Một số bài văn nghị luận.

  • Thread starter tieuhoalong_102_galucsi
  • Ngày gửi
  • Replies 16
  • Views 12,134

T

tieuhoalong_102_galucsi

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Có lẽ nếu có cuộc bình chọn loại hoa nào vừa dân dã, gần gũi với đời sống người dân nông thôn đồng bằng Việt Nam vừa toát lên vẻ cao quý, thanh khiết thì hoa sen ắt hẳn giành “vương miện”. Quả thật đồng bằng nước ta từ Bắc vào Nam đâu đâu cũng có hoa sen. Hoa sen được vẽ trang trí trên đồ gia dụng. Hoa sen cũng là mô típ tạo hình cho cả Thiền môn. Đức Phật từ bi toạ trên đoá sen. Chùa Một Cột tiêu biểu cho kiến trúc Việt Nam là hình ảnh cách điệu của đoá sen nổi trên hồ nước. Núi Dục Thuý, một vùng sơn thanh thuỷ tú lừng danh, cũng được thi hào Nguyễn Trãi ví với đoá sen. Những con người tài trí lỗi lạc cũng lấy sen để biểu lộ cho cốt cách tài năng của mình như trường hợp của Mạc Đĩnh Chi trong “Ngọc tỉnh liên phú”. Trong thời đại cách mạng, nhân dân Miền Nam đã tự hào:
“Tháp Mười đẹp nhất hoa sen.
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”.
Thật thú vị, từ thời xa xưa nhân dân Việt Nam đã từng ấp iu bài ca dao nổi tiếng về loài hoa này:
“Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng, bông trắng, lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.”
Bài ca dao này, chúng tôi đã được học từ thời “vỡ lòng” và thật bất ngờ nó có một sức sống dai dẳng trong lòng tưởng chừng nhập tâm đến mức không ý thức được sự cần thiết phải cắt nghĩa xem nó hay, nó đẹp ở chỗ nào!
Lời thơ lục bát ở đây tưởng bình lặng tuôn chảy qua bốn dòng thơ, nhiều hình ảnh được lặp lại tưởng chừng rất giản dị, dễ hiểu. Lời kết bài tưởng như cũng được lẩy ra một cách tự nhiên khẳng định cốt cách thanh cao của loài hoa quý nơi đồng nội để qua đó khẳng định phẩm chất thanh cao của người nông dân quanh năm lam lũ nơi “bùn lầy nước đọng”. Nhưng rồi đọc lại, ta vẫn thấy vỡ ra bao điều thú vị.
Hai câu đầu tác giả dân gian sử dụng lối dẫn dắt, giới thiệu rất tự nhiên, chân mộc - Trong đầm gì đẹp bằng sen. Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng- nhưng mang một giá trị tạo hình thật đặc biệt: Khóm sen nổi trội lên giữa đầm nước mùa hạ trong xanh dưới ánh nắng trời. Sắc lá xanh tươi như những chiếc ô xinh xắn nhô lên mặt nước, mát mắt, ưa nhìn. Bông sen mở cánh trắng muốt sáng lên dưới nắng trời, toả hương ngào ngạt từ nhị hoa vàng, Cách miêu tả từ bao quát đến chi tiết bằng những màu sắc tươi tắn hài hoà như vậy quả chứa đựng tình yêu sen nhiều lắm! Tác giả dân gian đã truyền tình yêu ấy qua hàng trăm, hàng nghìn năm nay đến trái tim của hàng triệu người dân Việt. Và người ta có quyền háo hức muốn nghe “hướng dẫn viên” nói gì nữa về vẻ đẹp của sen:
'Nhị vàng, bông trắng, lá xanh'
Thì ra vẫn là các chi tiết cũ. Chính các chi tiết đã biết này khiến ta “mất cảnh giác”, dễ thiếu thận trọng đúng mức trong thưởng thức. Ngẫm ra chữ thứ sáu câu lục thứ ba này không hề hiệp vần với với chữ thứ tám câu bát bên trên. Như vậy bài thơ đã đổi vần đột ngột. Vần trong thơ khác nào hệ thống kinh mạch trong một cơ thể con người. Sự đổi thay đột ngột nào chẳng gây những chấn động . Nhà thơ Huy Cận đã so sánh việc đổi vần này “có khác nào như một dòng nước đang chảy xuôi, ta dựng lên một cái đập, hoặc buộc dòng nước đổi chiều, đổi vần để bắt chúng ta phải chú ý, chỗ dòng nước cuộn lên, buộc ta phải quan sát, phải chứng kiến một sự kiện gì đây…”
Thì ra chỗ nhà thơ dân gian buộc chúng ta phải lưu ý là tuy vẫn nêu lại các chi tiết cũ nhưng đã có sự hoán đổi vị trí của chúng. Câu trên miêu tả theo trình tự từ ngoài vào trong: lá xanh, rồi bông trắng và nhấn mạnh “lại chen nhị vàng”. Dùng nhị vàng trong chức vụ bổ ngữ cho ngữ động từ “lại chen” càng nêu bật tính chất nhỏ nhoi, mong manh của nó. Do sự đăng đối trong cấu tạo, lá xanh, bông trắng, nhị vàng được hiểu như là những ngữ danh từ. Xanh, trắng vàng đóng vai trò định ngữ. Đến câu sau nhị vàng được nêu lên đầu tiên, rồi đến bông trắng và cuối cùng là lá xanh. Cũng do cấu trúc đăng đối nên có thể hiểu vàng, trắng, xanh ở đây đóng vai trò vị ngữ (Nhị thì vàng, bông thì trắng; lá thì xanh) làm tăng tính khẳng định, xác nhận những đặc điểm của sen. Chúng ta hình dung như được tác giả dân gian đang tỉ mỉ “lật từng lá sen xanh, chỉ từng bông sen trắng, đếm từng nhị sen vàng” để củng cố niềm tin của ta vào nhận xét “trong đầm gì đẹp bằng sen” đã được nêu một cách tường minh ở câu thơ mở bài. Ừ, thì hoa sen đẹp thật , đẹp nhất trong đầm rồi!
Nhưng tác giả dân gian đâu nỡ để ta dừng lâu ở cảm nhận hời hợt, bề mặt ấy. Câu cuối đến như một “giọt nước làm đầy cốc nước” nâng hẳn chất của câu ca dao lên. Người nghệ sĩ dân gian đâu chỉ phô diễn nghệ thuật tạo hình và đâu chỉ thuyết phục người ta về tài năng miêu tả mà còn là thuyết phục người ta về triết lí “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Thì ra từ vẻ đẹp của màu sắc, hương thơm của sen người nghệ sĩ bình dân xưa đã khéo léo đưa ra bài học về cách sống, về đạo lí làm người. Bài học đạo lí, lẽ sống ấy lại được rút ra một cách nhẹ nhàng từ thảo mộc quê hương. Nhẹ nhàng, hợp lí, thâm thuý và dễ tiếp nhận biết bao!
Bài ca dao có sự hài hoà máu thịt giữa hình thức nghệ thuật (vần thơ, cách miêu tả, cách sử dụng từ ngữ) với tình cảm, ý tưởng, xứng đáng là một hòn ngọc quý trong kho tàng thơ ca dân gian dân tộc. Lời thơ giản dị, ý tưởng sâu xa thuyết phục người nghe, cả tình cảm lẫn lí trí. Phải chăng bài ca dao này là điểm xuất phát để kiến tạo nên những vần thơ bác học có hình ảnh hoa sen cao khiết, thanh thoát đã nói trên? Nhân dân Nam Bộ tự hào: “Thấy dừa thì nhớ Bến Tre. Thấy bông sen nhớ đồng quê Tháp Mười” phải chăng cũng xuất phát từ một cội nguồn tương tự.
 
