Văn 9 So sánh cảnh mùa xuân trong 4 câu thơ đầu và 6 câu thơ cuối đoạn trích “Cảnh ngày xuân”

misoluto04@gmail.com

Banned
Banned
Thành viên
19 Tháng sáu 2018
895
462
101
19
Hà Nội
Good bye là xin chào...
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đề bài: So sánh cảnh mùa xuân trong 4 câu thơ đầu và 6 câu thơ cuối đoạn trích “Cảnh ngày xuân” để thấy được “cảnh trong thơ Nguyễn Du không đứng yên mà luôn vận động”.
=> GỢI Ý:
- Cảnh mùa xuân trong 4 câu thơ đầu: Cảnh buổi sáng một ngày xuân trong tiết Thanh minh; không gian tràn ngập sự sống, mọi chuyển động đều rất nhanh ( D/c: cánh chim én rộn ràng bay liệng trên bầu trời, thời gian trôi rất nhanh, ánh sáng đẹp, trong lành, sắc xanh của cỏ, màu trắng của hoa lê); không khí đông vui, náo nhiệt; cảnh phù hợp với tâm trạng con người: vui tươi, náo nức .
- Cảnh mùa xuân trong 6 câu cuối: cảnh chiều tà: đẹp, vẫn mang cái thanh, cái dịu của mùa xuân ( nắng nhạt, khe nước nhỏ, nhịp cầu nhỏ bắc ngang) nhưng buồn, mọi chuyển động đều nhẹ nhàng, chậm rãi ( D/c: mặt trời từ từ ngả bóng về tây, bước chân người thơ thẩn, dòng nước uốn quanh); không khí nhộn nhịp, rộn ràng của lễ hội không còn nữa,nhịp sống chậm hơn, tất cả đang nhạt dần, lặng dần; tâm trạng con người đã thay đổi: bâng khuâng, xao xuyến.
=> Tâm trạng con người thay đổi, cảnh cũng thay đổi, “cảnh trong thơ Nguyễn Du không đứng yên mà luôn vận động”, cảnh vận động trong tâm trạng, phù hợp với tâm trạng con người => Cách “tả cảnh ngụ tình” tài tình, bậc thầy trong thơ Nguyễn Du.
 
  • Like
Reactions: Phạm Đình Tài

Hà Chi0503

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
26 Tháng mười 2017
1,685
4,335
529
Nghệ An
Đề bài: So sánh cảnh mùa xuân trong 4 câu thơ đầu và 6 câu thơ cuối đoạn trích “Cảnh ngày xuân” để thấy được “cảnh trong thơ Nguyễn Du không đứng yên mà luôn vận động”.
=> GỢI Ý:
- Cảnh mùa xuân trong 4 câu thơ đầu: Cảnh buổi sáng một ngày xuân trong tiết Thanh minh; không gian tràn ngập sự sống, mọi chuyển động đều rất nhanh ( D/c: cánh chim én rộn ràng bay liệng trên bầu trời, thời gian trôi rất nhanh, ánh sáng đẹp, trong lành, sắc xanh của cỏ, màu trắng của hoa lê); không khí đông vui, náo nhiệt; cảnh phù hợp với tâm trạng con người: vui tươi, náo nức .
- Cảnh mùa xuân trong 6 câu cuối: cảnh chiều tà: đẹp, vẫn mang cái thanh, cái dịu của mùa xuân ( nắng nhạt, khe nước nhỏ, nhịp cầu nhỏ bắc ngang) nhưng buồn, mọi chuyển động đều nhẹ nhàng, chậm rãi ( D/c: mặt trời từ từ ngả bóng về tây, bước chân người thơ thẩn, dòng nước uốn quanh); không khí nhộn nhịp, rộn ràng của lễ hội không còn nữa,nhịp sống chậm hơn, tất cả đang nhạt dần, lặng dần; tâm trạng con người đã thay đổi: bâng khuâng, xao xuyến.
=> Tâm trạng con người thay đổi, cảnh cũng thay đổi, “cảnh trong thơ Nguyễn Du không đứng yên mà luôn vận động”, cảnh vận động trong tâm trạng, phù hợp với tâm trạng con người => Cách “tả cảnh ngụ tình” tài tình, bậc thầy trong thơ Nguyễn Du.
Cho ý kiến là sao bạn? Ý bạn là nhận xét "bài làm" này ạ?
P.s: Nếu mình không nhầm thì cái này là bạn sưu tầm ở ngoài, đúng chứ?
 

