Một số bài văn tham khảo Văn học và tình thương

P

puck_1410

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đề: Văn học và tình thương
Văn học và tình thương
Chúng ta có thể thấy, trong tất cả các tác phẩm văn học, không có tác phẩm nào là không nhắc tới tình thương. Thật vậy, văn học và tình thương là hai khái niệm đan xen, không thể tách dời.
Văn học là một bộ môn nghệ thuật dùng ngôn ngữ để tái hiện đời sống. Các nhà văn, nhà thơ cũng dùng ngôn ngữ để diễn tả tự tưởng, tình cảm của mình với cuộc sống, đặc biệt là tình yêu thương luôn được các nhà văn đề cập đến ở nhiều phương diện. Tóm lại, các cung bậc tình cảm yêu thương đều được phản ánh rất sinh động trong các tác phẩm văn học. Còn tình thương là những biểu hiện tình cảm của người với người, là sự thương mến, xót xa, đồng cảm của những tấm lòng nhân ái, là thứ tình cảm trao đi mà không cần nhận lại, không vụ lợi, toan tính.
Trước tiên, văn học thể hiện phong phú các cung bậc tình cảm yêu thương của con người. Khởi nguồn cho mọi tình yêu, đó là tình cảm gia đình – một thứ tình cảm mà chỉ có máu mủ ruột rà mới hiểu được. Trong đó, tình mẫu tử là cao quý hơn cả. Hình ảnh cậu bé Hồng trong tác phẩm “Những ngày ấu thơ”, đã cho ta thấy được lòng hiếu thảo của Hồng và tình yêu thương mẹ tha thiết. Cậu phải sống trong cảnh mồ côi, người cha nghiện ngập rồi chết, người mẹ cùng túng phải đi tha phương cầu thực, Hồng đã phải sống trong cảnh hắt hủi ghẻ lạnh đến cay nghiệt của chính những người trong họ hàng. Ấy vậy mà cậu không hề oán trách mẹ, ngược lại, cậu lại càng yêu thương mẹ hơn. Và chính người mẹ, cũng đã vượt qua những dị nghị, những sự mặc cảm để trở về bên đứa con bé bỏng của mình. Không chỉ ở những tác phẩm văn học, mà ca dao tục ngữ cũng nói về tình cảm mẫu tử :
“Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con”
Cho dù ta đã lớn khôn, trưởng thành, nhưng mẹ sẽ luôn ở bên cạnh ta, theo ta đến suốt cuộc đời này. Mẹ ở bên ta để chia sẽ với ta những niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống, và mỗi khi ta vấp ngã, mẹ sẽ là người động viên, cổ vũ để ta có thể tự đứng lên bằng chính đôi chân của mình. Tiếp theo, văn học còn cho ta thấy một thứ tình cảm cũng vô cùng đẹp đẽ, sâu sắc không kém, đó là tình cảm vợ chồng.Ví dụ như chị Dậu trong tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô tất Tố, chị là một người phụ nữ đảm đang, yêu thương chồng con hết mực, dám vùng dậy đấu tranh, đánh trả bọn cai lệ và người nhà lí trưởng để bảo vệ chồng mình. Không chỉ vậy, chắc hẳn trong chúng ta không ai có thể quên được câu truyện cảm động “Cuộc chia tay của những con búp bê” của nhà văn Khánh Hoài. Hai anh em Thành và Thuỷ chia tay nhau đẫm nước mắt. Những con búp bê trong truyện cũng như hai anh em Thành và Thuỷ trong sáng, vô tư, không có tội lỗi gì, thế mà lại phải chia tay nhau. Đọc câu truyện này, chúng ta thấy rơi nước mắt vì tình cảm yêu thương nhau của hai anh em. Qua đó, nhà văn đã cho chúng ta thấy tình cảm gắn bó giữa anh em với nhau trong gia đình.
Không chỉ trong gia đình mà ngay cả giữa những con người không cùng máu mủ, nhưng văn học vẫn đề cập đến, đó tình yêu thương giữa con người với con người trong xã hội. Người xưa luôn nói đến tình cảm yêu thương đồng bào qua câu ca dao :
“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
Bầu và bí là hai loại cây khác nhau nhưng thường được người nông dân trồng chung trên một rẻo đất, thường leo chung một giàn tre. Nó trở nên thân thiết, gần gũi, cùng chung một điều kiện sống, cùng chung một số phận. Chính vì thế, dân gian đã mượn hình ảnh cây bầu, cây bí, qua đó nhắc nhở con người phải biết yêu thương, đùm bọc nhau. Hay như nhân vật ông giáo trong tác phẩm “Lão Hạc” của Nam Cao, ông là một người tri thức nghèo nhưng có lòng yêu thương người vô bờ bến. Khi lão Hạc phải xa con, rằn vặt vì không lo nổi đám cưới cho con mình, khi lão Hạc khổ sở vì bán con chó, thì chính ông giáo là người xoa dịu cái nỗi đau của lão Hạc. Ông là chỗ dựa tinh thần, là niềm an ủi, tin cậy của lão Hạc. Không chỉ vậy, ông giáo còn tìm mọi cách để giúp khi biết lão Hạc đã nhiều ngày không ăn gì.
Lòng yêu thương đất nước còn được thể hiện sâu sắc trong tác phẩm “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn. Trước tiên, Trần Quốc Tuấn thể hiện lòng yêu nước của mình ở lòng căm thù giặc. Ông vạch trần tội ác của giặc bằng lời lẽ sinh động, coi chúng như loài cầm thú : “cú diều”, “dê chó”, “hổ đói”. Trạng thái căm uất sục sôi, hận thù bỏng rát, chất chứa cảm xúc lớn về vận mệnh đất nước. Không chỉ Trần Quốc Tuấn là một vị chủ tường yêu nước, mà ngay cả Nguyễn Trãi cũng thể hiện lòng yêu nước của mình qua văn bản “Nước Đại Việt ta”. Nguyễn Trãi đã có tư tưởng tiến bộ, ông đề cao sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của dân tộc.Không những thế, ông còn cho ta thấy tất cả các yếu tố của một quốc gia có độc lập tự chủ : nền văn hoá lâu đời, có lãnh thổ riêng, phong tục riêng.
Tình thương trong văn học còn thể hiện ở các nhà văn phê phán thái độ sống ích kỷ, độc ác của con người trong xã hội. Ví dụ như trong truyện cổ tích “Tấm Cám”, chúng ta sẽ thấy được thái độ căm ghét của mọi người đối với mẹ con Cám. Cái chết ở cuối câu truyện đã lên án gay gắt : những kẻ ác phải bị trừng phạt. Không chỉ trong truyện cổ tích dângian, mà chính trong những tác phẩm văn học nước ngoài cũng phê phán lối sống vô lương tâm của con người. “Cô bé bán diêm” của Andecxen là một trong những tác phẩm đó. Vào đêm giao thừa, một em bé mồ côi mẹ ,đầu trần chân đất ,bụng đói người rét, vẫn phải đi bán diêm. Em lang thang trên khắp mọi nẻo đường, nhưng không ai để ý đến em. Và cuối cùng, cô chết trong một xó tường, xung quanh là những que diêm đã đốt hết. Qua câu chuyện này, tác giã đã lên án thái độ sống thờ ơ của những con người trong xã hội.
Tình yêu thương gia đình, yêu thương đồng loại, phê phán những tội ác to lớn, tất cả đều được phản ánh trong văn học. Văn học chính là yếu tố quan trọng trong việc lưu giữ lịch sử của thế hệ trước cho đời sau.
 
