mong bạn giúp mình

K

konasu_naruto

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

mấy bạn ơi tình hình gấp lắm,mai có kiểm tra rồi mấy bạn giúp mình hỏi mấy cái này với trong bài những câu hát châm biếm
1/ Bài 1 giới thiệu về chú tôi như thế nào........
2/ Bài hai nhại lời của ai nói với ai?................
..................................................................
đại loại là bốn câu hỏi trong sách giáo khoa ngữ văn 7
các bạn làm ơn giúp mình với/:)/:)/:)/:)/:):)>-:)>-:)>-:)>-:)>-|-)=((=((=((=((=((=((=((=((=((=((=((=((=((=((=((=((=((=((=((=((=((=((=((=((=((=((=((=((=((=((=((=((=((=((=((=((=((=((
 
Y

yumi_26

1/ Bài 1 "giới thiệu" về chú tôi để rêu rao cầu hôn, chân dung gồm mấy nét giễu cợt, mỉa mai như sau:
- "hay tửu hay tăm": nghiện rượu.
- "hay nước chè đặc": nghiện chè đậm
- "hay nằm ngủ trưa" và ban ngày thì ước "những ngày mưa", ban đêm thì ước "đêm thừa trống canh": nghiện ngủ.
Như vậy, rõ ràng "chú tôi" là người có nhiều tật, đã rượu, chè lại còn thêm lười biếng. Thông thường, giới thiệu việc nhân duyên, người ta phải nói tốt. Nhưng đây thì ngược lại. Đó là cách nói ngược để châm biếm "chú tôi".
Hai dòng đầu của bài ca vừa để bắt vần, vừa để chuẩn bị cho việc giới thiệu nhân vật. Đây là hiện tượng thường gặp trong các bài ca dao.
Bài này châm biếm hạng người vừa nghiện ngập vừa lười biếng trong xã hội.
 
Last edited by a moderator:
Y

yumi_26

2/ Bài 2 nhại lời thầy bói nói với người đi xem bói. Ở đây, lời của thầy bói là kiểu nói nước đôi, nói những chuyện hiển nhiên. Thế nhưng thầy bói dùng cái trò ấu trĩ này để lường gạt những lời nhẹ dạ cả tin. Bài ca dùng chính lời của thầy bói để nói ra bản chất của thầy bói. Đó là nghệ thuật "gậy ông đập lưng ông" để gây cười, châm biếm sâu sắc.
Bài ca dao này phê phán những kẻ hành nghề mê tín, lừa bịp, lợi dụng sự non dạ của người khác để kiếm tiền. Đồng thời, nó cũng châm biếm những người mê tín mù quáng, thiếu hiểu biết như ông thầy bói *** nát kia.
Bài ca dao có nội dung tương tự:
Chập chập thôi lại cheng cheng
Con gà trống thiến để riêng cho thầy
Đơm xôi thì đơm cho đầy
Đơm vơi thì thánh nhà thầy mất thiêng!
 
Y

yumi_26

3/ Mỗi con vật trong bài 3 là tượng trưng cho 1 loại người, 1 hạng người. "Con cò" tượng trưng cho người nông dân, hạng người dân thường, người nghèo ở làng xã. "Cà cuống" tượng trưng cho những kẻ tai to mặt lớn như xã trưởng, lí trưởng, hạng người lợi dụng quyền thế, lợi dụng cơ hội để có miếng ăn. "Chim ri, chào mào" tượng trưng cho loại người giống như cai lệ, lính lệ trong làng, đây là hạng người cũng có chút ít quyền lực, thường thừa cơ ăn theo. "Chim chích" dễ làm ta liên tưởng tới những anh mõ đi rao việc làng trong xã hội xưa.
Việc chọn các con vật để miêu tả, "đóng vai" như thế thật là lí thú. Vì các con vật là hình ảnh sinh động của đủ loại, đủ hạng người trong 1 đám tang. Từ người bị nạn đến người lợi dụng tai nạn người khác để chè chén kiếm phần. Qua đó, nội dung bài ca dao trở nên châm biếm, phê phán sâu sắc hơn.
Cảnh tượng trong bài hoàn toàn ko phù hợp với 1 đám tang. Cái chết thương tâm, cái tang tóc của gia đình con cò trở thành dịp ăn nhậu, lao xao chia phần 1 cách vô lối.
Bài ca này phê phán, châm biếm hủ tục ma chay trong xã hội cũ. Đến nay hủ tục này vẫn còn.
 
K

konasu_naruto

cảm ơn bạn nha,nếu vậy thì mình happy birthday to you vậy

Bạn lưu ý cách post bài ở box Văn, bạn đang spam đấy, nhắc nhở lần 1. Nếu còn tái phạm sẽ ban thẻ đấy!
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom