nè Phần 1: Từ đầu đến "Năm Mậu Thân 1778" : Nhận tin cấp báo, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, cầm quân ra Bắc.
-Phần 2: "Vua Quang Trung....kéo vào thành": Cuộc hành quân thần tốc và những chiến thắng vẻ vang.
Phần 3 : Còn lại: Thảm bại của bè lũ bán nước, cướp nước.
Iii-Phân tích
1/ Hình ảnh Quang Trung- Nguyễn Huệ:
-Phẩm chất đầu tiên là con người hành động mạnh mẽ, quyết đoán.
Có chủ đích rõ ràng, có tính toán trước sau và tham khảo ý kiến cộng sự.
Khi nghe tin cấp báo Nguyễn Huệ giận lắm định thân chinh cầm quân ra Bắc ngay. Nhưng sau đó nghe lời quần thần , lên ngôi Hoàng đế để chính vị hiệu , cố kết lòng người
-> Đốc suất đại quân ra Bắc , tổ chức hành quân thần tốc , tuyển binh, duyệt binh , hoạch định kế hoạch đánh giặc, kế hoạch sau chiến thắng
=>Người chỉ huy quân sự cực kì sắc sảo, nhà chính trị có nhãn quan nhạy bén tự tin.
Qua lời phủ dụ chứng tỏ: Nguyễn Huệ là nhà chính trị, quân sự , ngoại giao có trí tuệ sáng suốt, nhìn xa thấy rộng , biết mình biết người, sâu sắc và tâm lí , ân uy gồm đủ.
=> Lời phủ dụ như lời hịch ngắn gọn ,hào hùng, kích động tâm can quân lính.
Dẫn chứng tài dùng binh, tài chỉ huy của Quang Trung:
Cuộc hành quân thần tốc với phương tiện thô sơ. Vừa hành quân vừa tuyển binh , duyệt binh chỉ trong thời gian ngắn. Dự định vào Thăng Long 7-1 nhưng đã vượt trước 2 ngày.
Hình ảnh vua Quang Tung trong chiến trận: Thân chinh cầm quân chỉ huy một mũi tiến công . Hình ảnh vua Quang Trung ngồi trên bành voi, chiến bào đỏ đã sạm đen vì khói súng => Lẫm liệt oai hùng.
Đó là sự thật lịch sử mà các tác giả được chứng kiến trực tiếp, họ tôn trọng lịch sử , có ý thức dân tộc nên mới viết về Quang Trung hay và đẹp đến vậy.
2/ Hình ảnh bọn cướp nước và bán nước:
a. Tổng đốc Tôn Sĩ Nghị- bọn cướp nước:
Mưu cầu lợi riêng, bất tài, kiêu căng, chủ quan, tin tức không thông , mải vui chơi.
Quân lính vô kỉ luật
Bị đánh bất ngờ , sợ mất mật , bỏ chạy. Quân sĩ hoảng loạn xéo lên nhau mà chết.
b. Bọn bán nước:
Cầu cạnh Tôn Sĩ Nghị - chung số phận thảm hại -> Bỏ mạng nơi đất khách quê người.
=> Giọng văn có phần ngậm ngùi, thương cảm của bề tôi cũ.