  • Like
Reactions: Anh Tuấn Trần
B

bachthaotim

Bạn viết hay đấy nhưng chưa phân tích sâu vào luận điểm" Văn học phê phán nghiêm khắc những kẻ thờ ơ, dửng dưng trước những ai gặp hoạn nạn", khiến cho bài viết của bạn chỗ sâu chỗ nông. Bạn nên đưa thêm dẫn chứng, lí lẽ nhìu hơn vào luận điểm trên và những luận cứ đó phải phong phú bạn nka
 
B

bachthaotim

Mình có dàn bài nè, bạn tham khảo nka:
MB: Dẫn dắt nêu ra vấn đề cần chứng minh
TB:* Văn học ca ngợi những ai biết "thương người như thể thương thân"
-Tình cảm gia đinh:
+Vợ chồng:anh chị dậu( tức nước vỡ bờ)
+chacon, mẹ con: bé Hồng và mẹ bé, cha con lão hạc
+anh chị em trong nhà: anh em thuý (cuộc chia tay của những con búp bê)
-Tình cảm xóm làng: ông giáo và lão hạc (lão hạc); bà lão với gia đình chị dậu
*Văn học nghiêm khắc phê phán những kẻ thờ ơ, dửng dưng trước người gặp hoạn nạn
-Xưa: chuyện cổ tích thể hiện nhân quả thiện- ác: Lý thông (thạch sanh); cám (tấm cam)
-Nay:+ tên wan phủ với dân phủ( sống chết mặc bay)
+Cai lệ, người nhà lí trưởng với gia đình chị dậu
+Sự tàn độc, mất nhân tính của bọn thực dân pháp (thuế máu)
KB: Văn học bồi dưỡng tình cảm đúng đắn, bít yêu ghét rõ ràng:)):)):D
 
B

becon_matech997

Mình nghĩ trong văn học cũng có tình yêu đôi lứa, nhưng mình ko nêu ra được dẫn chứng! Có ai biết không?:-/
 
Last edited by a moderator:
S

studymore1

Mình nghĩ bạn nên phân tích sâu hơn vào phần phê phán tính ích kỉ,.....thêm dẫn chứng lĩ lẽ,.....Hình như bài bạn mình chưa thấy kết bài thì phải? cần bổ xung.
 
T

thuyhoa17

Mình nghĩ trong văn học cũng có tình yêu đôi lứa, nhưng mình ko nêu ra được dẫn chứng! Có ai biết không?:-/
Đó là chủ đề xuất hiện nhiều trong thơ văn, tuy nhiên, tình yêu đó thường lồng ghép trong tình yêu lớn hơn là tình yêu quê hương, đất nước.

Chủ đề về tình yêu đôi lứa thì có nhiều trong ca dao, dân ca ;)

Còn chủ đề về tình yêu đôi lứa trong những tác phầm văn thơ thì lớp 8 chị nghĩ là sẽ chưa được tìm hiểu nhiều, nhưng nếu em muốn hiểu rõ hơn thì có thể tìm bài "Tôi yêu em" của Puskin sẽ học năm lớp 11, và "Sóng" của Xuân Quỳnh sẽ học năm lớp 12. Còn có bài "Chinh Phụ ngâm" của Đoàn Thị Điểm sẽ học trong năm lớp 10.:)
 
P

puck_1410

Bạn viết hay đấy nhưng chưa phân tích sâu vào luận điểm" Văn học phê phán nghiêm khắc những kẻ thờ ơ, dửng dưng trước những ai gặp hoạn nạn", khiến cho bài viết của bạn chỗ sâu chỗ nông. Bạn nên đưa thêm dẫn chứng, lí lẽ nhìu hơn vào luận điểm trên và những luận cứ đó phải phong phú bạn nka

