Mọi người cùng giúp với

H

huukhoavhbn

mình có thể giúp bạn dc mấy ý sau:

viết 1 đoạn văn nghị luận xã hội ( khoảng 12 câu ) về các vấn dề sau :
1/ ứng xử đạo đức của học sinh trong nhà trường hiện nay
2/ vấn đề thái độ học tập của học sinh trong nhà trường hiện nay

Cần theo dàn bài sau:
_ dẫn dắt, giới thiệu
_ giải thích nội dung vấn đề
_ Tranh luận , bàn bạc, đánh giá + dẫn chứng
_ rút ra kết luận chung về vấn đề nghị luận ( đúng / sai, tốt/ xấu, ứng dụng trong cuộc sống hiện đại ngày nay)
_ ích lợi của vấn đề ( kết wả)+ biện pháp
_ bài học bản thân
 
H

huukhoavhbn

Hiện nay, đất nước ta đang tập trung đầu tư rất nhiều cho giáo dục và đào tạo con người. Đã và đang cải cách hệ thống giáo dục cho tốt hơn, tất cả đều vì những học sinh, sinh viên đang là mầm non của một xã hội phát triển. Người xưa có câu “ tiên học lễ, hậu học văn ”, mà thái độ cư xử của học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, vẫn là vấn đề nóng trong học đuờng, vì vậy chúng ta cần xem lại cách ứng xử đạo đức của học sinh trong nhà trường hiện nay.

Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, chắc hẳn ai cũng biết đến môn học Giáo Dục công dân và đạo đức, 2 môn học này dạy cho chúng ta cách trở thành một công dân có ích cho xã hội. Nhưng trước hết, cách ứng xử của học sinh trong nhà trường hiện nay, liệu có xứng đáng là “cháu ngoan Bác Hồ” không?
“Tôn sư trọng đạo” đã là tiềm thức của mỗi người học sinh, từ cách xưng hô ta đã thấy rõ điều này. Nhiều thầy cô chỉ hơn học sinh vài tuổi, nhưng đã là thầy trò thì tất cả học sinh đều gọi là thầy cô một cách thân mật và trân trọng. Khi học cấp 3, tôi có học một thầy dạy văn, cũng là hiệu trưởng trường tôi. Điều này thì không có gì đáng nói, nhưng có một điểm đặc biệt, tuy thầy đã cao tuổi nhưng vẫn gọi một giáo viên khác dạy ở trường bằng thầy, tất nhiên thầy này đã già. Hỏi ra mới biết, 2 người thầy đáng kính này là thầy trò của nhau. Chúng ta cần phải noi theo gương của người thầy này. Hằng năm, ngày Nhà giáo Việt Nam chính là thời điểm các học sinh tỏ lòng biết ơn đến các thầy cô nhiều nhất. Không chỉ với thầy cô đang giảng dạy, mà còn rất nhiều các thầy cô đã từng dạy dỗ.
Ngoài thầy cô, các học sinh thường quan tâm đến bạn bè, chỉ bày nhau những kiến thức chưa hiểu, có những trường phát động phong trào “đôi bạn cùng tiến”, để các bạn học tập tốt hơn, cùng nhau phấn đấu học tập, tạo nên một môi trường học đường lành mạnh. Tham gia các hoạt động ngoại khóa, chương trình khuyên góp ủng hộ, cũng tập cho các bạn có tính đoàn kết và nhân ái hơn rất nhiều.
Nhưng, ngoài những ứng xử đạo đức tốt đẹp, đáng phát huy ấy, lại có những “con sâu làm rầu nồi canh”. Tình trạng bạo lực học đường đang là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Chỉ vì sự hiểu lầm nhỏ, mà dẫn đến gây gổ đánh nhau, nghiêm trọng hơn là có thể dẫn đến án mạng. Hằng năm, trên địa bàn các tỉnh đều có những vụ án giết người, mà thủ phạm và nạn nhân lại chính là học sinh. Nhân tính đã bị sai lệch, dẫn đến cách ứng xử cũng không được văn hóa cho lắm.
“Tôn sư trọng đạo” đối với họ không có nghĩa lý gì, họ xem bản thân là tất cả. Thái độ đối với giáo viên thường là vô lễ, bất chấp mọi người. Nghiêm trọng hơn là tình trạng hành vi đe dạo, hành hung giáo viên, khi giáo viên không làm “vừa ý” họ điều gì đó. Báo đài cũng từng đưa tin, một nhóm học sinh hành hung thầy hiệu trưởng ngay trong trường. Liệu những học sinh này còn tư cách là một học sinh ?
Nhà trường, gia đình và xã hội cần nghiêm chỉnh dạy dỗ những “con sâu” này, vì khi ra đời họ chắc chắn không thể trở thành người có ích cho xã hội. Nhưng có những yếu tố đã tác động đến các học sinh cá biệt này, như gia đình, nhà trường, xã hội… Trong nhà trường, có không ít học sinh phải chịu ảnh hưởng nặng nề của giáo viên đối với họ. Có một số rất ít giáo viên đã làm hỏng nhân cách của một con người. Điển hình trong thời gian gần đây, các báo có đăng tin một giáo viên Anh Văn đã xúc phạm đến một cô bé học sinh cấp II, chỉ vì một lời nói đùa với bạn, mà cô giáo này đã làm em hoang mang, đặc biệt là làm mất mặt em với các bạn trong lớp. Giáo viên này có thể là em có ấn tượng xấu đến giáo viên, nếu không giải quyết, sau này có thể dẫn đến cách ứng xử sẽ không được tốt.

Cách ứng xử của học sinh trong nhà trường, chính là kết quả của sự giáo dục của nhà trường, gia đình và xã hội. Nên muốn những học sinh có thái độ ứng xử đúng mực, cần có một sự đào tạo có bài bản, đánh vào tâm lý từng học sinh, chứ không phải với giáo dục chung chung, để rồi mỗi học sinh có một nhận định, mỗi các ứng xử khác nhau, có thể xấu hoặc tốt. Cần phát huy những điểm tốt, hạn chế và khắc phục những điểm chưa tốt. Để mọi học sinh khi rời ghế nhà trường, sẽ trở thành công dân có ích cho xã hội.
 
Top Bottom