Văn 7 mọi người giúp e ạ

hành211107

Học sinh mới
Thành viên
21 Tháng hai 2020
8
1
6
16
Quảng Ninh
Trường THCS Mạo Khê 1
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

CÂU 4: Viết đoạn văn giải thích các câu tục ngữ sau:
1. Tấc đất, tấc vàng
2. Có công mài sắt có ngày nên kim
3. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn
4. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng
5. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ

Gợi ý cách giải thích
- Dẫn và đưa câu tục ngữ
- Giải thích ( nếu câu có hai lớp nghĩa thì giải thích 2 lớp nghĩa và chốt khái quát lới khuyên nhủ của ông cha ta; nếu câu tục ngữ không có 2 lớp nghĩa thì giải thích nghĩa từng từ ngữ quan trọng sau đó khái quát – chú ý khi giải thích cần phân tích rõ giá trị nghệ thuật của câu tục ngữ ví dụ như vế, sử dụng từ ngữ, đối…)
- Khả năng vận dụng của câu tục ngữ
- Liên hệ bản thân
- Kết đoạn
 

quân pro

Cựu CTV Confession
Thành viên
22 Tháng bảy 2017
1,262
3,224
356
Hà Nội
THPT Trần Phú - Hoàn Kiếm
CÂU 4: Viết đoạn văn giải thích các câu tục ngữ sau:
1. Tấc đất, tấc vàng
2. Có công mài sắt có ngày nên kim
3. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn
4. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng
5. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ

Gợi ý cách giải thích
- Dẫn và đưa câu tục ngữ
- Giải thích ( nếu câu có hai lớp nghĩa thì giải thích 2 lớp nghĩa và chốt khái quát lới khuyên nhủ của ông cha ta; nếu câu tục ngữ không có 2 lớp nghĩa thì giải thích nghĩa từng từ ngữ quan trọng sau đó khái quát – chú ý khi giải thích cần phân tích rõ giá trị nghệ thuật của câu tục ngữ ví dụ như vế, sử dụng từ ngữ, đối…)
- Khả năng vận dụng của câu tục ngữ
- Liên hệ bản thân
- Kết đoạn
ok em
Nguồn từ Internet
Vì là nguồn trên mạng nên có thể có cái không giống dàn ý của em ha!
----------------------
1) Bạn hãy thử tượng tượng một ngày khi đất đai không còn, chúng ta sẽ trồng cây lương thực ở đâu? Con người và muôn loài sẽ sống ở chỗ nào? Qua đó, chúng ta hiểu được vai trò quan trọng của lời khuyên cha ông đã dạy “Tấc đất tấc vàng”. Tấc là cách đo đạc từ xưa của người Việt để đo diện tích đất đai và mỗi tấc đất được so sánh với một tấc vàng, một kim loại quý giá, đắt đỏ. Đem một thứ tầm thường để so với với một vật quý giá để nói lên giá trị của đất là cách so sánh khéo léo, làm nổi bật giá trị của đất đai. Bởi đất là nơi gieo trồng, cày cấy các cây lương thực, thực phẩm, hoa trái cung cấp cho con người. Đất là nơi phát triển rừng cây, là đồng cỏ nuôi sống nhiều loài đồng vật như trâu, bò. Dưới lòng đất còn là nguồn nước ngầm quý giá, là nhiều tài nguyên khoáng sản quan trọng. Câu tục ngữ là lời khuyên hoàn toàn đúng, răn dạy chúng ta cần biết trân trọng giá trị của đất. Hiện nay, do dân số ngày càng đông dẫn đến quỹ đất ngày càng thu hẹp lại. Nhiều nơi tàn phá rừng khiến đất trống đồi trọc, đất đai bị xói mòn và khô cằn, nhiều nơi còn biến thành hoang mạc khô cằn. Thậm chí, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu còn khiến nhiều vùng đất hiện nay bị chìm trong nước biển và không thể trồng cấy. Đó đang là những thác thức lớn đặt ra với cả nhân loại nói chung và Việt Nam nói riêng. Vì vậy, câu tục ngữ đặt trong hoàn cảnh hiện tại như lời nhắn nhủ chúng ta phải biết quý trọng và bảo vệ đất đai, bởi giữ đất cũng chính là giữ lại cuộc sống cho chính mình.

2) Anh cho dàn ý nha.
1. Mở bài
- Tục ngữ là lời khuyên dạy của cha ông ta từ xưa
- Trong đó có câu "Có công mài sắt, có ngày nên kim" khuyên ta phải biết bền chí bền lòng thì mới thực hiện được mục đích, nguyện vọng của mình.
2. Thân bài
- Giải thích câu tục ngữ:
+ "Sắt": Vốn là những vật to lớn, bề ngoài sần sùi, không sáng bóng,đẹp đẽ, lại vô cùng cứng rắn.
+ "Kim": Chỉ những vật vô cùng nhỏ bé, nhẵn nhụi, bề mặt sáng,hữu dụng trong cuộc sống như dùng để may vá quần áo.
+ "Có công mài sắt, có ngày nên kim": Tức là có quyết tâm, kiên nhẫn, miệt mài, ngày qua ngày mài mòn thanh sắt lớn để tạo nên thành quả là chiếc kim bé nhỏ, đẹp đẽ được tôi rèn từ một thanh sắt lớn, xấu xí.
- Nghĩa bóng:
+ "Sắt": Tức là khó khăn, những thử thách trên con đường đạt tới mơ ước và những điều mình mong muốn. Nó cũng là những công việc nhỏ cần thiết để góp phần tạo nên thành quả xứng đáng.
+ "Kim": Tức là thành quả sau một quá trình kiên trì, nhẫn nại thực hiện mọi thử thách và khó khăn. Nó cũng là ý nghĩa của sự luyện tập, của lòng quyết tâm bền bỉ.
+ " Có công mài sắt, có ngày nên kim": Là lời khuyên nhủ chúng ta phải biết cố gắng, nỗ lực, kiên trì thì sẽ được hưởng thành quả xứng đáng, đạt được ước mơ cũng như mong ước của mình. Muốn đạt được ước mơ thì phải luôn biết nỗ lực không ngừng nghỉ, phải luôn quyết tâm thực hiện tới cùng.
- Ý nghĩa của câu tục ngữ: Câu tục ngữ trên muốn khuyên nhủ chúng ta khi làm bất cứ việc gì cũng đều cần có lòng kiên trì cũng như sự quyết tâm để thực hiện. Có sự kiên trì thì dù là việc gì cũng có thể đạt được thành công như mong muốn.
- Dẫn chứng:
+ Edison sáng tạp ra bóng đèn điện với hơn hai nghìn lần thử nghiệm.
+ Hồ Chí Minh là một điển hình cho sự cố gắng, kiền trì để tạo nên thành công. Người đã bôn ba gần nửa đời người ở nơi xứ người, mong tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc. Cuối cùng, sau bao nỗ lực, cũng như quyết tâm sắt đá, Người đã tìm ra phương hướng, ra con đường đưa dân tộc ta thoát khỏi ách nô lệ, trở thành một đất nước độc lập.
+ Ngoài ra, chúng ta cũng có thể thấy tấm gương thầy Nguyễn Ngọc Ký. Thầy giờ đây là một giảng viên đứng trên bục giảng. Nhưng để thực hiện được điều đó, thầy đã phải quyết tâm rèn luyện đôi chân mình để đôi chân có thể thay thế đôi tay học được những con chữ.
- Liên hệ thực tế:
+ Những bạn học sinh biết quyết tâm vươn lên, biết kiên trì học hỏi thường trở thành những đứa con ngoan, trò giỏi.
+ Mỗi người trong xã hội phải luôn có được sự quyết tâm, kiên trì trong học tập, công việc thì mới đạt được thành quả xứng đáng. Nếu không có được sự bền lòng, vững chí, dễ nản lòng thì làm việc gì cũng khó khăn. Như Bác Hồ đã dạy " Không có việc gì khó/ Chỉ sợ lòng không bền/ Đào núi và lấp bể/ Có chí ắt làm nên".
3. Kết bài:
- Khẳng định lại ý nghĩa của câu tục ngữ đối với mọi thế hệ, đặc biệt là thế hệ trẻ.
- Cần làm gì để xứng đáng với lời dạy của cha ông ta.

3)
Kiến thức luôn là thứ vô tận đối với mỗi người. Chúng ta càng tìm hiểu thì càng thấy có nhiều thứ chưa biết và muốn biết. Sự tìm tòi, học hỏi từ mọi người, từ thế giới bên ngoài luôn rất cần thiết. Vì thế mới có câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” là kinh nghiệm mà cha ông ta đã đúc rút để truyền cho thế hệ đi sau. Kiến thức mà chúng ta muốn tìm hiểu tựa như đại dương bao la, những gì chúng ta biết chỉ là một giọt nước nhỏ mà thôi. Bởi vậy không ngừng tìm kiếm, không ngừng học hỏi là điều mà bạn nên biết, nên làm.
Câu tục ngữ có hai vế, hiểu theo nghĩa tường mình thì “Đi một ngày đàng” có nghĩa là đi một ngày ở trên đường, “học một sàng khôn” là chúng ta biết thêm được một điều gì đó bắt gặp ở trên đường
Xét về nghĩa hàm ý thì câu tục ngữ muốn nhắn gửi đến mọi người rằng hãy ra ngoài để tìm hiểu kiến thức, bổ sung cho mình hiểu biết để không tụt hậu. Thế giới bên ngoài luôn có rất nhiều thứ hay ho, nếu cứ mãi ở nhà, mãi ngồi yên một chỗ thì kiến thức cũng sẽ chỉ dậm chân một chỗ mà thôi.
Câu tục ngữ vừa nói đến thời gian vừa nói đến không gian. Chúng ta học hỏi từ mọi người, học hỏi từ văn hóa của vùng miền đó.
Thực sự câu tục ngữ này có ý nghĩa rất lớn đối với mỗi người. Ai cũng muốn bản thân mình hiểu nhiều, biết nhiều, được đi đó đi đây để am hiểu thêm nét văn hóa vùng miền. Vốn sống sẽ được bồi đắp sau mỗi chuyến đi. Không nhất thiết phải đi xa, đi bao lâu, chỉ cần bạn bước chân ra khỏi nhà và nhìn thế giới giới này đang trôi. Bạn sẽ cảm nhận được sự chuyển động bất ngờ của kiến thức, nếu bạn không chịu tìm hiểu thì bạn sẽ mãi không trưởng thành được.
Có rất nhiều người bảo rằng bây giờ lên mạng Internet tìm kiếm thì đầy rẫy ra, cần gì phải đi cho mệt, cho tốn thời gian. Nhưng bạn có biết rằng những thông tin đó chỉ một chiều người đi họ cảm nhận được, còn bạn, bạn chỉ biết đọc và thấy rằng ừ nó đúng hoặc ừ nó sai thôi sao. Cùng một sự việc đó nhưng sự khác nhau giữa việc ngồi nhà đọc báo và ra ngoài nghe ngóng, tận mắt chứng kiến thì điều bạn nhận lại sẽ khác hẳn đó. Đây chính là sự khác biệt giữa thông qua người khác và việc trực tiếp nhìn nhận đánh giá sự việc
Kiến thức như biển cả mênh mông, đi rồi sẽ đến, đến rồi sẽ biết cần phải làm gì, học gì để có thể tồn tại. Không ngừng học hỏi từ người khác, từ mảnh đất khác để trau dồi thêm kiến thức của bản thân mình. Đây là điều mà rất nhiều người vẫn “ngại” học hỏi.
Việc đi nhiều, tìm hiểu nhiều nguồn kiến thức không những bổ sung thêm cho bạn một hệ thống kiến thức lớn mà còn khiến bạn có thể tự tin để xử lý mọi chuyện. Kinh nghiệm luôn được đúc rút từ những va vấp, từ những chuyến đi như vậy. Chúng ta rồi sẽ trưởng thành khi va chạm nhiều, còn chúng ta chỉ mãi mãi nhỏ bé khi cứ nhốt mình trong một căn phòng, và ôm mớ kiến thức có được trên mạng như thế
Đối với những người trẻ thì việc đi và tìm hiểu thông tin, kiến thức lại là rất cần thiết. Vì các bạn đang ở lứa tuổi sống để trải nghiệm, để trưởng thành. Môi trường học đường, bạn bè, và rất nhiều người nữa sẽ khiến cho bạn học hỏi được rất nhiều điều
Xã hội đang ngày càng phát triển, nhu cầu cần những người hiểu biết ngày càng nhiều. Bởi vậy hãy trải nghiệm bằng những chuyến đi, bằng việc học tập người khác

4) anh cho dàn ý ha!
1. Mở bài:
- Tục ngữ là những lời khuyên răn của ông cha dành cho con cháu
- Môi trường sống và những người xung quanh ảnh hưởng tới nhân cách và đạo đức của con người.
- Vậy nên ông cha đã dạy bảo con cháu qua câu tục ngữ "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng".
2. Thân bài:
- Giải thích câu tục ngữ:
+ "Mực": Là loại mực Tàu thường được các thầy đồ dùng để viết chữ thời xưa. Có màu đen tuyền
+ "Đèn": Là vật dụng dùng để thắp sáng cho con người.
+ "Gần mực thì đen" : Tức là nếu ở gần mực sẽ bị dây bẩn, lấm lem
+ "Gần đèn thì rạng" : Tức là nếu gần ánh sáng những nơi có ánh sáng thì cũng sẽ được chiếu sáng, rạng rỡ.
- Nghĩa bóng:
+ "Mực" : Tức là những môi trường, những phần tử xấu xa, tiêu cực trong cuộc sống.
+ "Đèn" : Tức là những điều tốt đẹp, tích cực.
+ "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng": Muốn khuyên mọi người, nhất là lớp trẻ cần biết "chọn bạn mà chơi", chọn những con người tốt đẹp để học được những điều hay, điều phải trong cuộc sống.
- Ý nghĩa của câu tục ngữ: Ông cha ta muốn răn dạy con cháu rằng trong cuộc sống phải biết học những điều tốt đẹp, chọn những người bạn tốt để học được điều hay. Nên tránh xa những cái xấu, cái tiêu cực, thói hư tật xấu, không lành mạnh dễ ảnh hưởng trở thành người xấu.
- Dẫn chứng:
+ Mẹ của Trang Tử ba lần chuyển trường học cho con.
+ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng đã lánh xa chốn quan trường đầy những âm mưu đen tối để về làm bạn cũng núi rừng "Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ/ Người khôn người đến chốn lao xao".
- Liên hệ với thực tế hiện nay: Lời khuyên răn của ông cha còn nguyên giá trị
+ Đối với gia đình: Một gia đình hạnh phúc, bố mẹ luôn giáo dục con cái, hướng con cái tới những điều tốt đẹp thì chúng sẽ trở thành những người có ích cho xã hội. Ngược lại gia đình bố mẹ bất hòa, con cái sẽ dễ dẫn tới sa ngã, thành những người xấu.
+ Đối với xã hội: Phải luôn biết chọn người để giao lưu học hỏi, biết chọn lựa những người có đạo đức, ngay thẳng để học được những điều hay. Nếu gặp những người bạn chưa tốt, có thể khuyên răn để họ trở thành những người tốt hơn.
3. Kết bài:
- Rút ra bài học cho bản thân từ câu tục ngữ
- Cần học tập rèn luyện để xứng đáng với lời dạy của cha ông để lại.

5)
Tình thương giữa con người với nhau là tiền đề tạo nên sự gắn bó lâu dài và sâu sắc. Đây chính là nền tảng để duy trì và phát triển hơn nữa sự quan tâm, lắng nghe và chia sẻ. Cha ông ta vẫn thường bảo rằng tình yêu có thể làm xoa dịu nhiều nỗi đau, nỗi buồn. Câu tục ngữ “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” đã nói lên sự quan tâm, chia sẻ, cảm thông đối với người khác. Đây là truyền thống mà người đời đi trước vẫn khuyên răn con cháu đời sau nên nhớ về.
Câu tục ngữ “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” vừa nói lên tình nhân ái, tình yêu thương vừa nói đến sự đoàn kết trong một tập thể. Bởi tập thể được tạo nên, được gắn kết từ nhiều cá nhân. Và cá nhân chính là những mắt xích móc nối trở thành một tập thể vững mạnh.
Dân gian đã khéo kéo khi mượn hình ảnh con ngựa đau để nói đến mối quan hệ giữa con người với nhau trong xã hội hiện nhau. Khi một con ngựa bị “đau” do ốm, do ngã hay do lí do gì đó thì những con ngựa khác trong chuồng đó cũng “đau”, cũng “bỏ cỏ”. Đây là nghĩa tường minh của câu tục ngữ. Còn ý nghĩa hàm ý ẩn chứa sau từng câu, từng chữ.
Không hẳn dân gian xưa chỉ nhắc đến con ngựa đơn thuần như thế. Cha ông ta còn muốn nói đến con người. Khi có một cá nhân trong tập thể gặp hoạn nạn, gặp tai ương, khó khăn hay đau ốm gì thì đều ảnh hưởng đến tâm lí của những người khác. Họ sẽ lo lắng, sẽ bất an, sẽ cùng động viên và chia sẻ với cá nhân đó để vượt qua hoàn cảnh và hướng về phía trước.
Như vậy câu tục ngữ trên nhằm nó đến tình yêu thương, tấm lòng nhân ái giữa những con người cùng chung sống trong một môi trường. Sự tương thân tương ái đó sẽ tạo nên sự vững chắc và bền vững giúp duy trì những mối quan hệ đó lâu dài hơn.
Thật vậy, trong cuộc sống của chúng ta không phải lúc nào cũng suôn sẻ, cũng theo dòng nước chảy trôi. Trước mặt sẽ còn gặp nhiều khó khăn và thử thách. Nhưng lúc đó nếu có những người khác sẵn sàng ở bên và giúp đỡ thì thật tốt biết bao. Đây cũng chính là một biểu hiện sâu sắc nhất của tình thương, lòng nhân ái.
Trong một lớp học, có một bạn bị ốm suốt một tuần liền không đi học được. Những bạn khác trong lớp đến tận nhà thăm hỏi, động viên; có bạn còn chép bài lại cho bạn, có bạn còn giúp bạn làm bài tập. Những biểu hiện này tuy rất nhỏ nhặt nhưng đã nói lên được tình yêu thương, chia sẻ và giúp đỡ nhau.
Xã hội đang cần lắm rất nhiều tấm lòng có tình yêu thương, sự chia sẻ, cảm thông sâu sắc. Bởi mọi thứ sẽ tốt đẹp hơn khi được chia sẻ, được giãi bày và được giúp đỡ.
Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn có không ít người sống ít kỉ, chỉ biết nghĩ đến bản thân mình. Ví dụ như câu tục ngữ “Đèn nhà ai người ấy rạng”. Đây chính là lối sống chỉ biết mình rất đáng lên án, trái ngược với tinh thần đồng cam cộng khổ nói trên.
Câu tục ngữ “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” đã nhắc nhở chúng ta hãy sống có tình có nghĩa, tương thân tương ái giúp đỡ lần nhau cùng sống, cùng phát triển. Tình yêu thương sẽ làm tốt đẹp hơn rất nhiều mối quan hệ trong xã hội.
 
  • Like
Reactions: hành211107
Top Bottom