Học ban KHNT .

C

conu

loveyou1990 said:
Mình học ban KHTN , mình muốn thi khối D.Vậy khi thi văn có đề riêng cho ban KHTN ko?Nếu ko có thì mình muốn hỏi mình phải học thêm những gì?
Mình muốn hỏi, bạn thi khối D là khối chính hay chỉ là khối phụ. Nếu bạn thi nhiều khối mà tự cảm thức ko kham nổi thì đừng cố quá mà...quá cố.
Nếu bạn đã quyết tâm thì mình cũng có vài lời.
Thi bất kể khối nào cũng cần học đều tất cả các môn, Toán Văn Anh học là như nhau, ko thiên vị môn nào.
Riêng môn Văn chỉ có phần phân ban (xã hội) và ko phân ban, ko có phần cho khoa học tự nhiên.
Chính vì thế, muốn học Văn để thi ĐH bạn phải xác định.
Thi Đại học ko giống thi Tốt Nghiệp. Thi Tốt nghiệp chỉ yêu cầu thuộc lòng, biết phân tích, hiểu được cơ bản 1 tác phẩm Văn học và hoàn cảnh sáng tác...
Thi Đại học, ta ko chỉ dừng lại ở kĩ năng phân tích, phải tiến sâu hơn 1 bước là kĩ năng bình giảng, ko những hiểu được mà cảm thụ được, phương pháp làm văn ko những đúng, chắc chắn mà còn phải hay, sáng tạo... Kiến thứic Văn học rộng hơn, ko chỉ dừng ở tác phẩm, mà phải có nền tảng của kiến thức lý luận văn học, văn học sử, luôn biết đối chiếu nhiều chiều dựa trên vốn kiến thức phong phú, mở rộng.
Ngay 1 câu gỡ điểm trong đề thi Đại học là câu chủ yếu do học thuộc cũng phải hiểu và tổ chức thành bài Văn cho đúng yêu cầu đề văn học sử.
Khi nào, mình nhất định sẽ Post lên đây 1 số tài liệu về các kĩ năng hành văn để chúng ta có thể làm được 1 số yêu cầu cơ bản đáp ứng tốt cho Đề thi ĐH...
Còn nhiều vấn đề, nói chung là phải học sâu hơn, rộng hơn...
 
L

loveyou1990

Cám ơn ban nhiều nhiều nha!
Mình quyết tâm thi vào khối D . Mình sẽ cố gắng hết sức. Chỉ có điều mình ko bik chính xác phải học những gì?Mình ko bik chương trình mình đang hoc còn thiếu những gì? :(
 
C

conu

loveyou1990 said:
Cám ơn ban nhiều nhiều nha!
Mình quyết tâm thi vào khối D . Mình sẽ cố gắng hết sức. Chỉ có điều mình ko bik chính xác phải học những gì?Mình ko bik chương trình mình đang hoc còn thiếu những gì? :(
Như vậy thì rất mênh mông
Bạn trước hết hãy nắm vững kiến thức cơ bản đi đã. Khi đã có kiến thức cơ bản, chúng ta mới có thể nói chuyện mở rộng.
 
L

loveyou1990

uhm
cám ơn bạn!
Mà bạn ơi , minh` có cần học hết những gì đai trà học ko?
 
C

conu

loveyou1990 said:
uhm
cám ơn bạn!
Mà bạn ơi , minh` có cần học hết những gì đai trà học ko?
Hãy đăt câu hỏi ngược lại: nếu ko có đại trà thì làm sao học nâng cao.
Cũng cần lưu ý, trong chương trình có 4 tác phầm trên lý thuyết là học chính nhưng chỉ cần đọc thêm:
Vãn cảnh.
Huệ Chi trước cửa biển.
Thời và thơ Tú Xương.
Những đứa con trong gia đình.
Ngoài ra, những tác phẩm như: Bên kia sông Đuống, Các vị La Hán chùa Tây Phương, Tiếng hát con Tàu... chỉ cần học đoạn đầu theo yêu cầu giáo viên, đoạn sau chỉ đọc để biết.
 