ừ cảm ơn bạn nhá mình cũng định thêm mà hok biết thêm vào đâu cho hay :p:p:p:p
 
H

hocngoan291

Đề 1: Văn học và tình thương
Từ khi xa xưa con người biết phản ánh tâm tư tình cảm của mình qua văn học truyền miệng hay trên những trang giấy, văn học đã trở thành người bạn thân thiết, gắn bó với con người. Nó là sợi dây liên kết vô hình khiến con người xích lại gần nhau hơn. Văn học giúp cho con người chung sống với nhau bằng tình cảm đẹp đẽ, sự sẻ chia và cảm thông. Vì thế ngay từ khi sinh ra, văn học và tình thương đã có mối quan hệ chặt chẽ: tình thương tạo nên sự hấp dẫn cho văn học và văn học có nhiệm vụ quan trọng là truyền tải tình thương.
Văn học vô cùng quan trọng đối với cuộc sống tinh thần của con người. Nó là một bộ môn nghệ thuật có từ rất lâu đời, là công cụ giúp con người bày tỏ cảm xúc hay tình cảm của mình bằng những từ ngữ, kí hiệu và con dấu. Các tác phẩm văn học được làm nên từ các chất liệu có trong cuộc sống chính vì vậy chúng miêu tả được cuộc sống muôn hình vạn trạng một cách chân thực và chính xác hơn bất cứ ai. Văn học cũng chính là chiếc chìa khoá vàng mở rộng lòng nhân ái trong tâm hồn, phát triển nhân cách tốt đẹp. Văn học gồm nhiều thể loại tác phẩm nhgệ thuật như truyện ngắn, tự truyện, hồi kí hay tiểu thuyết,…
Ta có thể nói văn học là nhân học, tức là nó có tính nhân văn. Văn học chứa đựng trong nó muôn vàn những tình cảm tốt đẹp giữa con người. Đó chính là tình thương. Nhưng cụ thể hơn, tình thương được thể hiện trong văn học khá sâu sắc và đa chiều. Chúng thể hiện những cung bậc cảm xúc khác nhau của con người. Đó cũng là khi những nhà văn, thi sĩ bộc lộ sự thương cảm xót xa sâu sắc đối với những mảnh đời, thân phận bất hạnh; phê phán gay gắt những việc làm sai trái và những kẻ chà đạp lên con người; hay là lời ca ngợi vẻ đẹp quê hương, thiên nhiên, đất nước.
Văn học và tình thương gần như là hai khái niệm không thể tách rời, có quan hệ chặt chẽ với nhau. Văn học thể hiện tình thương trong nhiều mối quan hệ khác nhau. Ấm áp và thiết tha như tình cảm gia đình, cái nôi hình thành nhân phẩm đạo đức của mỗi người. Cũng vì vậy mà người xưa cũng rất coi trọng tình cảm thiêng liêng này và trân trọng đặt nó lên hàng đầu qua câu ca dao:
“ Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ngời ngời biển Đông.”
Công lao cao cả của người bố cùng tình thương vô bờ bến của người mẹ được so sánh với các hình ảnh hùng vĩ của thiên nhiên đã in sâu vào tâm trí nhũng người làm con giúp cho họ làm tròn chữ hiếu, đền đáp lại công ơn trời biển của cha mẹ. Còn trong văn học hiện đại, tác phẩm tiêu biểu mà ta đã được học là “ Trong lòng mẹ”. Bài văn thể hiện tình cảm trong sáng, sâu sắc của bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh của mình. Bằng cả tâm hồn và tình yêu thương, em đã cố giữ cho hình ảnh người mẹ nhân hậu, hiền dịu không bị vấy bẩn bởi nhũng hủ tục và thành kiến thâm độc. Vì sao mà một cậu bé còn nhỏ đã có thể có tình thưong lớn lao và lòng tin tưởng tuyệt đối về người mẹ đến vậy?
Tình cảm gia đình không chỉ có tình mẫu tử mà còn có tình anh em thắm thiết. Sau khi đọc tác phẩm “Bức tranh của em gái tôi” bạn có thể cảm nhận được tấm lòng khoan dung, sẵn sàng tha thứ cho người anh trai để rồi giúp cho người anh thức tỉnh khỏi sự ganh tị và ghen ghét. Cũng là tình cảm anh em nhưng bài “Cuộc chia tay của những con búp bê” lại thấm nặng tình nghĩa và cuộc chia ly đẫm nước mắt, buồn tủi của những đứa trẻ bất hạnh. Chũng yêu thương nhau biết bao thì lúc xa nhau càng đau đớn bấy nhiêu. Nỗi đau đấy đã để lại một ấn tượng sâu nặng trong lòng người đọc, khiến họ càng thêm xót xa và khâm phục tình cảm thiết tha của hai anh em Thành và Thủy.
Không chỉ thế, văn học cũng góp phần khắc họa nên sự gần gũi, thân thiết và vui vẻ của tình bạn- một thứ tình cảm đẹp không hề vụ lợi, toan tính. Và đó chính là nhũng gì mà Nguyễn Khuyến đã miêu tả một cách chân thực trong bài thơ “ Bạn đến chơi nhà”. Mở đầu bài thơ là một câu chào hỏi vồn vã, thân tình như reo lên khi người bạn tri kỉ đến. Bằng một giọng văn hóm hỉnh, ông đã nêu lên những thiếu thốn về vật chất để khẳng định một tình bạn gắn bó giữa mình và bạn. Phải đó là một tình bạn cao đẹp vượt lên trên tất cả những tầm thường về vật chất và của cải để đến với nhau bằng tấm lòng.
Ngoài tình thương đối với những người mà ta thân quen, văn học cũng ca gợi tình cảm giữa những người cùng chung sống trong một xã hội. Vì vây, “thương người như thể thương thân” từ lâu đã trở thành một truyền thống dạo lý của người Việt Nam.
Văn học ca ngợi tình cảm đẹp và đồng thời cũng phê phán những việc làm, hành động hay những kẻ chà đạp lên con người. Văn học luôn lên án gay gắt những kẻ chỉ biết nghĩ tới bản thân mà thờ ơ với mạng sống của người khác. Nhân vật điển hình mà học sinh đã được học là viên quan phụ mẫu trong bài “Sống chết mắc bay”. Hắn là một con người tàn nhẫn đến độ có thể bình thản mà ngồi chơi bài trong khi mưa bão đang cướp đi mạng sống của những người dân đen. Tiếng thét kinh hoàng hòa cùng với tiếng gió giật, mưa rít vẫn không làm bậc “quan cha mẹ” bận lòng. Câu chuyện kết thúc cũng là lúc quan thắng ván bài, tất cả mọi thứ đều chìm trong biển nước. Nụ cười hả hê, phi nhân nghĩa của quan vang lên càng xoáy sâu vào lòng người đọc sự thương cảm, xót xa đến tột độ đến những con người bất hạnh. Câu chuyện “Cô bé bán diêm” đã nhẹ nhàng đi vào lòng người đọc bởi hiện lên từng trang sách là hình ảnhcủa một em bé mồ côi nghèo khổ không được sống trong vòng tay yêu thương của gia đình. Cảnh ngộ đó còn đáng thương hơn khi con người xung quanh cũng lạnh giá như mùa đông khắc nghiệt. Câu chuyện đã tố cáo một cách kín đáo sự thờ ơ và vô tâm của xã hội lúc bấy giờ đã đẩy những con người nghèo khổ vào bước đường cùng.
Và ngay với những kẻ gian ác xảo quyệt, dối trá cũng vậy văn học quyết không nương tay với chúng. Như trong chuyện Lí Thông cuối cùng cái thiện cũng thắng cái ác, hai mẹ con Lí Thông bị biến thành những con bọ hung suốt ngày chui rúc nhũng chốn bẩn thỉu cho đến cuối đời vì những tội ác chúng đã gây ra.
Văn học nước ngoài cũng góp phần làm phong phú thêm kho tàng tình cảm của con người. Đặc biệt nó ca ngợi cả tình cảm đẹp giữa những người không cùng ruột già máu mủ. Và O’henri đã chỉ rõ cho ta thấy điều đó qua tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng”. Khi Giôn-xi bị ốm, Xiu cùng cụ Bơ-men đã hết lòng chăm sóc mong giành lại cô khỏi cái chết đang đến gần. Cụ Bơ-men tuy chỉ xuất hiện rất ít nhưng lại để lại ấn tượng sâu sắc nhất. Cụ yêu thương Giôn-xi như con gái mình và sẵn sàng hi sinh mạng sống của mình để cứu Giôn-xi khỏi những suy nghĩ tuyệt vọng đang kéo cô xa dần cuộc sống thực tại.
Văn học trau dồi tình thương, gợi cảm xúc cho con người, làm cho họ gắn bó với nhau. Có người đã từng nói “Tình cảm của con người cũng giống một viên kim cương thô mà nhờ có văn chương “mài nhẵn” mới trở thành viên đá quý đẹp gấp vạn lần”. Đọc các tác phẩm văn học ta thấy gần hơn với những nhân vật trong chuyện và từ đó biết lắng nghe, rung động, cảm thông, chia sẻ. Đó là bước đi đầu để hình nhân phẩm đạo đức và từ đó có những suy nghĩ, hành động đúng. Quả thật không sai, như M.Gorki đã từng nói “xét đến cùng, ý nghĩa thực sự của văn học là nhân đạo hóa con người”. Nhờ thế, văn học không chỉ dừng lại ở giá trị văn chương mà còn được mở rộng thành những viên gạch đầu tiên xây đắp ngôi nhà của tình thương giữa con người với con người trong xã hội.
Từ tất cả những dẫn chững trên ta càng thấy văn học và tình thương gắn bó chặt chẽ với nhau đến chừng nào. Bởi lẽ tình thương khởi nguồn cho văn học và làm cơ sở để văn học tiếp tục truyền tải tình thương. Văn học và tình thương hòa quyện vào nhau và tạo nên những điều tốt đẹp nhất cho con người giúp con người phát triển theo một định hướng chung để ngày một hoàn thiện. Có vậy, con người mới có thể cùng nhau chung sống trong tình yêu thương.
Sorry mình post hơi trễ><.
 
