Mọi người thảo luận mấy bài dao động cơ này nhé :D

C

caothuv

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 1:

Một con lắc lò xo có m = 0,2 kg treo thẳng đứng,chiều dài ban đầu của con lắc là 30cm, g=10 (m/s^2). Khi lò xo nén có chiều dài 28cm thì vận tốc = 0,lúc đó lực đàn hồi = 2N.Năng lượng dao động của vật là :

A : 1,5 J

B: 0,08 J

C: 0,02 J

D: 0,1 J



Bài 2 :

Một con lắc lò xo nằm ngang,được kích thích dao động điều hòa với phương trình : x = 6cos(5πt - π/2).Kể từ thời điểm ban đầu,t =0 vectơ vận tốc và gia tốc sẽ cùng chiều dương Õ trong khoảng thời gian :

A: 0,1 > t > 0 (s)

B: 0,1 < t < 0,2 (s)

C: 0,3 > t > 0,2 (s)

D: 0,4 > t > 0,3 (s)



Bài 3 :

Hai vật m1 và m2 được nối với nhau bằng một sợi chỉ và chúng được treo bởi 1 lò xo có độ cứng k ( lò xo nối với m1).Khi 2 vật đang đứng ở vị trí cân bằng,người ta đốt đứt sợi chỉ sao cho vật m2 rơi xuống thì vật m1 sẽ di động với biên độ ra sao ?



Bài 4 :

Hai vật A và B có khối lượng là 2m và m được nối với nhau bằng một sợi dây và chúng được treo bởi 1 lò xo có độ cứng k ( lò xo nối với A).Khi hệ đang ở vị trí cân bằng,người ta cắt đứt sợi dây nối 2 vật.Gia tốc của A và B ngay sau khi dây đứt lần lượt là bao nhiêu ?



A: g/2 và g/2

B: g và g/2

C: g/2 và g

D: g và g



Mình rất mong nhận được các ý kiến từ mọi người :D
 
Last edited by a moderator:
A

anhtrangcotich

Bài 4: Vật B rơi với gia tốc g, không có gì đáng nói.

Như vật A thì...???

Khi hệ cân bằng, lực đàn hồi của lò xo là: [TEX]F = m_Ag+m_Bg[/TEX]
Khi sợi dây đứt, hợp lực tác dụng lên lò xo bao gồm lực đàn hồi và trọng lực vật A.
[TEX]F - m_Ag = m_A.a[/TEX]

Ta tính ra [TEX]a = \frac{m_B}{m_A}g[/TEX]

Còn phụ thuộc khối lượng hai vật.

Bài 3:
Vật [TEX]m_2[/TEX] làm lò xo dãn một đoạn:
[TEX]x = \frac{m_2g}{k}[/TEX]
Đây cũng chính là biên độ dao động.

Bài 2: Ban đầu vật đang ở VTCB và đi theo chiều dương. Vecto vận tốc và gia tốc sẽ cùng chiều dương cho đến khi vật tới biên. Khoảng thời gian đó bằng [TEX]\frac{T}{4}[/TEX].

Bài 1:

Biên độ của dao động này là 0,02 m.

Tại biên ta có: [TEX]F_{dh}+mg = KA[/TEX]

Thay số vào tìm K.

Sau đó dùng [TEX]2W = KA^2[/TEX] tính ra [TEX]W = 0,04 J[/TEX]
 
O

oishipro

Bài 3 :

Hai vật m1 và m2 được nối với nhau bằng một sợi chỉ và chúng được treo bởi 1 lò xo có độ cứng k ( lò xo nối với m1).Khi 2 vật đang đứng ở vị trí cân bằng,người ta đốt đứt sợi chỉ sao cho vật m2 rơi xuống thì vật m2 sẽ di động với biên độ ra sao ?

không hiểu đề.hix. đốt đứt thì m2 rơi xuống đất chứ có dddh đâu mà có A nhỉ :confused:
 
C

caothuv

vật Lý

Bài 4: Vật B rơi với gia tốc g, không có gì đáng nói.

Như vật A thì...???

Khi hệ cân bằng, lực đàn hồi của lò xo là: [TEX]F = m_Ag+m_Bg[/TEX]
Khi sợi dây đứt, hợp lực tác dụng lên lò xo bao gồm lực đàn hồi và trọng lực vật A.
[TEX]F - m_Ag = m_A.a[/TEX]

Ta tính ra [TEX]a = \frac{m_B}{m_A}g[/TEX]

Còn phụ thuộc khối lượng hai vật.

