@ all: Baì này dùng từ trạng thái thì mới làm được theo công thức trùng phùng, ko thì phải xoay cách khác
@ kenylklee: tác hại của dùng công thức "mỳ ăn liền" nên ko bảo vệ được cách làm của mình
@ lamngochoan : còn bạn này khuyến cáo mọi người chú ý từ "trạng thái" là thế nào đây :-?
Ko có từ "trạng thái" thì bài này hơi khó nuốt đấy
Trạng thái: chỉ li độ + chiều chuyển động (cùng hay ngược chiều dương)
Vị trí: chỉ nói đến li độ, hai thằng cùng VT mà 1 thằng cùng, 1 thằng ngược chiều dương thì vẫn ok. Nhưng cùng trạng thái buộc phải cùng VT và chuyển động cùng chiều.
Ban đầu 2 con lắc có cùng
trạng thái nên lần kế tiếp chúng có cùng trạng thái thì con lắc T1 phải dao động được n1 dao động toàn phần và con lắc T2 dao động được n2 dao động toàn phần. Và thời gian giữa hai lần này chính là:
[TEX]\Delta t=n_1T_1=n_2T_2 \Rightarrow 0,6n_1=0,8n_2[/TEX]
[TEX]\Rightarrow 3n_1=4n_2[/TEX]
Mà min nên chọn [TEX]n_1=4[/TEX] (khi đó [TEX]n_2=3[/TEX], nhưng lấy 1 cái là đủ rồi)
Vậy [TEX]\Delta t=4.0,6=2,4 s[/TEX]
Đó là cách đơn giản và dễ hiểu nhất cho bài trùng phùng