L

loveyou1990

Mình hiểu rồi . Mình sẽ năm schắc những bài đó đã
Có gì ko hiểu mình sẽ hỏi ban sau ha :D
 
C

conu

Nếu xét về phương diện kiến thức.
Những tác phảm bạn học trong chuơng trình ngoài những ý chính của cô, cần đọc thêm nhiều tài liệu...để mở rộng
 
V

vuonglinhbee

conu said:
loveyou1990 said:
uhm
cám ơn bạn!
Mà bạn ơi , minh` có cần học hết những gì đai trà học ko?
Hãy đăt câu hỏi ngược lại: nếu ko có đại trà thì làm sao học nâng cao.
Cũng cần lưu ý, trong chương trình có 4 tác phầm trên lý thuyết là học chính nhưng chỉ cần đọc thêm:
Vãn cảnh.
Huệ Chi trước cửa biển.
Thời và thơ Tú Xương.
Những đứa con trong gia đình.
Ngoài ra, những tác phẩm như: Bên kia sông Đuống, Các vị La Hán chùa Tây Phương, Tiếng hát con Tàu... chỉ cần học đoạn đầu theo yêu cầu giáo viên, đoạn sau chỉ đọc để biết.
hehe
Huệ Chi trước lễ cưới nè
tình hìn là chương trình Văn thi Đại học bất đầu từ tác gia XD đén hết lớp 12
trước hết cần hiểu kĩ từng tác phẩm văn học , sau đó giải quyết tất cả những đề thi có thể ra cho tác phẩm đó
cũng ko loại trừ công việc học thuộc để trả lời phần Văn học sử ( các tác gia)
thế thôi, chúc thi tốt
 
L

loveyou1990

Cám ơn bạn,mình còn một số thắc mắc
*Đề thi đại học , phần lý thuyết thường ra như thế nào?Khi làm phần lý thuyết cần đáp ứng những yêu cầu nào để được tròn điểm?
*Còn " hành văn phong phú "là sao?Mình hơi lơ mơ chỗ này :(
*Bạn vuonglingbebe nói văn thi đại học bắt đầu từ tác giả Xuân Diệu đến hết lớp 12 là theo chương trình đại trà hở?Vậy là mình cần học hết những bài đó à?
e hèm ,mình hỏi hơi nhiều :D .Cám ơn các bạn nhiều nha! :p
 
