Mọi người trả lời giùm nha,cần lắm

L

levy123

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mọi người giúp em trả lời câu hỏi này nha
Câu thơ nào sau đây thể hiện rõ niềm xúc động của tác giả khi vào lăng viếng Bác?
A Muốn làm cây tre trung hiều chốn nay.
B Mai về miền Nam thương trào nước mắt
( Viếng lăng Bác _ Viễn Phương)
>:D< ;;)
 
S

shinichi5692

câu A pé à!
theo tớ câu B: ko fai thể hiện niềm xúc động khj vào lăng viếng Bác mà là thể hiện tjnh` cảm ko muốn đj xa Bác. khj về miền Nam tác giả nghĩ sẽ nhớ về Bác nên xúc động
Câu A: là đúng hơn vj` tjnh` cảm của tác giả Viễn Phương khj vào Viếng Lăng bác được bộc lộ, ko muốn rời xa Bác. chỉ muốn làm cây tre đứng cạnh lăng Bác đóa mà.
còn câu sau là : muốn làm bông hoa tỏa ngát hương thơm phải ko nhỉ?
Tớ học năm ngoái nên còn hơi nhớ. vj` thj tuyển sjnh vào THPT tớ gặp đề văn: phân tích bài thơ "Viếng Lăng Bác" ^^!
 
N

nutac98

thế à :|
câu A đâu thể hiện rõ nỗi xúc động khi vào thăm lăng bác . Đó là tấm lòng biết ơn và cũng là tình cảm của nhà thơ khi vào lăng bác , so sánh như muốn là cây tre cứ đứng mãi đó canh giữ giấc ngủ của Bác.
Còn câu B : bộc lộ trực tiếp cảm xúc của nhà thơ " thương trào nước mắt " thể hiện nỗi niềm xót thương , kính yêu vô bờ bến . Niềm xúc động không thể kìm nén được .

Đề bài cho là thể hiện rõ niềm xúc động của tác giả thì theo mình nên chọn phương án B :D
( bài này học cách đây 2 năm rồi nhưng theo mình B là đúng ;) )
 
F

faustvn01

Câu thơ nào sau đây thể hiện rõ niềm xúc động của tác giả khi vào lăng viếng Bác?
A Muốn làm cây tre trung hiều chốn nay.
B Mai về miền Nam thương trào nước mắt
( Viếng lăng Bác _ Viễn Phương)

Anh cũng đồng ý với Nutac.
Trước hết, cả hai câu thơ này đều nằm ở khổ cuối của bài thơ, kết đọng cảm xúc, suy nghĩ, ước nguyện... của tác giả đối với Bác. Và tình cảm đó được thể hiện sinh động trong mỗi câu chữ của khổ thơ. Tuy nhiên, mạch cảm xúc của nhà thơ cũng có sự vận động.
Mở đầu khổ thơ là câu" Mai về miền Nam thương trào nước mắt". Từ thời điểm hiện tại nhà thơ hình dung đến một "ngày mai" phải xa bác. Chính điều đó làm trào lên trong lòng ông một cảm xúc mãnh liệt: nhớ thương, lưu luyến, không nỡ xa rời. Và những cảm xúc ấy đã trào lên thành những dòng nước mắt nóng hổi, nghẹn ngào. Những dòng nước mắt ấy đã nói hộ bao nhiêu tình cảm, cảm xúc chất chứa trong lòng nhà thơ mà không thể nói thành lời. Chính vì vậy mà câu thơ thể hiện rất rõ cảm xúc của tác giả và phù hợp với yêu cầu câu hỏi.

Không muốn một "ngày mai" phải rời xa Bác, nhưng đó lại là một thực tế. Nhà thơ nói lên ước nguyện của mình thông qua những hình ảnh hết sức cụ thể, bình dị mà xúc động. Đó chính là ý bao trùm ba câu thơ cuối: "Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác - Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây - Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này".

Xét riêng từng câu, ta thấy, trong câu thơ: "Mai về miền Nam thương trào nước mắt", tình cảm, cảm xúc được thể hiện trực tiếp thông qua những động từ thể hiện tình cảm"thương" và hành động bộc lộ cảm xúc "trào nước mắt". Còn trong câu thơ "Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này" nhấn mạnh hơn đến Ước nguyện của nhà thơ qua động từ "Muốn"

Như vậy, đáp án B tỏ ra phù hợp với câu hỏi hơn.
 
L

levy123

khi thi trong đáp án chọn câu A đó
em thì thấy câu B đúng hơn
trong mấy bài phân tích thì em thấy nói câu B thể hiên sự xúc động ,còn câu A chỉ là niềm ước muốn lưu luyến không muốn rời
 
Top Bottom