Bài 3:
Vật [TEX]m_2[/TEX] làm lò xo dãn một đoạn:
[TEX]x = \frac{m_2g}{k}[/TEX]
Đây cũng chính là biên độ dao động.

Bài 2: Ban đầu vật đang ở VTCB và đi theo chiều dương. Vecto vận tốc và gia tốc sẽ cùng chiều dương cho đến khi vật tới biên. Khoảng thời gian đó bằng [TEX]\frac{T}{4}[/TEX].

Bài 1:

Biên độ của dao động này là 0,02 m.

Tại biên ta có: [TEX]F_{dh}+mg = KA[/TEX]

Thay số vào tìm K.

Sau đó dùng [TEX]2W = KA^2[/TEX] tính ra [TEX]W = 0,04 J[/TEX]

Mình cảm ơn bạn nhiều lắm,mình vừa sửa lại đề bài số 3 1 chút là vật m1 sẽ dao động với biên độ là bao nhiêu và đánh thêm cái khối lượng bài 4 hôm trước quên không đánh vào bạn ạ :D ?
Câu 1 hình như phần tính cơ năng bạn quên chưa chia cho 2,thì mình tìm ra đáp án là C bạn à Mong bạn giúp đỡ bạn thêm :D

Mà nói thêm câu số 1 mình thấy chièu dài ban đầu ở đây là chiều dài tự nhiên của lò xo chứ không phải là chiều dài của lò xo tại vị trí cân bằng :D
 
Last edited by a moderator:
D

dongocthinh1

Bài 1:

Một con lắc lò xo có m = 0,2 kg treo thẳng đứng,chiều dài ban đầu của con lắc là 30cm, g=10 (m/s^2). Khi lò xo nén có chiều dài 28cm thì vận tốc = 0,lúc đó lực đàn hồi = 2N.Năng lượng dao động của vật là :

A : 1,5 J

B: 0,08 J

C: 0,02 J

D: 0,1 J

Mình giải câu 1 nha

Gọi l là chiều dài của lò xo ở vị trí cân bằng
lo=30 là chiều dài tự nhiên của lò xo
lmin = 28 là chiều dài lúc lò xo ở vị trí trên cùng( vì v ở đó =0)
delta L = L-Lo
A=L-Lmin
ta có:
F=k|deltaL-A| =2
<=> mw^2 | L-Lo-(L-Lmin)| = 2
<=> mw^2=|-Lo+Lmin|=2
<=>0.2w^2=|-30+28|=2
<=> w = căn 5

Mà deltaL = g/w^2 =10/5=2(cm)
=> A=L-Lim = (Lo+deltaL)-Lmin = 30+2-28=4cm.
Năng lượng của lò xo:
1/2mw^2A= 1/2 * 0.2*5*0.04=0.02J
 
C

caothuv

Mình giải câu 1 nha

Gọi l là chiều dài của lò xo ở vị trí cân bằng
lo=30 là chiều dài tự nhiên của lò xo
lmin = 28 là chiều dài lúc lò xo ở vị trí trên cùng( vì v ở đó =0)
delta L = L-Lo
A=L-Lmin
ta có:
F=k|deltaL-A| =2
<=> mw^2 | L-Lo-(L-Lmin)| = 2
<=> mw^2=|-Lo+Lmin|=2
<=>0.2w^2=|-30+28|=2
<=> w = căn 5

Mà deltaL = g/w^2 =10/5=2(cm)
=> A=L-Lim = (Lo+deltaL)-Lmin = 30+2-28=4cm.
Năng lượng của lò xo:
1/2mw^2A= 1/2 * 0.2*5*0.04=0.02J


Không hiểu quan niệm của mình có sai không nữa nhưng mĩnh nghĩ 30 cm là chiều dài ban đầu của lò xo.
 
K

kiburkid

Không hiểu quan niệm của mình có sai không nữa nhưng mĩnh nghĩ 30 cm là chiều dài ban đầu của lò xo.

Chiều dài tự nhiền là chiều dài lò xo không treo cái rì
Chiều dài ban đầu ở đây là lò xo đã treo vật nặng, tức là đã bị dãn rồi
Tức là 2A = 2, A=1

[TEX]F = m.\omega^2.\Delta l = 2 => \omega = \sqrt{10}[/TEX]

Năng lượng [TEX]\frac{1}{2} m .\omega^2 . A = 0,2.10.0,01 = 0,02[/TEX]

Cũng ra kết quả giống nhau ;))
 
Top Bottom