DÀN Ý THAM KHẢO
1. Giải thích:
- Hiền tài là người tài cao và có đạo đức.
- Nói “hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, “nguyên khí mạnh thì thế nước mạnh rồi lên cao” tức khẳng định hiền tài là gốc rễ cho sự lớn mạnh của quốc gia.
- Và ngược lại với luận điểm trên, Nhân Thân Trung chỉ rõ: “nguyên khí suy thì thế nước yếu rồi xuống thấp”, đó còn là lời cảnh báo cho mọi thời đại.
2. Phân tích – chứng minh:
Ý 1: Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng người tài
- Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng người tài, đã có những chính sách lớn để đào tạo, bồi dưỡng và thu hút nhân tài phục vụ công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước,
- Ngay từ khi mới giành được chính quyền sau Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám, Bác Hồ đã có sắc lệnh kêu gọi người hiền tài ra gánh vác việc nước (1945). Từ đó đến nay, nhà nước ta đã có những cải cách về giáo dục, tạo điều kiện cho tất cả trẻ em đều được đến trường; có chính sách đãi ngộ người tài…( Huỳnh Thúc Kháng, Võ Liêm Sơn, Trần Đại Nghĩa, và gần đây là Ngô Bảo Châu…)
Ý 2: Coi trọng người tài ở quan điểm “ giáo dục là quốc sách hàng đầu”
3. Đánh giá – mở rộng:
- Ý kiến của Nhân Thân Trung thật sâu sắc, có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển đất nước qua mọi thời đại.
- Tuy nhiên, thực tế điều kiện làm việc và chế độ đãi ngộ nhân tài hiện nay vẫn còn nhiều bất cập. Điều đó làm cho việc trọng dụng nhân tài chưa thật tốt.
3. Bài học:
* Nhận thức:
- Điều kiện học tập trong môi trường xã hội và trong nhà trường hiện nay cho người học có thể phát huy tài năng của mình.
- Vì thế, học tập và trau dồi tài năng để có thể đóng góp trí lực một cách tốt nhất dựng xây đất nước. Đó là trách nhiệm của tuổi trẻ hôm nay.
* Hành động:
- Ra sức học tập, rèn đức luyện tài để trở thành hiền tài góp phần phát triển đất nước.
- Học thật để có năng lực thật sự, để có thể “ hóa thân cho dáng hình xứ sở” từ những việc làm thiết thực nhất.
Tổng hợp