C

conu

loveyou1990 said:
Cám ơn bạn,mình còn một số thắc mắc
*Đề thi đại học , phần lý thuyết thường ra như thế nào?Khi làm phần lý thuyết cần đáp ứng những yêu cầu nào để được tròn điểm?
*Còn " hành văn phong phú "là sao?Mình hơi lơ mơ chỗ này :(
*Bạn vuonglingbebe nói văn thi đại học bắt đầu từ tác giả Xuân Diệu đến hết lớp 12 là theo chương trình đại trà hở?Vậy là mình cần học hết những bài đó à?
e hèm ,mình hỏi hơi nhiều :D .Cám ơn các bạn nhiều nha! :p
Đề thi Đại học sẽ có kết cấu điểm số là: 2 - 5 - 3.
Câu 2 điểm là câu lý thuyết, có thể văn học sử (tác giả, hoàn cảnh sáng tác, mục đích đối tượng sáng tác, các đặc điểm về văn học thời đại..., riêng phần tác giả có thể ra nhiều khía cạnh như sự nghiệp, phong cách văn học) hoặc vài câu hỏi nhỏ về ý nghĩa nhan đề, hình tượng một tác phẩm.
Bạn lưu ý 5 tác giả sau sẽ có thể được hỏi thuộc câu hỏi 2 điểm về văn học sử: Xuân Diệu, Nam Cao, Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Nguyễn Tuân.
Thời gian cho câu hỏi lý thuyết là 30' phút là hợp lý.
Để làm câu hỏi lý thuyết cần thuộc và nắm vững các đặc điểm của vấn đề văn học sử, khi ôn, nhớ lập ra dàn ý, có bao nhiêu ý phải nhớ và làm đúng như thế trong bài thi. Viết gọn gàng, trình bày sáng sủa, bố cục rõ ràng, ko thiếu ý, câu văn mạch lạc, dễ hiểu, đáp ứng đúng yêu cầu trọng tâm của đề, nếu có bổ sung phần kiến thức mở rộng 1 cách khéo léo sẽ được cảm tình. Như vậy mình nghĩ chẳng có lý do gì để trừ điểm nhỉ.
Hành văn phong phú là 8 yêu cầu diễn ý như hôm trước mình nói với bạn. Nói cách khác là diễn đạt tốt, hay, có xúc cảm...
Viết cố gắng có bố cục rành mạch, sắp xếp các đoạn văn hợp lý theo trình tự logic, mỗi đoạn có luận điểm chắc chắn, rõ ràng. Sau đó, trên cái ý, đắp thêm da thịt vào bằng lời văn và cảm nhận của mình, văn có cảm xúc và từ ngữ phong phú, cấu trúc câu văn thay đổi phù hợp với ngữ cảnh, có thể áp dụng linh hoạt các phép tu từ, hành văn... chắc đó là phong phú, miễn sao đạt được hiệu quả là hay, cố gắng đạt đến sự sáng tạo, có cái riêng, ko theo lối mòn, có thể sáng tạo về cách diễn đạt dùng từ hoặc ý văn... Nếu được như thế thậm chí sẽ được thưởng điểm. Lưu ý đừng sáng tạo tùy tiện, phải có cơ sở và thuyết phục.
Tất cả các bài nằm trong nội dung thi phải học đầy đủ, theo hướng dẫn của giáo viên, ko bỏ sót, có những chỗ đề ko hỏi trực tiếp nhưng mình phải học để gián tiếp đưa vào bài làm cơ sở lý luận. Ví dụ đề ko hỏi cuộc đời Nam Cao, nhưng phải nắm để từ đó làm cơ sở để dẫn đến quan điểm sáng tác và phong cách, rồi sự nghiệp sáng tác của ông, chúng vẫn luôn có quan hệ và sự tác động lẫn nhau.
Các câu hỏi còn lại:
Câu 5 điểm sẽ là câu dài nhất, yêu cầu cao nhất, phân tích bình giảng như 1 bài văn hoàn chình, câu này làm 90' phút là hợp lý, câu này sẽ là cơ hội để học sinh bộc lộ hết khả năng văn chương và tư duy hình tượng của mình.
Câu 3 điểm là câu cuối cùng, sẽ chỉ hỏi 1 khía cạnh của tác phẩm để hs phân tích và nêu cảm nhận, phần này cũng đòi hỏi hs phải có kiến thức và kĩ năng viết văn như câu 5 điểm nhưng mức độ ko nhiều như thế. Câu này làm trong 60' phút.
 
C

conu

Một bài báo, nguồn dân trí, tháng 4, năm 2007.

Đạt điểm 10 môn Văn có thực sự khó?


(Dân trí) - Trong kỳ thi tuyển sinh ĐH năm 2005, sau hàng chục năm im lìm, điểm 10 môn Văn mới xuất hiện trở lại với bài thi của thí sinh Nguyễn Thị Thu Trang, học sinh Quốc học - Huế. Một năm sau, thí sinh Hoàng Thuỳ Nhi khi thi vào ĐH Đà Nẵng lại đạt 10 môn Văn.


Những bài văn điểm 10 đó đã được đưa ra mổ xẻ để xem xét chúng có gì giống nhau và đạt được điểm 10 môn Văn có thực sự khó?

Thực ra, vào năm 2003, trong kỳ thi tuyển sinh ĐH Thái Nguyên cũng có một thí sinh đạt điểm 10 môn Văn. Tuy nhiên, điểm 10 này đã nhanh chóng bị chìm đi và hầu như không có mấy người biết đến. Phải đến hai năm sau, tức là vào thời điểm năm 2005, các điểm 10 văn mới được nổi lên như một hiện tượng “lạ” khuấy lên trong dư luận một làn sóng mới về dạy và học môn Văn. Cũng trong năm 2005, ngoài bài văn của Thu Trang, đã có 2, 3 thí sinh khác đạt điểm 10 môn Văn.

Điều kiện quyết định để giành được điểm 10 môn Văn?

Theo phân tích đánh giá của các giáo viên - những người trực tiếp đặt bút cho điểm 10 bài thi Văn thì để đạt được kết quả cao trong môn Văn, bài thi của thí sinh không cần phải đạt được một cái gì quá đặc sắc, quá khác biệt hay phải thể hiện một năng khiếu khác thường về môn Văn. Thí sinh chỉ cần nắm vững kiến thức, câu chữ mạch lạc, rõ ràng và đủ ý.

Tuy nhiên, môn Văn cũng là một môn học hết sức đặc thù nến muốn đạt được điểm tối đa, thí sinh cần phải có cảm xúc thực sự khi làm bài. Cùng đó, sự sáng tạo là yếu tố không thể thiếu trong các bài văn đạt điểm 10.

Trong lời nhận xét của cả hai người chấm bài văn đạt điểm 10 của thí sinh Hoàng Thuỳ Nhi thi vào ĐH Đà Nẵng năm 2006, Thạc sĩ Lê An Vinh và Thạc sĩ Lương Vĩnh An (giảng viên khoa Ngữ văn ĐH Sư phạm Đà Nẵng) đều cho rằng đó là một bài làm hoàn chỉnh cả 3 câu, nếu áp với đáp án của Bộ thì vẫn còn thiếu một vài ý nhỏ. Nhưng bù vào đó, là sự cảm thụ văn học rất tốt, tư duy mạch lạc, chất văn bay bổng, cảm xúc dồi dào, đặc biệt giàu sáng tạo.

So với đáp áp của Bộ, bài làm chưa đạt tuyệt đối 100%. Nhưng sự sáng tạo trong tư duy, ngôn ngữ, xúc cảm văn chương... thì thật đáng ngạc nhiên. Chữ viết đẹp, câu cú rành mạch. Đọc câu một thì chỉ nghĩ đó là một thí sinh học thuộc bài, nhưng càng đọc càng không tin đó là một bài làm của thí sinh trong thời hạn 180 phút!

Còn đối với bài văn đạt điểm 10 của Nguyễn Thị Thu Trang thi vào ĐH Huế năm 2005, thầy Phạm Phú Phong, cán bộ chấm thi, giảng viên Khoa Ngữ văn trường ĐH Khoa học Huế cho biết: Bài thi có 15 trang, chữ đẹp, to, chuẩn, hai câu đầu của bài thi rất chính xác, đạt điểm tối đa của đáp án (7 điểm). Ở câu 1, thí sinh trình bày còn hay hơn đáp án. Giọng điệu của bài văn rất am hiểu vấn đề và tự tin. Đây là bài viết của thí sinh có tài, có tư chất và khả năng nghiên cứu. Những câu trích dẫn được bỏ trong ngoặc kép chính xác. Thí sinh nắm rất vững kiến thức.



Đối với thí sinh Nguyễn Thị Tâm, dự thi khối C Học viện Cảnh sát nhân dân năm 2005 thì ở cả hai lần chấm, bài thi Văn của em Tâm đều được 9,75 điểm, nên đã được các thầy cô làm tròn lên 10. Theo thầy thầy Ngô Văn Thư và thấy Đào Văn Phán (giảng viên khoa Văn ĐH Sư phạm Thái Nguyên - những người được mời chấm môn thi Văn cho HVCSND năm đó) thì đó là một bài viết trôi chảy, có cảm xúc. Trong điều kiện phòng thi với thời gian 3 tiếng thì đó là một bài làm rất hoàn hảo.



Toàn bộ bài làm được triển khai gần như đáp án, rất chặt chẽ và người viết tỏ ra rất thông minh. Người viết cũng đã thể hiện được năng khiếu văn chương: có được những cảm nhận tinh tế và từ cảm nhận của riêng mình, biết khái quát phục vụ yêu cầu mà đề bài nêu ra. Do đó, dù có một đôi khiếm khuyết nhưng bài làm vẫn xứng đáng đạt điểm 10.



Người chấm có “sợ” khi cho điểm 10?

Hầu như tất cả học sinh hiện nay đều quan niệm môn Văn là một môn học khó có điểm 10. Vì thế, phần lớn các em tập trung cho các môn khác, còn Văn chỉ mong lấy điểm trung bình và thường xem nhẹ môn Văn.

