Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Với rất nhiều học sinh, môn Văn là một nỗi ám ảnh vì nhiều lí do: khó học thuộc, không có ý tưởng làm văn, đầu óc thiếu tưởng tượng,..
Bản thân mình học văn cũng lọt top 5 của khối, nhưng vẫn thấy không đồng tình ở một vài điểm trong cách dạy và học môn Văn của Việt Nam.
Xin trích lại một bài báo đăng trên số báo Học Trò Cười đặc biệt cuối tháng 11 – 2014, một bài phỏng vấn như chỉ có ý đùa cợt, những sau đó là một vấn đề nghiêm túc và đáng phải suy ngẫm:
Phóng viên: Thưa thầy, biện pháp nào có ý nghĩa nhất của quản lí giáo dục trong thời gian vừa qua?
Thầy giáo: Biện pháp cân cặp học sinh. Và thấy cặp quá nặng.
PV: Trong ấy chủ yếu là cái gì, thưa thầy? Bánh mì, bi ve, đồ chơi hay truyện tranh?
TG: Ồ, chủ yếu là sách giáo khoa.
PV: À, sách giáo khoa là sách phổ biến kiến thức, cần cho học sinh lắm.
TG: Chưa chắc. Đôi khi có những môn mà sự khuôn mẫu phải tránh xa. Ví dụ như môn văn chẳng hạn.
PV: Vâng, chất lượng môn văn hiện nay là một vấn đề rất đáng nói. Theo thầy, tại sao học sinh lại học văn kém thế?
TG: Đầu tiên phải xác định thật rõ, học văn là học cái gì? Tôi cho đó là học 2 thứ: biết nhận thức cảm xúc của người khác và biết miêu tả cảm xúc của mình. Mà cảm xúc chỉ hình thành khi có những rung động bản thân. Tại sao phần lớn các nhà văn, đặc biệt là các đại văn hào, đều không tốt nghiệp các trường viết văn! Tại vì những rung động của họ đến một cách không thụ động.
PV: Khi đưa cho học sinh một tập sách giáo khoa, những bài văn mẫu...
TG: ... là ta đã đưa ra một mớ tiêu chuẩn. Do lười hoặc kém suy nghĩ, họ có thể không làm gì khác là chỉ “vận dụng” các tiêu chuẩn này. Hậu quả là văn học trở nên khô như ngói... Hãy quan sát một thực tế lạ lùng: Trẻ con đọc truyện thì thích thú nhưng học văn thì nhàm chán. Mặc dù hai thứ đó rất gắn với nhau. Rõ ràng là trong sách, văn học đã bị cắt ra từng miếng và đưa vào đầu lũ trẻ dưới dạng thức ăn khô.
PV: Cái nguyên tắc giáo dục là dạy cách khám phá chứ không phải dạy cách thuộc lòng...
TG: ... là cực kì sâu sắc trong việc giảng dạy môn văn. Ví dụ như học về thơ, thay vì chỉ có thơ trong sách, hãy giao cho học sinh mỗi em tìm lấy một bài, hay chí ít, một đoạn cho riêng mình và đọc to lên. Ta trao cho học sinh cái quyền được khám phá.
PV: Như thế có thể làm các nguyên tắc đổ nhào không ạ?
TG: Chưa chắc. Rất nhiều môn khoa học và nghệ thuật có chung một đặc tính: chúng tỏa sáng khi được chạm vào. Nếu các đứa trẻ cảm thấy quá trình học văn là một quá trình tự do tìm hiểu thì dần dần chúng sẽ có phản xạ và tiếp thu được một cách thích thú những phản xạ từ các áng văn chương.
PV: Còn nếu như ngược lại...
TG: ... niềm ham thích văn học trong chúng sẽ trở nên tàn lụi, nó chỉ còn là những quan niệm được “quy định” nên theo. Cách đây ít lâu, tại một buổi thảo luận về nhà văn nọ, có học sinh hăm hở tới dự vì có đọc sách của ông ta, nhưng các thầy cô hôm đó lại chỉ cho thảo luận về những đoạn văn nào đã được in trong SGK.
PV: Tại sao lại khôi hài như vậy ạ?
TG: Tại vì các giáo viên muốn “bảo vệ” những đứa bé thuộc bài, vốn luôn luôn là số đông. Mà quên mất một điều là nghệ thuật thường coi trọng số ít.
PV: Quả là đáng lo ngại!
TG: Thế đấy. Hậu quả là môn văn, môn học có khả năng gây thích thú nhất của tuổi thơ, đang biến thành một môn xơ cứng , ngồi trong lớp cho xong. Tình hồn nhiên, tính chủ động đã bị đè bẹp bởi tính thuộc lòng.
PV: Nếu được dạy môn văn, phương pháp của thầy sẽ như thế nào?
TG: Tôi sẽ vào lớp với hai tay đút túi, rồi từ đó rút ra 2 cuốn truyện tranh. Tôi hỏi học sinh xem có em nào mang cuốn khác không, rồi tôi tổ chức tranh luận xem cuốn của ai vui nhất. Trong quá trình tranh luận ấy, tôi mới giải quyết những vấn đề lý luận.
PV: Và khi học trò tìm được một cuốn sách hay?
TG: Tôi sẽ đọc to lên, rồi tôi khóc. Tôi cho điểm 10 những em khóc to hơn hoặc khóc theo một kiểu hoàn toàn mới...