B

bachthaotim

Văn học và tình thương, tham khảo và cho ý kiến nka:
Từ xưa dân tộc Việt Nam ta đã luôn đề cao tư tương nhân nghĩa, đạo lý làm người. Bởi chúng ta là "con rồng cháu tiên", được sinh ra từ cha Lạc long Quân, từ mẹ Âu Cơ. Và có lẽ vì thế mà truyền thống "lá lành đùm lá rách" được phát huy qua nhiều thế hệ sau, được kết tinh, hội tụ và phản ánh wa các tác phẩm văn học dân tộc. Từ những tình cảm đẹp đẽ, trong sáng đến những hành vi mưu toàn, cầu lợi. Tất cả đều được phản ánh một cách sinh động đầy đủ, được ca ngợi, phê phán. Hoài Thanh cũng đã từng viết về những tình cảm mà văn học tạo ra. Văn học chính là sự diễn tả tư tương, tình cảm cũng như cuộc sống chân thực của con người. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy cùng tôi đi sâu vào tìm hỉu "văn học và tình thương".
Văn học quả đúng chứa nhiều tình cảm, được diễn tả, bộc lộ qua những ngôn từ sắc sảo, nội dung giàu ý nghĩa, hình ảnh chân thực, mộc mạc mà sinh động. Và phải chăng những ngôn từ, nội dung ấy được tạo nên từ các nhà thơ, nhà văn để ca ngợi những ai biết "thương người như thể thương thân" trong cuộc sống xã hội nhiều chuyển biến. Tình cảm yêu thương nhau, thiêng liêng nhất phải kể đến là tình cảm gia đình, nơi nuôi dưỡng nhân cách con người. Khôn máu mủ ruột thịt nhưng lại có tình yêu sâu đậm, đó là tình vợ chồng thuỷ chung son sắt. Chắc nhiều bạn vẫn chưa quên được hình ảnh người phụ nữ tần tảo ngược xuôi, gầy gò, ốm yếu với tấm áo nâu sờn mà vẫn luôn lo nghĩ cho chồng con trong tác phẩm "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố. Trước cái gánh nặng sưu thuế trên vai, không quản vất vả, chị Dậu vẫn đảm đang, chăm sóc cho người chồng ốm yếu vì đon roi của các wan. Chị yêu thương chồng đến mức bán đi mọi thứ trong căn nhà vốn đã nghèo nàn và cả đúa con gái chị dứt ruột đẻ ra để có đủ tiền để nộp sưu, cứu chồng về. Một người phụ nữ vốn chỉ quen với công việc đồng áng, nội chợ như chị, cũng vì tình yêu sâu đậm, thương chồng mà dám vùng lên phản kháng với Cai Lệ để cứu chồng. Không cần biết kết quả của sự phản kháng đó thế nào, chỉ trông vào cái sức mạnh mãnh liệt, tình yêu thương chồng sâu sắc, ta cũng đã phải thầm ngưỡng mộ, khâm phục chị.
Hay tình cảm thiết tha, nhẹ nhàng mà cũng quyết liệt giữa người làm cha, làm mẹ và những đứa con thân yêu. Xúc động thay, một tình cảm yêu thương cháy bỏng, niềm tin tưởng không bao giờ tắt của chú bé Hồng trong văn bản " trong lòng mẹ" sao có sức mạnh mãnh liệt đến thế? Mặc những lời đàm tiếu, nói xấu, làm nhục mẹ mình của bà cô, vượt wa khỏi cuộc sống hắt hủi, lạnh lùng của họ hàng, cậu bé vẫn lun giữ trong lòng một tình cảm ấm áp không bao giờ nguội lạnh, tình yêu mẹ vô bờ. Và người mẹ, dù đi tha hương cầu thực ở đâu thì bà vẫn sẽ trở về, dang rộng vòng tay ôm trọn đứa con yêu. Nằm trong lòng mẹ, được áp mặt vào bầu sữa thơm mát, được mẹ vuốt ve, âu yếm, phải chăng đó là tình mẫu tử mà cậu bé Hồng lun mong muốn, mà văn học lun muốn ca ngợi.
Sự nhân ái, lý tưởng cao đẹp luôn luôn đáng để văn học ca ngợi, đáng được biết đến. Và sẽ càng tuyệt vời hơn khi tình cảm giao hảo, thân thiết đó được xuất phát từ những người hàng xóm wen thuộc. Hình ảnh một ông lão ốm yếu, già nua, nhăn nheo với những nỗi buồn, nỗi mất mát lớn của Lão Hạc trong tác phẩm cùng tên có thể sẽ khiến ai đó phải xót thương, cảm thông cho số phận của lão. Lão Hạc lun ân hận vì không lo được đám cưới cho con để nó phải bỏ nhà đi phu đồn điền. Lão cũng luôn tự dằn vặt bản thân khi lỡ tâm đem bán cậu Vàng. Nhưng những lúc như vậy, bên lão lại có biết bao lời an ủi, thấu hỉu của ông Giáo. Tình cảm hàng xóm giữa ông giáo và lão Hạc cũng như tình cảm giữa hai người bạn, lúc nào cũng thắm thiết, thân mật. Ông Giáo _ một con người sâu sắc, hiểu chuyện đời và đầy tấm lòng bác ái, nhân hậu chưa khi nào là không mún giúp đỡ lão. Nhưng càng wan tâm, giúp đỡ lão bao nhiêu thì lão lại càng xa bấy nhiêu. Có lẽ đó là tình láng giềng. Lão Hạc, số đã khổ, ông không mún làm liên luỵ, gây phiền hà cko ông giáo _ người hàng xóm tốt bụng bấy lâu. Quả thực, sự wan tâm lẫn nhau của những người hàng xóm không bao giờ là thừa, không bao giờ bị lãng quên trong văn học dân tộc ta.
Ở đời, cái gì cũng có mặt trái mặt phải của nó. Có cái tích cực thì phải có cái tiêu cực, có người tốt thì phải có người xấu. Phản ánh đúng cuộc sống xã hội, văn học không chỉ ca ngợi những tấm lòng lương thiện mà văn học còn nghiêm khắc phê phán những con người dửng dưng, lạnh lùng trước những ai gặp hoạn nạn. Xưa những câu chuyện cổ tích luôn là một đề tài hấp dẫn trẻ em bởi cái kết bao giờ cũng có hậu. Nhưng giường như, sau cái kết đẹp lun ẩn chứa những lời phê phán cái ác.Cổ tích lun để cái tốt và cái ác đi song song với nhau trong một câu chuyện. Tôi chưa bao giờ quên câu chuyên "thạch sanh" với người anh kết nghĩa đầy hiểm độc_ Lý Thông. Ấn tượng của tôi về Lý Thông còn mạnh hơn cả nhân vật Thạch Sanh. Bởi Lý Thong là một kẻ vô cùng độc ác, nham hiểm. Người đời thường có câu "gieo gió ắt gặt bão". Và văn học phản ánh đúng như vậy. Mặc dù được người em kết nghĩa tha thứ nhưng dọc đường đi, Lý Thông vẫn bị trời phạt, bị biến thành con bọ hung. Hắn không thể trốn cái tội ác mà hắn gây ra...
Người xưa với những câu chuyện cổ tích thì ngày nay, văn học hiện đại cũng cho ra biết bao tác phẩm mới, phản ánh được sự độc ác, lạnh lùng của một số kẻ. Từ tác phẩm "sống chết mặc bay" cho đến văn bản "thuế máu". Dữ dội, mạnh mẽ, đó là những thái độ mà văn học mún hướng người đọc đến văn bản "thuế máu". Tội ác vô nhân đạo, mất tính người của bọn thực dân Pháp đối với những người dân thuộc địa, trong đó có cả Việt Nam ta. Bằng cái hành động xấu xa, ác độc và những mánh khoé, âm mưu nham hiểm, trơ tráo, chúng đưa những con người khổ cực kia vào con đường chết để chuộc lợi riêng. Những hành vi man rợn, mất tính người của chúng được văn học tố cáo, lên án dữ dội như một làn sóng thần dâng cao...
Những nhà văn nhà thơ dùng các tác phẩm văn học vủa mình để phản ánh cả điều tốt lẫn điều xấu trong cuộc sống thực tại. Đồng thời những tác phẩm văn học ấy còn bồi dưỡng cho con người ta cả về tri thức và tâm hồn, giúp ta biết phan biệt rõ ràng, yêu ghét đúng đắn. Và đấy cũng chính là cái điều sâu sắc, đẹp đẽ, là cái hồn cho văn học dân tộc Việt Nam.
Sorry, mình post hơi mụn:D:)&gt;-
 
A

anhkimerald

thank nha , cac ban lam bai nao cung hay ca nhung minh nghi nen dua them nhieu dan chung hon nhu : ong do ,tinh yeu nhan dan o chieu doi do,...........
 
H

hieuloveka

Tuổi trẻ là tương lai của đất nước

Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của Đảng ta, dân tộc ta, người Bác kính yêu của các thế hệ tuổi trẻ Việt Nam. Trong Thư gửi thanh niên và nhi đồng toàn quốc nhân dịp Tết Nguyên đán năm 1946, Người viết: “Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”. Thật vậy, tuổi trẻ có vai trò vô cùng quan trọng trong sự nghiệp cách mạng và tương lai đất nước.

Thanh niên là một bộ phận trong cộng đồng dân tộc. Đó là lớp người trẻ tuổi, có sức khoẻ, năng động, sáng tạo. Họ là lực lượng rường cột của đất nước, tương lai của dân tộc. Là lớp người trẻ tuổi, thanh niên có hoài bão, ước mơ, giàu nghị lực, khát khao với nghĩa lớn của dân tộc, của Đảng, đó là độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội. Tuổi trẻ là sự sung mãn; vai trò, trách nhiệm rất lớn. Với tính cách là một lực lượng xã hội, thanh niện chiếm 1/3 dân số, là lực lượng xung kích, đội hậu bị của Đảng. Thanh niên luôn hăng hái, xung phong đi đầu trong mọi nhiệm vụ gian khổ, khó khăn. “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó, có thanh niên”. Thanh niên là chủ hiện tại, đồng thời là chủ tương lai của đất nước.

Khi đất nước còn trong vòng nô lệ, muốn thức tỉnh một dân tộc, trước hết phải thức tỉnh thanh niên. Từ giữa những năm 20 của thế kỷ XX, trong bài Gửi thanh niên An Nam, sau khi nêu những tấm gương của thanh niên Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Hồ Chí Minh đã nghiêm khắc cảnh báo thế hệ tuổi trẻ đất nước:

“Thế thì thanh niên của ta đang làm gì? Nói ra thì buồn, buồn lắm: họ không làm gì cả. Những thanh niên không có phương tiện thì không dám rời quê nhà; những người có phương tiện thì lại chìm ngập trong sự biếng nhác; còn những kẻ xuất dương thì chỉ nghĩ đến việc thoả mãn tính tò mò của tuổi trẻ mà thôi!

Hỡi Đông Dương đáng thương hại! Người sẽ chết mất, nếu đám thanh niên già cỗi của Người không sớm hồi sinh”.

Luận điểm này, xét đến cùng là xuất phát từ việc đánh giá cao vai trò của thanh niên. Vì thanh niên có vai trò to lớn, nếu thanh niên không làm gì cả, biếng nhác chỉ thoả mãn tính tò mò của tuổi trẻ sẽ là nguy cơ cho đất nước. Ngược lại, nếu thanh niên hăng hái phấn đấu, rèn luyện trong đấu tranh thì xã hội, đất nước sẽ phát triển.

Sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, chính quyền thuộc về nhân dân, cả dân tộc bước vào một thời kỳ mới, nhiệm vụ mới là bảo vệ những thành quả cách mạng đã giành được, vừa kháng chiến vừa kiến quốc. Lúc này, “Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà”. Thật vậy, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh, một phần lớn là do thanh niên. Thanh niên muốn là người chủ tương lai cho xứng đáng thì ngay hiện tại phải rèn luyện tinh thần và lực lượng của mình, phải làm việc để chuẩn bị cho tương lai đó.” Nhưng muốn là người chủ thì phải rèn luyện, đấu tranh. Vai trò làm chủ không tự nhiên có được mà phải phấn đấu trong gian khổ, hy sinh. Một vấn đề làm chủ nhưng có hai khía cạnh có mối quan hệ mật thiết với nhau. Khía cạnh thứ nhất, thanh niên là người làm chủ. Khía cạnh thứ hai là muốn làm chủ thì thanh niên phải phấn đấu, rèn luyện, có ý chí vươn lên. Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Hồ Chủ tịch khẳng định sức mạnh của thanh niên:

“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”.

Quả thực, các thế hệ tuổi trẻ Việt Nam luôn xung phong, mạnh mẽ, giàu ‎ chí nghị lực, phấn đấu vươn lên trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước.

Trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và mở rộng hợp tác quốc tế, nhân dân ta đã thu được những thành tựu quan trọng. Với vai trò “tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”, thanh niên đã cống hiến hết mình cho sự phát triển của đất nước và tiến bộ xã hội với nhiều hoạt động sôi nổi, hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực, trên mọi vùng miền của Tổ quốc.

Nhưng cũng còn không ít những thanh niên không chịu khó rèn luyện đã trở nên hư hỏng, chạy theo lối sống thực dụng, nghiện ngập, trộm cướp hoặc chỉ biết ăn chơi, hưởng thụ, bi quan, chán nản …

Vì vậy, việc bồi dưỡng, rèn luyện các thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết có ý nghĩa sâu sắc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa..
 
  • Like
Reactions: Dao Băng

Tài Karry Key

Học sinh mới
Thành viên
2 Tháng năm 2017
2
0
1
21
Bạn ơi
Đề 1: Văn học và tình thương
Từ khi xa xưa con người biết phản ánh tâm tư tình cảm của mình qua văn học truyền miệng hay trên những trang giấy, văn học đã trở thành người bạn thân thiết, gắn bó với con người. Nó là sợi dây liên kết vô hình khiến con người xích lại gần nhau hơn. Văn học giúp cho con người chung sống với nhau bằng tình cảm đẹp đẽ, sự sẻ chia và cảm thông. Vì thế ngay từ khi sinh ra, văn học và tình thương đã có mối quan hệ chặt chẽ: tình thương tạo nên sự hấp dẫn cho văn học và văn học có nhiệm vụ quan trọng là truyền tải tình thương.
Văn học vô cùng quan trọng đối với cuộc sống tinh thần của con người. Nó là một bộ môn nghệ thuật có từ rất lâu đời, là công cụ giúp con người bày tỏ cảm xúc hay tình cảm của mình bằng những từ ngữ, kí hiệu và con dấu. Các tác phẩm văn học được làm nên từ các chất liệu có trong cuộc sống chính vì vậy chúng miêu tả được cuộc sống muôn hình vạn trạng một cách chân thực và chính xác hơn bất cứ ai. Văn học cũng chính là chiếc chìa khoá vàng mở rộng lòng nhân ái trong tâm hồn, phát triển nhân cách tốt đẹp. Văn học gồm nhiều thể loại tác phẩm nhgệ thuật như truyện ngắn, tự truyện, hồi kí hay tiểu thuyết,…
Ta có thể nói văn học là nhân học, tức là nó có tính nhân văn. Văn học chứa đựng trong nó muôn vàn những tình cảm tốt đẹp giữa con người. Đó chính là tình thương. Nhưng cụ thể hơn, tình thương được thể hiện trong văn học khá sâu sắc và đa chiều. Chúng thể hiện những cung bậc cảm xúc khác nhau của con người. Đó cũng là khi những nhà văn, thi sĩ bộc lộ sự thương cảm xót xa sâu sắc đối với những mảnh đời, thân phận bất hạnh; phê phán gay gắt những việc làm sai trái và những kẻ chà đạp lên con người; hay là lời ca ngợi vẻ đẹp quê hương, thiên nhiên, đất nước.
Văn học và tình thương gần như là hai khái niệm không thể tách rời, có quan hệ chặt chẽ với nhau. Văn học thể hiện tình thương trong nhiều mối quan hệ khác nhau. Ấm áp và thiết tha như tình cảm gia đình, cái nôi hình thành nhân phẩm đạo đức của mỗi người. Cũng vì vậy mà người xưa cũng rất coi trọng tình cảm thiêng liêng này và trân trọng đặt nó lên hàng đầu qua câu ca dao:
“ Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ngời ngời biển Đông.”
Công lao cao cả của người bố cùng tình thương vô bờ bến của người mẹ được so sánh với các hình ảnh hùng vĩ của thiên nhiên đã in sâu vào tâm trí nhũng người làm con giúp cho họ làm tròn chữ hiếu, đền đáp lại công ơn trời biển của cha mẹ. Còn trong văn học hiện đại, tác phẩm tiêu biểu mà ta đã được học là “ Trong lòng mẹ”. Bài văn thể hiện tình cảm trong sáng, sâu sắc của bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh của mình. Bằng cả tâm hồn và tình yêu thương, em đã cố giữ cho hình ảnh người mẹ nhân hậu, hiền dịu không bị vấy bẩn bởi nhũng hủ tục và thành kiến thâm độc. Vì sao mà một cậu bé còn nhỏ đã có thể có tình thưong lớn lao và lòng tin tưởng tuyệt đối về người mẹ đến vậy?
Tình cảm gia đình không chỉ có tình mẫu tử mà còn có tình anh em thắm thiết. Sau khi đọc tác phẩm “Bức tranh của em gái tôi” bạn có thể cảm nhận được tấm lòng khoan dung, sẵn sàng tha thứ cho người anh trai để rồi giúp cho người anh thức tỉnh khỏi sự ganh tị và ghen ghét. Cũng là tình cảm anh em nhưng bài “Cuộc chia tay của những con búp bê” lại thấm nặng tình nghĩa và cuộc chia ly đẫm nước mắt, buồn tủi của những đứa trẻ bất hạnh. Chũng yêu thương nhau biết bao thì lúc xa nhau càng đau đớn bấy nhiêu. Nỗi đau đấy đã để lại một ấn tượng sâu nặng trong lòng người đọc, khiến họ càng thêm xót xa và khâm phục tình cảm thiết tha của hai anh em Thành và Thủy.
Không chỉ thế, văn học cũng góp phần khắc họa nên sự gần gũi, thân thiết và vui vẻ của tình bạn- một thứ tình cảm đẹp không hề vụ lợi, toan tính. Và đó chính là nhũng gì mà Nguyễn Khuyến đã miêu tả một cách chân thực trong bài thơ “ Bạn đến chơi nhà”. Mở đầu bài thơ là một câu chào hỏi vồn vã, thân tình như reo lên khi người bạn tri kỉ đến. Bằng một giọng văn hóm hỉnh, ông đã nêu lên những thiếu thốn về vật chất để khẳng định một tình bạn gắn bó giữa mình và bạn. Phải đó là một tình bạn cao đẹp vượt lên trên tất cả những tầm thường về vật chất và của cải để đến với nhau bằng tấm lòng.
Ngoài tình thương đối với những người mà ta thân quen, văn học cũng ca gợi tình cảm giữa những người cùng chung sống trong một xã hội. Vì vây, “thương người như thể thương thân” từ lâu đã trở thành một truyền thống dạo lý của người Việt Nam.
Văn học ca ngợi tình cảm đẹp và đồng thời cũng phê phán những việc làm, hành động hay những kẻ chà đạp lên con người. Văn học luôn lên án gay gắt những kẻ chỉ biết nghĩ tới bản thân mà thờ ơ với mạng sống của người khác. Nhân vật điển hình mà học sinh đã được học là viên quan phụ mẫu trong bài “Sống chết mắc bay”. Hắn là một con người tàn nhẫn đến độ có thể bình thản mà ngồi chơi bài trong khi mưa bão đang cướp đi mạng sống của những người dân đen. Tiếng thét kinh hoàng hòa cùng với tiếng gió giật, mưa rít vẫn không làm bậc “quan cha mẹ” bận lòng. Câu chuyện kết thúc cũng là lúc quan thắng ván bài, tất cả mọi thứ đều chìm trong biển nước. Nụ cười hả hê, phi nhân nghĩa của quan vang lên càng xoáy sâu vào lòng người đọc sự thương cảm, xót xa đến tột độ đến những con người bất hạnh. Câu chuyện “Cô bé bán diêm” đã nhẹ nhàng đi vào lòng người đọc bởi hiện lên từng trang sách là hình ảnhcủa một em bé mồ côi nghèo khổ không được sống trong vòng tay yêu thương của gia đình. Cảnh ngộ đó còn đáng thương hơn khi con người xung quanh cũng lạnh giá như mùa đông khắc nghiệt. Câu chuyện đã tố cáo một cách kín đáo sự thờ ơ và vô tâm của xã hội lúc bấy giờ đã đẩy những con người nghèo khổ vào bước đường cùng.
Và ngay với những kẻ gian ác xảo quyệt, dối trá cũng vậy văn học quyết không nương tay với chúng. Như trong chuyện Lí Thông cuối cùng cái thiện cũng thắng cái ác, hai mẹ con Lí Thông bị biến thành những con bọ hung suốt ngày chui rúc nhũng chốn bẩn thỉu cho đến cuối đời vì những tội ác chúng đã gây ra.
Văn học nước ngoài cũng góp phần làm phong phú thêm kho tàng tình cảm của con người. Đặc biệt nó ca ngợi cả tình cảm đẹp giữa những người không cùng ruột già máu mủ. Và O’henri đã chỉ rõ cho ta thấy điều đó qua tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng”. Khi Giôn-xi bị ốm, Xiu cùng cụ Bơ-men đã hết lòng chăm sóc mong giành lại cô khỏi cái chết đang đến gần. Cụ Bơ-men tuy chỉ xuất hiện rất ít nhưng lại để lại ấn tượng sâu sắc nhất. Cụ yêu thương Giôn-xi như con gái mình và sẵn sàng hi sinh mạng sống của mình để cứu Giôn-xi khỏi những suy nghĩ tuyệt vọng đang kéo cô xa dần cuộc sống thực tại.
Văn học trau dồi tình thương, gợi cảm xúc cho con người, làm cho họ gắn bó với nhau. Có người đã từng nói “Tình cảm của con người cũng giống một viên kim cương thô mà nhờ có văn chương “mài nhẵn” mới trở thành viên đá quý đẹp gấp vạn lần”. Đọc các tác phẩm văn học ta thấy gần hơn với những nhân vật trong chuyện và từ đó biết lắng nghe, rung động, cảm thông, chia sẻ. Đó là bước đi đầu để hình nhân phẩm đạo đức và từ đó có những suy nghĩ, hành động đúng. Quả thật không sai, như M.Gorki đã từng nói “xét đến cùng, ý nghĩa thực sự của văn học là nhân đạo hóa con người”. Nhờ thế, văn học không chỉ dừng lại ở giá trị văn chương mà còn được mở rộng thành những viên gạch đầu tiên xây đắp ngôi nhà của tình thương giữa con người với con người trong xã hội.
Từ tất cả những dẫn chững trên ta càng thấy văn học và tình thương gắn bó chặt chẽ với nhau đến chừng nào. Bởi lẽ tình thương khởi nguồn cho văn học và làm cơ sở để văn học tiếp tục truyền tải tình thương. Văn học và tình thương hòa quyện vào nhau và tạo nên những điều tốt đẹp nhất cho con người giúp con người phát triển theo một định hướng chung để ngày một hoàn thiện. Có vậy, con người mới có thể cùng nhau chung sống trong tình yêu thương.
Sorry mình post hơi trễ><.
Bạn ơi bạn lm thiếu mất 2 cái liên hệ rồi. 2 phần đều phải liên hệ
 

Trần Ngọc Tài

Học sinh mới
Thành viên
9 Tháng năm 2017
4
0
11
20
Từ xưa dân tộc Việt Nam ta đã luôn đề cao tư tương nhân nghĩa, đạo lý làm người. Bởi chúng ta là "con rồng cháu tiên", được sinh ra từ cha Lạc long Quân, từ mẹ Âu Cơ. Và có lẽ vì thế mà truyền thống "lá lành đùm lá rách" được phát huy qua nhiều thế hệ sau, được kết tinh, hội tụ và phản ánh wa các tác phẩm văn học dân tộc. Từ những tình cảm đẹp đẽ, trong sáng đến những hành vi mưu toàn, cầu lợi. Tất cả đều được phản ánh một cách sinh động đầy đủ, được ca ngợi, phê phán. Hoài Thanh cũng đã từng viết về những tình cảm mà văn học tạo ra. Văn học chính là sự diễn tả tư tương, tình cảm cũng như cuộc sống chân thực của con người. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy cùng tôi đi sâu vào tìm hỉu "văn học và tình thương".
Văn học quả đúng chứa nhiều tình cảm, được diễn tả, bộc lộ qua những ngôn từ sắc sảo, nội dung giàu ý nghĩa, hình ảnh chân thực, mộc mạc mà sinh động. Và phải chăng những ngôn từ, nội dung ấy được tạo nên từ các nhà thơ, nhà văn để ca ngợi những ai biết "thương người như thể thương thân" trong cuộc sống xã hội nhiều chuyển biến. Tình cảm yêu thương nhau, thiêng liêng nhất phải kể đến là tình cảm gia đình, nơi nuôi dưỡng nhân cách con người. Khôn máu mủ ruột thịt nhưng lại có tình yêu sâu đậm, đó là tình vợ chồng thuỷ chung son sắt. Chắc nhiều bạn vẫn chưa quên được hình ảnh người phụ nữ tần tảo ngược xuôi, gầy gò, ốm yếu với tấm áo nâu sờn mà vẫn luôn lo nghĩ cho chồng con trong tác phẩm "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố. Trước cái gánh nặng sưu thuế trên vai, không quản vất vả, chị Dậu vẫn đảm đang, chăm sóc cho người chồng ốm yếu vì đon roi của các wan. Chị yêu thương chồng đến mức bán đi mọi thứ trong căn nhà vốn đã nghèo nàn và cả đúa con gái chị dứt ruột đẻ ra để có đủ tiền để nộp sưu, cứu chồng về. Một người phụ nữ vốn chỉ quen với công việc đồng áng, nội chợ như chị, cũng vì tình yêu sâu đậm, thương chồng mà dám vùng lên phản kháng với Cai Lệ để cứu chồng. Không cần biết kết quả của sự phản kháng đó thế nào, chỉ trông vào cái sức mạnh mãnh liệt, tình yêu thương chồng sâu sắc, ta cũng đã phải thầm ngưỡng mộ, khâm phục chị.
Hay tình cảm thiết tha, nhẹ nhàng mà cũng quyết liệt giữa người làm cha, làm mẹ và những đứa con thân yêu. Xúc động thay, một tình cảm yêu thương cháy bỏng, niềm tin tưởng không bao giờ tắt của chú bé Hồng trong văn bản " trong lòng mẹ" sao có sức mạnh mãnh liệt đến thế? Mặc những lời đàm tiếu, nói xấu, làm nhục mẹ mình của bà cô, vượt wa khỏi cuộc sống hắt hủi, lạnh lùng của họ hàng, cậu bé vẫn lun giữ trong lòng một tình cảm ấm áp không bao giờ nguội lạnh, tình yêu mẹ vô bờ. Và người mẹ, dù đi tha hương cầu thực ở đâu thì bà vẫn sẽ trở về, dang rộng vòng tay ôm trọn đứa con yêu. Nằm trong lòng mẹ, được áp mặt vào bầu sữa thơm mát, được mẹ vuốt ve, âu yếm, phải chăng đó là tình mẫu tử mà cậu bé Hồng lun mong muốn, mà văn học lun muốn ca ngợi.
Sự nhân ái, lý tưởng cao đẹp luôn luôn đáng để văn học ca ngợi, đáng được biết đến. Và sẽ càng tuyệt vời hơn khi tình cảm giao hảo, thân thiết đó được xuất phát từ những người hàng xóm wen thuộc. Hình ảnh một ông lão ốm yếu, già nua, nhăn nheo với những nỗi buồn, nỗi mất mát lớn của Lão Hạc trong tác phẩm cùng tên có thể sẽ khiến ai đó phải xót thương, cảm thông cho số phận của lão. Lão Hạc lun ân hận vì không lo được đám cưới cho con để nó phải bỏ nhà đi phu đồn điền. Lão cũng luôn tự dằn vặt bản thân khi lỡ tâm đem bán cậu Vàng. Nhưng những lúc như vậy, bên lão lại có biết bao lời an ủi, thấu hỉu của ông Giáo. Tình cảm hàng xóm giữa ông giáo và lão Hạc cũng như tình cảm giữa hai người bạn, lúc nào cũng thắm thiết, thân mật. Ông Giáo _ một con người sâu sắc, hiểu chuyện đời và đầy tấm lòng bác ái, nhân hậu chưa khi nào là không mún giúp đỡ lão. Nhưng càng wan tâm, giúp đỡ lão bao nhiêu thì lão lại càng xa bấy nhiêu. Có lẽ đó là tình láng giềng. Lão Hạc, số đã khổ, ông không mún làm liên luỵ, gây phiền hà cko ông giáo _ người hàng xóm tốt bụng bấy lâu. Quả thực, sự wan tâm lẫn nhau của những người hàng xóm không bao giờ là thừa, không bao giờ bị lãng quên trong văn học dân tộc ta.
Ở đời, cái gì cũng có mặt trái mặt phải của nó. Có cái tích cực thì phải có cái tiêu cực, có người tốt thì phải có người xấu. Phản ánh đúng cuộc sống xã hội, văn học không chỉ ca ngợi những tấm lòng lương thiện mà văn học còn nghiêm khắc phê phán những con người dửng dưng, lạnh lùng trước những ai gặp hoạn nạn. Xưa những câu chuyện cổ tích luôn là một đề tài hấp dẫn trẻ em bởi cái kết bao giờ cũng có hậu. Nhưng giường như, sau cái kết đẹp lun ẩn chứa những lời phê phán cái ác.Cổ tích lun để cái tốt và cái ác đi song song với nhau trong một câu chuyện. Tôi chưa bao giờ quên câu chuyên "thạch sanh" với người anh kết nghĩa đầy hiểm độc_ Lý Thông. Ấn tượng của tôi về Lý Thông còn mạnh hơn cả nhân vật Thạch Sanh. Bởi Lý Thong là một kẻ vô cùng độc ác, nham hiểm. Người đời thường có câu "gieo gió ắt gặt bão". Và văn học phản ánh đúng như vậy. Mặc dù được người em kết nghĩa tha thứ nhưng dọc đường đi, Lý Thông vẫn bị trời phạt, bị biến thành con bọ hung. Hắn không thể trốn cái tội ác mà hắn gây ra...
Người xưa với những câu chuyện cổ tích thì ngày nay, văn học hiện đại cũng cho ra biết bao tác phẩm mới, phản ánh được sự độc ác, lạnh lùng của một số kẻ. Từ tác phẩm "sống chết mặc bay" cho đến văn bản "thuế máu". Dữ dội, mạnh mẽ, đó là những thái độ mà văn học mún hướng người đọc đến văn bản "thuế máu". Tội ác vô nhân đạo, mất tính người của bọn thực dân Pháp đối với những người dân thuộc địa, trong đó có cả Việt Nam ta. Bằng cái hành động xấu xa, ác độc và những mánh khoé, âm mưu nham hiểm, trơ tráo, chúng đưa những con người khổ cực kia vào con đường chết để chuộc lợi riêng. Những hành vi man rợn, mất tính người của chúng được văn học tố cáo, lên án dữ dội như một làn sóng thần dâng cao...
Những nhà văn nhà thơ dùng các tác phẩm văn học vủa mình để phản ánh cả điều tốt lẫn điều xấu trong cuộc sống thực tại. Đồng thời những tác phẩm văn học ấy còn bồi dưỡng cho con người ta cả về tri thức và tâm hồn, giúp ta biết phan biệt rõ ràng, yêu ghét đúng đắn. Và đấy cũng chính là cái điều sâu sắc, đẹp đẽ, là cái hồn cho văn học dân tộc Việt Nam.
 
Top Bottom