Một số bài tập Hóa học tổng hợp (180')

L

luckystar_lthh

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1
1. Để hòa tan một tấm Zn trong dd HCl ở 20 độ C cần 27 phút, cũng tấm Zn đó tan hết trong dd HCl nói trên ở 40 độ C trong 3 phút. Hỏi để hòa tan hết tấm Zn đó trong dd HCl trên ở 55 độ C hết bao nhiêu thời gian?
2. Hãy giải thích lí do vì sao trong phân tử H2O, NH3 các góc liên kết HOH (
eq.latex
) và HNH (
eq.latex
) lại nhỏ hơn góc tứ diện?
3. Cho hốn hợp cân bằng trong bình kín áp suất 1 atm : N2O4 (k) <===>2 NO2 (k) (1)
Thực nghiệm cho biết: ở 35 độ C M trung bình của hh = 72.45g/mol
ở 45 độ C M trung bình của hh = 66.80g/mol
a. Hãy xác định độ phân li của N2O4 ở mỗi nhiệt độ trên
b. Tính hằng số cân bằng
eq.latex
của pư (1) ở mỗi nhiệt độ trên. Từ đó cho biết pư theo chiều nghịc của (1) là thu nhiệt hay tỏa nhiệt? Giải thích?
Câu 2
1. Hòa tan hoàn toàn hh X gồm Zn, FeCO3, Ag bằng lượng dư dd HNO3, thu đc hh khí A gồm 2 chất khí ( trong đó có 1 khí hóa nâu trong kk) có tỉ khối đối với H2 bằng 19.2 và dd B. Cho B tác dụng hết với dd NaOH dư tạo kết tủa. Lọc kết tủa đêm nung ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu đc 5.64g chất rắn. Tính khối lượng của hh X. Biết trong X khối lượng FeCO3 bằng khối lượng của Zn, mỗi chất rắn trong X khi tác dụng với dd HNO3 ở trên chỉ cho một sản phẩm khử duy nhất.
2. Có 2 kim loại A và B. Nguyên tử khối đều gồm 2 số hạng a và b ( a, b khác 0 và a > b). Khối lượng nguyên tử của A là
eq.latex
và của B là
eq.latex
. Hiệu 2 nguyên tử khối nhỏ hơn 10. Tổng số 2 nguyên tử khối nằm trong khoảng từ 100 đến 140. Tìm A, B
Câu 3
Một hợp chất B chứa C, H, O có công thức phân tử trùng công thức đơn giản nhất. Khi phân tích a gam B thấy tổng khối lượng cacbon và hidro trong đó là 0.46g. Để đốt cháy hoàn toàn a gam B cần 0.896l oxi (đktc). Sản phẩm chãy dẫn qua bình đựng dd NaOH dư thấy khối lượng bình tăng 1.9g
a. Tìm công thức phân tử của B và tính a
b. Xác định CTCT của B biết khi cho a gam B tác dụng với Na đc khí H2 bay ra. Còn khi cho a gam B tác dụng vừa đủ với dd NaOH 0.1M thì số mol NaOH cần dùng bằng số mol H2 bay ra ở trên và cũng bằng số mol B đã pư
Tính V hidro và V NaOH đã dùng
Câu 4
Công thức đơn giản của axit cacboxylic mạch thẳng A là ( CHO)x , cứ 1 mol A tác dụng hết với NaHCO3 giải phóng 2 mol khí CO2. Dùng P2O5 hút nước của A ta thu đc chất B có cấu ạo mach vòng
1. Viết CTCT và goi tên A, B
2. Cho A tác dụng với dd thuốc tím, oxi hóa hơi benzen thu đc B, CO2, H2O. Viết các ptpu
Câu5
Hòa tan hết 4.08g hh A gồm một kim loại và oxit của nó chỉ có tính bazo trong 1 lượng vừa đủ V ml dd HNO3 4M thu đc dd B và 0.672l NO duy nhất (đktc). Thêm vào B một lượng dư dd NaOH, lọc rửa kết tủa, nung đến khối lượng không đổi thu đc m gam chất rắn C. Lấy 1g C để hòa tan hết nó phải dùng vừa đủ 25ml dd HCl 1M
a. Xác định ki loại và oxit của nó trong A. Tính % theo khối lượng mỗi chất
b. Tính V và m
Câu 6
Đốt một lượng hợp chất A ( chứa cC, H, O) cần dùng 0.36 mol O2 sinh ra 0.48 mol CO2 và 0.36 mol H2O. PTK của A < 200 u
a. Xác định CTPT của A
b. Xác định CTCT cảu A biết 0.1 mol A tác dụng vừa đủ với 0.2 mol NaOH tạo ra dd có muối B và một hợp chất hữu cơ D không phải là hợp chất hữu cơ tạp chức . 0.1 mol A pư với Na tạo ra 0.1 mol H2
Câu 7
1. Viết ptpu biểu diễn dãy chuyển hóa sau:

A1---( NaOH)----> A2---(HCl)---> A3 ---(O2)---> A4 --(NH3)--->A5---(Br2)-->A6---(BaCL2)-->A7--(AgNO3)-->A8
Biết A1 gồm 7 nguyên tử chứa S và 2 ng tố khác và có PTK= 51
2. So sánh và giải thích tính axit và nhiệt độ nóng chảy giữa o-nitrophenol và m-nitrophenol
-------------HẾT------------------
 
