Một số bài văn biểu cảm hay cho mấy bạn đảm bảo điểm viết văn trên 4

R

riverflowsinyou1

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1) Về bài sông núi nước nam
Từ ngày xưa, dân tộc Việt Nam đã đứng lên chống giặc ngoại xâm rất oanh liệt kiên cường. Tự hào thay ông cha ta đã đưa đất nước bước sang 1 trang sử mới: Đó là thoát khỏi ách đô hộ ngàn năm phong kiến phương Bắc, một kỉ nguyên mới mở ra. Nhưng bọn giặc tham tàn kia một lần nữa có ý định với nước Nam, dân tộc ta lại sôi sục ý chí chống quân thù, ý chí đó đã được thể hiện rõ ở bài Sông núi nước Nam.

“Sông núi nước Nam vua Nam ở

Vằng vặc sách trời chia xứ sở

Giặc dữ cớ sao phạm đến đây

********* nhất định phải tan vỡ.”

“Sông núi nước Nam” là một tuyệt tác, tác phẩm được khơi nguồn từ cảm xúc dạt dào về đất nước, dân tộc. Giọng điệu dõng dạc, dứt khoát, lời lẽ hàm xúc ngắn gọn. Tác phẩm gắn với một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt, đó là thời đại chống giặc ngoại xâm uy hùng, chính tình yêu đất nước, niềm tự hào dân tộc đã được thể hiện qua từng con chữ. Mở đầu bài thơ là lời tuyên bố đanh thép về chủ quyền đất nước

“Sông núi nước Nam vua Nam ở”

Câu thơ bảy chữ tạo thành hai vế đối xứng, “Nam quốc” với “nước Nam” và “Nam đế” với “vua Nam”, đọc câu thơ em như cảm nhận được niềm tự hào của ông cha ta khi khẳng định chủ quyền lãnh thổ. Ý thơ rành mạch, rắn rỏi khẳng định một hiện thực. Trước đây trong tư tưởng của bọn cầm quyền phương Bắc chỉ có “Bắc đế” mới là vua nước lớn còn người người Nam là nước chư hầu nên chỉ được xưng vương. Lối xưng “đế” của tác giả đã thể hiện tư thế ngẩng cao đầu, tự tin đứng ngang hàng với một nước như Trung Hoa. Thế rồi khi xâm lược nước ta, áp đặt ách thống trị họ đã ngang nhiên biến nước ta thành một quận, huyện của chúng. Nhưng với ‎ chí quật cường trong lòng mỗi người, chúng ta kiên quyết đấu tranh bảo vệ nền độc lập, tự chủ của dân tộc đã được giành lại từ hàng triệu trái tim Đại Việt nồng nàn, thiết tha yêu nước. “Nước Nam” tuy nhỏ bé song luôn tồn tại độc lập, sánh vai ngang hàng với các nước khác. Đất nước ấy co chủ quyền, nền tự chủ thể hiện ở vai trò của “vua Nam”. Vua ta có vị thế uy quyền không kém gì các hoàng đế Trung Quốc. Câu thơ này đã làm em nhớ lại một đoạn trong bài thơ “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi từng viết

“Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Nước sông bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc Nam đã khác”

Em thật xúc động trước niềm tự hào dân tộc của ông cha ta. Câu thơ với lập luận vững chắc đã nêu cao chân lí lớn lao , vĩnh viễn , thiêng liêng nhất “đất Nam của người Nam”, đây là một sự thật không gì thay đổi được. Sức khẳng định chân l‎ý ấy càng thêm mạnh mẽ và thuyết phục ở câu thơ sau

“Vằng vặc sách trời chia xứ sở”

Từ buổi lập quốc, sự phân định ranh giới núi sông rất cụ thể, rõ ràng, không thể phủ định. Bờ cõi, đất đai được hình thành từ cả một quá trình khai phá, xây dựng lâu dài của một dân tộc như Bác Hồ – người cha già của cả dân tộc đã từng nói “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước”. “Trời”, quyền lực tối thượng, linh thiêng trong tâm linh của con người xưa cũng đã đồng tình và đã ghi gõ quyền làm chủ đất đai của người Nam ở “sách trời” ( thiên thư ). Điều này đối với ta ngày nay là một lẽ rất tự nhiên, bình thường nhưng ngày ấy - ngày mà bọn phong kiến phương Bắc đã từng biến nước ta thành quận, huyện của chúng và đang cố sức khôi phục lại địa vị thống trị thì tư tưởng, quyết tâm ấy thực sự có ý nghĩa và linh thiêng biết nhường nào. Trong câu thơ có hình ảnh của trời đất, thần linh, thật thiêng liêng biết bao! Lòng tự hào của dân tộc giúp ta đứng thẳng làm người, đối mặt với kẻ thù. Lời thơ đã khơi dậy trong em nhiều cảm xúc vì nước ta tuy nhỏ bé nhưng không chịu khuất phục trước bọn giặc phương Bắc lớn mạnh. Hai câu thơ cuối là lời cảnh báo đanh thép đối với kẻ thù nếu chúng xâm phạm chủ quyền đất nước

“Giặc dữ cớ sao phạm đến đây

********* nhất định phải tan vỡ.”

Đọc đến đây, lòng em không khỏi rưng rưng xúc động một niềm cảm xúc tràn vào lòng em. Thật là một khí phách kiên cường! Câu thơ như một làn roi quất thẳng vào mặt kẻ xâm lược. Vừa là lời tố cáo hành động ngang ngược, tham tàn của chúng vừa bộc lộ ý chí, tinh thần bất khuất, kiên cường của dân tộc Việt. Sức mạnh của ngôn từ trong câu thơ là sức mạnh của cả một cộng đồng quật khởi sẵn sàng chiến đấu và sẽ chiến thắng. Đây là niềm tự hào của nhân dân nước Việt đều có trong các cuộc đấu tranh sinh tử với kẻ thù. Ý thức độc lập tự chủ đã hình thành từ rất lâu trong tiềm thức của mỗi con người Việt Nam. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, qua nhiều biến cố đau thương song ý chí “độc lập” không bao giờ tắt. Dám đánh và quyết tâm đánh thắng giặc được biểu hiện tập trung nhất, cao độ nhất của lòng yêu nước trong hoàn cảnh lịch sử ấy.