Về xu hướng này, nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên đã đưa ra nhận xét lẽ ra, phải xem việc đạt điểm 10 Văn là rất bình thường. Các bài văn điểm 10 cũng như những nhận xét của hội đồng chấm thi nên được đăng tải trên báo chí để học sinh có thể thấy niềm tin, dẫu “mơ hồ” rằng Văn cũng có thể đạt điểm cao và để xoá tan định kiến trong các thầy cô, giúp các thầy cô có thể “nương tay” hơn khi cho điểm tuyệt đối.

Thực ra trong hướng dẫn chấm môn Văn, ở tất cả các kì thi, không có quy định nào hạn chế giáo viên cho điểm tối đa. Thậm chí quy định còn nêu rõ cho phép người chấm có thể cho thêm điểm thưởng cho những bài viết có tính sáng tạo. Nhưng trong thực tế, rất ít khi giáo viên “dám” cho điểm 10 môn Văn. Một trong những lý do chính là vì môn văn phụ thuộc rất nhiều vào chủ quan người chấm. Dù có đáp án và biểu điểm chi tiết cũng khó mà đo đếm cụ thể câu chữ, ý tứ, văn phong… của bài viết cho chính xác ( điều này khác hắn với các môn khoa học tự nhiên). Giáo viên luôn nghĩ là bài của thí sinh khó mà đạt yêu cầu được điểm tối đa. Vì thế, muốn cho điểm tối đa với môn Văn, người chấm cũng phải rất có bản lĩnh và trình độ.

Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia giáo dục thì cùng với những “sự kiện” đáng nhớ nổi lên trong cách dạy và học môn văn liên tục trong một năm trở lại đây thì điểm 10 môn Văn trong thời gian tới sẽ ngày càng trở nên phổ biến hơn. Cùng với cách ra đề như hiện nay, chỉ cần trả lời đúng, đủ ý là sẽ được điểm cao. Hơn nữa, đây là một kỳ thi tuyển sinh ĐH chứ không phải là một kỳ thi học sinh giỏi nên điểm 10 môn Văn cũng không phải là một chuyện quá khó khăn, quá thách thức đối với thí sinh.
 
C

conu

Cẩn thận môn Văn: Thi tốt nghiệp và đại học không giống thi học sinh giỏi!


Có một sự thật mà khi mới nghe qua, ít ai tin được, là những thí sinh từng đoạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi Văn nhiều người có kết quả môn này rất tệ khi thi tốt nghiệp và tuyển sinh vào đại học. Đây cũng là điều giáo viên các trường phổ thông, nhất là trường chuyên luôn trăn trở và thường xuyên nhắc nhở học trò của mình.

Sở dĩ có tình trạng như trên là do hai nguyên nhân sau đây:

Thứ nhất: Trong các kỳ thi học sinh giỏi (Olympic 30-4, Olympic Đồng bằng sông Cửu Long, HSG Quốc gia...), một bài văn đạt điểm cao không cần phải đáp ứng hết tất cả những yêu cầu của đề bài mà chỉ cần nổi trội ở một vài mặt nào đó: có thể là kiến thức phong phú, lập luận sắc sảo, hay có cách hiểu độc đáo, dùng từ đắc... Khi chấm điểm, giám khảo cũng đặc biệt quan tâm đến cái riêng, cái mới lạ của từng bài văn.

Ngược lại, kỳ thi tốt nghiệp và tuyển sinh đại học đòi hỏi thí sinh phải trình bày được hầu hết những ý cơ bản, cần thiết. Và bài nào càng có nhiều ý trùng với đáp án, điểm càng cao. Vì thế, nếu thí sinh quá chú trọng đến cái riêng, cái mới của mình mà chưa trình bày được những ý cơ bản nhất, điểm thấp là kết quả tất yếu.