  • Like
Reactions: Hà Chi0503
T

tieuhoalong_102_galucsi

Chứng minh Bác hồ luôn dành một tình thương sâu nặng bao la

Bài làm 1
Ngày 10 tháng 3 năm 1946 báo Cứu quốc đăng thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng bào Nam bộ. Trong thư có đoạn Người viết: “Tôi xin kính cẩn cúi chào vong linh các anh chị em đã bỏ thân vì nước và các đồng bào đã hy sinh trong cuộc đấu tranh cho nước nhà. Sự hy sinh đó không phải là uổng”.
Tiếp sau đó, trong Thư gửi đồng bào miền Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh lại viết: “Tôi nghiêng mình trước anh hồn những chiến sĩ và đồng bào Việt Nam đã vì Tổ quốc mà hy sinh anh dũng”.
Hơn nửa tháng sau khi đi Pháp về, ngày 7 tháng 11 năm 1946, Người đã đến dự lễ “Mùa đông binh sĩ” do Hội liên hiệp quốc dân Việt Nam tổ chức tại Nhà hát lớn thành phố Hà Nội, vận động đồng bào ở hậu phương đóng góp tiền của để may áo trấn thủ cho chiến sĩ, thương binh, bệnh binh.
Cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp đã thu hút nhiều thanh niên nam nữ tham gia quân đội. Một số chiến sĩ đã hy sinh anh dũng, một số nữa là thương binh bệnh binh, đời sống gặp nhiều khó khăn, mặc dầu anh chị em tình nguyện chịu đựng không kêu ca, phàn nàn.
Trước tình hình ấy, tháng 6 năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề nghị Chính phủ chọn một ngày nào đó trong năm làm “Ngày Thương binh” để đồng bào ta có dịp tỏ lòng hiếu nghĩa, yêu mến thương binh. Có lẽ - trừ những ngày ngày kỷ niệm quốc tế - “Ngày Thương binh” là ngày kỷ niệm trong nước đầu tiên được tổ chức.
Hưởng ứng và đáp lại tấm lòng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một hội nghị trù bị đã khai mạc tại xã Phú Minh, huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên gồm một số đại biểu ở Trung ương, khu và tỉnh. Hội nghị nhất trí lấy ngày 27 tháng 7 hàng năm là Ngày Thương binh Liệt sĩ và tổ chức ngay lần đầu trong năm 1947.
Báo Vệ quốc quân số 11, ra ngày 27 tháng 7 năm 1947 đã đăng thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Thường trực Ban tổ chức “Ngày Thương binh toàn quốc”. Đầu thư Người viết: “Đang khi Tổ quốc lâm nguy, giang sơn, sự nghiệp, mồ mả, đền chùa, nhà thờ của tổ tiên ta bị uy hiếp. Cha mẹ, anh em, vợ con, ao vườn, làng mạc ta bị nguy ngập. Ai là người xung phong trước hết để chống cự quân thù? Đó là những chiến sĩ mà nay một số đã thành ra thương binh”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh giải thích: “Thương binh là người đã hy sinh gia đình, hy sinh xương máu để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ đồng bào. Vì lợi ích của Tổ quốc, của đồng bào mà các đồng chí đó chịu ốm yếu, què quặt. Vì vậy, Tổ quốc và đồng bào phải biết ơn, phải giúp đỡ những người con anh dũng ấy”.
Cuối thư, Người vận động đồng bào nhường cơm sẻ áo, giúp đỡ thương binh. Bản thân Người đã xung phong góp chiếc áo lụa, một tháng lương và tiền ăn một bữa của Người và của tất cả các nhân viên của Phủ Chủ tịch, tổng cộng là một ngàn một trăm hai mươi bảy đồng (1.127 đồng) để tặng thương binh.
Năm sau, ngày 27 tháng 7 năm 1948, trong một thư dài đầy tình thương yêu, Bác nói: “Nạn ngoại xâm như trận lụt to đe dọa tràn ngập cả non sông Tổ quốc, đe dọa cuốn trôi cả định mệnh, tài sản, chìm đắm cả bố mẹ, vợ con, dân ta. Trong cơn nguy hiểm ấy, số đông thanh niên yêu quý của nước ta quyết đem xương máu của họ đắp thành một bức tường đồng, một con đê vững để ngăn cản nạn ngoại xâm tràn ngập Tổ quốc, làm hại đồng bào”.
Người xót xa viết: “Họ quyết liều chết chống địch, để cho Tổ quốc và đồng bào sống. Ngày nay, bố mẹ họ mất một người con yêu quý. Vợ trẻ trở nên bà goá. Con dại trở nên mồ côi. Trên bàn thờ gia đình có thêm một linh bài tử sĩ. Tay chân tàn phế của thương binh sẽ không mọc lại được. Và những tử sĩ sẽ không thể tái sinh”.



 
Last edited by a moderator:
T

tieuhoalong_102_galucsi

thêm một bài nữa cho sốc"chứng minh rằng bác hồ đã dành một tình yêu thương sâu nặg cho toàn dân"

