T
tieuthu258
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
NỖI ÂN HẬN ĐIỂM KHÔNG
(Dân trí) - Câu chuyện dưới đây kể về nỗi ân hận của một thầy giáo già khi đã một lần phải cho bài làm văn một học trò của mình điểm 0. Bao nhiêu năm trôi qua, điểm 0 ấy vẫn luôn là nỗi ám ảnh trong cuộc đời làm thầy của ông.
Đó là một bài văn của một học sinh lớp 11 ở Đồng Nai những năm mới giải phóng. Năm học đáng nhớ nhất của người thầy này là ông được nhà trường phân công dạy văn khối lớp 11 và kiêm giáo viên chủ nhiệm lớp 11D2. Qua lý lịch học sinh, ông thấy đa phần xuất thân từ các gia đình lao động nghèo nên các em tương đối ngoan, dễ dạy. Việc hướng dẫn lớp của ông nhờ thế khá thuận lợi, suôn sẻ.
Nhưng cuối học kỳ II, lớp đã xảy ra một sự cố khiến ông không thể nào quên được. Khi cho học sinh làm bài viết số 5, ông đã ra một đề kiểm tra học kỳ 2. Đề bài tương đối ngắn gọn: "Hãy phát biểu cảm tưởng về một trong những tác phẩm văn học nước ngoài mà em đã học." Khi chấm đến bài của một học sinh trong lớp, những dòng chữ trong bài đã khiến ông nóng bừng mặt và không ngại ngần hạ bút phê một điểm không đậm nét với cái gạch dưới thật dài. Trong khung lời phê, ông chỉ viết một dấu hỏi và hai dấu chấm than đậm nét.
Học sinh đó viết: "Trong những tác phẩm văn học nước ngoài đã học, tuy có những tác phẩm nổi tiếng như "Hăm-lét" của Sếc-pia, "Những người khốn khổ" của Vic-to Huy-gô, "A.Q chính truyện" của Lỗ Tấn… nhưng em nhận thấy những tác phẩm nước ngoài không làm em chú ý và ưa thích vì nó hoàn toàn xa lạ với em. Nếu em có hiểu những tác phẩm này thì sự suy nghĩ và tưởng tượng của em cũng khác hẳn vì nó phụ thuộc theo hình thức mỗi nước. Mong thầy thông cảm vì em đã có những cảm tưởng không giống thầy. Nhưng mỗi người có một tư tưởng khác nhau, thưa thầy."
Sau điểm 0 đó, ông đã không thấy học sinh này đến lớp. Ông cho gửi giấy báo về gia đình nhưng không nhận được hồi âm. Vài hôm sau nữa, văn phòng nhà trường cho ông hay em học sinh này đã xin nghỉ học... Và nỗi ân hận của người thầy này trong suốt hơn 30 năm qua là nếu như ngày đó tấm lòng ông bao dung hơn thì đã không đánh giá bài văn nghiêm khắc, giáo điều đến thế. Điểm số chắc phải khác và hẳn đã không gây ra cú sốc mạnh cho em.
Những người thầy hôm nay đã bao giờ có những nỗi ân hận tương tự thế?
(Dân trí) - Câu chuyện dưới đây kể về nỗi ân hận của một thầy giáo già khi đã một lần phải cho bài làm văn một học trò của mình điểm 0. Bao nhiêu năm trôi qua, điểm 0 ấy vẫn luôn là nỗi ám ảnh trong cuộc đời làm thầy của ông.
Đó là một bài văn của một học sinh lớp 11 ở Đồng Nai những năm mới giải phóng. Năm học đáng nhớ nhất của người thầy này là ông được nhà trường phân công dạy văn khối lớp 11 và kiêm giáo viên chủ nhiệm lớp 11D2. Qua lý lịch học sinh, ông thấy đa phần xuất thân từ các gia đình lao động nghèo nên các em tương đối ngoan, dễ dạy. Việc hướng dẫn lớp của ông nhờ thế khá thuận lợi, suôn sẻ.
Nhưng cuối học kỳ II, lớp đã xảy ra một sự cố khiến ông không thể nào quên được. Khi cho học sinh làm bài viết số 5, ông đã ra một đề kiểm tra học kỳ 2. Đề bài tương đối ngắn gọn: "Hãy phát biểu cảm tưởng về một trong những tác phẩm văn học nước ngoài mà em đã học." Khi chấm đến bài của một học sinh trong lớp, những dòng chữ trong bài đã khiến ông nóng bừng mặt và không ngại ngần hạ bút phê một điểm không đậm nét với cái gạch dưới thật dài. Trong khung lời phê, ông chỉ viết một dấu hỏi và hai dấu chấm than đậm nét.
Học sinh đó viết: "Trong những tác phẩm văn học nước ngoài đã học, tuy có những tác phẩm nổi tiếng như "Hăm-lét" của Sếc-pia, "Những người khốn khổ" của Vic-to Huy-gô, "A.Q chính truyện" của Lỗ Tấn… nhưng em nhận thấy những tác phẩm nước ngoài không làm em chú ý và ưa thích vì nó hoàn toàn xa lạ với em. Nếu em có hiểu những tác phẩm này thì sự suy nghĩ và tưởng tượng của em cũng khác hẳn vì nó phụ thuộc theo hình thức mỗi nước. Mong thầy thông cảm vì em đã có những cảm tưởng không giống thầy. Nhưng mỗi người có một tư tưởng khác nhau, thưa thầy."
Sau điểm 0 đó, ông đã không thấy học sinh này đến lớp. Ông cho gửi giấy báo về gia đình nhưng không nhận được hồi âm. Vài hôm sau nữa, văn phòng nhà trường cho ông hay em học sinh này đã xin nghỉ học... Và nỗi ân hận của người thầy này trong suốt hơn 30 năm qua là nếu như ngày đó tấm lòng ông bao dung hơn thì đã không đánh giá bài văn nghiêm khắc, giáo điều đến thế. Điểm số chắc phải khác và hẳn đã không gây ra cú sốc mạnh cho em.
Những người thầy hôm nay đã bao giờ có những nỗi ân hận tương tự thế?