mong thầy Ngọc lập topic trao đổi về các đề thi thử của thầy !!!!

S

slimhelu

H

hocmai.vukhacngoc

mong thầy lập pic để cùng nhau trao đổi về những đề thi thử đại học của thầy ! hi vọng thầy sẽ cho thêm vài đề thi thử nữa để các bạn trao đổi với nhau ! rất cảm ơn thầy !

Thầy đã giúp các bạn tới hết khả năng của thầy rồi và sẽ vẫn giúp các bạn nếu còn có thể.

P/S: thầy nhớ là bạn slimhelu là một trong những người băn khoăn trăn trở với khóa học của thầy, bài tập của thầy và đề thi của thầy nhất thì phải, ^^ hi vọng là bạn sẽ cảm thấy được bù đắp phần nào qua các đề thi thử vừa rồi.
 
S

slimhelu

Câu 19: Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C4H14O3N2. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH thì
thu được 2 chất khí ở điều kiện thường đều có khả năng làm xanh giấy quỳ ẩm. Số công thức cấu tạo phù
hợp của X là:
A. 4. B. 5. C. 3. D. 2.

câu này ai biết thì giải hộ ??

Câu 9: Cho 1,32 gam (NH4)2SO4 tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng thu được một sản phẩm khí.
Hấp thụ hoàn toàn lượng khí trên vào dung dịch chứa 3,92 gam H3PO4. Muối thu được là
A. NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4. B. (NH4)3PO4.
C. NH4H2PO4. D. NH4H2PO4 và H3PO4.

câu này ai biết giải hộ ?

Câu 6: Tiến hành phản ứng nhiệt phân hỗn hợp X gồm butan và heptan (tỉ lệ mol 1:2) thì thu được hỗn
hợp Y có tỉ khối so với H2 là a (giả sử chỉ xảy ra phản ứng crackinh tạo thành ankan và anken với hiệu
suất 100%). Kết luận nào dưới đây là đúng?
A. 12,9 ≤ a ≤ 21,5. B. a = 21,5. C. 16 ≤ a ≤ 21,5. D. 12,9 ≤ a ≤ 16.

câu này ai biết thì giải hộ ?

vì thời gian còn ít mà box hóa thì hỏi cho cả tuần lễ không ai trả lời ! mong thầy hoặc các bạn nào biết thì giải đáp hộ cảm ơn nhiều !
 
Last edited by a moderator:
S

smystery32

Câu 9: Cho 1,32 gam (NH4)2SO4 tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng thu được một sản phẩm khí.
Hấp thụ hoàn toàn lượng khí trên vào dung dịch chứa 3,92 gam H3PO4. Muối thu được là
A. NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4. B. (NH4)3PO4.
C. NH4H2PO4. D. NH4H2PO4 và H3PO4.

Bg:
Số mol (NH4)2SO4 = 0.01
Pứ với NaOH dư tạo ra NH3
(NH4)2SO4 -----> 2NH3
-----0.01---------> 0.02

Số mol H3PO4 = 0.04
Ta xét tỉ lệ n(NH3)/ n(H3PO4) = 1/2
---> chỉ tạo ra muối (NH4)H2PO4 và dư H3PO4

=> D.

Câu 6: Tiến hành phản ứng nhiệt phân hỗn hợp X gồm butan và heptan (tỉ lệ mol 1:2) thì thu được hỗn
hợp Y có tỉ khối so với H2 là a (giả sử chỉ xảy ra phản ứng crackinh tạo thành ankan và anken với hiệu
suất 100%). Kết luận nào dưới đây là đúng?
A. 12,9 ≤ a ≤ 21,5. B. a = 21,5. C. 16 ≤ a ≤ 21,5. D. 12,9 ≤ a ≤ 16.

Bg:
Giả sử có 1 mol C4H10 ---> 2 mol C7H16
M(tb) = (56*1 + 100*2)/3 = 86

Vì phản ứng crackinh tạo thành ankan và anken với hiệu suất 100% nên hỗn hợp sau không có H2 va có số mol gấp đôi hỗn hợp trước
---> M(t)/M(s) = n(s)/n(t)
<-> M(s) = 43 = 2a
<-> a = 21.5

=> B.

Câu 10: Cho các chất: amoniac (1); anilin (2); p-nitroanilin (3); p-metylanilin (4); metylamin (5);
đimetylamin (6). Thứ tự tăng dần lực bazơ của các chất là:
A. (3) < (2) < (4) < (1) < (5) < (6). B. (2) < (3) < (4) < (1) < (5) < (6).
C. (2) > (3) > (4) > (1) > (5) > (6). D. (3) < (1) < (4) < (2) < (5) < (6).

Theo mình nghĩ thì p-nitroanilin có nhóm -NO2 hút e làm cho tính bazơ giảm nên tính bazơ của p-nitroanilin yếu hơn anilin
 
Last edited by a moderator:
S

slimhelu

câu 6 mình giải giống bạn nhưng đáp án là A bạn à !
còn câu 10 mình nhầm vì cứ tưởng (2) là p-nitroanilin !
còn câu 9 thật sự mình không hiểu tại sao lại như vậy !
 
S

smystery32

câu 6 mình giải giống bạn nhưng đáp án là A bạn à !
còn câu 10 mình nhầm vì cứ tưởng (2) là p-nitroanilin !
còn câu 9 thật sự mình không hiểu tại sao lại như vậy !

Đây nhé mình viết lại câu 9 rõ ràng:
Bg:
Số mol (NH4)2SO4 = 1.32/132 = 0.01
Pứ với NaOH dư tạo ra NH3
2NaOH + (NH4)2SO4 ---> Na2SO4 + 2NH3 + 2H2O
-------------------1-------------------------> 2 -------------
-----------------0.01----------------------> 0.02-----------

Số mol H3PO4 = 3.92/98 = 0.04
NH3 + H3PO4 ---> (NH4)H2PO4
0.02--->0.02----------->0.02-----

Suy ra H3PO4 dư 0.02 mol, vậy hỗn hợp sau phản ứng gồm có: (NH4)H2PO4 và H3PO4 dư

=> D.

P/S:bài trước mình viết thiếu
Còn câu 6 tại sao là A hả bạn?
 
T

trunghieu1

Câu 6 sai rồi , sản phẩm của heptan sau khi ***** có thể tiếp tục ***** ...
 
T

tieuphong_1802

Câu 19: Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C4H14O3N2. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH thì
thu được 2 chất khí ở điều kiện thường đều có khả năng làm xanh giấy quỳ ẩm. Số công thức cấu tạo phù
hợp của X là:
A. 4. B. 5. C. 3. D. 2.
- X sẽ có dạng (R1NH3,R2NH3)CO3 vs R1 + R2 = 3 = 3 + 0 = 2 + 1 => 3 đồng phân
 
Top Bottom