Bài làm 2
“Bác Hồ, Người là tình yêu thiết tha nhất trong lòng dân và trong trái tim nhân loại. Cả cuộc đời Bác chăm lo cho hạnh phúc nhân dân. Cả cuộc đời Bác hi sinh cho dân tộc Việt Nam...”. Đó là một đoạn trong bài hát rất hay và tràn đầy xúc cảm mà nhạc sĩ Thuận Yến đã viết và kính dâng lên Người.
Có thể nói, trong suốt quãng đời thơ ấu cho đến lúc truởng thành, sự hòa nhập giữa những giá trị truyền thống của dân tộc và những giá trị đạo đức mới, đã đúc kết nên tư tuởng đạo đức Hồ Chí Minh, làm cho quan niệm và tư tưởng đạo đức của Người luôn gần gũi, dễ hiểu đối với nhân dân. Những người lao động vốn vất vả tìm kế mưu sinh đã đến với Người vì Người đã thấu hiểu được tất cả ước mơ, khát vọng bình dị của họ.
Yêu thương con người là một trong những phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất của Hồ Chí Minh. Bác yêu thương con người không phân biệt miền xuôi hay miền ngược, già hay trẻ, gái hay trai, hễ là người Việt Nam yêu nước đều có chỗ trong trái tim và tấm lòng nhân ái của Người. Nhưng trước hết Bác dành tình yêu cho những người cùng khổ, những người bị áp bức, bóc lột. Bởi lẽ, hơn ai hết, Người đã chịu đựng và chứng kiến những nỗi đau đẫm máu và nước mắt của những người đi phu, những nhà yêu nước bị tàn sát, khủng bố.
Người đã dành trọn cuộc đời mình để đấu tranh cho tự do, hạnh phúc, cho áo ấm, cơm no của mọi người nhưng riêng mình thì sống vô cùng giản dị và thanh đạm, bởi vì lẽ sống của Người là lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ.
Người luôn đặt mình trong cùng nỗi đau khổ của nhân loại. Trái tim Người đập cùng nhịp đập với nhân dân. Người mong muốn những gì dân tộc ta mong muốn. Tấm lòng của Người được thể hiện bằng những câu nói chân thành nhất và những hành động cụ thể, thiết thực nhất. Suốt đời Người chỉ có một ham muốn tột bậc, đó là hòa bình, độc lập cho nhân dân, cơm ăn áo mặc cho mọi người.
Năm 1946, khi tham dự cuộc vận động “Mùa đông binh sĩ”, Bác đã cởi ngay chiếc áo len đang mặc để gửi cho các chiến sĩ ngoài mặt trận. Bác dành cả tiền lương tháng, tiền nhuận bút, cả quần áo, khăn mặt để tặng cho các chiến sĩ và gia đình thương binh, liệt sĩ.
Khi biết con trai bác sĩ Vũ Đình Tụng hy sinh, Bác đã gửi đến ông bức thư. Trong thư có đoạn: “Ngài biết rằng tôi không có gia đình, cũng không có con cái. nước Việt Nam là đại gia đình của tôi. Thanh niên Việt Nam là con cháu tôi. Mất một thanh niên thì hình như tôi mất một đoạn ruột”. Đọc xong thư Bác, bác sĩ Vũ Đình Tụng đã bàng hoàng xúc động vì không dám nghĩ rằng, giữa lúc Bác Hồ bận trăm nghìn việc quốc gia đại sự, ngay cả họ hàng thân thuộc cũng không có thì giờ thăm hỏi. Thế mà Bác vẫn nghĩ đến ông - một gia đình bé nhỏ đang có tang đau lòng. Bởi lẽ, Bác đã từng nói: mỗi người, mỗi gia đình đều có nỗi đau khổ riêng. Gộp cả những nỗi đau khổ ấy lại thì thành nỗi đau khổ của tôi. Tấm lòng của Bác thật quảng đại, bao la!
Ngày nay, theo bước chân Người, trên đất nước ta đâu đâu cũng có những tấm lòng, những hành động thiết thực thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa đối với các gia đình thương binh liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng. Làm được như vậy, Bác cũng thấy vui lòng.
Năm 1961, khi Bác về thăm lại Pắc Bó - chiến khu xưa, mặc dù đã là Chủ Tịch nước nhưng việc gì Bác cũng tự làm, ai cũng thương, cũng giúp. Bác tắm cho trẻ, chữa ghẻ, chốc cho các cháu. Đứa nào cũng được Bác cho quà và trò chuyện thân mật như ông với cháu. Bọn trẻ đứa nào cũng thích dù đó chỉ là những gói kẹo nhỏ. Hầu như tết Trung thu nào Bác cũng gửi quà và viết thư chúc Tết Trung thu cho các cháu thiếu niên nhi đồng với những tình cảm yêu mến thiết tha:

Trung thu trăng sáng như gương

Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng.



Trong những buổi gặp gỡ với các cháu tại phủ Chủ tịch, Bác luôn muốn bồng bế các cháu nhỏ, ôm hôn tất cả.
Có người chiến sĩ từng bảo vệ Bác, kể lại trong niềm xúc động: có cán bộ cứ nghĩ rằng đạo đức cách mạng chỉ để áp dụng trong công tác thôi. Bản thân tôi, được gần Bác, thấy ngay cả lúc ăn cơm, Bác cũng dạy ta thế nào là đạo đức cách mạng. Mỗi khi có món gì ngon là Bác chia sẻ cho người này, người kia cùng ăn. Cầm chén cơm, đôi lúc Bác như tư lự về điều gì đó. Bác yên lòng sao được khi miền Nam phải ăn cơm giữa mưa bom, bão đạn, ở đâu đó, các cụ già, em nhỏ đói rách, lang thang, các chiến sĩ dầm mưa chịu đói rét để kịp giờ hành quân.
Ngay cả lúc bệnh tình của Người ngày một xấu đi, Bác vẫn luôn trăn trở, thăm hỏi tình hình chiến sự ở miền Nam, bởi lẽ, miền Nam ruột thịt luôn ở trong trái tim Người.
Tuy nhiên, ở Bác, chỉ có tình yêu thương con người là chưa đủ mà nó phải gắn liền với thái độ tôn trọng con người, biết cách nâng đỡ, giáo dục con người, rộng lượng, khoan dung, đồng thời phải biết nghiêm khắc với bản thân.
Đối với những cán bộ, đảng viên có lỗi, Bao giờ Người cũng mong muốn và tạo điều kiện cho họ sửa chữa lỗi lầm. Người dạy rằng: mỗi con người đều có thiện và ác ở trong lòng. Ta phải biết làm cho phần tốt nảy nở như hoa mùa xuân để đẩy lùi phần ác chứ không phải đập cho tơi bời.
Tấm lòng nhân ái bao la của Bác luôn khoan dung cho tất cả mọi người. Nhờ vậy, Bác đã tập hợp được cả dân tộc, cả những thành phần trước đây đối lập với Người trong cuộc cách mạng giành độc lập tự do và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Với tinh thần đánh kẻ chạy đi không đánh người chạy lại, Bác đã cảm hóa được những người ở bên kia chiến tuyến, những phạm nhân trong lao tù. Năm 1946, Bác tới trại giam Hỏa Lò để thăm hỏi, khuyên bảo những phạm nhân ở đây. Bác ân cần ngồi bên họ, khuyên bảo họ, nghe họ phân trần, và Người đã rưng rưng nước mắt. Trong bức thư gửi cho người Pháp, Bác nói: than ôi, trước lòng bác ái thì máu Pháp hay máu Việt cũng đều là máu. Những dòng máu đó chúng tôi đều quý như nhau.
Tất cả những điều đó đã thể hiện một nhân cách lớn: nhân ái, vị tha, khoan dung, nhân hậu, hết mực vì con người. Hồ Chí Minh - Người là vầng thái dương rạng ngời, ấm áp!
Ngày nay, trong thời đại kinh tế thị trường, chúng ta đang từng bước hội nhập với thế giới, có nhiều luồng văn hóa độc hại du nhập vào nước ta. Trong đó, thanh thiếu niên là lớp người chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Mặt khác, một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, công chức nhà nước đang trong tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, xa rời quần chúng nhân dân, cơ hội, tham nhũng, thu vén cho bản thân mình mà quên mất mình là “đày tớ phục vụ nhân dân” như lời Bác đã dạy.
Cuộc vận động tìm hiểu và học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh đã và đang có một tác động sâu rộng với mọi tầng lớp nhân dân. Đó là một trong những giải pháp nhằm ngăn chặn và từng bước đẩy lùi những thực trạng trên. Song song đó, việc rèn luyện, củng cố và phát triển đạo đức cách mạng của mỗi người phải là việc làm thường xuyên và liên tục.
Riêng bản thân tôi, một người làm việc trong ngành văn hóa thông tin, những câu chuyện viết về Người thật sự là những tài liệu vô cùng quý giá. Chúng tôi là những chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng, có nhiệm vụ tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đến công chúng. Vì thế, hơn ai hết, chúng tôi phải thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng đạo đức mà nhất là phải tăng cường học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Có như thế, chúng tôi mới đủ bản lĩnh, năng lực, và cảm thấy mình xứng đáng là những tuyên truyền viên, thực hiện nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước.
 
