Em ko giỏi nữ công gia chánh lắm đâu! Sắp sang hè rùi, em thích nhất 2 món do mẹ em nấu. Là 2 món rất quen thuộc: Riêu cua và vịt om sấu. Năm nào em cũng ăn. Ngon lắm!:khi (56):
Vịt om sấu là món ăn đặc trưng của người Hà Nội, nhất là vào những ngày hè oi bức. Thịt vịt chín mềm béo ngậy kết hợp với vị chua từ trái sấu, vị ngọt của khoai sọ và hương thơm nồng của rau ngò gai, chính là những cảm nhận khó phai khi thưởng thức món Vịt om sấu này.
Nguyên liệu:
1 con vịt từ 1 – 1,2 kg (chọn con non, nhiều thịt)
15 quả sấu Hà Nội
0,5 kg khoai sọ loại nhỏ
1/3 muỗng canh muối
1/2 muỗng canh hạt nêm
1/3 muỗng cà phê tiêu
5 đầu hành lá
5 củ hành tím
10 lá ngò gai
1 quả chanh
1 quả ớt sừng
½ kg bún
½ kg rau muống
Thực hiện
Vịt làm sạch, chặt miếng nhỏ chừng ½ hộp diêm. Khoai sọ gọt vỏ, rửa sạch, chẻ đôi. Sấu gọt vỏ. Rau muống làm sạch, để cọng dài.
Đợi chảo nóng cho dầu ăn vào, phi hành tím vàng rồi cho thịt vịt vào. Đảo đều tay, cho thêm muối và hạt nêm. Sau đó cho nước dùng xâm xấp thịt. Nước sôi, cho trái sấu vào. Khi thịt vịt mềm mới dầm sấu để tạo vị chua.
Trước khi ăn cho ngò gai, đầu hành, hành lá thái nhỏ, ớt tách hột xắt miếng dài. Ăn nóng kèm bún và rau muống. Có thể chấm với nước mắm chanh ớt hoặc nước tương.
Riêu cua là một trong những
món ngon của xứ Bắc. Thoang thoảng mùi mắm tôm, sánh đặc bên trên mặt tô là lớp thịt cua dày, một vài lát cà chua ửng đỏ, một ít bún trắng tinh tươm cùng cơ man nào là các loại rau như bắp chuối xắt sợi, kinh giới và húng... tạo nên mùi thơm ngào ngạt, không gì khác hơn là
món bún riêu cua hay người ta vẫn gọi là "riêu cua".
Nguyên liệu chính của
món riêu cua xứ bắc vẫn là loại cua cái, lưng vàng ươm, thịt đầy và mang nhiều gạch. Muốn có nồi riêu ngon, khâu quan trọng chính là việc lựa cua. Tiếp theo là tách mai, lấy gạch ra chén (bát) rồi giã thịt cua (phải có pha tí muối để thịt cua nổi khi nấu), cuối cùng là lược cua. Để lược hết thịt cua, người ta thường dùng nước ấm hòa vào số cua đã giã, lược nhiều lần đến khi chỉ thấy những mảnh vỏ cua nhỏ li ti tim tím nằm trong làn nước trong là được. Khâu tiếp theo là bắt nồi nước cua lên bếp, nhưng lưu ý lửa phải để vừa phải vì nếu lửa nhỏ sẽ lâu sôi, nếu lửa lớn thịt cua sẽ bị bể, không tạo thành một lớp thịt cua dày và đẹp được. Khi gần ăn, bạn có thể để thêm một ít cà chua (bổ dọc), rưới phần gạch cua lên bên trên lớp thịt cua để tạo màu vàng nâu đặc trưng và tuyệt đối không được quên vị mắm tôm. Các loại rau dùng cho
món riêu cua bao gồm bắp chuối thái mỏng, rau diếp, rau mùi, húng, ngổ... và rau kinh giới.
Tùy sở thích của mỗi người mà có cách bày trí khác nhau. Có người thích xếp lớp rau phía dưới tô, sau đó mới xếp một lớp bún trắng tinh, cuối cùng xếp thêm một lớp thịt cua nâu vàng lên trên và chan nước dùng, nhưng cũng có người thích để rau thành một dĩa riêng. Món ăn này phải ăn nóng, vừa ăn – vừa thổi – vừa xuýt xoa bởi cái vị cay cay nơi đầu lưỡi của ớt, của vị ngọt béo của cua và còn đó một chút tấm lòng của cô hàng duyên dáng để nhớ hoài hương vị quê nhà.
Chúc chị nấu ăn thành công và ăn ngon miệng nha!