Tác phẩm “Sông núi nước Nam” là một bản Tuyên ngôn Độc lập bất chủ, bộc lộ khí phách hào hùng. Cảm xúc thơ mãnh liệt tạo chất trữ tình, chính luận. Đó là một đặc điểm của thơ ca thời Lý-Trần khiến ngàn năm sau khi đọc lại lòng người vẫn bị cuốn hút, xúc động. Bài thơ thiên về biểu ý nhưng khi đọc kỹ từng câu thơ, em càng xúc động trước tình cảm yêu nước mãnh liệt của ông cha ta. Tình cảm mãnh liệt ấy nén kín vào bên trong ý tưởng. Em thấy mình như đang sống cùng lịch sử thời đại nhà Lý chống quân Tống xâm lược. Vào một đêm nọ, quân sĩ chợt nghe từ trong đền thờ Trương Hốn, Trương Hát - hai vị tướng giỏi của Triệu Quang Phục có tiếng ngâm thơ đã khiến nhuệ khí của quân ta tăng cao và làm quân giặc hồn siêu phách lạc. Quân dân nhà Lý thừa thắng xông lên đuổi giặc Tống ra khỏi bờ cõi đất nước và chúng phải chuốc lấy thất bại nặng nề. Bài thơ như mang cả hồn sông núi, khơi gợi lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc trong lòng người Việt. Em là người Việt Nam - kế thừa truyền thống tốt đẹp của cha ông, em sẽ quyết tâm góp phần giữ gìn đất nước bằng cách cố gắng học tập trở thành một công dân tốt để bảo vệ, xây dựng nước nhà.

“Sông núi nứi nước Nam” là áng văn chương tuyệt tác, thể hiện tinh thần độc lập, khí phách anh hùng, xứng đáng là một tác phẩm tiêu biểu về lòng yêu nước và tự hào dân tộc.
 
Last edited by a moderator:
R

riverflowsinyou1

2)Cảm nghĩa về vườn cây
Tôi vẫn nhớ như in cái thuở ấu thơ, khi đó tôi chỉ là con bé 5-7 tuổi được về quê ở với bà ngoại. Nhà bà ngoại rất nhiều cây ăn quả. Nào là na, nào là bưởi, nào là cam, là vải thiều. Vườn cây của bà có một cây khế chua, một cây chay, cây sung gần cầu ao nữa.

Bên bờ ao có mấy khóm chanh, khóm ớt. Mỗi mùa hoa chanh nở, cứ ra đến gần bờ ao là một mùi hương tỏa ra thơm ngát, mấy con chuồn chuồn kim, chuồn chuồn ớt bay dập dờn chao lên, lượn xuống, rồi khẽ khàng đậu trên cành hoa, chúng như đang ngắm nhìn màu hoa trắng tinh khiết, chũng như cảm nhận được mùi hương thơm của hoa chanh.

Có những hôm mải chạy theo con chuồn chuồn ớt mà tôi bị trượt chân ngã xuống ao. Cũng may cho tôi khi đó bà tôi đang phơi rơm rạ gần đó nhìn thấy tôi đang chới với, bà đưa cái chạc gẩy rơm xuống bào tôi nắm vào bà kéo lên, thế là thoát chết trong gang tấc. Một kỉ niệm tôi cứ nhớ mãi.

Trong vườn cây của bà, mỗi loại cây đều có những kỉ niệm gắn bó với tuổi thơ tôi. Cây khế chua của bà hồi đó là nơi các chị con nhà bác tôi hay trèo lên hái quả, mỗi lần các chị đến chơi lại hái khế xuống chấm muối ớt ăn, cắn miếng khế chua chua mà tôi nhắm mắt nhăm mũi lại mà nhai mà nuốt, nhưng cái vị chua chua ấy làm mấy chị em thôi thèm, ăn thì không được nhiều, nhưng cứ nhìn thấy lại muốn vặt quả xuống để ăn. mấy chị hàng xóm sang nhà bà tôi chơi, một chị leo lên cây vặt quả, một chị ngửa nón ra hứng, chỉ một lúc là được lưng nón. Các chị nghĩ ra cái trò khế chua chấm mắm tôm, thế là hũ mắm tôm của bà được lấy ra để pha vơi ớt đỏ chấm khế chua.

Còn cây chay gần bờ ao cũng vậy, quả chay xanh thì chua, nhưng cái chua dìu dịu không gắt như khế. Quả chay chín màu vàng ở ngoài, bên trong màu đỏ, ăn rất ngọt. bà tôi hay hái quả chay đem kho cá, ăn món cá kho với quả chay rất hao cơm, ăn một bát lại muốn ăn hai, vị chua chua ngòn ngọt của chay, vị beo béo bùi bùi của hạt chay quện với mùi thơm ngầy ngậy của món cá kho làm nước miếng tối cứ tứa ra khi nồi cá kho được bưng lên mâm.

Cây sung cạnh bờ ao nhà bà không biết có tự bao giờ, khi tôi về quê thấy nó đã bị ngã gần sát mặt ao, bọn trẻ chúng tôi vẫn hay vặt quả sung cho vào miệng nhai rôm rốp, ăn sung có vị chan chát cũng hay, bây giờ ở hà Nội lá và quả sung cũng được đưa vào các bữa tiệc thịnh soạn đấy các bạn à.

Cây sung bị ngả xuống mặt ao như thế là nôi bọn trẻ chúng tôi hay trèo lên đó ngồi chơi thả hai chân khỏa nước rất thú vị. Có hôm mải chơi thế là lăn tòm xuống ao, ướt như chuột, cả lũ bị trận đòn sưng *** vì trò nghịch dại.
Mấy cây vải thiều khi mùa quả chín, bọn trẻ chúng tôi suốt ngày quanh quẩn dưới gốc cây để kều, chọc vải ăn, quả vải chín cùi dầy, ngọt lịm và rất ngon, chúng tôi ăn no đến mức không ăn được cơm.

Bà ngoại bảo ăn nhiều nóng, nhưng bọn trẻ chúng tôi cứ ăn no nê thỏa thích, chả biết sợ nóng thế nào. Mấy hôm sau rôm nó mọc đỏ lưng cả mặt mũi, lúc đó mới thấy ngứa, gãi chảy cả máu ra, bà mới nói cho biết không nghe lời bà nên giờ ngứa cố mà chịu, cấm được kêu. Bây giờ nhớ lại thấy kỉ niệm thời thơ ấu như đang còn hiển hiện ra trước mắt tôi. Nhanh thật, thế mà đã hơn bốn mươi lăm năm rồi.
 
Last edited by a moderator:
R

riverflowsinyou1

3) Sống núi nươc nam
Từ ngày xưa, dân tộc Việt Nam đã đứng lên chống giặc ngoại xâm rất oanh liệt kiên cường. Tự hào thay ông cha ta đã đưa đất nước bước sang 1 trang sử mới: Đó là thoát khỏi ách đô hộ ngàn năm phong kiến phương Bắc, một kỉ nguyên mới mở ra. Nhưng bọn giặc tham tàn kia một lần nữa có ý định với nước Nam, dân tộc ta lại sôi sục ý chí chống quân thù, ý chí đó đã được thể hiện rõ ở bài Sông núi nước Nam.

“Sông núi nước Nam vua Nam ở

Vằng vặc sách trời chia xứ sở

Giặc dữ cớ sao phạm đến đây

********* nhất định phải tan vỡ.”

“Sông núi nước Nam” là một tuyệt tác, tác phẩm được khơi nguồn từ cảm xúc dạt dào về đất nước, dân tộc. Giọng điệu dõng dạc, dứt khoát, lời lẽ hàm xúc ngắn gọn. Tác phẩm gắn với một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt, đó là thời đại chống giặc ngoại xâm uy hùng, chính tình yêu đất nước, niềm tự hào dân tộc đã được thể hiện qua từng con chữ. Mở đầu bài thơ là lời tuyên bố đanh thép về chủ quyền đất nước

“Sông núi nước Nam vua Nam ở”

Câu thơ bảy chữ tạo thành hai vế đối xứng, “Nam quốc” với “nước Nam” và “Nam đế” với “vua Nam”, đọc câu thơ em như cảm nhận được niềm tự hào của ông cha ta khi khẳng định chủ quyền lãnh thổ. Ý thơ rành mạch, rắn rỏi khẳng định một hiện thực. Trước đây trong tư tưởng của bọn cầm quyền phương Bắc chỉ có “Bắc đế” mới là vua nước lớn còn người người Nam là nước chư hầu nên chỉ được xưng vương. Lối xưng “đế” của tác giả đã thể hiện tư thế ngẩng cao đầu, tự tin đứng ngang hàng với một nước như Trung Hoa. Thế rồi khi xâm lược ước ta, áp đặt ách thống trị họ đã ngang nhiên biến nước ta thành một quận, huyện của chúng. Nhưng với ‎ chí quật cường trong lòng mỗi người, chúng ta kiên quyết đấu tranh bảo vệ nền độc lập, tự chủ của dân tộc đã được giành lại từ hàng triệu trái tim Đại Việt nồng nàn, thiết tha yêu nước. “Nước Nam” tuy nhỏ bé song luôn tồn tại độc lập, sánh vai ngang hàng với các nước khác. Đất nước ấy co chủ quyền, nền tự chủ thể hiện ở vai trò của “vua Nam”. Vua ta có vị thế uy quyền không kém gì các hoàng đế Trung Quốc. Câu thơ này đã làm em nhớ lại một đoạn trong bài thơ “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi từng viết

“Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Nước sông bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc Nam đã khác”

Em thật xúc động trước niềm tự hào dân tộc của ông cha ta. Câu thơ với lập luận vững chắc đã nêu cao chân lí lớn lao , vĩnh viễn , thiêng liêng nhất “đất Nam của người Nam”, đây là một sự thật không gì thay đổi được. Sức khẳng định chân l‎ý ấy càng thêm mạnh mẽ và thuyết phục ở câu thơ sau
“Vằng vặc sách trời chia xứ sở”

Từ buổi lập quốc, sự phân định ranh giới núi sông rất cụ thể, rõ ràng, không thể phủ định. Bờ cõi, đất đai được hình thành từ cả một quá trình khai phá, xây dựng lâu dài của một dân tộc như Bác Hồ – người cha già của cả dân tộc đã từng nói “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước”. “Trời”, quyền lực tối thượng, linh thiêng trong tâm linh của con người xưa cũng đã đồng tình và đã ghi gõ quyền làm chủ đất đai của người Nam ở “sách trời” ( thiên thư ). Điều này đối với ta ngày nay là một lẽ rất tự nhiên, bình thường nhưng ngày ấy - ngày mà bọn phong kiến phương Bắc đã từng biến nước ta thành quận, huyện của chúng và đang cố sức khôi phục lại địa vị thống trị thì tư tưởng, quyết tâm ấy thực sự có ý nghĩa và linh thiêng biết nhường nào. Trong câu thơ có hình ảnh của trời đất, thần linh, thật thiêng liêng biết bao! Lòng tự hào của dân tộc giúp ta đứng thẳng làm người, đối mặt với kẻ thù. Lời thơ đã khơi dậy trong em nhiều cảm xúc vì nước ta tuy nhỏ bé nhưng không chịu khuất phục trước bọn giặc phương Bắc lớn mạnh. Hai câu thơ cuối là lời cảnh báo đanh thép đối với kẻ thù nếu chúng xâm phạm chủ quyền đất nước

“Giặc dữ cớ sao phạm đến đây

********* nhất định phải tan vỡ.”

Đọc đến đây, lòng em không khỏi rưng rưng xúc động một niềm cảm xúc tràn vào lòng em. Thật là một khí phách kiên cường! Câu thơ như một làn roi quất thẳng vào mặt kẻ xâm lược. Vừa là lời tố cáo hành động ngang ngược, tham tàn của chúng vừa bộc lộ ý chí, tinh thần bất khuất, kiên cường của dân tộc Việt. Sức mạnh của ngôn từ trong câu thơ là sức mạnh của cả một cộng đồng quật khởi sẵn sàng chiến đấu và sẽ chiến thắng. Đây là niềm tự hào của nhân dân nước Việt đều có trong các cuộc đấu tranh sinh tử với kẻ thù. Ý thức độc lập tự chủ đã hình thành từ rất lâu trong tiềm thức của mỗi con người Việt Nam. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, qua nhiều biến cố đau thương song ý chí “độc lập” không bao giờ tắt. Dám đánh và quyết tâm đánh thắng giặc được biểu hiện tập trung nhất, cao độ nhất của lòng yêu nước trong hoàn cảnh lịch sử ấy.

Tác phẩm “Sông núi nước Nam” là một bản Tuyên ngôn Độc lập bất chủ, bộc lộ khí phách hào hùng. Cảm xúc thơ mãnh liệt tạo chất trữ tình, chính luận. Đó là một đặc điểm của thơ ca thời Lý-Trần khiến ngàn năm sau khi đọc lại lòng người vẫn bị cuốn hút, xúc động. Bài thơ thiên về biểu ý nhưng khi đọc kỹ từng câu thơ, em càng xúc động trước tình cảm yêu nước mãnh liệt của ông cha ta. Tình cảm mãnh liệt ấy nén kín vào bên trong ý tưởng. Em thấy mình như đang sống cùng lịch sử thời đại nhà Lý chống quân Tống xâm lược. Vào một đêm nọ, quân sĩ chợt nghe từ trong đền thờ Trương Hốn, Trương Hát - hai vị tướng giỏi của Triệu Quang Phục có tiếng ngâm thơ đã khiến nhuệ khí của quân ta tăng cao và làm quân giặc hồn siêu phách lạc. Quân dân nhà Lý thừa thắng xông lên đuổi giặc Tống ra khỏi bờ cõi đất nước và chúng phải chuốc lấy thất bại nặng nề. Bài thơ như mang cả hồn sông núi, khơi gợi lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc trong lòng người Việt. Em là người Việt Nam - kế thừa truyền thống tốt đẹp của cha ông, em sẽ quyết tâm góp phần giữ gìn đất nước bằng cách cố gắng học tập trở thành một công dân tốt để bảo vệ, xây dựng nước nhà.

“Sông núi nứi nước Nam” là áng văn chương tuyệt tác, thể hiện tinh thần độc lập, khí phách anh hùng, xứng đáng là một tác phẩm tiêu biểu về lòng yêu nước và tự hào dân tộc
 
R

riverflowsinyou1

4) Cảnh khuya
Trăng là chủ đề sáng tác, là cảm hứng của các thi nhân và Bác Hồ không chỉ là chiến sĩ mà còn là một nhà thơ lớn có tình yêu thiên nhiên với tâm hồn nhạy cảm. Trong những năm đầu ở chiến khu Việt Bắc, trong một đêm trăng đẹp, Bác đã sáng tác ra bài thơ Cảnh khuya để lại trong em nhiều cảm xúc

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa,

Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.”

Bài thơ “Cảnh khuya” thể hiện tình yêu thiên nhiên song hành cũng là tình yêu nước sâu đậm của Bác trong một đêm trăng ở núi rừng Việt Bắc

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa”

Khi mọi người đã chìm sâu vào giấc ngủ, một màn đêm thanh tĩnh buông xuống khắp khu rừng, nó làm cho tiếng suối dủ ở rất xa vẫn theo gió mang tiếng ca êm đềm, trong vắt của mình cho những người yêu vẻ đẹp sáng ngời của đêm trăng cùng thưởng thức. Tiếng suối và ánh trăng, chao ôi hai thứ ấy hòa quyện thì thật là tuyệt vời! Nó khiến cho người đang tham gia chính sự như Bác đã có một cảm nhận tinh tế về tiếng ca này. Tiếng suối dịu êm khoan nhặt như một khúc hát trữ tình sâu lắng. Bác đã khéo léo dùng nghệ thuật lấy động tả một khung cánh yên tĩnh có thể nghe rõ âm vang từ xa vọng lại. Và Người đã so sánh tiếng suối với tiếng hát để nhấn mạnh nét gợi tả mang sức sống và hơi ấm của con người. Sự ví von trên đã làm cho em nhớ lại câu thơ trong tác phẩm “Côn Sơn ca” của Nguyễn Trãi từng viết
“Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.”