Bé Kem

Học sinh
Thành viên
27 Tháng sáu 2019
58
159
36
18
Hà Nội
Truong Thcs Khanh Hà
Chẳng biết là bao giờ, mùa xuân đã có sức thu hút kì diệu với lòng người đến vậy. Xuân tuyệt diệu, xuân trẻ trung, tinh khiết đã làm say lòng các thi nhân, văn sĩ. Đã có biết bao áng thơ, áng văn, biết bao bản nhạc ca ngợi mùa xuân nhưng bức tranh xuân chắc hẳn sẽ kém đi sự huyền diệu nếu không có Cảnh ngày xuân trong thơ đại thi hào Nguyễn Du. Chỉ với bốn câu thơ ngắn gọn, Nguyễn Du đã vẽ nên khung cảnh tuyệt diệu của mùa xuân để lưu truyền cho muôn đời:
Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi..
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
Hình ảnh “con én đưa thoi” gợi ra các cách hiểu khác nhau. “Con én đưa thoi” có thể hiểu là những cánh cò chao liệng trên bầu trời như thoi đưa, bởi chim én là tín hiệu của mùa xuân. Bên cạnh đó, "con én đưa thoi” còn có thể hiểu là thời gian trôi rất nhanh chẳng khác nào thoi đưa. Nếu hiểu theo cách hai thì câu thơ "Ngày xuân con én đưa thoi không chỉ đơn thuần là câu thơ tả cảnh mà ngầm chứa trong đó bước đi vội vàng của thời gian. Cách hiểu này dường như rất lô gích với câu thơ tiếp theo: “Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi”. Nhà thơ Nguyễn Du đã đưa ra những con số rất cụ thể. Mùa xuân có chín mươi ngày thì đã trôi đi quá nửa (đã ngoài sáu mươi). Câu thơ ẩn chứa sự nuối tiếc khôn nguôi của con người trước sự chảy trôi của thời gian. Mùa xuân vốn đến và đi theo quy luật của tự nhiên bao giờ vẫn thế nhưng ở đây nhà thơ đã nhìn dưới cái nhìn tâm lí mang màu sắc chủ quan nên mùa xuân cũng trở nên sống động. Ta bắt gặp sự gần gũi trong cách cảm nhận thời gian của đại thi hào Nguyễn Du với ‘‘hoàng tử thơ ca" Xuân Diệu sau này. Nhà thơ Xuân Diệu của thời thơ mới trước mùa xuân tươi đẹp cùng đã có những dự cảm về sự tàn phai, nuối tiếc:
Xuân đang tới nghĩa là xuân đương qua
Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già
(Xuân Diệu - Vội vàng)
Sự tương đồng trong cách cảm nhận bước đi mùa xuân giữa hai nhà thơ cách nhau mấy thế kỉ thể hiện sự nhạy cảm, tinh tế của những hồn thơ kiệt xuất. Chỉ có những người biết yêu, biết quý trọng thời gian mới có thể cảm nhận được sự chảy trôi, vận động tế vi đến như vậy.
Nếu như hai câu đầu, Nguyễn Du nghiêng về miêu tả thời gian thì hai câu sau nhà thơ tập trung miêu tả cảnh sắc:
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.

[FONT=Segoe UI, Open sans, Helvatica Neue, sans-serif]Chỉ với hai câu thơ, tác giả đã làm sống dậy một bức tranh xuân căng tràn nhựa sống. Tất cả cảnh vật đều được miêu tả ở trạng thái viên mãn nhất. Cỏ non xanh tận chân trời, màu xanh của cỏ tiếp nối với màu xanh của trời như trải ra ngút ngàn. Màu xanh vốn là màu của sự sống, hơn nữa đây là xanh non, xanh lộc biếc nên sự sống lại càng tràn trề, trào dâng.[/FONT][FONT=Segoe UI, Open sans, Helvatica Neue, sans-serif]
Nguồn:Sưu tầm
[/FONT]
 
  • Like
Reactions: dotnatbet
Top Bottom