Mở một lớp cấp tốc ôn thi tốt nghiệp Vật lý - help me!

N

ngoisaotim

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mở một lớp cấp tốc ôn thi tốt nghiệp Vật l?

Tình hình là mình mất căn bản Vật lý trầm trọng :( . Ý của mình là muốn mở một lớp học cấp tốc online để thi tốt nghiệp Vật lý. Đại khái là sẽ hệ thống hóa kiến thức lớp 12, làm sao để vượt qua được kỳ thi tốt nghiệp là coi như ổn, mình thi khối C mà :D . Có ai có cùng ý tưởng hok?
 
D

duongbg

Tham gia trong box này luôn nhá ? Hòa cứ post những thắc mắc, những vấn đề khó hiểu hãy cần giải quyết phần Lý Thuyết nào vào đây. Mọi người sẽ giải quyết giúp !
 
N

ngoisaotim

Dương à, tất cả! :D
Từ đầu năm tới cuối năm mình có hiểu tí gì về Vật lý đâu! Hồi kiểm tra học kỳ 2 Lý mình... "đánh lụi" từ trên xuống dưới :(
Bắt đầu từ cơ học nha :D
Mọi người giúp mình hệ thống hóa lại kiến thức về dao động được hok :D (nếu có hình vẽ thì càng tốt :) ). Tạm thời là thế, vì chính mình cũng hok hiểu là mình hok hiểu chỗ nào nữa.
 
N

ngoisaotim

Đúng là bây giờ quá muộn để ôn kỹ!
Các bạn có thể giúp mình một vài công thức chính cần nhớ, một vài kinh nghiệm thi trắc nghiệm vật lý và nhất là... một vài thủ thuật để nâng cao tỉ lệ đánh trúng nếu... đánh lụi :(
Cảm ơn trước!
 
C

cuongco121

ngoisaotim said:
Thế làm sao mà đậu nổi? Giờ trong đầu mình có cái gì đâu!
Mình có thể giúp được gì cho bạn :D :D :D , mình học lý cũng bình thường , có điều là cũng hiểu , nên tự tin , mình sẽ cố gắng post lý thuyết và bài tập có lời giải OK và một số ko lời giải
 
C

cuongco121

trích dẫn:
Trong khi các đề tự luận thường tập trung vào các vấn đề lớn trọng tâm , có tính hệ thống thì các đề thi trắc nghiệm có thể đề cập khai thác tất cả các chi tíêt trong SGK.Do vậy các bạn học sinh không nên bỏ qua bất cứ chi tiết nào trong SGK.Để làm tốt bài thi trắc nghiệm các học sinh cần chú ý 10 bí quyết sau

:D 1.Nắm rõ các định luật, các định lí,các định nghĩa , công thức thật chính xác

Ví dụ 1:Hiện tượng phản xạ toàn phân khi ánh sáng truyền từ môi trường
AChiếc quang hơn sang môi trường kém chiếc quang hơn, góc tới bằng hoặc lớn hơn góc phản xạ
BChiếc quang hơn sang môi trường kém chiếc quang hơn, góc tới lớn hơn góc phản xạ
CChiếc quang hơn sang môi trường kém chiếc quang hơn, góc tới bằng góc phản xạ
DChiếc quang hơn sang môi trường kém chiếc quang hơn, góc tới nhỏ hơn góc phản xạ

Nhận xét câu A đúng vì khi góc tới bằng góc giới hạn thì đã có 1 ít tia sáng đi dọc theo mặt phân cách và một ít tia sáng đã bị phản xạ toàn phần(SGK: i>=igh)
Ví dụ 2:Một sóng cơ học có tần số f lan truyền trong một môi trường vật chất đàn hồi với vận tốc v, khi đó bước sóng được tính theo công thức:
A. ^=v.f
B. ^=v:f
C. ^=2vf
D. ^=2v:f
^: bước sóng
đáp án B
gợi ý cách học:các bạn hãy tự tóm tắt thật ngắn gon nhưng đầy đủ các kiến thức vật lí cần thiết, đặc biệt là các bảng tóm tắt công thức và các hằng số vật lí
:( 2. Cần để ý tính hợp lí của kết quả, khi giải các bài toán,cần xem kết quả có hợp lí không
trong phản ứng phân hạch hạt nhân, mỗi hạt nhân 92U^232 phân hạch toả ra năng lượng trung bình
A0,02MeV
B0,2MeV
C200MeV
D2000MeV
Nhận xét các giá trị của câu A,B là quá nhỏ, câu D lại quá lớn đối với mõi phản ứng phân hạch, vậy chon câu C

3.chú ý đên cơ cấu , nguyên tắc hoạt động một số thiết bị

ví dụ: thiết bị điện sau đây có tính thuận nghịch
A.Động cơ không đồng bộ ba pha
B.Động cơ không đồng một ba pha
C.Máy phát điện xoay chiều một pha
D.Máy phát điện một chiều
Đáp án D
gợi ý :máy phát điện một chiều có thể dùng làm động cơ điện một chiều nếu cho dòng điện một chiều đi vào bộ gốp điện thì lúc đó từ máy phát điện có thể trở thành động cơ gọi là tính thuận nghịch máy phát điện một chiều
4. chú ý đơn vị ,thứ nguyên:

ví dụ : đơn vị đo độ phóng xạ trong hệ SI là:
Beccoren(Bq)
Curi(Cr)
số phân rã/s
MeV/c^2
5. chú ý đến việc phân tích, so sánh các giá trị, các số liệu

