mình dịnh copy bài này có ai sửa giùm vs!

C

conan99

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Thầy cô giáo được ví như những người lái đò sở dĩ họ đã đưa bao nhiêu không biết bao nhiêu hành khách qua sông tới bờ bến của cuộc đởi để từ đó mỗi học sinh của họ phải tự đấu tranh tự chứng tỏ bản thân mình trước cuộc sống! Nhưng TVNQ không nghĩ học trò nào lại nghĩ thầy trò và tiền bạc phân minh và sòng phẳng cả bởi vì đối với mỗi học sinh chúng ta luôn có trong mình lòng biết ơn đối với thầy cô giáo,lòng kính yêu đối với họ chứ không phải nghĩ tới họ như một công việc gì đó mà họ buộc phải làm cho mình ,không phải sự dạy dỗ của họ được tính đến bởi những đồng tiền!Cuộc sống còn nhiều điều mà ta cần phải học và thầy cô là những người đã dạy ta,dìu dắt ta 1/3 cuộc đời

:-h

"Tôn sư trọng đạo" là truyền thống tốt đẹp, lâu đời của nhân dân ta. Dạy một chữ cũng là thầy, dạy nửa chữ cũng là thầy (nhất tự vi sư, bán tự vi sư).

Tôi được mẹ cha cho ăn học từ bé đến khi là "Anh bộ đội Cụ Hồ". Hơn 10 năm đèn sách, tôi được học nhiều trường, nhiều thầy. Cho đến nay, tôi vẫn nhớ như in hình ảnh hai thầy đầu tiên trong đời: Thầy Nguyễn Văn Viện ở Mè và thầy Vũ Mâu ở Chương.

Năm 10 tuổi, tôi tốt nghiệp Sơ học - Yếu lược (tương đương tiểu học ngày nay) do thầy Viện dạy dỗ. Thầy Viện "lái" tôi đến trường huyện. Tôi chắp tay tạ thầy, tôi đi đến bờ bến mới. Các em tôi lại ngồi vào cái ghế trước chúng tôi đã ngồi ở trường thầy Viện.

Học trò trường thầy Vũ Mâu đông tới vài trăm. Trường có sân đá bóng và tập thể dục thể thao.

Hết cấp học, thầy Vũ Mâu "lái" tôi đến trường tỉnh Hải Dương. Tôi chắp tay tạ thầy, tôi đi...!

Trong đám học trò nghịch ngợm của hai thầy dần trưởng thành theo năm tháng, có anh chị hiện là Giáo sư, là Tiến sĩ khoa học, nhà báo... Có anh chị là cán bộ cao cấp trong Quân đội nhân dân hoặc cơ quan Nhà nước.

Năm nay, chúng tôi đã trên 70 tuổi. Mỗi khi có dịp gặp nhau, chúng tôi lại nhớ đến mái Trường Mè, Trường Chương, nhớ hai thầy Viện, thầy Mâu với tấm lòng biết ơn. Hai thầy đã gieo vào tâm hồn non trẻ chúng tôi tình yêu đất nước; "Dân Vi Quý, Xã Tắc Thứ Chi, Quan Vi Khinh", dạy chúng tôi viết hoa hai chữ Con Người.

Các thầy là kỹ sư tâm hồn!

Các thầy đã "lái" chúng tôi vào dòng sông kiến thức bao la bởi "con đò" của thầy. Nhưng "con đò" của các thầy quyết không phải là con đò của các ông lái, cô lái ở một bến sông ngang có tên và không tên.

Ở đó, thay vì một cây cầu là những con đò bằng gỗ, bằng tre. Con đò ấy là công cụ sinh nhai của người lái đò. Nghề của họ là nghề lao động đơn giản. Không có họ ta không thể sang sông. Họ chở đò để kiếm tiền nuôi thân. Chẳng may gặp ngày mưa dập gió vùi, bến sông vắng khách, họ không có tiền, họ buồn:

Bến Mi Lăng nằm không - thuyền đợi khách
Rượu hết rồi, ông lái chẳng buông câu

(thơ Yến Lan)

Người lái đò chẳng bao giờ nhớ khách đi đò. Cũng vậy, khách chẳng bao giờ nhớ đến lái đò. Ngoại trừ, khách là một chàng si tình:

Vắng bóng cô em từ dạo ấy
Để buồn cho những khách qua sông

(thơ Nguyễn Bính)

Mi Lăng là bến nào? Cô em bỏ thuyền, bỏ lái, bỏ dòng sông đi lấy chồng để khách tình họ Nguyễn ngẩn ngơ là ai?

Là... thơ đấy thôi!

Là thơ nên thi nhân đã hóa thân thành người lái đò bất đắc dĩ để chở thơ đi.

Riêng ông lão say Trăng đầu gối sách
Để thuyền hồn bơi khỏi bến Mi Lăng
Tiếng gọi đò... gọi đò như oán trách
Gọi đò thôi run rẩy cả ngàn Trăng

(Bến Mi Lăng - Yến Lan)

Con sông bến nước luôn luôn là đề tài gợi cảm cho Người Thơ. Cụ Tú Xương xót xa:

Sông xưa giờ đã nên đồng

Nên đêm đêm cụ:

Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò

Ấy là cụ nhớ tiếc bến nước Vị Hoàng, quê cụ, đã bị bồi đắp!

Bây giờ ở nước ta không còn nhiều bến nước ngang sông nữa. Đò Thưa quê tôi nay là một cây cầu hai làn xe ôtô qua lại. Cầu Quan (TP Nam Định) đã thay Đò Quan. Bến Mỹ Thuận có một cây cầu đồ sộ nhất Đông Nam Á. Không rõ các cô lái đò, ông lái đò bến Thưa, Đò Quan, Bắc Mỹ Thuận giờ này ở đâu? Có ai cần con đò, cần họ nữa không?

Con đò và người lái đò có thể thay bằng cây cầu vĩnh cửu. Nhưng thầy giáo và cô giáo thì người lái đò không thể thay thế được.

Tự bao giờ dân ta ví thầy, cô giáo là người lái đò mà lại không ví ông lái đò bến Mi Lăng hoặc cô em của Nguyễn Bính là thầy, cô giáo:

- Thầy, cô giáo đò ơi! Cho tôi sang sông với, tôi trả đủ tiền...!

Ông nội tôi (thầy đồ Phạm Công Tự Hữu - Trung) - nghe có người gọi mình như vậy chắc ông nội giận lắm.

Thầy Đồ Chiểu (Nguyễn Đình Chiểu) ở Ba Tri, tỉnh Bến Tre, tự ví:

Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà

Thầy Đồ Chiểu "chở" thuyền đạo. Thầy tế "Nghĩa sĩ Cần Giuộc", thầy căm giận bọn tay sai ôm chân giặc Tây Dương (chỉ giặc Pháp xâm lược nước ta lần thứ nhất).

Thầy không phải là người lái đò kiếm tiền. Thầy "chở" học trò của thầy. "Chở" học trò và "chở" khách đồng âm mà khác ngh
 