PV: Xin cảm ơn thầy giáo.
Mời các bạn đưa ra ý kiến của mình bên dưới.
Bản thân mình học văn cũng lọt top 5 của khối, nhưng vẫn thấy không đồng tình ở một vài điểm trong cách dạy và học môn Văn của Việt Nam.
Xin trích lại một bài báo đăng trên số báo Học Trò Cười đặc biệt cuối tháng 11 – 2014, một bài phỏng vấn như chỉ có ý đùa cợt, những sau đó là một vấn đề nghiêm túc và đáng phải suy ngẫm:
Phóng viên: Thưa thầy, biện pháp nào có ý nghĩa nhất của quản lí giáo dục trong thời gian vừa qua?
Thầy giáo: Biện pháp cân cặp học sinh. Và thấy cặp quá nặng.
PV: Trong ấy chủ yếu là cái gì, thưa thầy? Bánh mì, bi ve, đồ chơi hay truyện tranh?
TG: Ồ, chủ yếu là sách giáo khoa.
PV: À, sách giáo khoa là sách phổ biến kiến thức, cần cho học sinh lắm.
TG: Chưa chắc. Đôi khi có những môn mà sự khuôn mẫu phải tránh xa. Ví dụ như môn văn chẳng hạn.
PV: Vâng, chất lượng môn văn hiện nay là một vấn đề rất đáng nói. Theo thầy, tại sao học sinh lại học văn kém thế?
TG: Đầu tiên phải xác định thật rõ, học văn là học cái gì? Tôi cho đó là học 2 thứ: biết nhận thức cảm xúc của người khác và biết miêu tả cảm xúc của mình. Mà cảm xúc chỉ hình thành khi có những rung động bản thân. Tại sao phần lớn các nhà văn, đặc biệt là các đại văn hào, đều không tốt nghiệp các trường viết văn! Tại vì những rung động của họ đến một cách không thụ động.
PV: Khi đưa cho học sinh một tập sách giáo khoa, những bài văn mẫu...
TG: ... là ta đã đưa ra một mớ tiêu chuẩn. Do lười hoặc kém suy nghĩ, họ có thể không làm gì khác là chỉ “vận dụng” các tiêu chuẩn này. Hậu quả là văn học trở nên khô như ngói... Hãy quan sát một thực tế lạ lùng: Trẻ con đọc truyện thì thích thú nhưng học văn thì nhàm chán. Mặc dù hai thứ đó rất gắn với nhau. Rõ ràng là trong sách, văn học đã bị cắt ra từng miếng và đưa vào đầu lũ trẻ dưới dạng thức ăn khô.
PV: Cái nguyên tắc giáo dục là dạy cách khám phá chứ không phải dạy cách thuộc lòng...
TG: ... là cực kì sâu sắc trong việc giảng dạy môn văn. Ví dụ như học về thơ, thay vì chỉ có thơ trong sách, hãy giao cho học sinh mỗi em tìm lấy một bài, hay chí ít, một đoạn cho riêng mình và đọc to lên. Ta trao cho học sinh cái quyền được khám phá.
PV: Như thế có thể làm các nguyên tắc đổ nhào không ạ?
TG: Chưa chắc. Rất nhiều môn khoa học và nghệ thuật có chung một đặc tính: chúng tỏa sáng khi được chạm vào. Nếu các đứa trẻ cảm thấy quá trình học văn là một quá trình tự do tìm hiểu thì dần dần chúng sẽ có phản xạ và tiếp thu được một cách thích thú những phản xạ từ các áng văn chương.
PV: Còn nếu như ngược lại...
TG: ... niềm ham thích văn học trong chúng sẽ trở nên tàn lụi, nó chỉ còn là những quan niệm được “quy định” nên theo. Cách đây ít lâu, tại một buổi thảo luận về nhà văn nọ, có học sinh hăm hở tới dự vì có đọc sách của ông ta, nhưng các thầy cô hôm đó lại chỉ cho thảo luận về những đoạn văn nào đã được in trong SGK.
PV: Tại sao lại khôi hài như vậy ạ?
TG: Tại vì các giáo viên muốn “bảo vệ” những đứa bé thuộc bài, vốn luôn luôn là số đông. Mà quên mất một điều là nghệ thuật thường coi trọng số ít.
PV: Quả là đáng lo ngại!
TG: Thế đấy. Hậu quả là môn văn, môn học có khả năng gây thích thú nhất của tuổi thơ, đang biến thành một môn xơ cứng , ngồi trong lớp cho xong. Tình hồn nhiên, tính chủ động đã bị đè bẹp bởi tính thuộc lòng.
PV: Nếu được dạy môn văn, phương pháp của thầy sẽ như thế nào?
TG: Tôi sẽ vào lớp với hai tay đút túi, rồi từ đó rút ra 2 cuốn truyện tranh. Tôi hỏi học sinh xem có em nào mang cuốn khác không, rồi tôi tổ chức tranh luận xem cuốn của ai vui nhất. Trong quá trình tranh luận ấy, tôi mới giải quyết những vấn đề lý luận.
PV: Và khi học trò tìm được một cuốn sách hay?
TG: Tôi sẽ đọc to lên, rồi tôi khóc. Tôi cho điểm 10 những em khóc to hơn hoặc khóc theo một kiểu hoàn toàn mới...
PV: Xin cảm ơn thầy giáo.
Mời các bạn đưa ra ý kiến của mình bên dưới.