Mình có cây ni không hiểu, giảng giúp được không ?

D

dpfiona

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mình có cây ni không hiểu, giảng giúp được khô

NAHCO3 có gốc lưỡng tính thì khi tan trong nước sẽ cho pH tùy theo độ thủy phân vậy tại sao trong 2 cuốn sách tham khảo mà mình đọc lại bảo nó luôn cho dung dịch có pH >7 ? :((
 
N

nguyenanhtuan1110

Re: Mình có cây ni không hiểu, giảng giúp được

dpfiona said:
NAHCO3 có gốc lưỡng tính thì khi tan trong nước sẽ cho pH tùy theo độ thủy phân vậy tại sao trong 2 cuốn sách tham khảo mà mình đọc lại bảo nó luôn cho dung dịch có pH >7 ? :((
NaHCO3 khi thủy phân trong nước tạo HCO3- và Na+
HCO3- <=> H+ + CO3(2-) Ka
HCO3- + H2O <=> H2CO3 +OH- Kb
Hằng số cân bằng của phản ứng 2 (Kb) lớn hơn của phản ứng 1 (Ka) nên khi tan trong nước NaHCO3 cho dung dịch có pH>7.
 
L

long15

:-? ;) ;) ;) ;) ;) ;) ;) ;) ;)
nó là mọt chất lưỡng tính nhưng mà do nó phân li thành Na+ và -HCO3 khi ở trong dd mà Na+ là mot ion mang tính kiềm còn ion kia là tính axit nhưng tính kiềm của Na+ thì mạnh hơn nên tuy nó là mọt chất lưỡng tính nhưng môi trường chính vẫn là kiềm
nên mới có độ PH là > 7
o-> o-> o-> o-> o-> o-> o->
 
N

nguyenanhtuan1110

long15 said:
:-? ;) ;) ;) ;) ;) ;) ;) ;) ;)
nó là mọt chất lưỡng tính nhưng mà do nó phân li thành Na+ và -HCO3 khi ở trong dd mà Na+ là mot ion mang tính kiềm còn ion kia là tính axit nhưng tính kiềm của Na+ thì mạnh hơn nên tuy nó là mọt chất lưỡng tính nhưng môi trường chính vẫn là kiềm
nên mới có độ PH là > 7
o-> o-> o-> o-> o-> o-> o->

Bạn nhầm rồi, Na+ trung tính, ko mang tính kiềm.
Chỉ riêng HCO3- đã là lưỡng tính rồi.
 
A

asakusa_touya

Ơ, em tưởng là Na+ mang tính kim loại mạnh chớ... sao lại là trung bình ....
 
S

sonsi

Re: Mình có cây ni không hiểu, giảng giúp được

dpfiona said:
NAHCO3 có gốc lưỡng tính thì khi tan trong nước sẽ cho pH tùy theo độ thủy phân vậy tại sao trong 2 cuốn sách tham khảo mà mình đọc lại bảo nó luôn cho dung dịch có pH >7 ? :((
Với những muối thế này, pH được tính gần đúng bằng (pKa1 + pKa2)/2
Với axit H2CO3: pKa1 = 6,35; pKa2 = 10,33 nên pH của NaHCO3 = (6,35 + 10,33) = 8,34.
Hoặc với axit H2SO3: pKa1 = 1,76; pKa2 = 7,21 nên pH của NaHSO3 = (1,76 + 7,21) = 4,485.
Vậy là với cùng một loại muối là muối axit nhưng với mỗi gốc axit khác nhau thì cho môi trường axit khác nhau.
 
L

loveyouforever84

Re: Mình có cây ni không hiểu, giảng giúp được

sonsi said:
dpfiona said:
NAHCO3 có gốc lưỡng tính thì khi tan trong nước sẽ cho pH tùy theo độ thủy phân vậy tại sao trong 2 cuốn sách tham khảo mà mình đọc lại bảo nó luôn cho dung dịch có pH >7 ? :((
Với những muối thế này, pH được tính gần đúng bằng (pKa1 + pKa2)/2
Với axit H2CO3: pKa1 = 6,35; pKa2 = 10,33 nên pH của NaHCO3 = (6,35 + 10,33)/2 = 8,34.
Hoặc với axit H2SO3: pKa1 = 1,76; pKa2 = 7,21 nên pH của NaHSO3 = (1,76 + 7,21)/2 = 4,485.

Vậy là với cùng một loại muối là muối axit nhưng với mỗi gốc axit khác nhau thì cho môi trường axit khác nhau.
Giải thích thế này thì ... khó hiểu quá !
Đơn giản thế này thôi :
HCO3- có cả 2 khả năng nhường và nhận proton :
HCO3- + H2O <=> CO3^2- + H3O+ (1)
HCO3- + H2O <=> H2CO3 + OH- (2)
pH của môi trường được quyết định từ mối tương quan của 2 quá trình này.
Do (2) > (1) nên dung dịch có dư ion OH- hay [OH-] > [H+] => dung dịch có môi trường bazơ => pH > 7.
OK ?
 
S

saobanglanhgia

Re: Mình có cây ni không hiểu, giảng giúp được

loveyouforever84 said:
sonsi said:
dpfiona said:
NAHCO3 có gốc lưỡng tính thì khi tan trong nước sẽ cho pH tùy theo độ thủy phân vậy tại sao trong 2 cuốn sách tham khảo mà mình đọc lại bảo nó luôn cho dung dịch có pH >7 ? :((
Với những muối thế này, pH được tính gần đúng bằng (pKa1 + pKa2)/2
Với axit H2CO3: pKa1 = 6,35; pKa2 = 10,33 nên pH của NaHCO3 = (6,35 + 10,33)/2 = 8,34.
Hoặc với axit H2SO3: pKa1 = 1,76; pKa2 = 7,21 nên pH của NaHSO3 = (1,76 + 7,21)/2 = 4,485.

Vậy là với cùng một loại muối là muối axit nhưng với mỗi gốc axit khác nhau thì cho môi trường axit khác nhau.
Giải thích thế này thì ... khó hiểu quá !
Đơn giản thế này thôi :
HCO3- có cả 2 khả năng nhường và nhận proton :
HCO3- + H2O <=> CO3^2- + H3O+ (1)
HCO3- + H2O <=> H2CO3 + OH- (2)
pH của môi trường được quyết định từ mối tương quan của 2 quá trình này.
Do (2) > (1) nên dung dịch có dư ion OH- hay [OH-] > [H+] => dung dịch có môi trường bazơ => pH > 7.
OK ?

:)) đối với vấn đề này thì giải thích như sonsi hay hơn đấy pác ạ
 
L

loveyouforever84

Vấn đề là liệu các em học sinh có hiểu không ?
Nhất là cái công thức tính : pH = (pK1 + pK2)/2 ý !
Không hề dễ hiểu đâu. Nếu có bảo là "hiểu" thì cũng là gượng ép !
 
S

saobanglanhgia

loveyouforever84 said:
Vấn đề là liệu các em học sinh có hiểu không ?
Nhất là cái công thức tính : pH = (pK1 + pK2)/2 ý !
Không hề dễ hiểu đâu. Nếu có bảo là "hiểu" thì cũng là gượng ép !

:D cho 1 cái công thức tính để có thể làm được trong cả các trường hợp khác, như thế là đơn giản
Còn nếu giải thích như bác, bác bảo (2) > (1) :)) thì các em ý sẽ hỏi là: tại sao (2) > (1)
còn các trường hợp của ion muối acid khác thì sao.
:)) còn mệt hơn
 
Top Bottom