T

tieuhoalong_102_galucsi

Bác hồ đã nói: "có tài mà ko có đức là người vô dụng, có đức mà ko có tài thì làm việc gì cũng khó"

Bài làm
Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là đợt sinh hoạt chính trị rộng lớn trong toàn Đảng và toàn dân. Đúng dịp vào thời điểm nước ta chuẩn bị bầu cử Quốc hội khóa XII vì vậy càng có ý nghĩa rất thiết thực. Hơn 24 năm trên cương vị Chủ tịch nước, Bác Hồ rất quan tâm tiêu chuẩn, tư cách đạo đức của người cách mạng. Người thường nói: "...đạo đức cách mạng là cái gốc, cái nền tảng, cái bản chất. Giống như sông phải có nguồn nước, không có nguồn thì sông khô cạn. Cây phải có gốc rễ, không có gốc thì cây khô héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì tài giỏi cách mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân..."

Bác yêu cầu người cách mạng phải lấy đức làm gốc, tuy nhiên, tư tưởng đạo đức của Người rất coi trọng cả đức và tài. Có tài phải có đức, có tài mà không có đức, tham ô, hủ hóa chỉ có hại cho đất nước. Có đức mà không có tài chẳng làm gì được thì không giúp ích cho ai. Người nêu rõ kiến thiết cần có nhân tài dẫu tại nước ta nhân tài tuy chưa nhiều lắm nhưng chúng ta khéo lựa chọn, khéo phân phối, khéo dụng thì nhân tài ngày càng phát triển thêm nhiều.

Ngay sau khi cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt vấn đề chống nạn đói là vấn đề cấp bách thứ 2 sau vấn đề nạn đói trong số những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước lúc bấy giờ. Bởi vì nạn đói là một trong những phương pháp độc ác mà thực dân dùng để cai trị chúng ta. Và một dân tộc đói là một dân tộc yếu. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, vì bận đánh giặc và sản xuất, nhiều người chưa chú ý đúng mức vấn đề văn hóa, giáo dục. Bác kêu gọi mọi người thi đua học tập để đưa dân tộc ta trở thành một dân tộc thông thái. Bác luôn đặt biệt quan tâm đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ. Người nói : " Một năm khởi đầu từ mùa xuân, một cuộc đời khởi đầu bằng tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của nhân loại ". Người nhắc nhở toàn Đảng, toàn dân bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc làm rất quan trọng và cần thiết "Vì lợi ích mười năm trồng cây, trăm năm trồng người". Vì vậy, muốn có nhân tài phải trồng và dĩ nhiên là rất công phu, và giáo dục có tầm quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển con người. Bởi giáo dục tạo nên chất người, nên nhân tài. Người chỉ cho chúng ta con đường đưa đất nước phồn vinh. Đó là con đường phát triển giáo dục, đào tạo nhân tài.

Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ coi trọng việc phát triển giáo dục, đào tạo nhân tài, Người còn coi trọng chính sách sử dụng nhân tài. Trong bài "Tìm người tài đức" ngày 20/11/1946, Bác viết: "Trong số 20 triệu đồng bào chắc không thiếu người có tài đức. Nghe vì Chính phủ nghe không đến, thấy không gấp đến nổi những bậc tài đức không thể xuất thân. Khuyết điểm đó, tôi xin thừa nhận". Nhờ có tấm lòng thật sự trọng dụng nhân tài nên Bác đã tập hợp được đội ngũ trí thức từ nước ngoài về phục vụ sự nghiệp kiến quốc như bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, Tôn Thất Tùng, kỹ sư Trần Đại Nghĩa, giáo sư Lê Văn Thêm, tướng Nguyễn Sơn, Tạ Quang Bửu... và nhiều chiến sĩ khác gắn bó, đem hết tài năng để xây dựng đất nước, phục vụ kiến quốc.

Thấm nhuần tư tưởng đạo đức của Bác về tài và đức, mỗi người chúng ta nhất là cán bộ lãnh đạo cần nhận thức đức và tài có mối quan hệ hữu cơ, đan xen, quyện chặt với nhau tạo nên uy tín người cán bộ. Chú trọng cấp càng cao thì đức và tài phải tương ứng, mẫu mực trong cuộc sống mới thu phục được nhân dân, mới làm gương sáng, mới xứng đáng là người kế tục sự nghiệp và đạo đức của Bác để lại. Nghĩa là phải có tài năng, trí tuệ nắm bặt được vận hội, tranh thủ được thời cơ, năng động, sáng tạo vượt qua thử thách. Ngay lúc sinh thời, Người đòi hỏi trí thức cách mạng phải là những người vừa có tài, vừa có đức. Tư tưởng về tài và đức của Bác đến nay vẫn còn nguyên giá trị, vẫn sáng mãi tính khoa học, tính nhân dân và dân tộc sâu sắc, là bài học vô cùng quý giá cho chúng ta noi theo. Đạo đức và tài năng không phải là thứ sản phẩm bẩm sinh hoặc tạo hóa ban cho hoặc chờ đợi người khác mang đến cho mà phải đầu tư học vấn, mở mang tri thức và được trải nghiệm qua quá trình rèn luyện, tu dưỡng của con người. Nhân tài có vai trò quyết định trong việc làm cho dân giàu, nước mạnh. Bởi vì quần chúng sáng tạo ra lịch sử và nhân dân có thể làm cho xã hội đột biến về chất đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Bác nói: "Không biết thì học, học để làm được. Chỉ đòi hỏi có quyết tâm hay không. Nếu có quyết tâm thì làm được hết".

Ngày nay, hiệu suất của kiến thức là nhân tố quyết định của từng cá nhân và từng doanh nghiệp, nói rộng ra là của toàn xã hội. Học tập tư tưởng đạo đức của Người, mỗi chúng ta cần phát huy mạnh mẽ hơn nữa ý thức làm chủ tập thể, chấp hành mọi chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật Nhà nước.
 
Last edited by a moderator:
T

tieuhoalong_102_galucsi

Chứng minh nếu còn trẻ không chịu học thì lớn lên sẽ ko làm được việc gì có ích

Bài làm
Học hành có tầm quan trọng rất lớn đối với cuộc đời của mỗi con người. Người xưa đã nhắc nhở con cháu rằng : “Nếu còn trẻ mà không chịu học hành thì khi lớn lên sẽ chẳng thể làm được việc gì có ích”. Bên cạnh đó còn có những câu : “Có học thì như lúa như nếp, không học thì như rơm như cỏ”. Hoặc : “Bất học bất tri lí” (Không học thì không biết lí lẽ, lẽ phải).

Suốt lịch sử phát triển mấy ngàn năm, nhân loại đã tích lũy được một kho tàng tri thức khổng lồ về tự nhiên và xã hội. Những tri thức ấy được lưu truyền từ đời này sang đời khác qua hình thức truyền miệng và chữ viết (sách). Muốn tiếp thu tinh hoa trí tuệ, con người chỉ có một con đường duy nhất là học, học suốt đời.

Nói đến học là nói đến trí lực, một năng lực suy nghĩ, một trực quan nhạy bén, một tư duy hợp lí. Điều ấy hết sức cần thiết cho tất cả mọi người. Chính vì vậy, ngay từ lúc nhỏ, bất kì ai cũng phải được học hành.

Trong mười hai năm ở trường phổ thông, học sinh được cung cấp những kiến thức sơ đẳng của một số bộ môn cơ bản như Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Sử, Địa, Ngoại ngữ… Tuy thế, học sinh phải chăm chỉ học hành thì mới hiểu và nắm vững kiến thức một cách có hệ thống. Nếu lơ là, chểnh mảng, thiếu nghiêm túc trong việc học hành thì rốt cuộc là tốn thời gian, tiền bạc mà kết quả thu được chẳng đáng là bao.

Thực tế cho thấy là có học có hơn. Mục đích của việc học là nhằm phục vụ cho mọi công việc đạt hiệu quả cao. Nếu ta đơn thuần làm việc theo thói quen hoặc kinh nghiệm có sẵn thì công việc sẽ tiến triển chậm và chất lượng không tốt. Cách làm như trên chỉ thích hợp với các công việc giản đơn, không cần nhiều đến trí tuệ. Còn đối với những công việc phức tạp liên quan đến khoa học kĩ thuật thì cung cách làm việc ấy là lạc hậu, lỗi thời. Muốn đạt hiệu quả tốt trong mọi lĩnh vực, chúng ta bắt buộc phải học, phải được đào tạo chính quy theo từng chuyên ngành và trong suốt quá trình làm việc vẫn phải học tập không ngừng, bằng mọi hình thức khác nhau.

Trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển với tốc độ nhanh như hiện nay thì tri thức (chất xám) của con người là tiền đề vô cùng quan trọng. Có nắm vững lí thuyết, chúng ta mới làm được những công việc phức tạp. Lí thuyết khoa học có tác dụng soi sáng, dẫn đường cho kĩ năng thực hành, con người sẽ rút ngắn được thời gian mò mẫm, tìm hiểu thực tiễn, do đó sẽ tránh được những sai lầm đáng tiếc.

Học không chỉ là quá trình rèn luyện tri thức mà còn là quá trình rèn luyện tình cảm và đạo đức. Con người ngoài cái trí còn cần có cái tâm. Học là để thấu hiểu những lẽ huyền bí của cuộc đời, của vũ trụ chứa đựng trong những công thức toán đơn giản hoặc trong những quy luật thịnh suy của một xã hội. Không hòa cái tâm của mình vào trong cuộc đời, vào vũ trụ để lắng tìm và cảm nhận thì làm sao có được những tín hiệu mách bảo cho trí tuệ con đường đi tới những lẽ huyền diệu và bí ẩn kia ?. Như vậy là có biết bao kién thức mới, nhận thức mới về cuộc đời, về thế giới mà chúng ta tìm kiếm được không chỉ bằng lí trí mà còn bằng cả tâm hồn.

Học cần có cái trí và cũng có cần có cái tâm là vì thế. Học cũng là để sáng thêm cái trí, lành thêm cái tâm và để đóng góp tài đức của mình cho sự nghiệp xây dựng đất nước mạnh giàu.

Điều quan trọng là đã học thì phải học đều các môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.

Văn, Sử là những môn học cần thiết, nếu không nói là đặc biệt quan trọng để tạo nên nhân cách. Nếu chúng ta không coi trọng các môn này thì tâm hồn sẽ khô cứng, vô cảm trước con người và cuộc đời mà dẫn đến thái độ dửng dưng trước vẻ đẹp phong phú và sự giàu có của lịch sử văn hóa dân tộc.

Sẽ không ai trách chúng ta khi chỉ thích học Tin học, Kinh tế, Ngoại ngữ… Nhưng nếu chỉ giỏi chữ số mà quên chữ viết, giỏi kĩ thuật mà kém văn hóa thì sẽ là thiệt thòi lớn cho mỗi con người.

Việc học hành quan trọng như vậy, do đó chúng ta không thể coi nhẹ vai trò của việc học hành. Đúng là : “Nếu không có học hành đến nơi đến chốn thì lớn lên, chúng ta sẽ chẳng làm được việc gì có ích”.

Hiện nay, một số bạn trẻ không nhận thức được tầm quan trọng của việc học đối với sự thành công hay thất bại của đời người. Nhận thức lệch lạc thường dẫn đến hành động sai lầm. Bỏ học đi chơi, giao du với những thành phần bất hảo để rồi bị rủ rê, sa ngã vào con đường cờ bạc, chơi bời, hút chích… dần dần những người đó sẽ đánh mất nhân cách, mất khả năng làm việc và trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội. Một cuộc sống như thế không đáng gọi là cuộc sống của một con người chân chính. Đến lúc nào đó tỉnh ngộ, dẫu có ăn năn, hối hận thì cũng đã muộn màng.

Những kiến thức mà chúng ta tiếp thu được từ nhà trường, sách vở và cuộc đời nếu đem áp dụng vào thực tiễn sẽ mang lại nhiều thành quả tinh thần, vật chất cho cuộc sống của bản thân, gia đình và xã hội.

Tri thức loài người mênh mông như biển cả (“Bể học vô bờ”). Dẫu chúng ta có miệt mài học suốt cuộc đời thì cũng chỉ là tiếp thu được một phần rất nhỏ. Bác Hồ dạy : “Học ở trường, học trong sách vở; học lẫn nhau và học ở dân”. Lenin cũng từng khuyên thanh niên : “Học ! Học nữa ! Học mãi !”. Đó là những lời khuyên chí lí, có giá trị đối với mọi thời đại. Nếu không coi trọng việc họ thì chúng ta sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của đất nước trong giai đoạn mới.
 