Thứ hai: Về mặt đề thi, những cuộc thi học sinh giỏi thường chỉ có một câu duy nhất. Vì vậy, nó đòi hỏi người viết, khi đứng trước một vấn đề phải khai thác thật sâu và nhiều mặt, không thể dừng lại ở việc nêu ý và đưa dẫn chứng. Còn khi thi tốt nghiệp và tuyển sinh đại học, với thời lượng 180 phút, phải giải quyết 3 câu hỏi, nếu đi quá sâu vào một luận điểm nào đó, nhất định sẽ không đủ thời gian để làm những phần còn lại.

Trên đây là một số điều các bạn thí sinh cần lưu ý, đặc biệt là học sinh chuyên văn, tránh để bị điểm kém với chính môn “tủ" của mình!

Cúc Phương (ĐHKHXH&NV TP.HCM)
 
C

conu

Để làm tốt bài thi môn Văn
Đến ngày thi ĐH, hầu hết thí sinh vừa trải qua kỳ thi tốt nghiệp THPT, kinh nghiệm còn nóng hổi. Một số em có thể thi đậu từ các kỳ thi tốt nghiệp trước đó, kinh nghiệm dù không còn tươi mới nhưng chắc chắn cũng chưa phai.


Thế nhưng, nên lưu ý đến sự khác biệt rất lớn giữa hai loại hình thi này. Cũng là "thi" cả nhưng đối với kỳ thi tốt nghiệp THPT, các em chỉ cần đạt điểm trung bình (30 điểm cho cả 6 môn thi) là đương nhiên "danh chiếm bảng vàng". Vì có tới 6 môn, cho nên kém bài này ta cố bài khác. Còn thi tuyển sinh ĐH, CĐ rất khác. Môn thi ít (3 môn), chỉ cần một bài làm yếu, kết quả trúng tuyển sẽ rất mong manh. Vì là thi tuyển, nên mỗi ngành, mỗi trường chỉ chọn một số lượng hạn chế. Chỉ tiêu tuyển ít nên "cuộc đấu" có khi rất khắc nghiệt: 1 chọi 20, 30 hoặc hơn nữa. Vì vậy, thành công chỉ dành cho ai chuẩn bị công phu kỹ lưỡng và thực hiện thật tốt các bài thi. Việc chuẩn bị cho bài thi môn Văn cũng nằm trong yêu cầu chung mang tính nguyên tắc như đã nói.

Nên lưu ý nội dung chương trình



PGS-TS Trần Hữu Tá

Nhiều năm gần đây, theo quy định của Bộ GD-ĐT, đề thi môn Văn không hỏi đến văn học nước ngoài, cũng như không có câu hỏi riêng về lý luận văn học. Những kiến thức về lý luận văn học, nếu có, sẽ được lồng ghép trong các đề về văn học Việt Nam.

Đề thi tập trung kiểm tra sự hiểu biết, năng lực cảm thụ và trình độ viết văn của thí sinh về văn học Việt Nam hiện đại. Với ban Cơ bản và với đông đảo thí sinh học năm cuối cùng sách giáo khoa lớp 12 (sách chỉnh lý hợp nhất do 2 GS Hoàng Như Mai - Nguyễn Đăng Mạnh đồng chủ biên), việc kiểm tra khoanh lại trong hai giai đoạn văn học 1930-1945 và 1945-1975. Với số ít học sinh theo học chương trình và sách giáo khoa thí điểm phân ban (gọi là sách nâng cao do GS Trần Đình Sử tổng chủ biên), trong đề thi có thể có câu hỏi về tác giả, tác phẩm thuộc giai đoạn văn học 1975-2000.

Những việc cần chuẩn bị

Thời gian ôn luyện không nhiều và phải phân phối đối với cả ba môn (Văn - Sử - Địa hoặc Văn - Toán - Ngoại ngữ), vì vậy nên lưu ý một số việc chủ yếu như sau:

1- Nghiền ngẫm lại sách giáo khoa lớp 11-12: phần văn học hiện đại như đã nói, tùy theo chương trình đã theo học mấy năm ở THPT, các em chủ động củng cố kiến thức trong sách giáo khoa lớp 11 chỉnh lý hợp nhất (do GS Nguyễn Đình Chú và PGS.TS Trần Hữu Tá đồng chủ biên) và lớp 12 chỉnh lý hợp nhất (do GS Hoàng Như Mai - Nguyễn Đăng Mạnh đồng chủ biên) hoặc hai bộ sách giáo khoa thí điểm phân ban lớp 11 và 12 (do GS Trần Đình Sử tổng chủ biên).

