. Trong bao gian khổ, khó khăn thử thách, bao niềm vui, nỗi buồn trong cuộc đời trải dài theo năm tháng, bà con quê hương mình đã rèn luyện , hun đúc chí khí, đã “cao đo nỗi buồn – xa nuôi chí lớn”, nâng cao tâm thế đẹp. Câu thơ bốn chữ, nhưng đăng đối như tục ngữ, đúc kết một thái độ, một phương châmứng xử cao quý. Các từ ngữ “ cao đo” hay “ xa nuôi” đả thể hiện một bảng lĩnh sống đẹp của dân tộc Tày, của con người Việt Nam.

Nguồn từ: http://vanmau.com/forum/showthread.php/6915-phân-tích-bài-nói-với-con?#ixzz1NzQnKQ8S


( Sưu tầm).
 
N

nhungpro_196

Câu 2:


Qua bốn câu thơ, nhà thơ Y Phương không chỉ ca ngợi đức tính cao đẹp của "người đồng mình" mà còn gửi gắm niềm mong ước của cha nói với con:

"Người đồng minh thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng minh tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục..."

Nói về "người đồng mình", nhà thơ đã sử dụng những hình ảnh ấn tượng và vô cùng độc đáo. Đó là "người đồng mình thô sơ da thịt", những con người cần cù lao động, chân chất, khỏe khoắn. Họ mộc mạc, thô sơ là vậy nhưng chẳng hề "nhỏ bé" về tâm hồn, về ý chí, luôn vươn lên với một niềm tin vững chắc để xây dựng quê hương, tự chỉ trong cuộc sống, trng công việc. Những con người ấy còn có thể "tự đục đã kê cao quê hương", không lùi bước trước khó khăn, gian khổ, chăm chỉ, kiên trì lao động, chinh phục thiên nhiên. "Người đồng mình" tự xây dựng quê hương với những nét văn hóa riêng và chính những phong tục, tập quán tốt đẹp đã làm nền tảng, nuôi dưỡng tâm hồn và ý chí, cho họ niềm tự hào, niềm tin yêu và chí khí, nghị lực trong công việc. Họ đã đi lên, đã đổi mới và xây dựng quê hương với một tinh thầ tự tôn dân tộc và ý thức bảo tồn sâu sắc. Quả thực, đoạn thơ đã thánh công trong việc xâu dựng hình ảnh cụ thể mà có tính khái quát cao, mang tính khẩu ngữ của người dân miền núi mà vẫn giàu chất thơ, giàu triết lí. Nói vơi con những điêu đó, người cha thể hiện ước mong mãnh liệt, con hãy biết tự hào về truyền thống tốt đẹp của quê hương, tự hào về dân tộc mình.


Nhungpro_196
 
S

somus_jet

Đây là một bài thơ "khó " .
Ngôn ngữ dân tộc nên khó hiểu khó học ..
Cảm ơn bạn đã post lên để mọi người cùng làm,cứ post tiếp đi bạn ...^^
 
Top Bottom