T

tieuhoalong_102_galucsi

Phát biểu cảm nghĩ bài thơ tiếng gà trưa của xuân quỳnh

Bài làm
"Bà" - Một tiếng gọi bình dị mà chan chứa bao tình cảm yêu thương. Hình ảnh người bà thân quen trong cuộc sống, hiền hậu ôn tồn chỉ bảo cho con cháu nhân đạo và lẽ đời. Người bà luôn yêu thương, quan tâm và lo lắng cho những đứa cháu nghịch ngợm.... Ta có thể tìm được một người bà như thế trong bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh. Bài thơ đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng sâu sắc. Đặc biệt là vẻ đẹp bình dị của tình bà cháu.
Bài thơ năm chữ tự do đã cho ta thấy những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ, tình bà cháu nồng hậu và lòng yêu nước sâu nặng của một người chiến sĩ.
Trên đường hành quân xa, người chiến sĩ dừng chân bên xóm nhỏ. Nghe tiếng gà "cục tác...cục ta", anh xúc động vô cùng. Dòng cảm xúc từ hiện tại trôi về quá khứ với bao kỉ niệm cảm động lại tràn về.
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ.
Tác giả đã điệp từ "nghe" để nhấn mạnh nỗi xúc động của người chiến sĩ khi nghe tiếng gà trưa. Từ nghe ở đây không chỉ bằng thính giác mà còn bằng cảm giác, sự tâm tưởng, sự nhớ lại.... Tiếng gà trưa gợi nhớ bao kỉ niệm đẹp thời thơ ấu được sống trong tình yêu thương của người bà, giúp cho anh vơi đi sự mệt mỏi trên đường hành quân. Ta có thể cảm nhận được tình yêu quê hương thắm thiết của người lính trẻ.
Trong năm khổ thơ giữa, tiếng gà trưa đã gợi nhớ bao kỉ niệm sâu sắc một thời thơ bé sống trong tình yêu thương của bà. Quên sao được lời mắng yêu chân thật, giản dị mà chan chứa bao tình thương của bà:
"Gà đẻ mà mày nhìn!
Rồi sau này lang mặt."
Sợ bị lang mặt, "cháu về lấy gương soi, lòng dại thơ lo lắng". Kỉ niệm rất đỗi đời thường, bình dị mà sâu sắc, chân thật.
Bà luôn chịu thương chịu khó, chắt chiu, lo cho đàn gà:
Tay ba khum soi trứng
Dành từng quả chắt chiu
Cho con gà mái ấp.
Cứ mùa đông hằng năm, bà lại "lo đàn gà toi, mong trời đừng sương muối để cuối năm bán gà" và mua quần áo mới cho cháu.
Ôi cái quần chéo go
Ống rộng dài quét đất
Cái áo cánh trúc bâu
Đi qua nghe sột soạt.
Khi được quần áo mới, người cháu vui sướng vô cùng. Người cháu không hề chê ống quần rộng, áo trúc bâu vì hiểu được sự vất vả và tình yêu thương của bà dành cho mình.
Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.
Tác giả đã điệp từ "vì" để nhấn mạnh nguyên nhân khiến người chiến sĩ ra đi chiến đấu. Không phải bắt nguồn từ những nguyên nhân to lớn nào khác mà chính là vì bà, nơi quê hương thân thuộc có tiếng gà cục tác, ổ trứng hồng tuổi thơ.
Âm thanh tiếng gà trưa bình dị mà thiêng liêng được lặp lại bốn lần xuyên suốt trong bài thơ như nhắc nhở, lay gọi bao tình cảm đẹp. Ta có thể thấy được tình cảm gia đình làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương dất nước rộng lớn của người chiến sĩ. Một tình bà cháu đẹp đẽ, nồng hậu và ấm áp!
Tiếng gà trưa không chỉ là âm thanh quen thuộc từ đời sống của mỗi làng quê mà còn là âm vang của kỉ niệm, những hồi ức đẹp. Hình ảnh người bà trong bài thơ khiến cảm xúc trong người tôi dâng trào, nhớ tới người bà đã khuất của mình. " Tiếng gà trưa thực là một bài thơ hay!"

 
P

previewchandai

Cảm xúc của bạn dào dạt quá ! Ngưng nếu tui không nhầm thì toàn ở trong văn mẫu thui . Tiếc thay ! Tiếc thay !
Chẳng hay quý nhân lớp mấy ta ?
 
T

tieuhoalong_102_galucsi

tui chỉ dựa theo thui có thêm nhìu lắm có gì thì chịu thui mà ha
 
T

tieuhoalong_102_galucsi

trong ngày đầu khai trường bác hồ viết: "non sông Việt Nam ...chính là nhờ một phần lớn ở công học"

:pBài làm
Sinh thời, Chủ Tịch Hồ Chí Minh luôn chăm lo đến sự nghiệp nuôi dưỡng, đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ. Bác rất quan tâm đến việc học hành của các cháu thiếu nhi trong cả nước, ngay sau ngày đất nước giành được tự do, Bác đã kí quyết định thành lập nhà bình dân học vụ. Và cũng trong bức thư gửi học sinh nhân ngày khai trường năm học đầu tiên sau Cách Mạng Tháng Tám thành công 1945, Người viết: “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai với các cường quốc nam châu được hay không chính là nhờ một phần lớn ở công lao học tập của các cháu”. Lời dạy của người gợi cho nhiều suy ngẫm.
Cách Mạng Tháng Tám thành công đưa đất nước ta từ thân phận của những nô lệ đứng lên làm chủ đất nước. Tên nước Việt Nam đã hiển thị trên bản đò thế giới từ thời khắc Bác đọc Bản Tuyên Ngôn Độc Lập tại quảng trường Ba Đình vào mùng 2 tháng 9 năm 1945. Nhưng có một sự thật là hơn tám mươi năm dưới ách thống trị của thực dân Pháp đã biến nước ta trở thành một nước lạc hậu về mọi mặt. Kinh tế sa sút, què quặt. Hơn chín mươi phần trăm (90%) dân số mù chữ, nhiều tệ nạn xã hội đang bóp nghẹt nền văn hoá đất nước: nghiện hút, nghiện rượu, mê tín dị đoan,… Không những thế, nhiều kẻ thù chính trị còn đang lăm le tái chiếm nước ta: Pháp, Anh, Mỹ… Chính quyền ta vừa thành lập còn non trẻ và gặp nhiều nguy hiểm. Tương lai dân tộc sẽ ra sao? Trước thực tế đó, Bác Hồ đã đặt ra một câu hỏi thực trách nhiệm của mỗi người dân đối với đất nước: “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai với các cường quốc Nam Châu được hay không”.
Đất nước vừa giành được độc lập còn vô cùng non trẻ với những tàn tích của chế độ phong kiến – thực dân để lại liệu có vững vàng hay không? Có thể trở nên vẻ vang, khẳng định mình trước bạn bè năm châu được hay không? Cách mạng tháng Tám thành công là một cuộc cách mạng vĩ đại và vẻ vang. Nhưng vinh quang qua đi ta phải biết sống cho hôm nay và cho tương lai, phải biết khẳng định mình trong thời bình. Để phát triển đất nước không gì hôn là phải học tập, chiến đấu, lao động sản xuấtra của cải vật chất làm giàu cho xã hội; tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, chấn hưng văn hoá nước nhà. Vậy thì nhiệm ấy không thộc về ai khác mà chính là tuổi trẻ. Bởi vậy bác viết: “chính là nhờ một phần lớn ở công lao học tập của các cháu”. Thế hệ cha anh hôm nay sẽ gắng sức lao động, chiến đâu để giữ gìn đất nước, các cháu phải biết học tập để mai này dựng xây đất nước.
Khoa học kĩ thuật của thế giới đang ngày càng phát triển. Những nước phát triển trên thế giới lấy việc học thức làm nền tảng cho mình. Nhật, Mĩ, Anh, Hàn Quốc, Trung Quốc,… các cường quốc năm châu đã và đang đầu tư vào nền giáo dục của mình rất lớn. Lực lượng chất xám khổng lồ của họ lại phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước. Các nhà kinh tế lược, các nhà quân sự tài ba các doanh nhân thành đạt, các nhà bác học, giáo sư,… Những con người mang vinh quang về cho đất nước ấy đều là sản phẩm của nền giáo dục phát triển đều là những con người đã và đang học tập không ngừng. Những tấm gương ngời sáng ấy đã khẳng định một chân ký muốn phát triển phải dựa vào thế hệ trẻ với vốn học thức sâu rộng, uyên thâm. Vậy lời nói của bác chẳng những là một lời khuyên dạy mà còn là một chân lý sáng ngời: “Đất nước muốn phát triển được thì tuổi trẻ phải ra sức thi đua học tập
Thấm nhuầm tư tưởng và lời dạy của Bác Hồ, học sinh chúng ta biết mình cần cố gắng học tập nhiều hơn nữa. Lớp lớp cha anh tổ tiên đã dùng xương máu để tạo nên nền tảng vững chắc cho đất nước thì hôm nay chúng mình sẽ dùng mồ hôi và công sức để mang những viên gách tri thức xây dựng đài vinh quang để đưa đất nước vươn lê “sánh vai với các cường quốc năm châu” như Bác từng mong ước







 
Last edited by a moderator:
P

previewchandai

Làm hộ tui 2 bài nì, làm xong mà thấy hay tui sẽ cảm ơn !

Chủ đề: "Tôi đi học " của Thanh Tịnh
1. Tác giả đã diễn tả dòng cảm nghĩ của nhân vật "tôi" bằng nghệ thuật tự sự xen miêu tả và biểu cảm. Em hãy chọn phân tích một trong hai đoạn văn sau để làm rõ đặc điểm nghệ thuật đó :
- Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đuòng làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học .
- Một mùi hương lạ xông lên trong lớp. Trông hình gì treo trên tường tôi cũng thấy lạ và hay hay. Tôi nhìn bàn ghế chỗ tôi ngồi rất cẩn thận rồi tự nhiên lạm nhận là vật riêng của mình. Tôi nhìn người bạn tí hon ngồi bên tôi, một người bạn tôi chưa hề quen biết, nhưng lòng tôi vẫn không cảm thấy sự xa lạ chút nào. Sự quyến luyến tự nhiên và bất ngờ quá đến tôi cũng không dám tin có thật.
(Có thể phân tích dựa trên gợi ý sau: Trạng thái cảm xúc mà nhà văn muốn diễn tả trong đoạn văn đó là gì ? Những yếu tố kể, tả, biểu cảm nào đã giúp bạn hình dung, cảm nhận được những rung động tinh tế ấy của nhân vật "tôi" ? )

2.Hãy viết bài văn ngắn ghi lại cảm xúc về một ngày khai trường mà em nhớ nhất.
Gợi ý:
Để tái hiện lại buổi khai trường đó, cần lựa chọn cách kể ( Bắt đầu từ sự kiện nào ? Kể theo trình tự nào ?); xác định những trạng thái cảm xúc chính (khi quan sát khung cảnh trường lớp, những gương mặt bạn bè, hình ảnh thầy cô,...).
Khi viết, cần chú ý đến sự chân thành của cảm xúc và cần biết phối hợp các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm.
 
T

tieuhoalong_102_galucsi

được rùi tui sẽ làm đề 2 cho cậu
bài đó ở lớp tui được 8 điểm còn hay hay ko là còn phải nhận xét của cậu

2 ngày nữa sẽ có bài cho cậu nhưng nhớ ko được chê tui nữa mà cũng chẳng còn cậu khên đâu tui cũng chẳng thik khen đâu
 