2- Trọng tâm ôn tập: Thứ nhất, đọc lại để nắm chính xác từng chi tiết nghệ thuật chính yếu của các tác phẩm văn học (thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch, trích đoạn...). Thứ hai, đọc để nắm chắc những kiến thức cơ bản về các tác giả của các tác phẩm được học (về tiểu sử, sự nghiệp, quan điểm văn chương...). Thứ ba, cần lưu ý nhiều hơn đến 5 tác giả tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại (Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, Xuân Diệu, Nam Cao, Tố Hữu, Nguyễn Tuân). Cụ thể phải nắm được đặc điểm, tiểu sử, sự nghiệp, những chặng đường sáng tác, quan điểm văn chương, phong cách nghệ thuật....

3- Đối với sách giáo khoa chỉnh lý hợp nhất lớp 12: số bài giảng văn có hạn, nhưng với sách giáo khoa nâng cao đang thí điểm, lượng kiến thức cần ôn tập củng cố nhiều hơn, vì như trên đã nói, chương trình học mở rộng đến thành tựu văn học của 25 năm cuối thế kỷ XX (1975-2000). Mùa thi 2006, đề thi môn Văn trong phần tự chọn của khối D có câu (3 điểm) hỏi "Cảm nghĩ về bi kịch của nhân vật Vũ Như Tô trong vở kịch Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng". Mùa thi năm ngoái (2007) cũng khối D, cũng trong phần tự chọn lại có câu hỏi yêu cầu "Phân tích những nét đẹp trong suy nghĩ và ứng xử của bà Hiền trong truyện ngắn Một người Hà Nội của Nguyễn Khải".

Vì thế nếu không ôn tập đúng, đủ những gì cần ôn, các em sẽ gặp khó khăn khi làm bài.

4 lưu ý khi làm bài

1. Nhận thức đặc điểm và yêu cầu của đề

Mấy năm gần đây, đề thi gồm có 3 câu thuộc 2 loại: Tái hiện chính xác kiến thức văn học và vận dụng kiến thức một cách sáng tạo để làm bài văn hoàn chỉnh.

Về loại câu hỏi thứ nhất: chẳng hạn, đề thi khối D mùa thi năm 2007: “Nêu ngắn gọn hoàn cảnh ra đời và mục đích sáng tác bản Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh”, với loại đề này, các em chỉ cần bám sát SGK, trình bày mạch lạc, gãy gọn, chính xác là đạt yêu cầu.

Dụng ý của Bộ GD-ĐT khi cho ra loại câu hỏi này cốt để “cứu” thí sinh khỏi bị điểm liệt, nên thường chỉ có một câu với số điểm "khiêm tốn" (2 điểm). "Ăn" nhau, phân biệt rạch ròi sự hơn kém về năng lực, trình độ là loại câu hỏi thứ hai. Chẳng hạn, đề thi khối D năm 2007 còn có các câu sau: câu thứ 2 (5 điểm) thuộc phần bắt buộc: “Tràng Giang của Huy Cận là bài thơ mang vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại. Hãy phân tích làm rõ nhận xét trên”; Câu thứ 3 (tự chọn) thí sinh được quyền tự chọn một trong hai câu sau đây (3 điểm): câu 3a (không phân ban) “So sánh cách nhìn về người nông dân của hai nhân vật Hoàng và Độ trong truyện ngắn Đôi Mắt của Nam Cao”. Câu 3b (phân ban) liên quan đến tác phẩm Một người Hà Nội đã nêu trên.

Những loại câu hỏi này đòi hỏi các em phải phân tích đề cẩn thận, xác định yêu cầu của bài làm để định ra một dàn ý thích hợp. Mặt khác, cũng cần xác định đề ra thuộc thể loại gì (phân tích, bình luận, chứng minh, bình giảng...) để làm khỏi chệch hướng.

