Toán 12 Một số bài toán vận dụng, vận dụng cao số phức

vangiang124

Cựu TMod Toán
Thành viên
22 Tháng tám 2021
1,199
2,901
346
21
Gia Lai
THPT Chuyên Hùng Vương
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: Cho số phức z thoả mãn [imath]|z-1-i|+|z-3-2i| =\sqrt5[/imath]. Giá trị lớn nhất của [imath]|z+2i|[/imath] bằng...?

Lời giải:

Gọi [imath]z=x+yi[/imath] và điểm [imath]M(x,y)[/imath] là điểm biểu diễn z trên mặt phẳng toạ độ

Ta có: [imath]|z-1-i|+|z-3-2i|=\sqrt5[/imath]

[imath]\iff \sqrt{(x-1)^2+(y-1)^2} +\sqrt{(x-3)^2+(y-2)^2} = \sqrt5[/imath]

Đặt [imath]A(1;1), B(3;2)[/imath] thì từ (1) ta có: [imath]AM+BM=\sqrt5[/imath]

Mặt khác [imath]AB=\sqrt5[/imath]

Suy ra M thuộc đoạn thẳng AB

Lại có: [imath]|z+2i|=\sqrt{x^2+(y+2)^2} =MC[/imath] với [imath]C(0;-2)[/imath]

Suy ra [imath]|z+2i|_{\max}=CB=5[/imath]

Câu 2: Cho hai số phức [imath]z,w[/imath] thay đổi thoả mãn [imath]|z|=3, |z-w|=1[/imath]. Biết tập hợp điểm biểu diễn của số phức [imath]w[/imath] là hình phẳng H. Tính diện tích hình H.

Lời giải:

Gọi [imath]M,N[/imath] lần lượt là các điểm biểu diễn [imath]z[/imath] và [imath]w[/imath] trong mặt phẳng [imath]Oxy[/imath]

Từ giả thiết [imath]|z|=3, |z-w|=1[/imath] suy ra [imath]OM=3[/imath] và [imath]MN=1[/imath]

Ta có [imath]OM-MN \le ON \le OM+MN[/imath]

[imath]\implies 2 \le ON \le 4[/imath]

Do [imath]|w| = ON[/imath] suy ra N thuộc hình vành khăn

Ảnh chụp Màn hình 2022-06-24 lúc 01.28.05.png

[imath]\implies H[/imath] là hình vành khăn giới hạn bởi hai đường tròn bán kính lần lượt là [imath]r=2,R=4[/imath]

[imath]S_H=\pi R^2-\pi r^2=\pi 4^2-\pi 2^2=12 \pi[/imath]

Câu 3: Gọi S là tập hợp các số thực m để phương trình [imath]z^2+3z+m^2-2m=0[/imath] có một nghiệm phức [imath]z_0[/imath] với [imath]|z_0|=2[/imath]. Tổng tất cả các phần tử trong S là

Lời giải:
TH1: [imath]z_0[/imath] là số thực

[imath]|z_0|=2 \iff \left[\begin{array}{l} z_0=2 \\ z_0=-2 \end{array}\right. \iff \left[\begin{array}{l} m^2-2m+10=0 (VN) \\ m^2-2m-2=0 \iff m=1 \pm \sqrt3 \end{array}\right.[/imath]

TH2: [imath]z_0[/imath] không phải là số thực

[imath]\iff \Delta=9-4(m^2-2m)<0 \iff m^2-2m>\dfrac{9}4[/imath] (1)

Vì phương trình [imath]z^2+3z+m^2-2m=0 \; (*)[/imath] có các hệ số thực và [imath]z_0[/imath] là nghiệm của [imath](*)[/imath] nên [imath]\overline{z_0}[/imath] cũng là nghiệm của [imath](*)[/imath]

Theo Vi-ét ta có [imath]z_0 .\overline{z_0}=m^2-2m \iff 4=|z_0|^2=m^2-2m[/imath] (thoả (1))

[imath]\iff m^2-2m-4=0 \iff m=1\pm \sqrt5[/imath]

Vậy tổng các phần tử của S bằng 4.