Last edited by a moderator:
T

tieuhoalong_102_galucsi

Đề bài: hãy cảm nhận ngày khai trường đầu tiên mà em nhớ nhất
Bài làm:
Khi lấy bộ đồ cũ từ trong tủ ra lại làm cho tôi nhớ về kỷ niệm thời thơ ấu. Đây là bộ đồ đầu tiên tôi mặc trong ngày khai giảng năm học vào lớp một.
Hồi ấy, trước ngày khai trường lòng tôi háo hức, nôn nao thêm một chút hồi hộp. Mọi thứ đã chuẩn bị đâu vào đó cả rồi, nhưng sự hồi hộp, vui sướng lo lắng đó đã khiến cho tôi trằn trọc không ngủ yên.
Mọi hôm tôi hay ngủ dậy trễ, còn phải để mẹ gọi dậy. Nhưng hôm nay thì khác, tôi lại dậy từ rất sớm và còn tự làm vệ sinh cá nhân nữa. Mặc bộ đồ học sinh cảm giác sung sướng tràn trề vì minh sắp là cậu học trò lớp một rồi. Tuy còn nhỏ, nhưng tôi vấn muốn ra vẻ người lớn chải tóc, soi gương cho đẹp
Tuy từ nhà đến trường không xa lắm chỉ chưa tới một cây số, nhưng mẹ vẫn chở tôi đi học bằng chiếc xe đạp cũ kĩ đã gắn bó với mẹ 15 năm nay. Qua ngôi trường mầm non cũ tôi thoáng giật mình nói:
-Ủa! Mẹ ơi đến trường rồi kìa ạ?
-Con đã là cậu học sinh lớp một rồi nên không học ở đó nữa!
-Vậy con học ở đâu ạ? Mà sao lâu đến thế mẹ?
-Đợi chút đi con sắp đến rồi đó!
Khi đến nơi tôi không cầm được cảm xúc khi tới một ngôi trường mới. Ôi! Trường Tiểu Học La Ngà mới, rộng làm sao, trước cổng trường băng rôn đỏ rực treo ở giữa ghi: “Mừng Năm Học Mới 2003 – 2004.
Rồi mẹ mua cho tôi quả bong bóng tồi dắt tôi đến chỗ cô giáo đột nhiên em đứng lại:
-Sao mẹ không mua cho con cái màu đỏ đeo ở trước cổ giống mấy anh chị kia kìa?
-Chỉ sau này con học giỏi mẹ mới mua cho con !
Nhìn các anh chị đeo khăn quàng thật đẹp như những con bướm đỏ dậu trên vai. Sân trường càng đông vui, ồn ào, nhộn nhịp, tràn ngập tiếng cười hơn. Bầu trời trong xanh, bầy chim sẻ hót líu lo, dàn hoa trồng sát mét lớp học nở tươi thắm, tất cả tạo nên một khung cảnh tràn ngập sức sống thu. Sân khấu có những chùm bong bóng treo xung quanh và bốn chậu cây ở bốn góc. Các thầy mặc bộ đồ vét trắng có thắt cà vạt, còn các cô với bộ áo dài thật thiết tha duyên dáng tạo một sắc thái riêng của người phụ nữ Việt Nam. Cây bàng sai trĩu quả, quả rơi rụng khắp sân trường. Rồi cô hiệu trưởng mang Bức tượng từ trong thư viện ra, đặt lên cái bàn trải khăn đỏ rực với toàn là những bông hoa hồng và tôi có thể tưởng tượng hình ảnh của Bác đang dự lễ khai trường của bọn tôi, trông Bác thật là giản dị
Tiếng khóc của các bạn xung quanh ngày một to hơn khi ba, mẹcảu các bạn ấy đã ra khỏi sân trường . Mẹ tôi cũng dứng ngoài cổng trường lúc nào mà tôi không hề hay biết, cô bảo chúng tôi xếp hàng cho ngay ngắn và thật nhanh. Cô hiệu trưởng bước lên lễ đài dõng dạc nói:
-Chúng ta nhiệt liệt hoan nghênh các lớp một…!
Cả đoàn người vỗ tay chào đón chúng tôi, khi tôi bước vào sân trườnghồi hộp lại hồi hộp hơn như tim muốn nhảy ra ngoài. Lễ chào cờ bắt đầu, bài hát “Quốc Ca” vang lên, cả phụ huynh đứng ngoài trường cũng phải hát theo
Lễ tất, cô hiệu trưởng đọc báo cáo năm học trước và sau đó là đọc thư Bác Hồ gửi học sinh, em hiểu dược tấm lòng quan tâm của Bác. Đến giờ thiêng liêng xúc động nhấtlà đánh trống mừng năm học mới 2003 - 2004 tiếng trống một hồi kéo dài:
-Tùng! Tùng! Tùng!... Tùng!
Tôi nhìn thoáng qua thấy mẹ khóc. Hồi đó tôi không rõ mẹ khóc vì điều gì, bây giờ tôi đã hiểu rõ mẹ khóc vì thương tôi được học hành tốt hơn mẹ ngày xưa mẹ học đến lứop bốn phải nghỉ học để chăm lo cho gia đình.
Rồi cô giáo chủ nhiệm dẫn bọn tôi đến lớp học riêng. Lớp học rộng rãi thoáng mát, sạch sẽ, bàn ghế bóng láng thơm mùi sơn. Trên tường chữ “DẠY TỐT”, “HỌC TỐT” được dán bằng giấy màu rất to, còn có cả ảnh Bác Hồ và lá cờ đỏ sao vàng treo ở giữa. Cả chữ cái và từ điển hình được treo ở hai góc tất cả thạt tiện nghi và đầy đủ không thiếu thứ gì.
Thoáng qua tôi thầm nghĩ không biết bạn nào tôi quen không, sau đó cô sắp xếp chỗ ngồi. Tôi ngồi cùng bạn Duynăm ngoái học cùng nên bớt lo lắng hơn. Cô còn dặn vài điều về nội quy và nhắc chúng tôi phải chăm chỉ học hành cho giỏi.
Tới giờ ra về các anh chị lớn tuổi đi một mình tranh giành nhau qua cổng trường để cho kịp về nhà, mẹ vào tận lớp học đón tôi ra, em như hiểu thêm được tấm lòng của mẹ, mẹ nói: “Đây chính là thế giới kì diệu của con đó”
Tôi sẽ cố gắng học thật giỏi để không phụ lòng công lao dưỡng dục của cha mẹ. Và tôi sẽ không quên kỉ niệm đầu đời, tôi sẽ lưu trữ nó như một hình ảnh sẽ mãi mãi, mãi mãi không phai nhoà
 
N

nhok_co_don

ôi thật là dở hơi đúng là các bài rởm
b-( b-( b-( b-( b-( b-( b-( b-( b-( b-(
 
K

khanhlinh486

viết đoạn văn nghị luận trình bày hiểu biết của em về bác hồ (cái này tui biết),bản thân em sẽ làm gì để vạn động toàn dân học tập và làm theo tấm gương đạo đức của bác.cái này mới khó , ai biết giúp tui với. nếu được thì tui thank nhiều
 
T

tieuhoalong_102_galucsi

còn đỡ hơn những đứa không có bài mà đăng lên
*** mà bày đặt ra gió

~> Đề nghị bạn ko dùng từ khiếm nhã!
 
Last edited by a moderator:
H

huonggiang7b

lòng vị tha

Trong cuộc sống luôn có những điều mà ta chẳng bao giờ hài lòng, có những lời nói khiến ta bị tổn thương, có những cách đối xử làm ta buồn rười rượi…Nhưng điều quan trọng là sau tất cả những điều đó,ta vẫn có lòng vị tha. Ngạn ngữ có câu: “Hãy tha thứ và hãy quên!”, nhưng phần lớn chúng ta thường cảm thấy quên dễ hơn nhiều so với việc tha thứ cho một người nào đó đã làm ta đau lòng,việc tha thứ đòi hỏi một người phải có tấm lòng nhân hậu sâu sắc,biết yêu thương mọi người và bỏ qua tất cả tội lỗi mà họ đã làm.Nhưng so với thực tế,chẳng mấy ai có thể làm được như vậy.Song nếu nhìn lại,việc tha thứ cho một người nào đó có thể khiến ta cảm thấy thật sự thanh thản,nhẹ nhõm. Nếu cứ gặm nhấm những nỗi đau và âm ỉ sự phục thù, ta sẽ bị hao mòn cả về thể xác lẫn tinh thần. Tha thứ sẽ là một liều thuốc giải độc mạnh mẽ.Tha thứ được thể hiện qua nhiều hành động trong cuộc sống hằng ngày,vui vẻ nở nụ cười khi có ai đó vô tình giẫm phải chân mình,hay chẳng chấp người bạn ngồi cùng bàn hay có tính mượn đồ của mình trong giờ học…Những việc làm đó sẽ khiến cho mình đáng yêu hơn trong mắt của mọi người.Vì vậy,hãy học cách sống mà có lòng vị tha vì nó là đức tính quý báu của mỗi con người chúng ta.:|
 
Top Bottom