Mỗi vần thơ, mỗi khung cảnh, âm thanh đều là tiếng suối nhưng được cảm nhận khác nhau ở nhiều khía cạnh. Song tất cả vẫn là một tình yêu thiên nhiên. Câu thơ đã cho ta thấy rằng: dù là một vĩ lãnh tụ cách mạng nhưng Bác vẫn mang tâm hồn tràn đầy tình cảm lãng mạn, đẹp đẽ. Cám ơn Bác, ngòi bút tài hoa và tâm hồn yêu thiên nhiên say đắm của Người đã giúp em cảm nhận sự ngọt ngào, du dương của âm thanh suối chảy

“Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa”

Ánh sáng dịu dàng, thanh khiết từ ánh trăng len lõi chiếu vào lá và hoa tạo nên vẻ đẹp lấp lánh. Hoa lá nghiêng bong trên mặt đất tạo nên những bức tranh lấp loá, lúc ẩn lúc hiện. Hoa lá cỏ cây và ánh trăng lồng quyện vào nhau, trăng đan vào cậy cổ thụ, trăng tràn vào hoa. Đó như một bức tranh tuyệt vời của đất nước. Bác đã làm mọi sự vật sống động qua nghệ thuật nhân hóa “lồng” để miêu tả đan xen cay lá và ánh trăng. Bác quả là một người đa cảm và có tâm hồn vô cùng phong phú! Trăng trở nên thú vị và lãng mạn trong cảnh khuya sáng ngời, lung linh, huyền ảo. Đọc thơ mà em cứ hình dung cảnh thơ như đang hiện lên mờ ảo trước mắt. Khung cảnh thật thơ mộng kết hợp với nhạc tạo nên một bức tranh đầy sinh động. Vì vẻ đẹp bất tận của mình, trăng là người bạn của các nhà thơ, ta khó có thể hững hờ với vẻ đẹp của trăng
“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ”

Đọc đến đây ai cũng nghĩ Bác vẫn còn thức vì trăng, vì sự cuốn hút của thiên nhiên nhưng người không chỉ xúc động trước vẻ đẹp của đất trời mà còn vì

“Chưa ngủ vì nỗi lo nước nhà”

Nước nhà đang bị giặc xâm lăng, giày xéo, bao người còn sống trong cơ cực, lầm than. Và để nhấn mạnh nỗi lo của mình, Bác đã điệp vòng “chưa ngủ” như láy lại tâm tư của Bác, một người luôn nặng lòng với quê hương. Hai câu thơ cuối giúp ta thấy rõ hơn con người của Bác. Một con người yêu thiên nhiên tha thiết nhưng cũng chính vì yêu thiên nhiên mà luôn lo cho sự nghiệp của đất nước.Đây chính là nỗi lòng, là tâm tình của vị lãnh tụ. Đồng thời ta cũng đã thấy Bác Hồ của chúng ta dẫu bận trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn dành thời gian để chiêm nghưỡng thiên nhiên, có lẽ thiên nhiên chính là người bạn giúp Bác khuây khoả, bớt đi sự vất vả mà Bác phải chăng chở suy tư. Từ đây, ta nhận thấy Bác là một người luôn biết hài hoà giữa công việc với tình yêu thiên nhiên và càng yêu thiên nhiên thì trách nhiệm đối với công việc càng cao bởi ta có thể nhận thấy đằng sau hình ảnh người ung dung ngắm trăng đó là một nõi khao khát về một đất nước thanh bình, để ngày ngày con người được sống tự do, hạnh phúc. Dường như trong Bác luôn xoáy sâu câu hỏi: Biết đến bao giờ đất nước mới đc tự do để con người thoả sức ngắm trăng? Đọc đến đây ta càng hiểu rõ hơn con người của Bác đó là một người luôn canh cánh trong lòng nỗi lo vì dân vì nước, vì đất nước Bác có thể hi sinh tất cả. Hình ảnh của Bác làm em dâng trào cảm xúc mến yêu, kính trọng Bác. Và ta đã luôn tự hỏi rằng: Có bao giờ Người được thảnh thơi để tận hưởng niềm vui của riêng mình? Bác thật vĩ đại trong tâm hồn em và của cả dân tộc Việt Nam. Qua bài thơ, ta cảm nhận được lòng yêu quê hương trong Bác thật sâu đậm, lớn lao và đã bắt gặp một tâm hồn thanh cao lồng trong cốt cách người chiến sĩ cộng sản. Tác phẩm là một bức tranh đẹp về quê hương, về con người và sự sự hài hòa giữa cảnh và tình.
Bài thơ đã khép lại trong niềm xúc động dạt dào. Bác đã để lại cho đời những vần thơ hay đầy ý nghĩa, những vần thơ đó đã khơi dậy trong em tình yêu thiên nhiên và niềm kính yêu vô hạn vị Cha già của dân tộc. Qua bài thơ này ta càng hiểu rằng trong hoàn cảnh nào, Bác vẩn giữ được thái độ bình tĩnh chủ động như vậy, mặc dù ẩn trong phong thái ung dung tự tại ấy là nỗi lo cho nước, nỗi thương dân. Trong cuộc đời 79 năm, Bác Hồ có biết bao đêm không ngủ vì nhiều lẽ nhưng điều khiến chúng ta cảm phục vô hạn đó là ý thức, trách nhiệm của Bác trước vận mệnh nước nhà. Ý thức ấy ở Bác không chút nào xao lãng.
 