A

anhtraj_no1

MB::
Nước ta là nước có nên văn hiến, lịch sử lâu đời.Trong quá trình hình thành & phát triển, dân tộc ta đã hình thanhg nhìu truyền thống tốt đẹp.Tôn sư trọng đạo là một truyền thống có từ lâu đời.chúng ta nên có thái độ thế nào( tự viết).
TB:
1: giải thjc truyền thống tôn sư trọng đạo:
a) tôn sư là thế nào?
-- Kính trọng thầy, quý mên thầy.
--Theo quan niệm xưa: Nghe lời thầy dạy bảo, chớ cãi lời, nhớ ơn thâyd, chăm lo khi thầy già yếu, cúng giỗ khi thầy qua đời.
--Thầy ở đây trc' hết là thầy dạy chữ, dạy lời hay lẽ phải( sâu xa hơn là thầy dạy nghề) sâu xa hơn nữa là người viết cái bài này choa có để mà chép.>"<
---> dẫn ý nói tới việc ngày nay thợ thủ công như là thợ hồ, thợ may... cúng vị tôt của nghề mình, có bàn thờ tôt, thờ ngừ thầy đây tiên của nghề.
b)Đạo là j`?
-- Trc hết là đạo Nho, mở rộng là việc học hành, là chữ nghĩa, kiến thức.
--Đạo kòn là đạo đức hay là đạo lí.
c)Vì sa0 phải trọng đạo?
--Học đạo thỳ phải trọng đạo. Có trọng đạo mới học đc đạo, mở mang đc tâm hồn trí tuệ.
--Có trọng đạo thỳ kon ngừ mới trở nên tốt đẹp, gia đình mới hòa thuân, xã hội mới yên ổn, đất nước mới hưng thịnh.
-- không trọng đạo, kon người thành xấu xa, gia đình rối loạn, xã hội sa đọa, đất nước suy vong.
d) tôn sư& trọng đạo:
-- mún trọng đạo thỳ phải tôn sư, đó là lòng biết ơn đối với ngừ có công. Bởi vậy ngày xưa, từ ngừ dân đến vua chúa đều tôn trọng thâyd học của kon:
"Mún sang thỳ bắc cầu Kiều
Mún kon ahy chữ thỳ iu láy thầy."
--Thầy ko chỉ dạy chữ nghĩa, kiến thức, mà kòn dạy đạo lí.Thầy cô giáo là mẫu mực về đạo đức( lấy dẫn chứng như là của Chu Văn An, Nguyễn Trãi...........)
--Tôn sư thỳ phải trọng đạo: kính thầy thỳ phải chăm lo học hành, giữ cái đạo thầy dạy, mở mang làm vẻ vang choa thầy.

2. Bình luận:
a) Tôn sư trọng đạo là 1 truyền thống:
--Từ xưa, nhân dân ta rát quí trọng việc học hành.Người dân choa kon đi học ko chỉ vì mục đich tiến thân mà kòn choa kon có dăm ba chữ để làm người.
--Thầy cô giáo đc cả xã hội quí trọng, đc đặt vào những vị trí ca0 nhất: Quân-Sư_PHụ.
--Qua các thời kỳ lịch sử, nhân dân ta sẵn sàng chịu cực khổ, thậm chí hi sinh để choa kon đc ăn học, để tôn sư trọng đạo( tức là hy sinh đời bố, củng cố đời kon ý mà).
đó đã trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.
b) truyền thống ây cần giữ gìn & bổ sung:
--Phải hiểu đạo theo nghĩa rộng: kiến thức& đạo lí của kon ngừ đối với tổ quốc, nhân dân.Trọng đạo bi h là phải chăm học, năm vững kiến thức đồng thời tu dưỡng đạo đức để phục vụ tổ quốc nhân dân.
--Không câu nệ đến mức bảo đâu nghe đấy nhưng phải biết vâng lời thầy dạy dỗ, tôn trọng thầy ở trong lớp cũng như ở ngoài lớp, biết ơn thầy mọi lúc mọi nơi nhưng cách đền ơn tốt nhất là học thật giỏi để trở thanbhf ngừ tài.
Truyền thống quí báu trên cần đc quan tâm đặc biệt, cần đc đề cao vì lúc này người đi học chưa thật sự koi trọng việc học, những lói mòn vật chắt đã làm mòn kon đường đến tri thức, dẫn đến vị trí của người thầy bị giảm sút, những thái độ với giáo viên cần nên koi lại.
KB:
Sự xa sút này chỉ là một khủng hoảng nhất thời.
Truyền thống đó sẽ đc khôi phục 1 cách đúng đán, có tác động thúc đây tích cực sự phát triển của đất nước.mỗi ngừ phải có ý thức khôi phục truyền thống đó
 
F

freakie_fuckie

Đề bài là gì vại :| Chết mất, chẳng có đề đóm gì mà cứ đòi sửa sửa . Người ta nghĩ sửa bằng nước bọt được hay sao ? 8-}

Thực sự thì cái mở bài "đập cửa xô vào , đạp rào bước tới quá", phần dẫn dắt có đúng một ít mà lại chẳng ăn nhập gì với cái phần ở dưới 8-}
Cái đoạn ở dưới thì :)| Nếu mà đề là "Truyền thống tôn sư trong đạo" thì nó không hợp đâu =.= Bài copy ấy nó gần với tản văn hơn. Văn nghị luận thì phải có luận điểm, luận chứng và lập luận mà !



-- Chú ý ngôn từ nhé em --
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom