Một số bài văn tham khảo ( Edited )

O

ooodarksoulooo

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

----------------------------------------------------------------------------​


Nghị luận về câu nói của M.Go-rơ-ki :”Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”


Trong khi từng khắc của dòng thời gian bất tận trôi qua thì xã hội lại từng lúc một phát triển hơn. Từng bước đi lên vững chắc của xã hội chính là nhờ vào kho tàng kiến thức nhân loại đã đúc kết từ bao đời nay, mà sách chính là chiếc cầu tri thức đã nối giữa không gian này với không gian khác, giữa thời đại trước với thời đại sau. Không có cách giải trí nào rẻ hơn đọc sách, cũng không có sự thú vị nào bền lâu hơn đọc sách, cho nên khi nhận định về sách , M.Go-rơ-ki đã nói :”Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”.

Sách là một kho tàng huyền bí làm kích thích sự tò mò của biết bao người.Vậy chính xác thì sách là gì? Sách là những trang giấy ghi lại các sự kiện đời sống, các phát minh khoa học, những diễn biến lịch sử, các kiến thức tự nhiên, các tác phẩm văn học,… của nhân loại. Tóm lại, sách là một kho tàng tri thức vô tận cung cấp cho ta mọi kiến thức trong cuộc sống.

Vậy kiến thức là gì? Kiến thức là kĩ năng, kĩ xảo, là những hiểu biết của con người trong cuộc sống, được tích góp từ vô số kinh nghiệm có được qua học hỏi, thành công, thất bại,…. GIống như khi chúng ta muốn giải một bài văn thì chúng ta cần có một kĩ năng giải bài văn và cách viết bài văn ấy.. Ngoài ra. kiến thức lcòn à một khái niệm trừu tượng mà mỗi con người đều mong muốn, khao khát có được nó trên đường đua của nhân loại. Nó là con đường duy nhất để giúp mỗi con người không chỉ vượt lên chính bản thân mình mà còn là vượt lên trên những con người khác. Và theo M.Go-rơ-ki đã nói, sách là nguồn kiến thức của con người, chỉ có kiến thức mới là con đường sống. Cho nên ta có thể thấy sách và kiến thức có mối quan hệ rất mật thiết với nhau..Có thể ví kiến thức như một cái cây, thì sách giống như những con ong chuyển phấn hoa sinh sản từ một cái cây này sang một cái cây khác vậy.
Trong giai đoạn xã hội phát triển với tốc độ nhanh như hiện nay thì tri thức con người là tiền đề vô cùng quan trọng. Mà "không có sách thì không có tri thức", ngoài việc học ở trường lớp thì thực tế, sách là người bạn không thể thiếu của con người giúp chúng ta nâng cao trí thức lẫn nhân cách. Sách mở mang trí tuệ, hiểu biết cho ta, dẫn dắt ta vào những bí ẩn sâu sắc của thế giới xung quanh: từ sông ngòi, rừng núi cho tới vũ trụ bao la. Sách đưa ta vào thế giới cực lớn như thiên hà, cực nhỏ như các hạt vật chất. Sách có sức sống phi thường vượt qua mọi giới hạn về không gian và thời gian đứa ta “trở về quá khứ”, tìm đến những biến cố lịch sử, những cuộc đấu tranh ác chiến của các triều đại xưa. Hoặc chắp cánh cho ta tưởng tượng tới ngày mai hoặc giúp ta hiểu sâu hơn hiện tại. Sách văn học đưa ta vào một thế giới của những tâm hồn con người đủ các thời đại để ta thông cảm với những cuộc đời, chia sẻ những niềm vui, nỗi đau dân tộc và nhân loại. Sách không chỉ giúp mở mang kiến thức mà con đem đến nguồn hạnh phúc,sự thanh thản cho tâm hồn. Chính nhờ có sách mà đôi khi, con người ta khám phá ra sức mạnh của bản thân, tìm ra chân lí thiết thực cho con đường đời của chinh mình, mở rộng thêm tầm hiểu biết về thế giới xung quanh,... Thực tế trong những trang sử nhân loại đã chứng minh được điều đó. Nhiều nhà phát minh, Bác học trên thế giới cũng thành công qua việc tự học, tự mài mò qua sách như Êđixơn, An-be Anh-xtanh,... Hay chính vị lãnh tụ vĩ đại của nước Việt Nam ta- Chủ tịch Hồ Chí Minh qua việc chịu khó đọc sách, đã phát hiện và ứng dụng chủ nghĩa Mác lê-nin vào con đường giải phóng dân tộc, cuối cùng đã thành công, giúp dân ta thoát khỏi cảnh nô lệ. Đó chẳng phải đều là những nhân chứng hùng hồn cho câu nói của M. Go-rơ-ki: :”Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”. Ngoài ra, M.Gorki đã từng nói:"Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên, tôi tách khỏi con thú và đến tới gần con người, tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất và về sự thèm khác cuộc sống". Nhận xét này đã khái quát một cách chính xác vai trò của sách đối với cuộc sống nhân loại. Mỗi cuốn sách mở ra trước mắt con người những chân trời mới.Câu nói của M.Gorki thì lại càng tuyết phục vì nó đúc kết từ chính cuộc đời ông, không được đến trường nhiều. Tuy vậy nhưng ông lại có cái nhìn phong phú và tinh tế về cuộc sống, ông để lại cho đời nhiều tác phẩm nổi tiếng và gây được sự chú ý với bạn đọc thế giới, những tác phẩm của ông được đưa vào trường học. Những điều ông có được là từ cái nhìn về thực tế và qua việc tự học cho nên bản thân ông cũng đã là nhân chứng hùng hồn cho câu nói :”Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”.

Lợi ích của sách vở tác động không chỉ đến trong một lúc, mà hiệu quả của nó có khi trải suốt cả đời người. Sách mang đến cho người ta nguồn hiểu biết vô tận về cuộc sống, về con người, về đất nước, về thế giới, không chỉ hôm nay mà cả trong quá khứ, vài chục năm, trăm năm, đến cả ngàn năm. Sách dạy cho ta cách sống đẹp, cách nghĩ, cách làm, cách nói năng đối xử đẹp trong đời sống. Khi đọc sách, ta thấy giữa người trong sách và bản thân mình thật là gần gũi. Hiểu được cách nghĩ, cách sống và cả những ước nguyện cao cả của họ. Đôi khi ta nhập mình vào với họ, cùng cay đắng, sướng vui, lo toan, hồi hộp với họ. Tứ cuộc đời họ, ta rút ra nhiều bài học quý giá cho chính mình. Giống như Môngtexkiơ đã nói:“Thích đọc sách tức là biết đánh đổi những giờ phút buồn tẻ không thể tránh được trong cuộc đời lấy những giờ phút kì thú.”.

Với vai trò lớn lao như thế, ta thấy sách là một vật nhỏ bé nhưng vĩ đại. Thế mà trong xã hội ngày nay, không ít những thành phần lười đọc sách, khinh chê và không tôn trọng sách. Họ không biết rằng sách chứa đựng những kiến thức, kiến thức lại bao bọc thành công. Không một ai bước đi trên con đường thành đạt mà không song hành cùng kiến thức. Không có kiến thức, con người sẽ trở nên vô dụng, lạc hậu, thấp kém trong một xã hội hiện đại hóa như bây giờ. Thế giới này sẽ ra sao nếu không có sách, không có kiến thức? Mọi thứ sẽ bước vào một thời kì tăm tối của sự ngu ***. Lúc này chỉ có kiến thức mới là chiếc chìa khóa mở ra cánh cửa tương lai tốt đẹp, là con đường sống duy nhất của con người. Hãy thử hình dung nếu con người không có kiến thức, con người sẽ không còn là con người mà là một động vật cấp thấp nào đó trong tự nhiên, con người sẽ nhỏ bé, sống khắc khoải qua ngày, không biết sự mở đầu, không biết khi nào sẽ là kết thúc, sống một cách vô định...

Ngày nay, vì có quá nhiều và quá sẵn những hình thức tiếp nhận thông tin tiện lợi và hiện đại dẫn đến việc nhiều người coi thường vai trò của sách. Đó là một thực tế đáng buồn. Thờ ơ với sách sẽ dẫn đến những lối sống thụ hưởng, buông thả, những tâm hồn nghèo nàn và cằn cỗi. Lạm dụng các phương tiện tiếp nhận thông tin quá tiện dụng như băng hình, phim ảnh.. . con người dễ rơi vào tình trạng tiếp nhận thông tin thụ động.
Hiện nay, ta có thể thấy sách tràn ngập khắp mọi nơi. Nhưng để tìm được một quyển sách hay, phù hợp với hoàn cảnh lứa tuổi thì không phải là dễ. Như Biêlinxki đã nói: “Đọc một cuốn sách xấu thì thà không đọc còn đỡ tệ hại hơn!” Do đó ta phải chọn một quyển sách hay có giá trị, nội dung tốt, bổ ích chứ không phải cái nào cũng là hay là quý cả? Mọi thứ đều phải có sự chắt lọc mới có kết quả như ý!. Để làm được điều đó ta cần chọn lọc ra những kiến thức hữu dụng và đúng đắn - Một cuốn sách tốt mở ra thì gợi niềm hy vọng, khép lại thì đem lại điều hữu ích. Hãy nhớ: Cuốn sách nào buộc ta phải suy nghĩ nhiều hơn các cuốn sách khác là cuốn sách có ích hơn cả.
Trong vô vàn những quyển sách, nếu muốn tìm được một quyển sách vừa ý chúng ta phải mất hàng giờ ở nhà sách để tìm kiếm. Chưa kể việc phải loại bỏ những quyển sách nhảm nhí, vô bổ, kích động bạo lực hay những quyển sách không phù hợp với lứa tuổi, nội dung thì đồi truỵ, truyền bá những tư tưởng phi đạo lí,.. Công việc chắt lọc này mất rất nhiều thời gian và hầu như chẳng mấy lần mang lại được hiệu quả. Vì vậy “Khi gặp được một quyển sách hay, nên mau đọc liền dù đọc được hay không đọc được, vì sớm muộn gì cũng cần tới nó” đó là câu nói quen thuộc của Churchill Sir Winston. Và biết đâu ta sẽ là một trong những trường hợp may mắn như Đề-các đã nói: “Đọc những cuốn sách tốt tức là trò chuyện với những con người ưu tú nhất của các thời đại đã qua.".
V. I. Lênin đã từng có câu nói nổi tiếng: “Đọc cũng là một nghệ thuật”. Đúng vậy, đọc sách cũng là một nghệ thuật tinh tế của đời sống tinh thần, thậm chí là một nghệ thuật sống. Ta đọc chẳng những cho trí thức mở mang mà còn cho tâm hồn thanh thoát nữa. Cho nên, phải biết lựa sách để đọc cho phù hợp với bản thân. Mục đích cuối cùng của việc đọc là phải đạt được hiệu quả cao nhất: nắm chắc nội dung cốt lõi và biết vận dụng những điều đã đọc được vào cuộc sống của chính người đọc. Có thể nói đọc sách là để mở rộng tầm nhìn, kích thích suy nghĩ và làm phong phú trí tuệ, chứ không phải để nhớ lấy. Vậy nên , đọc sách là phải nghiên cứu, suy ngẫm tìm tòi, chắt lọc những điều hay để áp dụng vào cuộc sống chứ không phải đọc để lấy thành tích, đọc để giết thời gian. Đó là những trường hợp đọc sách nhiều mà không hiểu chỉ làm cho chúng ta cảm thấy thêm mệt mỏi , chứ không giúp chúng ta mở mang thêm kiến thức.Vì vậy cầm trong tay một quyển sách hay chưa phải là tốt, mà tất cả phụ thuộc vào việc chúng ta có biết đọc quyển sách đó hay không. Hãy nhớ: Không có quyển sách nào hay đối với người ***. Không có tác phẩm nào dở đối với người khôn; Đọc sách là thú vị, đọc lại cuốn sách đôi khi còn thú vị hơn; Sách mà có người đọc là sách lâu dài, sách mà người ta đọc đi đọc lại là sách bất tử.
Sách là cây đèn thần soi sáng cho con người trên những nẻo đường xa xôi nhất và tăm tối nhất của cuộc đời. Nó mở ra cho con người thấy những bí mật và quy luật của thiên nhiên, nó giúp ta thấu hiểu những quy luật đó để có thể trở thành người chủ trái đất, người cải tạo trái đất và người sáng tạo ra xã hội mới, xã hội cộng sản. Tất cả những cái tốt đẹp nhất, quý báu nhất, thông minh nhất và kì diệu nhất đều chứa đựng trong sách. Vì vậy ta phải yêu sách. Phải chăm chỉ đọc sách mà thực sự hiểu nó, đam mê nó. Hãy yêu mến sách, hãy quý nó như một món quà vô giá. D.Minton đã từng nói:’’ Cuốn sách tốt là tác phẩm cực kì quí giá do trí tuệ cao cả của con người tạo nên. Nó dường như được ướp lại, được giữ gìn một cách thiêng liêng như kho báu lớn nhất đối với cuộc sống.’’ Ngoài ra, mỗi chúng ta cần phải biết quý trọng những trang sách, bởi đó là nơi kết tụ tâm hồn, trí tuệ và tâm huyết của bao người thuộc bao thế hệ. Khi viết lên mỗi trang sách, người viết đã gửi gắm vào đó tất cả tình cảm và trí tuệ của mình. Hãy trân trọng những trang sách "mênh mông trí tuệ" của nhân loại, tôn trọng sách cũng chính là chúng ta tôn trọng người viết ra chúng, là tôn trọng trí thức và tôn trọng con người.

Chàng ‘’hiệp sĩ’’ Đôn-ki-hô-tê – Một nhà quý tộc Quixada say mê những truyện này đến độ cuồng si, bao nhiêu tiền cũng bỏ ra mua truyện hết. Đầu óc chàng ta lúc nào cũng đầy những ý tưởng về sự mê hoặc, gây gổ, đánh nhau, thách đấu, thương vong, nô lệ, oán trách, tình tứ, dằn vặt, những người khổng lồ, những lâu đài tráng lệ, những thiếu nữ bị bắt cóc và các cuộc giải cứu người đẹp hào hùng. Mọi sự tầm thường trong con mắt và suy nghĩ của chàng lại trở nên hoành tráng, mỗi chủ quán là một vị đại thần, mỗi người cưỡi la là một chàng hiệp sĩ, ả gái điếm thành công nương, quán trọ là lâu đài tráng lệ. Đọc đến đây, ta mới thấm thía được cái nghiêm trọng của việc đọc sách sai cách, đắm chìm vào nội dung của những quyển sách khoa huyễn, không còn tỉnh táo và thực tế nữa. Ta có thể là một con mọt sách đầy tự hào, nhưng đừng là một kẻ tội nghiệp bị sách lấy mất chính con người thật của mình, để rồi không còn tỉnh táo và hành động một cách mù quáng.
 
O

ooodarksoulooo

Câu nói của M.Go-rơ-ki:”Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống” cũng là một lời khuyên vô cùng chính xác. Sách đúng là kho tàng trí tuệ của nhân loại, là báu vật vô giá của loài người. Không còn sách, nền văn minh nhân loại cũng sẽ không còn. Tất cả sẽ đắm chìm vào thời kì tăm tối của sự ngu ***! Thế giới này vô cùng vĩ đại. Cặp mắt của ta chỉ thấy được một phần nhỏ bé không đáng kể. Bởi vậy, ta phải tìm lấy các sự kiện trong sách. Biết đọc sách tức là chúng ta đã thoát khỏi sự chán ghét của cuộc sống, và hướng tới một tương lai tươi sáng, tốt đẹp hơn. Nó chứng minh cho việc không có cách giải trí nào tốt và có có ích hơn việc đọc sách. Sách còn là người bạn chân thành và sáng suốt. Nó chỉ cho ta con đường đúng đắn, nó giữ cho ta khỏi bị lầm lạc. Có sách bên mình thì cả trong thời thơ ấu, cả giữa lúc thanh xuân và cả khi đã về già, ta không thề thấy cô độc, ta thấy mình mạnh mẽ.. Riêng bản thôi tôi, sách cần thiết chẳng khác gì miếng cơm ăn hằng này; mỗi khi tôi đọc sách với trí tuệ giống như tôi đang tập thể dục với thân thể vậy; tước những cuốn sách, tất cả mọi thứ đều mờ nhạt đi, sau một giờ đọc sách thì những đau buồn của tôi đều chìm vào quên lãng; và nếu có một ngày tôi vĩnh viễn ngưng đọc sách, tức là tôi vĩnh viễn ngưng tư duy …

----------------------------------------------------------------------------​

SIZE="5"]Nghị luận về học tập[/SIZE]

Học hành có tầm quan trọng rất lớn đối với cuộc đời của mỗi con người. Người xưa đã nhắc nhở con cháu rằng : “Nếu còn trẻ mà không chịu học hành thì khi lớn lên sẽ chẳng thể làm được việc gì có ích”. Bên cạnh đó còn có những câu : “Có học thì như lúa như nếp, không học thì như rơm như cỏ”. Hoặc : “Bất học bất tri lí” (Không học thì không biết lí lẽ, lẽ phải).
Suốt lịch sử phát triển mấy ngàn năm, nhân loại đã tích lũy được một kho tàng tri thức khổng lồ về tự nhiên và xã hội. Những tri thức ấy được lưu truyền từ đời này sang đời khác qua hình thức truyền miệng và chữ viết (sách). Muốn tiếp thu tinh hoa trí tuệ, con người chỉ có một con đường duy nhất là học, học suốt đời.

Nói đến học là nói đến trí lực, một năng lực suy nghĩ, một trực quan nhạy bén, một tư duy hợp lí. Điều ấy hết sức cần thiết cho tất cả mọi người. Chính vì vậy, ngay từ lúc nhỏ, bất kì ai cũng phải được học hành.

Trong mười hai năm ở trường phổ thông, học sinh được cung cấp những kiến thức sơ đẳng của một số bộ môn cơ bản như Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Sử, Địa, Ngoại ngữ… Tuy thế, học sinh phải chăm chỉ học hành thì mới hiểu và nắm vững kiến thức một cách có hệ thống. Nếu lơ là, chểnh mảng, thiếu nghiêm túc trong việc học hành thì rốt cuộc là tốn thời gian, tiền bạc mà kết quả thu được chẳng đáng là bao.

Thực tế cho thấy là có học có hơn. Mục đích của việc học là nhằm phục vụ cho mọi công việc đạt hiệu quả cao. Nếu ta đơn thuần làm việc theo thói quen hoặc kinh nghiệm có sẵn thì công việc sẽ tiến triển chậm và chất lượng không tốt. Cách làm như trên chỉ thích hợp với các công việc giản đơn, không cần nhiều đến trí tuệ. Còn đối với những công việc phức tạp liên quan đến khoa học kĩ thuật thì cung cách làm việc ấy là lạc hậu, lỗi thời. Muốn đạt hiệu quả tốt trong mọi lĩnh vực, chúng ta bắt buộc phải học, phải được đào tạo chính quy theo từng chuyên ngành và trong suốt quá trình làm việc vẫn phải học tập không ngừng, bằng mọi hình thức khác nhau.

Trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển với tốc độ nhanh như hiện nay thì tri thức (chất xám) của con người là tiền đề vô cùng quan trọng. Có nắm vững lí thuyết, chúng ta mới làm được những công việc phức tạp. Có nắm vững lí thuyết, chúng ta mới làm được những công việc phức tạp.
Lí thuyết khoa học có tác dụng soi sáng, dẫn đường cho kĩ năng thực hành, con người sẽ rút ngắn được thời gian mò mẫm, tìm hiểu thực tiễn, do đó sẽ tránh được những sai lầm đáng tiếc.

Học không chỉ là quá trình rèn luyện tri thức mà còn là quá trình rèn luyện tình cảm và đạo đức. Con người ngoài cái trí còn cần có cái tâm. Học là để thấu hiểu những lẽ huyền bí của cuộc đời, của vũ trụ chứa đựng trong những công thức toán đơn giản hoặc trong những quy luật thịnh suy của một xã hội. Không hòa cái tâm của mình vào trong cuộc đời, vào vũ trụ để lắng tìm và cảm nhận thì làm sao có được những tín hiệu mách bảo cho trí tuệ con đường đi tới những lẽ huyền diệu và bí ẩn kia ?. Như vậy là có biết bao kién thức mới, nhận thức mới về cuộc đời, về thế giới mà chúng ta tìm kiếm được không chỉ bằng lí trí mà còn bằng cả tâm hồn.

Học cần có cái trí và cũng có cần có cái tâm là vì thế. Học cũng là để sáng thêm cái trí, lành thêm cái tâm và để đóng góp tài đức của mình cho sự nghiệp xây dựng đất nước mạnh giàu.

Điều quan trọng là đã học thì phải học đều các môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.

Văn, Sử là những môn học cần thiết, nếu không nói là đặc biệt quan trọng để tạo nên nhân cách. Nếu chúng ta không coi trọng các môn này thì tâm hồn sẽ khô cứng, vô cảm trước con người và cuộc đời mà dẫn đến thái độ dửng dưng trước vẻ đẹp phong phú và sự giàu có của lịch sử văn hóa dân tộc.

Sẽ không ai trách chúng ta khi chỉ thích học Tin học, Kinh tế, Ngoại ngữ… Nhưng nếu chỉ giỏi chữ số mà quên chữ viết, giỏi kĩ thuật mà kém văn hóa thì sẽ là thiệt thòi lớn cho mỗi con người.

Việc học hành quan trọng như vậy, do đó chúng ta không thể coi nhẹ vai trò của việc học hành. Đúng là : “Nếu không có học hành đến nơi đến chốn thì lớn lên, chúng ta sẽ chẳng làm được việc gì có ích”.

Hiện nay, một số bạn trẻ không nhận thức được tầm quan trọng của việc học đối với sự thành công hay thất bại của đời người. Nhận thức lệch lạc thường dẫn đến hành động sai lầm. Bỏ học đi chơi, giao du với những thành phần bất hảo để rồi bị rủ rê, sa ngã vào con đường cờ bạc, chơi bời, hút chích… dần dần những người đó sẽ đánh mất nhân cách, mất khả năng làm việc và trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội. Một cuộc sống như thế không đáng gọi là cuộc sống của một con người chân chính. Đến lúc nào đó tỉnh ngộ, dẫu có ăn năn, hối hận thì cũng đã muộn màng.

Những kiến thức mà chúng ta tiếp thu được từ nhà trường, sách vở và cuộc đời nếu đem áp dụng vào thực tiễn sẽ mang lại nhiều thành quả tinh thần, vật chất cho cuộc sống của bản thân, gia đình và xã hội.

Tri thức loài người mênh mông như biển cả (“Bể học vô bờ”). Dẫu chúng ta có miệt mài học suốt cuộc đời thì cũng chỉ là tiếp thu được một phần rất nhỏ. Bác Hồ dạy : “Học ở trường, học trong sách vở; học lẫn nhau và học ở dân”. Lenin cũng từng khuyên thanh niên : “Học ! Học nữa ! Học mãi !”. Đó là những lời khuyên chí lí, có giá trị đối với mọi thời đại. Nếu không coi trọng việc họ thì chúng ta sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của đất nước trong giai đoạn mới.
 
O

ooodarksoulooo

----------------------------------------------------------------------------​


Nghị luận ngắn về nói tục chửi thề

Một hiện tượng đang lan rộng trong giới học sinh ngày nay và gây nhiều nỗi lo cho các bậc phụ huynh là hiện tượng nói tục chửi thề.
Nói tục chửi thề là hiện tượng khi nói người ta thường hay đệm vào những câu tục tĩu, những từ “cấm” có ý nghĩa như một câu chửi tới người nghe. Khi tán gẫu, người ra thường hay mang những câu chuyện tục để gây tiếng cười cũng là một biểu hiện của nói tục chửi thề. Trong giới học sinh, còn có hiện tượng khắc những dòng chữ mang hàm ý xấu, tục lên bàn hoặc lên tường trong lớp học.
Hậu quả chính của hiện tượng cần loại bỏ này là mỗi người sẽ tự hạ thấp bản thân mình, bởi vì nghe những lời nói tục chửi thề ta sẽ luôn nghĩ đầu tiền rằng người đó là một người vô học, thiếu văn hóa. Nói tục chửi thề nhiều sẽ thành thói quen, khi nói là phải có vài câu nói tục, làm cho người nghe cảm thấy khó chịu khi cứ phải nghe những câu chửi như nhằm vào cha, vào mẹ của mình, và điều đó làm mất đi sự văn minh, lịch sự trong giao tiếp cộng đồng.
Nguyên nhân của hiện tượng này là do sự thiếu ý thức của bản thân, sự bắt chước vô thức khi cứ nghĩ như vậy mới là người lớn.Thêm vào đó là do tác động rất lớn từ môi trường, ngoại cảnh, nhiều người nói tục chửi thề thì lâu ngày những người khác sẽ quen dần và cũng trở nên nói tục chửi thề. Nguyên nhân cuối cùng là gia đình, nhà trường vẫn chưa giáo dục đúng đắn về hiện tượng này, hay bản thân người trong gia đình cũng nói tục chửi thề dẫn đến con cái của mình vì đó mà thành thói quen.

Đa số chúng khi buông những lời nói bậy thường không ý thức là mình đã nói những lời không hay, chỉ cho rằng đó là những từ đệm cho câu nói thêm thuyết phục, thêm phần cá tính. Tuy nhiên một khi đã trở thành thói quen thì chúng ta sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong giao tiếp và cũng khó thành công trong cuộc sống.
Trước hết là chúng ta sẽ vấp phải ánh mắt thiếu tôn trọng, thái độ coi thường, né tránh của những người xung quanh, "mất điểm" với những người luôn đề cao cách giao tiếp có văn hóa. Những lời nói thô tục cũng dễ đi kèm những hành vi thô tục, khiến vài người ngày càng trở nên hung hăng, nóng nảy và vô tâm hơn. Nếu những lời không hay được thốt ra trong thời điểm bực bội sẽ dễ xảy ra mâu thuẫn hoặc làm cho mâu thuẫn càng đẩy lên cao dẫn đến mâu thuẫn và bạo lực.
Mỗi người chúng ta cần ý thức việc nói tục, chửi thề là hành vi thiếu văn hóa, gây ảnh hưởng không tốt đến bản thân mình và những người xung quanh. Một khi đã ý thức được điều này và quyết tâm khắc phục thì chúng ta sẽ sửa chữa được. Bắt đầu sẽ bằng việc các suy nghĩ, tìm hiểu về nghĩa của những từ ngữ tục mà mình đã từng sử dụng, nghĩ đến hậu quả của lời nói tục, chửi thề khi mình thốt ra sẽ gây tổn thương đến người khác như thế nào. Đồng thời học cách kiềm chế cảm xúc cũng sẽ giúp giảm dần hành vi này.

Mỗi người trong chúng ta từ khi sinh ra, không ai là không muốn mình trở thành những con người có ích cho xã hội cũng như cho gia đình và cho chính bản thân mình. Vì thế tôi luôn mong rằng các bạn và chúng tôi, chúng ta hãy cùng nhau xóa bỏ đi những sự thiếu lịch sự trong lời ăn tiếng nói cũng như trong những hành động của mình để rồi cùng nhau xây dựng lại trong tiềm thức của mỗi người ý thức được trong lời ăn tiếng nói và cùng đặt nền móng cho một xã hội văn minh lịch sự.

----------------------------------------------------------------------------​

Nghị luận ngắn về bạo lực học đường

Trong những năm gần đây nạn. Bạo lực học đường là một vấn nạn lớn, làm đau đầu các nhà quản lí giáo dục và các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Gây bức xúc và gây tâm lý hoang mang cho phụ huynh, thầy cô và học sinh. Vậy làm thế nào để giải quyết được tình trạng này.




Chỉ cần lên Google đánh cụm từ "Học sinh đánh nhau" thì chỉ cần (0,08 giây) thì kết quả google tìm kiếm là 3.140.000 cụm từ liên quan đến việc học sinh dùng bạo lực để giải quyết những khúc mắc. Đây là một con số thật khủng khiếp và đáng báo động. Hoặc chỉ cần vào Youtube bạn sẽ thấy những hình ảnh, những thước phim bạo lực do học sinh quay lại và tung lên mạng. Những thước phim quay cảnh đấm đá vô nhân tính của các cô cậu mang đồng phục học trò đang đấm đá, xé áo, lột đồ, túm tóc... gây ám ảnh cho người xem và nỗi đau về một thế hệ tuổi trẻ với những nhân cách đang bị băng hoại nghiêm trọng.

Những nguyên nhân dẫn đến hành vi bạo lực thường là những hành vi do: học sinh cá biệt thành lập băng nhóm để ức hiếp bạn bè; do ảnh hưởng từ phim ảnh bạo lực; do ghen tị về thành tích học tập; do mâu thuẫn nhỏ trong bạn bè dẫn đến xích mích, nổi nóng thiếu kiềm chế; bên cạnh đó là những nguyên nhân cỏn con như "thích thì đánh cho nó chừa", "nhìn đểu"...

Nguyên nhân của những vụ việc trên có thể do học sinh bị tiêm nhiễm từ lối cư xử của các đối tượng bên ngoài nhà trường, thậm chí là những người lớn trong gia đình. Nhiều học sinh có cha mẹ hoặc người thân là những người hành nghề tự do trong xã hội và có cách cư xử không đúng chuẩn mực. Chính những thói quen ứng xử hằng ngày của họ đã vô tình gieo trong đầu các em những suy nghĩ không tốt, dẫn đến việc các em có lối cư xử, hành xử không hay trong nhà trường với bạn bè.

Đau lòng hơn nữa khi mà những học sinh bị đánh, thầy cô giáo bị hành hung không phải sây sát nhẹ mà phải nằm viện với di chứng về tổn thương thể xác. Bị gãy tay chân, bị chấn thương sọ não. Thậm chí bị hoảng loạn, bị thần kinh, bỏ học, bỏ dạy...

Để ngăn chặn bạo lực học đường gia tăng, nhiều ý kiến cho rằng không nên tập trung vào việc trừng trị HS. Hiện nay, hình thức xử lý đối với HS vi phạm thường là khiển trách, cảnh cáo, buộc thôi học có thời hạn và xử lý hình sự . Nhưng nhiều người cho rằng “trừng trị là hạ sách”. Thử đặt vấn đề: “Không ít giáo viên thường chỉ quan tâm đến HS khá, khiến những HS cá biệt thêm mặc cảm, tự ti dẫn đến chỗ sử dụng bạo lực để khẳng định bản thân”. Đồng quan điểm, nhiều phụ huynh chia sẻ: “Việc đưa HS vi phạm lỗi nhỏ ra buổi sinh hoạt dưới cờ để phê bình là không phù hợp, sẽ tăng thêm bức xúc và mặc cảm cho HS cá biệt, khiến các em “quậy” hơn mà thôi”.

Qua câu nói của Mahatma Gandhi: “Không nên mất niềm tin vào con người. Nhân loại là cả một đại dương. Nếu một vài giọt nước trong đại dương ấy dơ bẩn thì cả đại dương cũng không vì thế mà trở thành dơ bân được.”Chúng ta thấy rằng không chỉ 1 vài cá nhân mà làm chúng ta mất niềm tin vào thế hệ trẻ ngày nay,cũng còn rất nhiều bạn trẻ tài năng là tương lai của đất nước.Qua vấn đề trên,chúng ta phải có những quan điêm,nhận thức,hành động đúng đắn,hình thành những quan niệm sống tốt đẹp và phải cố gắng học tập đê phát triển đất nước,nâng cao xã hội văn minh.

Vì một môi trường học đường lành mạnh, Học sinh "HÃY NÓI KHÔNG VỚI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG". Mỗi người lớn trong gia đình phải là tấm gương lớn cho con em noi theo. Song song, quan trọng nhất vẫn là do chúng ta - những học sinh phải biết tự ý thức về chính mình,cố gắng học tập đê có tương lai tốt đẹp mai sau..
 
O

ooodarksoulooo

----------------------------------------------------------------------------​

Nghị luận ngắn về vấn đề xả rác

Đất nước ta là một đất nước đang phát triển. Mỗi người chúng ta đều phải chuẩn bị cho mình những kiến thức, kinh nghiệm, tâm lý, ý chí,…Nhưng nhiều người vẫn còn quên một vấn đề quan trọng: ý thức bảo vệ môi trường. Và biểu hiện của vấn đề này chính là một hiện tượng đang phổ biến hiện nay – việc xả rác bừa bãi.

Vấn đề xả rác nơi công cộng đã và đang xuất hiện nhan nhạn trên đường phố, từ thành thị đến nông thôn, ở mọi lúc mọi nơi. Chắc hẳn nhiều bạn đã thấy các cảnh như: những nam thanh nữ tú vừa lái xe vừa nhai kẹo rồi nhả bã ngay trên đường; các em học sinh ăn bánh kẹo, bim bim,.. rồi vứt bỏ ngay tại chỗ mình đứng hay như những người đứng tuổi mang rác ra đầu sông, hồ để đổ…Đó là những việc xảy ra hằng ngày trong cuộc sống của chúng ta. Và nhiều người nước ngoài khi thấy vậy đã tự hỏi:’’Tại sao người Việt Nam lại có thể vứt rác bừa bãi như vậy?’’Các bạn có trả lời được không? Đó chính là do thói quen tiện đâu vứt đấy. cẩu thả và mất vệ sinh của mỗi người. Để rồi các bạn thấy đấy: rác ‘’xâm chiếm’’ đường phố, ‘’xâm chiếm’’ công viên, những kênh, mương, sông ngòi cũng không thoát khỏi thảm cảnh đó,…

Tại sao lại như vậy? Tất cả cũng là do thói quen vứt rác tuỳ tiện của mọi người. Chẳng lẻ họ coi đâu đâu cũng là bãi rác ư? Vậy nguyên nhân là do sự ích kỉ, thiếu ý thức, không quan tâm đến lợi ích chung của cộng đồng? Hay đơn giản hơn họ nghĩ đấy chỉ là hành vi bình thường, không hề có hậu quả gì nghiêm trọng? Ngoài ra, cũng do vì trong thành phố chúng ta có quá ít thùng rác hay thùng rác chỉ được đặt ở những con phố lớn, nhiều người qua lại, còn khi khi cần vứt rác trên những con phố nhỏ thì lại không có thùng rác. Như thế sẽ khiến cho thói quen này ngày càng tăng cao bởi nhiều người lấy cớ đó để xả rác mà không ai nói gì. Đồng thời, việc mức xử phạt nhẹ, chưa thường xuyên của pháp luật cũng đã phần nào trở thành lí do để người khác xả rác một cách vô tư lự.

Tác hại của việc vứt rác bừa bãi không chỉ làm làm ô nhiễm môi trường nước, môi trường không khí mà còn cả môi trường đất. Không những thế, nó còn gây mất mĩ quan đô thị, thành phố. Vào những ngày trời mưa tầm tã, cống rãnh thì lại bị tắc nghẽn bởi rác thải, đường phố đô thị lại tràn ngập trong biển nước với rác thải nổi lềnh bềnh. Hơn thế nữa, xả rác bừa bãi còn là nguyên nhân gây nên nhiều mầm mống bệnh tật, thậm chí là gây ra dịch bệnh. Nếu với cứ tốc độ xả rác bừa bãi của người dân hiện nay thì nước ta sẽ không có đủ đội ngũ nhân lực dọn dẹp đường phố.

Vậy làm thế nào để khắc phục những hậu quả của những tình trạng trên? Nếu muốn giúp cho thành phố sạch đẹp và cũng là giúp cho bản thân mỗi người thì chúng ta cần phải bảo vệ môi trường, tránh các vấn đề xả rác ra nơi công cộng bằng cách viết khẩu hiệu, bảng tuyên truyền treo ở khắp mọi nơi. Đồng thời nhắc nhở và xử phạt nghiêm khắc những người xả rác bừa bãi, tăng thêm số lượng thùng rác ở những nơi công cộng, khu vui chơi giải trí như nhà ga, bến tàu, công viên,... Nhưng điều quan trọng nhất chính là ý thức tự giác nhận biết và điều chỉnh hành vi, thói quen của mình ở mỗi người. Biết trước được vấn đề đáng báo động trên, Nhà nước ta đã tổ chức một chiến dịch mang tên "3R" (Reuse: tái sử dụng, Reduce: giảm thiểu, Recycle: tái chế) nhằm giúp người dân hiểu được nguy cơ này và kịp thời ngăn chặn. Trước tiên ta cần phải thực hiện tốt những điều đó để bảo vệ môi trường, sức khoẻ cho mọi người và toàn thể xã hội.

Xả rác bừa bãi là thực trạng rất đáng phê phán vì nó gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường và xã hội. Hãy cùng chung tay góp sức vì một đất nước xanh, sạch đẹp và văn minh theo khẩu hiệu : “Mình vì mọi người, mọi người vì mình”! Để làm được điều đó, mỗi người cần nhận thức rõ hành vi của mình, cùng nhau bảo vệ Trái Đất - ngôi nhà chung thân yêu của chúng ta - cũng đồng nghĩa với việc bảo vệ bản thân con người khỏi những nguy cơ diệt vong.


----------------------------------------------------------------------------​

Nghị luận về câu nói của Lê-nin:''Học! Học nữa! Học mãi!''


Trong cuộc sống này, tất cả mọi thứ đều phải thông qua sự ham mê, tìm hiểu, nhận thức thì nó mới trở thành một định lí, một khái niệm hay nói một cách khác là kiến thức. Từ xưa đến nay, con người qua lao động sản xuất đã tiếp nhận được bao nhiêu điều thú vị trên thế giới. Đó cũng là một cách tích luỹ kiến thức. Chẳng những vậy, những kiến thức được lưu truyền từ đời này sang đời khác bằng rất nhiều hình thức như truyền miệng hay sách vở v.v... Vai trò của việc học tập đã được khẳng định từ xa xưa. Chính vì vậy, Lê-nin, một vị lãnh tụ vĩ đại đã có một câu nói rất nổi tiếng. Đó chính là :”Học, học nữa, học mãi”.

Câu nói trên chính là một lời khuyên, một định hướng đúng đắn trong cuộc sống. Có học mới có được kiến thức, có được kiến thức mới có thể có hành trang để bước vào đời. Cái “học” ở đây không đơn thuần là tiếp nhận kiến thức khoa học mà nó còn là tiếp nhận kiến thức đạo đức, lí lẽ, biết phân biệt tốt xấu. Nó còn thể hiện cần học ở mọi lúc, mọi nơi, mọi phương diện, từ thầy cô đến bạn bè, từ người lớn tới trẻ nhỏ, bất kì ai cũng đều có những ưu điểm. Chúng ta hãy biết tiếp nhận nó hoàn thiện nó để trở thành ưu điểm của riêng ta. Giống như một câu ngạn ngữ phương Tây : ‘’Hỏi một câu chỉ *** chốc lát. Nhưng không hỏi sẽ *** nát cả đời’’. Trong cuộc sống, đạo đức giúp ta có thể giao tiếp chan hoà với mọi người, biết sử dụng ngôn từ nhuần nhuyễn, thành thạo, đầy sức gợi cảm để chiếm được tình cảm mọi người xung quanh. Để đạt được điều đó chúng ta cũng cần sự hỗ trợ về kiến thức khoa học, xã hội. Kiến thức này giúp chúng ta có thể vận dụng trong cuộc sống, từ chữa bệnh đến tính toán, từ xây dựng đến làm mộc. Mỗi loại kiến thức đều giúp ta mở rộng hiểu biết về một lĩnh vực riêng. Như kiến thức toán học giúp chúng ta tính toán dễ dàng, kiến thức văn học giúp ta có thể bay bổng, lãng mạn trong những vần thơ câu văn hay uyển chuyển trong cách dùng từ, kiến thức địa lí giúp chúng ta biết thêm về những miền đất mới, con người mới. Còn rất nhiều lĩnh vực khác nữa với nhiều điều thú vị, hấp dẫn. Dường như hai loại kiến thức này đều bổ trợ tương xứng cho nhau. Chính vì vậy chúng ta cần tiếp nhận kiến thức trong mọi lúc. Đừng quên: Những gì chúng ta biết ngày hôm nay sẽ lỗi thời vào ngày hôm sau. Nếu chúng ta ngừng học thì chúng ta sẽ ngừng phát triển.

Trong mỗi một câu chuyện hay mỗi một lời nói đều ẩn chứa một phần của kiến thức, chúng ta chỉ cần biết hợp những điều mà mắt thấy tai nghe, sự hiểu biết của chúng ta lại thì sẽ có được một khái niệm, một chân lí, một định lí nào đó rồi hãy khắc ghi lại, sẽ có lúc chúng ta cần vận dụng đến. Chính những vốn kiến thức từ bé, tu luyện bồi dưỡng dần cùng thời gian, nó sẽ kết lại thành một khối kiến thức giúp ích cho ta về hiện tại và cả về sau, nó giúp chúng có thể thành đạt trong cuộc sống. Một người nổi tiếng có câu rằng: “Kẻ *** nát không có nghĩa là kẻ kém trí thông minh mà là kẻ không biết học hỏi, tìm tòi, khám phá, và sẽ mãi là kẻ không có tự do vì trước mặt anh ta mãi luôn là một thế giới xa lạ”.Chính vì vậy, chúng ta cần phải hiểu rõ được thế nào là học, học nữa, và học mãi. Đó là những dẫn chứng khá rõ nét phần nào đã thấy được ích lợi, mục đích, giá trị của việc học. Trong thời đại khoa học bây giờ thì nhu cầu về học tập là rất cấp thiết. Và để theo kịp xã hội và cách thích nghi với đời sống văn minh thì lại càng cấp thiết hơn. Cứ mỗi giờ trôi qua, mỗi ngày trôi qua thì lượng kiến thức lại càng nhiều, do đó chúng ta cần phải luôn luôn học. Đó chính là ý nghĩa của ý thứ hai “học nữa”. Hãy nhớ: thà phải tìm hiểu sự thật suốt đêm còn hơn phải nghi ngờ nó suốt đời.

Vậy “học mãi” là gì? Thế giới kiến thức là rất rộng lớn, để tiếp thu, tìm hiểu được hết mọi kiến thức thì chắc hẳn là không thể, thậm chí cả đời người cũng không xong. “Mãi” ở đây là mãi mãi, là liên tục, không dứt. Học thức giống như con thuyền đi ngược nước vậy, không tiến tức thì lùi .Câu nói trên của Lê-nin-sử dụng cả biện pháp tăng cấp để thể hiện được giá trị việc học tập. Hơn thế nữa, con người đang sống trong kỉ nguyên mới, bên cạnh những quyền lợi khác thì “học tập” cũng là một quyền lợi, đồng thời cũng là nghĩa vụ của mỗi người dân, là mục tiêu, yêu cầu mà bất cứ chính quyền nào cũng đặt ra đầu tiên và quan tâm hàng đầu. Và nhiệm vụ của chúng ta là học tập để phục vụ đất nước, vì tương lai của mình gắn liền với tương lai toàn dân tộc nói chung. Một người bác sĩ muốn chữa bệnh cũng phải học tập, kể cả kinh nghiệm lẫn kiến thức. Một người nông dân muốn cày cấy cũng phải học hỏi cách thức từ những người đi trước, có thể là không qua sách vở. Nói cho cùng thì trình độ văn hoá của mỗi con người là rất quan trọng trong cuộc sống và học tập – một lí tưởng cao đẹp lại là nền tảng cho mục tiêu quan trọng ấy. Cuộc sống sẽ luôn thay đổi theo những chiều hướng tốt đẹp hơn, hoàn thiện hơn nếu mỗi con người biết học tập một cách đúng đắn. Như Bác Hồ, một con người gắn liền với nền độc lập nước ta và cũng là con người gần gũi với chúng ta nhất cũng khẳng định rằng học tập là nền tảng cho một đất nước hùng mạnh. Tuy vậy, hiện nay vẫn có một số người vẫn chưa thấm thía được ích lợi từ học tập, họ vẫn cho rằng học chỉ là phương tiện của nhiều mục đích khác nhau. Có người cho là vì tiền, có người lại cho là vì chức quyền. Nhưng không, mục đích của việc học tập là đổi mới con người, xã hội bởi kiến thức, khoác lên cho dân tộc, thế giới một bộ áo văn minh, hiện đại mà mỗi chúng ta chính là người được hưởng thành quả ấy.

Thấm hiểu những ý nghĩa sâu sắc trong câu nói nổi tiếng của Lê-nin ấy cũng chính là đã nhận ra được chân lí của học tập. Chúng ta cần biết học hỏi cho đúng, cho phải, biết chọn lựa mà học, hãy biết chắt lọc những gì tinh hoa nhất mà cảm nhận để những tiêu cực sẽ bị thay thế, tinh cầu này sẽ sống trong văn minh, và mỗi chúng ta sẽ là con người lịch sự, là con người có ích cho xã hội hay chính là tâm điểm sáng suốt trong mọi thời đại.
 
O

ooodarksoulooo

----------------------------------------------------------------------------​


Nghị luận về ''Bàn luận về phép học'' của La Sơn Phu Tử, từ đó suy ra tầm quan trọng của học và hành



Trong bài tấu gửi vua Quang Trung vào tháng 8 năm 1791,ở phần “Bàn luận về phép học”, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp có viết: “Học rộng rồi tóm lại cho gọn, theo điều học mà làm”. Như vậy, cách chúng ta mấy trăm năm, La Sơn Phu Tử đã nhận ra được tầm quan trọng của phương pháp học tập kết hợp giữa lí thuyết với thực hành. Điều đó cho chúng ta biết rằng giữa hai yếu tố “học” và “hành” có mối quan hệ mật thiết với nhau không thể tách rời.

Đầu tiên ta hãy tìm hiểu: Học là gì?’’Học’’là thu thập kiến thức, kinh nghiệm sống để bồi dưỡng thêm cho bản thân. Học, là tăng gia sự hiểu biết của mình, là mở rộng tâm hồn của mình bằng cách thu nhận sự hiểu biết cùng những kinh nghiệm của kẻ khác làm của mình. Học là để cho đầu óc và tâm hồn càng ngày càng cao hơn, rộng hơn, có rộng thì mới tránh được cái nạn "thiên kiến", "chấp nhất" của những đầu óc hẹp hòi. Theo La Sơn Phu Tử, người đi học là học đạo, học cách đối nhân xử thế hàng ngày, học cách ăn, cách ở, cách phò vua giúp nước chứ không phải học để mưu câù danh lợi như lũ tiểu nhân mạt hạng. Tuy nhiên, “học” chỉ dừng lại ở khâu lí thuyết. Muốn biến những điều đã học thành thực tế, nhất thiết phải thông qua lao động thực hành.

Vậy hành là gì? “Hành” là những thao tác nhằm vận dụng các kĩ năng, kiến thức đã tiếp thu vào việc giải quyết những tình huống, những vấn đề cụ thể. Không một môn học nào lại không có phần thực hành.Việc thực hành thể hiện qua các bài tập sau khi vừa học lí thuyết,qua các tiết thí nghiệm thực hành các bộ môn Lý ,Hóa ,Sinh; qua các thao tác vận động ở bộ môn Thể dục.Theo La Sơn Phu Tử trình bày trong phần “ bàn luận về phép học” thì “hành” là việc vận dụng đạo lý của thánh hiền vào cuộc sống, biến những triết lý trừu tượng thành việc làm cụ thể nhằm thể hiện nhân cách, phẩm giá của con người.

Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói: ‘Học mà không hành thì học vô ích, hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Lời dạy trên của Bác cũng góp phần khẳng định mối quan hệ mật thiết và tương hỗ giữa hai yếu tố “học” và “hành” trong cuộc sống.

Việc thực hành có tác dụng củng cố kiến thức, khắc sâu những điều đã học. Người có học mà không biết ứng dụng những điều đã học vào thực tế thì việc học ấy trở thành vô ích. Tức là nếu như học mà không thực hành, thì khác gì con tằm nhả dâu, nhả lại đúng những gì nó đã ăn. Người ta rồi cũng chẳng khác nào cái máy thu thanh, chỉ lặp lại những gì kẻ khác đã nói... Học như thế, không có lợi ích gì cho mình mà còn hạ phẩm cách của con người ngang với máy móc. Sau mỗi bài học lí thuyết là bài bài tập để củng cố, sau mỗi tiết thí nghiệm thực hành là kiến thức đã học được khắc sâu hơn. Nếu không có những tiết bài tập và thí nghiệm thì những điều chúng ta đã học sẽ trở thành mớ lý thuyết suông không có tác dụng gì.

Vậy còn hành mà không học thì sao? Bác Hồ đã bảo ”hành mà không học thì hành không trôi chảy”.Nếu ta chỉ làm việc theo thói quen, theo kinh nghiệm mà không có lí thuyết soi sáng thì sẽ tiến triển chậm chạp và chất lượng không cao. Cách làm việc như trên chỉ thích hợp với các công việc thủ công đơn giản, không cần nhiều đến trí tuệ. Còn đối với những công việc phức tạp có liên quan đến khoa học kĩ thuật như hiện nay thì cung cách ấy đã quá lỗi thời. Muốn đạt hiệu quả tốt trong công việc, chúng ta bắt buộc phải học, phải được đào tạo chính quy theo từng chuyên ngành và trong suốt quá trình làm việc vẫn phải học tập không ngừng bằng mọi cách. Có như vậy mới đáp ứng được nhu cầu của thời đại. Đừng là một kẻ phá hoại hay liểu mạng chỉ vì ‘’hành mà không học’’. Nói cách khác, việc thực hành muốn đạt đến thành công cần phải có vai trò khơi gợi dẫn dắt của lí thuyết. Những kiến thức đã học luôn có tác dụng định hướng, dẫn dắt để việc thực hành được tốt hơn. Người thực hành mà không có sự dẫn dắt của học vấn thì khó có hy vọng đạt được mục đích, chẳng khác gì một người đi trong bóng đêm mà không có ánh sáng của ngọn đuốc soi đường.Không một học sinh nào có thể làm được bài tập mà không căn cứ vào những công thức hay định lý đã học. Cũng không một ai thành công ngay ở thí nghiệm đầu tiên mà không có sự hướng dẫn thao tác của thầy cô. Qua bài tấu, để củng cố và phát huy vai trò của việc học, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã thiết tha đề nghị xin vua Quang Trung thay đổi phương pháp học tập sao cho thích hợp: “Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc.Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm.” Nhưng trước khi học, người đi học phải biết rõ mục đích của việc học để sau này không lệch lạc, không xa rời khỏi con đường đúng đắn, không có cách học sai lầm. Mục đích của người đi học, từ đầu, phải xác định là không học để mưu cầu danh lợi, không chỉ học cho cá nhân mình và cho gia đình nhỏ bé, mà phải nghĩ xa hơn, sâu hơn là học để “lập đức”, “lập công”, để phò vua giúp nước theo như nền chính học thì lúc âý “triều đình ngay ngắn, thiên hạ thịnh trị” . Nếu ta chỉ học mà không có mục đích thì sẽ biến việc học thiêng liêng thành nấc thang danh vọng tầm thường, thành công cụ để mưu cầu danh lợi như bọn tiểu nhân hay thành một thứ để khoe khoang.

Đối với sĩ tử ngày xưa, đi học là để hiểu rõ Đạo. Đó là lẽ đối xử hằng ngày giữa con người với nhau. Người đi học mà không hiểu rõ đạo, không biết vận dụng đạo lý thánh hiền để cư xử với nhau mà chỉ “đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi,không còn biết đến tam cương, ngũ thường”. Lối học không hành thì sẽ chỉ đào tạo ra một lũ “nịnh thần” làm suy thoái triều chính, dân trí. Đó là lối học hình thức, học hòng mưu cầu danh lợi, những mục đích tầm thường và thậm chí là ích kỉ, hại dân. Chắc chắn điều đó sẽ dẫn đến kết quả “chúa tầm thường thần nịnh hót”. Và hậu quả tất yếu sẽ là “nước mất nhà tan ”. Đừng quên một Quốc Gia có càng nhiều hiền tài, thì Quốc Gia âý mới mong được vững mạnh, hưng thịnh, triều đại lúc âý mới mong được lâu dài.

Ngược lại, nếu mọi người biết vận dụng lẽ đạo vào trong cuộc sống thì xã hội sẽ tốt đẹp hơn nhiều. La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã nhấn mạnh “Đạo học thành thì người tốt nhiều, người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị”.

Hành không phải là chuyện gì khó nhưng cũng chẳng đơn giản. Trước khi hành những thứ mà ta đã học thì trước tiên chúng ta phải hành “đạo” để sau này ra xã hội, chúng ta không sai lệch trong tư tưởng và trong cách làm việc hàng ngày. Nêú không xác định được việc đó thì hậu quả thật khó lường. Xã hội này sẽ trở thành một nơi không cảm xúc, không lễ nghĩa mà chỉ có học thức và thủ đoạn. Lúc âý, xã hội không còn là cộng đồng của người và người nữa mà sẽ trở thành chiến trường – nơi mà mạnh thì được còn yếu thua. Trong những năm gần đây, chúng ta đã phải chứng kiến biết bao việc tham ô, nhũng loạn của dân. Đó là những người trí thức mang trên mình tấm bằng bác sĩ hối hả chia chác tiền hoa hồng trên đơn thuốc của bệnh nhân, là những “ông lớn” ngành xây dựng lén lút rút bớt vật tư khi thi công công trình, và còn nhiều nữa. Vậy cần phải coi lại cái thực học của những kẻ “tri thức” như thế. Những người có học chân chính thì không thể hành như vậy được.

Ngoài ra, dư luận xã hội bấy lâu nay luôn quan tâm đến lối học hình thức. Các trường chuyên, lớp chọn cứ bắt buộc con em mình, nhồi nhét con em mình với một lượng lý thuyết nhiều đến quá tải mà không thực hành gì nhiều. Vậy có thực sự là “đào tạo nhân tài” như người ta thường nói không? Trong số những người bị ép buột, bị nhồi nhét âý có bao người thực sự ham học, dùng việc học để giúp ích cho đất nước, để mưu cầu hạnh phúc cho bản thân ? Bên cạnh đó vẫn còn có những “viên ngọc” mỗi ngày mối tối đi quậy quá, ăn chơi đua đòi. Vẫn còn những học sinh đầy đủ điều kiện để học, để hành vậy mà chỉ lo quậy phá, chơi đùa. Không có đủ trình độ học vấn thì làm sao mà thi thố với đời trong tương lai? Muốn “hành”, muốn tương lai tốt đẹp thì trước tiên phải lo “học” thật nghiêm túc đã ! Đừng quên: Học tập là vấn đề thái độ chứ không phải là năng khiếu.

Có một phương pháp học tập tốt và đúng đắn, kết hợp với những thao tác thực hành bài bản, chắc chắn kết quả học tập sẽ được nâng cao và “nhân tài mới lập được công. Triều đình nhờ thế cũng được vững yên”.

Tóm lại, từ việc tìm hiểu bài tấu “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, ta nhận thấy hai yếu tố “học” và “hành” đều có tầm quan trọng như nhau và quan hệ mật thiết cùng nhau. “Học” có vai trò dẫn dắt việc “hành” và “hành” có tác dụng củng cố khắc sâu và hoàn chỉnh việc “học”. Từ đó, ta phải thay đổi phương pháp học tập sao cho đúng đắn, biết kết hợp vận dụng tốt cả hai yếu tố “học” và “hành” để nâng cao trình độ học vấn của bản thân và áp dụng linh hoạt vào thực tế. Bài Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp thật sự có ích cho chúng ta.
 
O

ooodarksoulooo

----------------------------------------------------------------------------​

Nghị luận ngắn về an toàn giao thông

Đã từ lâu, an toàn giao thông luôn là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Những năm gần đây, số tai nạn giao thông xả ra ở nước ta ngày càng nhiều. Số người chết vì tai nạn giao thông theo từng giờ, từng ngày đã lên đến mức báo động. Vậy chúng ta, nhất là những người trẻ, có suy nghĩ và hành động như thế nào để góp phần làm giảm thiểu tai nạn giao thông?

Trước hết, ta cần hiểu tai nạn giao thông là như thế nào? Khi tham gia giao thông trên đường, bất ngờ ta bị tai nạn do nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan. Nhẹ thì chỉ thiệt hại về tài sản, nặng thì để lại thương tật suốt đời hoặc thậm chí là mất cả tính mạng, để lại biết bao đau thương, tiếc nuối cho những người thân. Từ khi con người sáng chế ra những phuơng tiện để di chuyển thì cũng đồng nghĩa với việc xuất hiện tai nạn giao thông, dù là ở nhiều hình thức khác nhau. Có thể nói, cứ mười lần bước ra đường phố thì đã nhìn thấy hết bảy lần xảy ra tai nạn giao thông. Vậy tại sao lại có được một con số thật khó tưởng tượng, vì đâu mà tai nạn giao thông lại xảy ra một cách quá phổ biến? Có nhiều lý do để giải thích, như đã nói ở trên là do khách quan và chủ quan mà nguyên nhân chủ quan lại chiếm đa số.

Nguyên nhân đầu tiên là do sự thiếu hiểu biết. Số đông dân chúng còn có quan niệm răng tai nạn nói chung và tai nạn giao thông nói riêng là do số mệnh con người quyết định. Họ không thấy rằng phần lớn tai nạn giao thông là có thể phòng tránh được. Thứ hai là có hiểu biết về luật giao thông nhưng do ý thức kém nên đã không chấp hành: uống rượu bia vượt quá nồng độ cho phép khi lái xe, không đội mũ bảo hiểm ở phần đường bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm, chở trên ba người phóng nhanh vượt ẩu… Đây cũng là nguyên nhân phổ biến nhất, làm đau đầu các nhà quản lí. Một phần nữa vì không có biện pháp kiểm soát, bắt nóng ngay khi phạm luật nên mọi người cứ vô tư phạm luật khi không thấy có cảnh sát giao thông. Xét về nguyên nhân khách quan, cơ sở hạ tầng của rất nhiều tuyến đường kém chất lượng do sự tắc trách của các cơ quan xây dựng, ăn hối lộ, rút xén vật liệu….đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho người tham gia giao thông.

Tất cả những nguyên nhân gây ra tai nạn đều bắt nguồn từ ý thức của người dân. Nếu như họ biết quý bản thân mình, biết tuân thủ luật lệ giao thông, biết nghĩ đến sự an toàn cho người lưu thông thì sẽ chẳng có những điều thương tâm và đáng tiếc. Hồi chuông cảnh báo luôn rung lên, nhắc nhở mọi người hãy biết chấp hành giao thông, vì sự an toàn của bản thân và xã hội. Để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông thì mọi người đều phải chấp hành nghiêm luật giao thông , đi đúng tốc độ ,đúng phần đường ,không điều khiển xe khi đã uống rượu bia ,đi trên đường không nên ganh đua với người khác. Đặt biển báo giới hạn tốc độ, làm gờ giảm tốc, đèn hiệu giao thông, vạch dành cho người đi bộ ở khu vực có đông trẻ em. Phía nhà trường cần đa dạng hoá các sinh hoạt ngoại khoá của học sinh, sinh viên, trong đó có các hoạt động về tuyên truyền, phổ biến pháp luật giao thông. Tích cực phát huy tính kỷ luật nghiêm khắc của một nơi gọi là môi trường giáo dục học sinh, có như thế thì sẽ hạn chế tối đa tình trạng vi phạm luật an toàn giao thông của học sinh.

Riêng về phần học sinh chúng ta, ngay bây giờ,khi còn ngồi trên ghế nhà trường, hãy tích cực tham gia các hoạt động thiết thực do Đoàn trường tổ chức để tuyên truyền luật giao thông cho mọi người và gia đình, chấp hành nghiêm luật giao thông, đội mũ khi đi xe gắn máy. Không phải thực hiện theo cách đối phó mà hãy thực hiện vì chính sự an toàn của bản thân mình. Bản thân tôi cũng sẽ có gắng chấp hành luật giao thông thất tốt, góp một phần nhỏ nào đó làm giảm thiểu tai nạn giao thông, đem lại an toàn cho chính bản thân và những người xung quanh.

Tóm lại, tai nạn giao thông là một vấn đề bức bách cần giải quyết. Vấn đề này cần sự ý thức trách nhiệm và hành động cụ thể của từng cá nhân trong xã hội này. Hy vọng là một ngày gần đây, tình trạng tai nạn giao thông sẽ giảm thiểu tối đa, đem lại nhiều niềm vui cho những ai tham gia giao thông.
 
Top Bottom