Một bài tập nhiều các câu hỏi

N

niule

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.


1 Em có biết giai thoại nào về tình yêu trăng của Lí Bạch ko? Tình yêu trăng cho em hiểu j về con người nhà thơ
2 Cảnh đêm thanh tĩnh đc gợi tả bằng hình ảnh tiêu biểu nào? Hình ảnh đó có j độc đáo
3 Em hãy chứng minh : Tinh quê hương thấm đẫm trong Tĩnh dạ tứ
4 Trong bài thơ tĩnh dạ tứ có những động từ nào diễn tả hành động và tâm trạng của chủ thể trữ tình? Những động từ đó có quan hệ với nhau ntn?
5.Cấu trúc văn bản thường có 3 phần nêu nội dung của từng phần.
6 Trong bài ca dao sau : trông trời,trông đất,trông mây
trông mưa,trông nắng,trông ngày, trông đêm
trông cho chân cứng, đá mềm
trời êm bể lặng mới yên tấm lòng
a) Xác định giá trị nội dung và nghệ thuật cần đc đề cập tới trong quá trình nêu cảm nghĩ về bài ca dao
b)Lập dàn ý hoàn chỉnh: phát biểu cảm nghĩ về bài ca dao
7 Lập dàn ý cho bài phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Qua Đèo Ngang. Dựa vào dàn ý đã lập hãy viết phần mở bài
8 Viết bài phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh Khuya của HCM ( khoảng 15 dòng)
9 Em có nhận xét j về chữ ngẫu trong nhan đề bài thơ Ngẫu Nhiên Viết Nhân Buổi Mới Về Quê
10 Lúc trở về quê, tác giả đã nghĩ những j về cuộc đời mình để viết hai câu thơ
Khi đi trẻ, lúc về già
Giọng quê vẫn thế,tóc đã khác bao
11 Tình huống độc đáo tạo nên Hồi hương ngẫu thư
12 Ngẫu Nhiên Viết Nhân Buổi Mới Về Quê và Tĩnh dạ tứ tuy khác nhau về tác giả nhưng có điểm chung về nội dung tình cảm. Hãy chỉ ra điểm chung này
13 Chọn một cặp từ trái nghĩa để đặt câu
 
L

leo345

MỞ BÀI:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
- Nội dung bài thơ.
còn đây là mở bài hoàn chỉnh.

Bà huyện Thanh Quan là một nhà thơ tài năng. Bà tên thật là Nguyễn Thị Hinh[1805 - 1848] là một trong .Bài"Qua đèo ngang" được sáng tác khi nhà thơ bước tới Đèo Ngang lúc chiều tà, cảm xúc dâng trào lòng người. Bài thơ “Qua Đèo Ngang” là tiếng nói của một người mà trở thành khúc tâm tình của muôn triệu người, nó là bài thơ một thời mà mãi mãi – bài thơ non nước.Vì thế bài thơ tả cảnh Đèo Ngang vào thời điểm ấy đồng thời nói lên nỗi buồn cô đơn, nỗi nhớ nhà của người lữ khách - nữ sĩ.
 
H

huuthuyenrop2

Theo mình biết
Lí Bạch xa quê từ nhỏ. Hồi nhỏ ông thường lên núi gần nhà ngắm trăng, rồi ông rời xa quê đi chu du thiên hạ rồi ko về quê nên mỗi lần nhớ quê ông thường ngắm trăng rồi từ đó suy ra những bài thơ như tĩnh dạ tứ
 
L

leo345

Trăng là chủ đề sáng tác, là cảm hứng của các thi nhân và Bác Hồ không chỉ là chiến sĩ mà còn là một nhà thơ lớn có tình yêu thiên nhiên với tâm hồn nhạy cảm. Trong những năm đầu ở chiến khu Việt Bắc, trong một đêm trăng đẹp, Bác đã sáng tác ra bài thơ Cảnh khuya để lại trong em nhiều cảm xúc. Bài thơ “Cảnh khuya” thể hiện tình yêu thiên nhiên song hành cũng là tình yêu nước sâu đậm của Bác trong một đêm trăng ở núi rừng Việt Bắc.Tiếng gọi của “nỗi nước nhà” luôn thao thức ở lòng Người đã bắt gặp tiếng suối trong như tiếng hát của rừng núi thiên nhiên và hai âm thanh đó hòa hợp, ngân dài, vang sâu suốt cả bài thơ.Rõ ràng là nhân sinh quan cách mạng đã làm đẹp tình yêu của người chiến sĩ.Thiên nhiên ấy là biểu hiện đặc biệt của một tầm nhìn, một quan niệm triết lí, nhân sinh tiến bộ và những cảm xúc thẩm mĩ cao đẹp.
 
H

huuthuyenrop2

Câu 10+11:
Tình huống là Hạ Tri chương xa quê đã lâu từ khi đỗ đạy cho đến khi bãi chức nên ông về quê qua đó có câu Khi đi trẻ, lúc về già . Tuy ông đã già nhưng ông vẫn viết 1 câu để tỏ lòng nhớ quê và mình là người ở mảnh đất này "Giọng quê vẫn thế,tóc đã khác bao"
Nhưng những gì ông mau đợi lại trái ngược lại bị coi là khách của quê hương qua 2 câu còn lại nên rất buồn
 
B

biobaby

Câu 1
Thời kỳ sau của Lý Bạch ít được chú ý, đến khi Đường Đại Tông - một người yêu thơ Lý Bạch - lên ngôi thì ông đã không còn nữa rồi. Có người bảo ông chết do bệnh, nhưng trong dân gian còn lưu truyền một chuyện đẹp đẽ về cái chết của Lý Bạch:
Tại sông Thái Trạch, huyện Đang Đồ, trong một đêm rằm, Lý Bạch đang say xỉn trên bờ sông, thấy trăng in đáy nước đẹp quá, liền nhảy xuống với bắt mà chết đuối. Nơi đó có một cái đài, người sau đặt tên là Tróc nguyệt đài (Đài bắt trăng). Chuyện này được Đỗ Phủ, Vương Định Bảo, Hồng Dung Trai ghi lại.
Câu 9
Ngẫu thư là ngẫu nhiên viết chứ không phải tình cảm bộc lộ ngẫu nhiên. Tác giả không chủ động viết khi mới về quê. Nhưng tại sao lại ngẫu nhiên viết? Điều ấy đọc hết bài thơ mới rõ. Tình huống đầy kịch tính ở cuối bài là cái cớ để tác giả viết bài thơ này. Nhưng đàng sau cớ ấy là tấm lòng với quê hương. Chữ “ngẫu” không làm giảm ý nghĩa của tác phẩm mà nâng nó lên gấp bội.
Câu 5: bố cục 1 văn bản thường có 3 phần

Mở bài : giới thiệu chung về... (tuỳ theo đối tượng được nói đến và phương thức biểu đạt)
Thân bài : diễn đạt chi tiết về nội dung mình cần nói đến (cũng tuỳ theo đối tượng được nói đến và phương thức biểu đạt)
Kết bài : nêu nhận xét (hoặc cảm nghĩ, ....)

(sưu tầm 2 câu đầu từ google)
 
B

biobaby

Vì nhà nghèo nên ba mẹ nó phải chạy ngược chạy xuôi để lo tiền cho nó đi học.

...............

...............
 
Top Bottom