Câu 4: Cho số phức [imath]z[/imath] thoả mãn [imath]|4z+3i|=|4z-4+5i|[/imath]. Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức [imath]P=|z+i|+|z-3i|[/imath]

Lời giải:
Đặt [imath]z=x+yi[/imath]. Từ giả thiết ta có [imath]|4z+3i|=|4z-4+5i|[/imath]

[imath]\iff |4x+4yi+3i| = |4x+4yi-4+5i| \iff |4x+(4y+3)i|=|4(x-1) +(4y+5)i|[/imath]

[imath]\iff 16x^2+(4y+3)^2=16(x-1)^2+(4y+5)^2 \iff 2x-y-2=0[/imath]

Suy ra tập hợp điểm biểu diễn các số phức z thoả mãn [imath]|4z+3i|=|4z-4+5i|[/imath] là đường thẳng [imath]\Delta : 2x-y-2=0[/imath]. Gọi [imath]M(x;y) \in \Delta, A(0;-1), B(0;3)[/imath] thì [imath]P=MA+MB[/imath]

Dễ thấy [imath]A,B[/imath] nằm cùng phía so với [imath]\Delta[/imath] nên nếu lấy điểm [imath]A'[/imath] đối xứng với [imath]A[/imath] qua [imath]\Delta[/imath] thì [imath]P[/imath] nhỏ nhất khi [imath]M[/imath] là giao điểm của [imath]A'B[/imath] và [imath]\Delta[/imath]. Khi đó [imath]\min P =A'B[/imath]

Picture4.png

Phương trình [imath]AA': x+2y+2=0[/imath]

Toạ độ giao điểm [imath]I=\Delta \cap AA'[/imath] là nghiệm của hệ

[imath]\begin{cases} x+2y+2=0 \\ 2x-y-2=0 \end{cases} \iff \begin{cases} x=\dfrac{2}5 \\ y=-\dfrac{6}5\end{cases}[/imath]

[imath]\implies I\Big(\dfrac{2}5; -\dfrac{6}5\Big)[/imath]

[imath]\implies A' \Big(\dfrac{4}5; -\dfrac{7}5\Big)[/imath]

[imath]\implies \overrightarrow{A'B}=\Big(-\dfrac{4}5; \dfrac{22}5\Big)[/imath]

Vậy [imath]\min P=A'B=2\sqrt5[/imath]

Câu 5: Cho số phức [imath]z=a+bi \; (a;b \in \mathbb{R})[/imath] và thoả mãn [imath]|z-4-3i|=\sqrt5[/imath]. Tính [imath]P=a+b[/imath] khi [imath]|z+1-3i|+|z-1+i|[/imath] đạt giá trị lớn nhất.

Lời giải:

Picture3.png

Gọi [imath]M(a,b)[/imath] là điểm biểu diễn số phức [imath]z=a+bi (a,b \in \mathbb{R})[/imath].

Có: [imath]|z-4-3i|=\sqrt5 \iff (a-4)^2 + (b-3)^2=5 \implies M \in (C): (x-4)^2+(y-3)^2=5[/imath]

Gọi [imath]A(-1;3)[/imath] là điểm biểu diễn số phức [imath]z_1=4+3i[/imath] và [imath]B(1;-1)[/imath] là điểm biểu diễn số phức [imath]z_2=1-i[/imath]. Gọi [imath]I(0;1)[/imath] là trung điểm đoạn AB .

[imath]\implies |z+1-3i|+|z-1+i|=MA+MB[/imath]

Có [imath](MA+MB)^2 \le (1+1)(MA^2+MB^2) \le 2 \Big(2MI^2+\dfrac{AB^2}{2} \Big)[/imath]

[imath]\implies |z+1-3i|+|z-1+i| \le \sqrt{4MI^2+AB^2}[/imath]

[imath]\implies |z+1-3i|+|z-1+i|[/imath] đạt GTLN khi [imath]MI[/imath] lớn nhất [imath]\iff M \equiv F[/imath].

Gọi [imath]J[/imath] là tâm đường tròn [imath](C), J(4;3), R=\sqrt5[/imath] .

Phương trình đường thẳng [imath]IJ: x-2y+2=0[/imath] . Tọa độ giao điểm của [imath](C)[/imath] và đường thẳng [imath]IJ[/imath] là nghiệm hệ pt: [imath]\begin{cases} x-2y+2=0 \\ (x-4)^2+(y-3)^2=5 \end{cases}[/imath]

[imath]\iff \begin{cases} x=2,y=2 \\ x=6, y=4 \end{cases}[/imath]

Gọi [imath]E(2;2), F(6;4)[/imath] có [imath]IE>IF[/imath]

Vậy [imath]M \equiv F(6;4) \implies z=6+4i \implies P=10[/imath]

________
Xem thêm Một số dạng vận dụng, vận dụng cao về cực trị của hàm số
 
Top Bottom