Một hộp đen mắc vào mạch điện xoay chiều , độ lệch pha giữa cường độ dòng điện qua mạch và hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là pi:2. Trong hộp đen không thể chứa những linh kiện nào sau đây
A. Tụ điện
B. Tụ điện và cuộn dây thuần cảm mắc nối tiếp
C. Cuộn dây thuần cảm
D. Tụ điện và điện trở thuần mắc nối tiếp
Đáp án D
(*)6 Chú ý đến các hiện tượng vật lý và ứng dụng trong thực tế
Những vấn đề này có thể không đề cập cụ thể trong SGK nhưng học sinh cần biết vận dụng và suy luận

Ví dụ : tại sao người dùng tia tử ngoại để diệt khuẩn trong ngành công nghiệp thực phẩm
A.vì thực phẩm sau khi chiếu tia tử ngoại không còn là môi trường để vi khuẩn phát triển
B.vì thực phẩm chiếu tia tử ngoại có hương vị thơm ngon hơn
C.vì không ảnh hướng đến chất lượng sản phẩm và có thể khử trùng khi thực phẩm đã đóng gói
D.vì tia tử ngoại là phổ biến

Biết rằng với tính chất tác dụng của tia tử ngoại được học SGK trong đó có một tính chất là diệt khuẩn, ưu điểm là khi thực phẩm đã được đóng gói việc kiểm tra vẫn thực hiện được mà không ảnh hưởng gì , dựa vào đây ta thấy câu C là đúng
gợi ý :số câu hỏi dạng này thường chiếm số lượng đáng kể trong đề thi vì vậy bạn cần luyện tập các câu hỏi vận dụng lí thuyết vào thực tế(sóng vô tuyến,các hiện tượng quang học, sự cộng hưởng ứng dụng trong cơ...)
(*)7,Những vấn đề hết sức đơn giản được lặp đi lặp lại nhiều lần nhưng học sinh không nắm rõ bản chất của vấn đề
Ví dụ một mạch RLC được mắc với nguồn điện xoay chiều có tần số góc [tex]w [/tex] dao động trong mạch điện là
A. dao động tự do
B. dao động cưỡng bức
C. dao động tắc dần
D. dao động riêng
Câu C là đáp án đúng vì muốn cho mạch RLC dao động được thì cần có tần số của nguồn đặt vào 2 đầu đoạn mạch (xem lại dao động cưỡng bức,dao động tắc dần,,,,)
ví dụ :đại lượng nào sau đây không bảo toàn trong phản ứng hạt nhân:
A. điện tích của hệ
B. số nuclôn của hệ
C. tổng động lượng của hệ
D. tổng khối lượng của hệ
ta biết rằng chỉ có khối lượng không được bảo toàn nên chọn D
Ví dụ : sóng nào sau đây được dùng trong truyền hình bằng sóng vô tuyến điện
A. sóng dài
B. sóng trung
C. sóng ngắn
D. sóng cực ngắn
Ta thấy rằng 2 đáp án C,D có thể đúng, nhưng sóng cực ngắn( 0,01m<^<10m)có năng lượng lớn, truyền thẳng , đi xuyên qua các tần điện li, được dùng trong truyền hình bằng sóng vô tuyến điện thông qua nhiều trạm tiếp sóng hoặc vệ tinh
8.Nắm vững các số lượng định cở và ước lượng các giá trị so sánh chúng với số liệu đã biết
chiếu bước sóng 0,4 ym vào kim loại sau gây ra hiện tượng quang điện:
A Kali
B Nhôm
C Đồng
D Sắt
Đối với Kali đây là kim loại kiềm có thể xảy ra hiện tượng quang điện với ánh sáng nhìn thấy
9.Để ý các sơ đồ mạch điện và cách bố trí quang cụ
10.Để ý đến các câu hỏi đồ thị



Tổng kết :Đề thi trắc nghiệm khai thác tôí đa các hiện tượng , công thức mà học sinh hay nhầm lẫn, ví dụ hiện tượn phạn xạ thông thường và phản xạ toàn phần,tính chất và tác dụngcủa các bức xạ không nhìn thấy. tính chất và ứng dụng các loại sóng vô tuyến, khái niệm cùng pha ,lệch pha giữa các đại lượng vật lí, điều kiện để có cộng hưởng , có phản xạ toàn phần, có hiện tượng quang điện , có hiện tượng quang dẫn....
Nếu các bạn nắm những gợi ý trong bài viết này , chúng tôi tin rằng bạn đã học và ôn vật lí đúng hướng rồi đó!

Nguyễn Đức Hiệp(GV THPT chuyên Trần Đại Nghĩa tp HCM)-Lê Cao Phan(GV Vật lí CĐSP Đà Lạt)

... :D
 
Top Bottom