R

riverflowsinyou1

6) Người thân
Tôi rất thương yêu ông bà, quý mến anh chị, kính trọng ba nhưng người mà tôi yêu quý nhất và kính trọng nhất là mẹ, người rất quan tâm chăm sóc cho tôi và để lại nhiều kỉ niệm khó phai.
Mọi người và cả tôi ai cũng được sinh ra và lớn lên trong vòng tay âu yếm của mẹ hiền. Vẫn biết bên mình có biêt bao nhiêu người thân yêu - đến trường ta có bạn bè thân thương, có ngôi trường thương mến, có thầy cô kính yêu hằng ngày vỗ về, dạy dỗ ... nhưng chắc chẵn có ai không cảm nhận được tình yêu thương đầy ắp, nồng ấm của người mẹ hiền đi theo ta đến suốt cuộc đời là cao cả nhất.

Tình yêu đó cứ lớn dần theo năm tháng, đến bây giờ khi bước chân vào trường trung học phổ thông ta mới phần nào hiểu được tình yêu thiêng liêng của mẹ.

Một sớm mai thức dậy, ta đã cảm nhận được bàn tay mẹ hiền ôm ấp đêm qua, giờ đây lại chuẩn bị nắm cơm buổi sáng trước lúc ta đến trường. Khi ta vào lớp, bàn tay mẹ lại tần tảo nắng mưa ngoài nương rẫy lo cho ta buổi cơm thường nhật, từng mảnh áo ấm trong những tiết trời lập đông. Cứ thế, tình mẫu tử luôn hiện hữu, cứ mãi chở che, mơn trớn, vỗ về, yêu thương, trìu mến trên mỗi nẻo đường con đến lớp.

Tình mẹ tràn đầy, trinh trắng như mặt nước hồ thu buổi sớm mà vẫn chân chất, mộc mạc, gần gũi tinh tươm tựa trang giấy học trò. Có lẽ khi con người còn chưa biết mặt chữ thì tình mẫu tử đã thể hiện đủ đầy, lung linh như ánh trăng rằm trong những câu ca dân gian xưa. Nay trên tất cả các phương tiện trao đổi thông tin, nghệ thuật, hình ảnh người mẹ lại càng được tôn vinh hơn nhưng chắc vẫn chưa bao giờ đủ để nói lên sự hy sinh và tình yêu người mẹ .

Còn nhớ như in những lúc học bài khuya, mẹ vẫn thức cùng tôi và ngồi bên may vá, khâu lại từng chiếc khuy, đắp bạ từng mãnh vai áo đã sờn. Ngồi bên tôi, chắc mẹ sợ tôi thức khuya không đủ sức mai dậy sớm đến trường, mẹ lại tất tả lo cho tôi từng ly nước cam ngọt lịm tình yêu thương.Tôi vẫn nhớ
hôm đó tôi bị sốt cao, phải nghỉ học. Mẹ đã thức suốt đêm để chăm sóc cho tôi, đút từng thìa cháo đậm đà tình thương của mẹ.

Cũng đã có nhiều lần phạm lỗi, sau cái nhìn nghiêm khắc của mẹ, tôi vẫn nhận được sự vỗ về bằng những lời khuyên mộc mạc, chân tình nhưng lắng sâu nỗi bao dung. Mỗi lần như vậy, tôi như lớn thêm lên, cứng cáp hơn lên và tự hứa với lòng sẽ không bao giờ phạm lỗi.
Mỗi người chỉ có một mẹ, thật độc ác khi ai đó chà đạp lên tình cảm mẹ con. Mẹ là người mang nặng, đẻ đau, nuôi nấng mình. Những ai không biết yêu quý mẹ, đáp lại tình cảm mẹ dành cho mình thì đó không phải là người. Đối với tôi, mẹ là người quan trọng trong cuộc đời tôi.
Nếu có một điều ước tôi sẽ ước chỉ một mà thôi: mẹ tôi sẽ luôn sống mãi. Vì mẹ là người quan trọng nhất đối với tôi trên đời.
 