T

thang2807

admin xoá dùm admin xoá dùm admin xoá dùm admin xoá dùm
 
Last edited by a moderator:
H

ha_van_linh2002

cái đề này sao mà quá đơn giản
mà bạn Hạnh chưa học hết cao cự giác tập II à,câu 1.3 câu 3 và câu 4 là trong quyển đó..
còn 1 số bài cũng khó đấy nhưng nói chung là dễ đến 80% hjhj-đừng bảo tui hay nói phét nha...
nhắc nhở bạn! tránh tình trạng spam bài viết bạn nên post bài có nội dung cần thiết hơn chứ ko phải như thế này ( nhắc nhở luôn cho các bài viết trong pic này! )
 
Last edited by a moderator:
H

ha_van_linh2002

câu 2.1 là đề thi giáo viên giỏi tỉnh 2007-2010 biện luận tí là được chú ý là Zn tạo Nh4NO3, Ag tạo NO,FeCO3 vừa tạo NO vừa tạo CO2-liên hệ với tui lấy bản full cả đề và đáp án làm cho vui..
 
H

ha_van_linh2002

Câu2.2 làm hay hay nhung túm lại chỉ toàn là toán học lớp 5
giả thiết 1:ab-ba=9a-9b<10 vì 9(a-b) chia hết cho 9 nên vế phải cũng phải có 1 số chia hết cho 9 đó chỉ có thế là 9--> a=b+1
Giả thiết 2:100<ab+ba=11a+11b<140-> 9.09<a+b<12.72-> a+b =10 hoặc 11 hoặc 12
chỉ có thể là a+b=11 từ đó a=6;b=5 quá dễ là 56 và 65 hehehe
 
H

ha_van_linh2002

câu 3 C7H8O2
CTCT vừa là phenol vừa là ruợu tự viết CTCT hehe-xin lỗi đã spam đang kiếm bài nhìn cho nó máu mà...
Câu 5 đây ko phải là Cu thì là kl gì?????
Câu 6 C4H6O5 cũng quen quen trong ccg tập II thì phải
CTCT HOOC-COO-CH2-Ch2-OH chú ý D ko tạp chức chứ D vẫn đồng chức hj
Câu 7 NH4HS Na2S H2S SO2 đến đay là quá dễ rồi tự làm tiếp..
câu này giống 1 phần trong đề hsg tỉnh nghệ An
chỉ có câu 1.1 và 1.2 là chưa làm đuọc đề này ...dễ như đề hsg tỉnh vậy hehehe
o-nitrophenol có khả năng tạo liên kết H nội phân tử còn m--nitrophenol thì ko do đó các bạn tự so sánh.
 
L

luckystar_lthh

câu 2.1 là đề thi giáo viên giỏi tỉnh 2007-2010 biện luận tí là được chú ý là Zn tạo Nh4NO3, Ag tạo NO,FeCO3 vừa tạo NO vừa tạo CO2-liên hệ với tui lấy bản full cả đề và đáp án làm cho vui..
Vậy là Zn tạo NH4NO3 ah? Hóa ra là sai ở chỗ này, tại vì tui thấy đề cho "mỗi chất trong X khi tác dụng với dung dịch HNO3 chỉ cho một sản phẩm khử" nên nghĩ là Zn cũng chỉ cho ra NO thôi, nên giải ra thấy nghiệm âm tưởng đâu đề sai chứ. Mà cái này lúc mà lọc kết tủa rồi nung đến khối lượng không đổi thu đc Fe2O3 với Ag kim loại ...
 
H

havard_time

Câu 1
1. Để hòa tan một tấm Zn trong dd HCl ở 20 độ C cần 27 phút, cũng tấm Zn đó tan hết trong dd HCl nói trên ở 40 độ C trong 3 phút. Hỏi để hòa tan hết tấm Zn đó trong dd HCl trên ở 55 độ C hết bao nhiêu thời gian?
---

Lâu rồi không học mấy cái này
Từ giả thiết thấy khi tăng nhiệt độ lên [tex] 20^o [/tex] thì tốc độ pư tăng 9 lần
Áp dụng công thức:

[tex] V_{t^o_2} = V_{t^o_1} . \gamma ^{t^o_2-t^o_1/^{20}} [/tex]

trong đó gamma là hệ số nhiệt độ của tốc độ phản ứng, cho biết tốc độ pư tăng bao nhiêu lần khi tăng 20độ
=> [tex] V_{55}= V_{20} . 9^{(55-20)/20} = 46,7653718 = a [/tex] lần

=> thời gian là : 27/ a = 0,57735 phút = 34,64 giây
 
Last edited by a moderator:
H

ha_van_linh2002

Toàn là cao thủ haha-mjình đúng là còn kém nhiều--mà cứ đâu phải tăng 20 độ là tốc độ pư tăng lên 2 lần đâu--đề đâu nói thế???//rõ ràng là có vấn đề--chắc là mình sai nhưng vẫn góp ý--đừng xóa bài nha chichi_huahua he2
 
Top Bottom