2. Lập dàn ý

Với câu hỏi loại thứ hai, các em nên dành mươi phút để phác ra những ý chính cần đề cập tới. Sắp xếp các ý cho hệ thống, hợp lý và chú ý đảm bảo sự cân đối giữa các ý (tất nhiên phải căn cứ vào tầm quan trọng của từng ý). Nên hết sức tỉnh táo để tránh lạc đề.

3. Phân bố thời gian viết cho từng câu

Dù làm kiểu bài nào đi nữa, các em cũng phải cân nhắc đưa ra những dẫn chứng sát hợp để những ý chính của bài được minh họa cụ thể sinh động, có sức thuyết phục. Các dẫn chứng đúng với nguyên văn phải để trong ngoặc kép, ghi rõ (trong ngoặc đơn ngay sau đó) xuất xứ, bài nào, tác giả là ai. Các dẫn chứng không nhớ kỹ thì nêu ý và không để trong ngoặc kép. Nên hết sức cẩn thận khi trích dẫn để đảm bảo tối đa tính chính xác. Nên phân bố thời gian viết cho từng câu. Nhập đề và kết luận nên làm nháp kỹ. Điều rất quan trọng cũng không nên quên là cần dành ít nhất 10 phút đọc lại bài để sửa những sai sót do viết vội, lỗi chính tả, ngữ pháp, xuất xứ, trích dẫn.

4. Hạn chế viết những câu dài, phức hợp

Do chưa quen nên các em cần hạn chế viết những câu dài, phức hợp; chủ yếu nên viết dạng câu đơn, ngắn; nên "cảnh giác" với loại câu cụt. Rất nhiều em có thói quen dùng giới từ, trạng từ ở đầu câu (qua, với, để, trong...), rồi chấm câu ngay sau mệnh đề phụ mà quên chưa có mệnh đề chính. Chỉ cần 3-4 lỗi đặt câu như thế đã đủ gây ấn tượng xấu cho người chấm.

Bài viết sẽ được đánh giá cao nếu thí sinh có những ý kiến, nhận xét sắc sảo, mang dấu ấn của sự suy nghĩ riêng, cũng như cách diễn đạt lưu loát, có hình ảnh... thể hiện năng lực cảm thụ tốt của người viết, nhưng giám khảo thường rất "dị ứng" với cách viết văn hoa sáo rỗng. Niềm vui của các thầy cô giám khảo là được đọc những bài viết thực sự là văn của các em.



PGS.TS Trần Hữu Tá
(Phó chủ tịch Hội Nghiên cứu và giảng dạy văn học TP.HCM)
 
C

conu

loveyou1990 said:
Minh` muốn hỏi phong cách viết văn của Xuân Diệu là gì?
Cái này thuộc về Văn học sử, ko có gì khó, bạn có thể mở sách ra xem phần tác gia Xuân Diệu sẽ thấy được thôi, cứ nhìn nhận Xuân Diệu ở góc độ của 1 nhà thơ mới, chịu ảnh hưởng từ cha mẹ thế nào (tính cần cù chẳng hạn) , cuộc sống thưở nhỏ chịu nhiều bất hạnh (sống với vợ lẽ của cha, thiếu tình thương)... nhất là một người có hoàn cảnh như thế lại sinh ra trong cái thời mà con người ko được đáp ứng tình cảm, nhà thơ chịu ảnh hưởng trường phái thơ tượng trunggw Pháp, là người được đào tạo trong nền giáo dục phương Tây, nên thơ ông cũng rất mới, cha lại là nhà nho tiêps xúc với nho học từ nhỏ nên có cả nét cổ điển, nhưng cái "Tây" - cái mới vẫn rõ ràng hơn. Bắt từ hoàn cảnh trên kia ta thấy Xuân Diệu luôn cảm thấy cô đơn, khát khao giao cảm với đời, luôn muốn được yêu nhiều hơn nữa, cùng với ý thức thời gian nên thơ ông luôn cháy bỏng khát khao yêu đương, sống vội vàng cuống quýt... còn nhiều, những hãy nghĩ theo hướng như thế, luôn tìm nguyên nhân, và dẫn đến kết quả là phong cách thơ Văn sẽ hiểu sâu sắc hơn... :D
 
Top Bottom