R

riverflowsinyou1

7) Nụ cười của mẹ
Mẹ ơi, mẹ có biết, con yêu mẹ và nụ cười của mẹ biết bao không? Con yêu đến nỗi bao ngôn từ hoa mĩ đều không thể diễn tả hết mẹ ạ! Nụ cười của mẹ đẹp như ánh bình minh buổi sớm, nó thật rạng rỡ và trìu mến , và hơn hết con cảm nhận được tình yêu thương con chan chứa trong nụ cười dịu hiền ấy. Mẹ của con có gương mặt trái xoan thanh tú, đôi chân mày lá liễu với đôi má lúm đồng tiền duyên dáng. Đặc biệt hơn, luôn luôn thường trực trên gương mặt ấy nụ cười tươi tắn rạng rỡ. Mẹ rất hay cười và mỗi khi mẹ cười người ta thường khen nụ cười của mẹ rất duyên và đẹp. Nó tạo cảm giác rất bình yên và tin tưởng cho người đối diện. Con cảm tưởng mẹ như một thánh nữ tuyệt đẹp với nụ cười thánh thiện, dịu hiền toả hào quang rực rỡ. Mẹ ơi, trong mắt con mẹ mãi là người mẹ tuyệt nhất, đảm đang nhất, là người mà con yêu kính nhất và nụ cười của mẹ đẹp nhất trên thế gian này! Mỗi khi con ngoan, mẹ cười, một nụ cười trìu mến, chan chứa tình yêu thương và hạnh phúc. Con thấy tự hào vì đã làm được một điều gì đó khiến mẹ vui lòng, ngay cả những việc vô cùng nhỏ nhặt. Khi con đạt điểm cao, môi mẹ vẽ lên nụ cười mãn nguyện. Mẹ có biết, chỉ một nụ cười rạng rỡ hạnh phúc của mẹ đã đủ khiến con vui sướng biết mấy không hả mẹ! Chính nụ cười của mẹ đã động viên, khích lệ con cố gắng hơn nữa để mẹ mãi giữ nụ cười trên môi. Mẹ ơi! Mỗi khi có chuyện buồn,con sẽ luôn tìm đến mẹ để tâm sự, chia sẻ. Con biết mỗi khi như vậy, mẹ luôn luôn đưa ra lời khuyên tốt nhất cho con, an ủi, vỗ về trái tim đang tổn thương của con và hơn thế nữa, mẹ sẽ nở một nụ cười tin tưởng với ánh nhìn trìu mến, dịu dàng. Thật kì diệu! Nụ cười ấy như ánh nắng rọi xoa dịu nỗi buồn trong con, như một ngọn lửa hồng sưởi ấm tâm hồn con, tiếp thêm cho con sức mạnh để con tự đứng dậy sau những lần vấp ngã. Mẹ ơi, cảm ơn mẹ đã sinh ra con để con có thể thấy nụ cười của mẹ! Nhưng con vốn là một đứa trẻ ương bướng, và con biết con đã không ít lần khiến mẹ buồn lòng. Khi con thấy mẹ cố gắng cười gượng gạo, con cảm thấy rất ăn năn, bứt rứt và cả hối hận nữa, hối hận vì đã đánh mất nụ cười của mẹ. Trong lòng con cảm thấy thiêu thiếu cái gì đó, và đó chính là nụ cười rạng rỡ ấy- nụ cừơi mà con vẫn thường ngây người ngắm nhìn, nụ cười mà con trân trọng và nâng niu, nụ cười làm con cảm thấy sung sướng và niềm vui nhân lên gấp bội. Khi ấy, con đã hiểu được sự quan trọng của mẹ và nụ cười của mẹ trong cuộc đời con. Khi con đọc báo về những đứa trẻ mồ côi mẹ, con cảm thấy bất hạnh thay cho những đứa bé non nớt, không được ngắm nụ cười của người mẹ sinh ra chúng. Mẹ ơi, con tự hỏi có khi nào con sẽ không thể chiêm ngưỡng được nụ cười dịu hiền của mẹ nữa. Con sẽ ra sao nhỉ, nếu một ngày, nụ cười trên đôi môi mẹ vụt tắt, mẹ vĩnh viễn rời xa đứa con này của mẹ? Mặc dù con chưa bao giờ trải qua cảm giác đó nhưng con hiểu, lúc ấy, con sẽ vô cùng buồn bã, tim con như muốn vỡ ra từng mảnh vậy. Chẳng còn ai an ủi con lúc con buồn, chẳng còn ai động viên, khích lệ con khi con ngoan. Tâm hồn con sẽ lạnh lẽo hơn vì không được nụ cười của mẹ sưởi ấm. Con sẽ cô dơn và buồn bã biết bao! Bây giờ con xin tự hứa sẽ ngoan ngoãn, học giỏi hơn, đạt nhiều thành tích cao hơn để mẹ luôn cười thật tươi, mẹ nhé! Con ước sáng nào ngủ dậy, con cũng sẽ được nghe lời chào buổi sáng ngọt ngào của mẹ, mỗi khi đạt điểm cao, mẹ sẽ vui sướng, khen và động viên con, mỗi tối trước khi đi ngủ, con sẽ luôn đc nhận cái thơm âu yếm lên gò má, nhưng khao khát lớn nhất của con là luôn được nhìn thấy nụ cười trên môi mẹ không bao giờ tắt. Con yêu mẹ và nụ cười ấy nhiều lắm!
 
H

huutuanbc1234

Lá lành đùm lá rách
Thực tế lịch sử đã cho thấy trong bốn ngàn năm sống còn trên dải đất bên bờ biển Đông đầy sóng gió này,dân tộc Việt Nam chúng ta đã từng gánh chịu biết bao là thiên tai,dịch họa vô cùng ác liệt.Phép lạ nào đã giúp tổ tiên chúng ta vượt qua được mọi khó khăn,điêu đứng ấy để đứng vững cùng bè bạn năm châu ? Phải chăng là ở sức mạnh của tinh thần đoàn kết,tương trợ lẫn nhau ? Phải chăng là nhờ nhân dân ta đã
thực hiện đúng như câu tục ngữ mà từ bao đời nay cha ông ta đã truyền đời : “Lá lành
đùm lá rách” ?
Nội dung chứa đựng trong câu ấy có thể xem như một bài học về đạo lí làm
người,đồng thời phản ánh mối quan hệ tình cảm đậm đà trong xã hội ta ngày trước.
Đọc câu tục ngữ ấy lên,chúng ta hình dung được ngay một hiện tượng rất bình
thường trong sinh hoạt hàng ngày của nhân dân ta.Đó là dùng lá cây-lá chuối chẳng
hạn-để gói hàng.Nếu lá bị rách,người ta sẽ lấy một tấm lá khác lành lặn bọc lại bên
ngoài cho thêm chắc chắn.
Đó là nghĩa đen,nghĩa thực của câu tục ngữ.Thế nhưng về mặt nghĩa bóng thì
sao ? Hình ảnh “lá lành”,”lá rách” ở đây tượng trưng cho con người trong những hoàn
cảnh riêng khác nhau.”Lá lành” chỉ con người lúc yên ổn,thuận lợi,cuộc sống xuôi
chèo mát mái.Trái lại “lá rách” chỉ con người lúc khó khăn,sa cơ lỡ vận.Bằng lối nói
tượng trưng,dùng hình ảnh cụ thể và giản dị ấy,câu tục ngữ ngụ ý khuyên chúng ta
nên biết chia sẻ,giúp đỡ,thông cảm,xót thương những người bị rơi vào cảnh ngộ cùng
quấn,gieo neo.
Với nội dung vừa nói,câu tục ngữ trên đã biểu hiện mối quan hệ tình cảm tốt
đẹp,đậm đà của nhân dân ta từ xưa trong xã hội.Thật vậy,đoàn kết tương thân tương ái
vốn là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.Ngoài câu tục ngữ trên,người xưa còn
truyền đời các câu :
“Chị ngã em nâng”.
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”.
“Bầu ơi ! thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”…
Các câu trên đều khuyên nhủ ta hễ là đồng bào thì nên đoàn kết,hợp tác,chặt
chẽ với nhau trong tinh thần tương thân tương ái,không nên thờ ơ,ngoảnh mặt,quay
lưng trước nỗi bất hạnh của người khác mà trái lại phải luôn luôn quan tâm giúp
đỡ,đùm bọc,chở che người khó khăn,thất thế.Những người giàu có nên thương yêu
giúp đỡ cho những người nghèo khổ nhất là trong những khi họ gặp hoạn nạn tai ương
như lụt lội,cháy nhà,bệnh tật…Những người có địa vị cao,trách nhiệm lớn nên tạo
điều kiện,giúp đỡ quần chúng được sống một đời no ấm hạnh phúc.Đúng như tinh
thần của người xưa đã từng khuyên dạy :
“Thấy ai đói rách thì thương
Rét thường cho mặc,đói thường cho ăn”.
Trong đời sống xã hội,hoàn cảnh con người dễ thay đổi bất thường khi thành
công,khi thất bại.Có cái tính thương người như thể thương thân ấy,thì cuộc sống xã
hội mới tránh được mầm mống chia rẽ,xung đột,xây dựng được tình đoàn kết,tương
thân,tương ái.Điều đó đủ cho thấy lòng nhân ái hay tình cảm nhân đạo chính là một
phẩm chất tốt đẹp mà mỗi cá nhân cần phải có để lấy đó làm nền tảng xây dựng nên
một xã hội bình đẳng,thân ái.Cũng phải thấy rằng thờ ơ trước nỗi đau bất hạnh của kẻ
khác là một thói xấu,một thái độ ích kỉ,vô lương tâm.
Trong đời sống còn nhiều khó khăn của buổi đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội
hiện nay,hơn lúc nào hết,lòng nhân ái,tình cảm thương yêu,đùm bọc lẫn nhau ấy phải
được nâng lên thành ý thức tự giác ở mỗi con người chúng ta.
Câu tục ngữ được truyền tiếp bao đời nay đủ khẳng định truyền thống cao quý
trong đạo lí làm người của dân tộc ta.Chính nhờ sự đoàn kết keo sơn,tinh thần tương
thân tương ái đậm đà nên trải qua bao đời Bắc thuộc,Pháp thuộc,và Mĩ thuộc,nhân dân
ta vẫn bảo vệ được nền độc lập,bảo vệ được sự sống còn vững mạnh cho đến ngày
nay.
Tuy nhiên chúng ta cần phải nhận định,đánh giá đúng tinh thần của câu tục ngữ
này.Lá lành đùm lá rách nghĩa là người khỏe mạnh,bình yên phải giúp đỡ người yếu
đuối,khó khăn là một bổn phận cần thiết nhưng phải không được xuất phát từ động cơ
cá nhân thấp hèn và cũng không phải là hành động ban ơn trịch thượng kiểu bố thí mà
nhất thiết phải bắt nguồn từ lòng nhân ái hay tình cảm nhân đạo mà chúng ta vừa phân
tích ở trên.Cả người được giúp đỡ cũng vậy,không nên ỷ lại,hoàn toàn sống nhờ vào
tình thương xót của người khác để trở nên thụ động,biếng lười.Họ phải vươn lên xứng
đáng để làm nên mối quan hệ bình đẳng thân ái với người khác.
Tóm lại,tình yêu thương đùm bọc nhau là một truyền thống đẹp đẽ về đạo lí
làm người đã được dân tộc ta giữ vững và phát triển qua nhiều thế hệ,trải qua các giai
đoạn lịch sử của đất nước,nhất là trong khó khăn,hoạn nạn,dịch họa,thiên tai.
Ngày nay,truyền thống ấy cần được kế thừa và phát huy mạnh mẽ hơn nữa.Mỗi
người chúng ta phải có ý thức đoàn kết tương ái,tương thân,tương trợ nhau trong sinh
hoạt,học tập và sẵn sàng tích cực tham gia các công tác cứu trợ xã hội.Tuy nhiên,hơn
ai hết,thanh niên chúng ta cần chống tư tưởng ỷ lại,đề cao tinh thần tự lực cánh sinh.
 
Top Bottom