Mình cần gấp lắm!!!Các bạn làm ơn chỉ bảo cho mình chút nhé!!!

H

h2dautay2

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đề bài: Phân tích bài đồng chí của Chính Hữu
Phân tích bài Kiều ở lầu Ngưng Bích của Nguyễn Du
Phân tích bài Cảnh ngày xuân của Nguyễn Du
Nếu đã có trong topic phiền các bạn gửi lại cho mình nhé:D
Cảm ơn các bạn rất nhiều :)
 
P

pedung94

lại cho bạn nữa nè bài này của mình
CẢNH NGÀY XUÂN

Ở LẦN TRC MÌNH ĐÃ GỞI ND VÀ TK RỒI BÂY GIỜ MÌNH GIÚP CÁC BẠN PHÂN TÍCH TỪNG TP MỘT NHÉ
I. . giới thiệu khái quát đoạn trích

1. Đoạn trích chị em Tk nằm ngay sau phần giới thiệu chị em TK. Trong đoạn trích này ND miêu tả cảnh du xuân của mấy chị em nhà họ Vương. Đây là đoạn thể hiện tài năng của ND trong việc miêu tả thiên nhiên.
2. Đoạn thơ miêu tả vẻ đẹp của mùa xuân ở thời điểm của tiết Thanh minh. Mùa xuân và cảnh thiên nhiên trong đoạn thơ hiện lên tươi đẹp, trong sáng ở giai đoạn rực rỡ và viên mãn nhất của mùa xuân. Ko chỉ mt vẻ đẹp của mùa xuân ND còn làm sống lại những nét văn hoá qua ko khí lễ hội mùa xuân. Và như thể ở đây vừa có vẻ đẹp thiên nhiên, vừa có vẻ đẹp con người
3. Trong đoạn thơ này ND đã kết hợp tả và gợi, tả cảnh ngụ tình theo phong cách ước lệ cổ điển với 1 ngôn ngữ giàu chất tạo hình qua bức tranh mùa xuân người đọc còn cảm nhận rất rõ tâm trạng của nhân vật
II. phân tích
1. Cảnh thiên nhiên mùa xuân trong đoạn thơ đc ND mt theo bước đi của thời gian .
+ 4 câu đàu: mt cảnh sắc mùa xuân.
+ 8 câu thơ tiếp: mt cảnh lễ hội trong tiết thanh minh
+ 6 câu còn lại : cảnh chị em kiều đi chơi xuân về khi lễ hội đã tan
Suy ra: Cách tổ chức kết cấu này cho phép người đọc nhận ra:
+ sự vận động của thiên nhiên và sự biến đổi trong tâm trạng của con người
+ Cảnh xuân trong những câu mở đầu với cảnh xuân sau khi chị em kiều đi chơi về có những thay đổi rõ rệt
Suy ra: từ đó cho ta thấy :+ Cảnh vật và tâm trạng của nhân vật trong thơ ND bao giờ cũng vận động chứ ko đứng yên
+ Cách miêu tả như ND cũng là theo nguyên tắc của thơ xưa, tả cảnh ngụ tình có nghĩa là ở đoạn thơ này ND đã mt cảnh mùa xuân qua cái nhìn tâm trạng và đc nhìn từ tâm trạng của chị em kiều theo nguyên tắc: “cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu_ người bùn cản có vui đâu bao h”
2. cảnh mùa xuân hiện ra trong 4 câu thơ đàu là cảnh sắc đc nhìn và mt từ cái nhìn thời gian và ko gian.
a. * hai câu thơ đầu: là cái nhìn thời gian về khung cảnh mùa xuân đó là cái nhìn thấm đẫm tâm trạng của người trong cuộc.
“Ngày xuân con én đưa thoi
thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.”
- câu thơ”con én đưa thoi ” có thể hiểu theo 2 cách
- + những cánh chim én có thực rộn ràng bay lượn giưã bầu trời mùa xuân trong sáng.
- + cánh én đưa thoi là biểu tượng của bc đi thời gian: thời gian mùa xuân đang trôi qua rất nhanh. Khung cảnh mùa xuân ở đây đã đc nhìn từ cái nhìn tâm trạng của chị em TK đó là cái nhìn tươi trẻ.
- Ở câu thơ thứ hai từ “đã ngoài ” ẩn chứa thái độ để làm rõ hơn cái nhiì của chị em kiêù về bc đi thời gian của mùa xuân và đó là một cái nhìn nuối tiếc.
Ở đây do sự tiết chế về ngôn từ, do tư cách của người chuyện, do quy tắc của việc biểu hiện cái tôi trong văn học trung đại ND đã ko thể để cho nhân vật của mình kêu lên đầy nuối tiếc, đầy táo bạo và mãnh liệt như xuân Diệu_ nhà thơ mới nhẩt trong các nhà thơ mới, sống sau ND một TK_ dù là tâm trạng mới bc đi của mùa xuân là giống nhau ở 2 thi sĩ
“tôi ko chờ nắng hạ mới hoài xuân ”(vội vàng)
Nên “nhanh lên chứ, vội vàng lên với chứ
Em em ơi tình non đã già rồi”(giục giã)
b. Hai câu thơ TT là bức tranh xuân đc tả cận cảnh với cái nhìn ko gian
dẫn đến đây là 2 ccâu thơ “tuyệt bút ” của ND khi mt
+ chỉ với 2 câu mà mùa xuân hiện ra như 1 bức tranh có màu sắc tuyệt diệu, hài hoà. Thảm cỏ xanh làm nền cho bức tranh xuân, trên cái nền ấy điểm một vài bông hoa lê trắng. Màu xanh và sắc trắng tôn vinh lẫn nhau tạo ra một bức tranh xuân sống động, mới mẻ, tinh khiết và tràn đầy sức sống.
+ chỉ bằng 1 nét vẽ cảnh mùa xuân dường như đc nhuộn trong 1 màu xanh mềm mại và non tơ dẫn đến Cách dùng từ của ND đã khéo léo tài tình tạo nên màu xanh ấy:” cỏ non xanh rợn chân trời ” . Trong câu thơ này từ “non ”vừa bổ nghĩa cho từ cỏ đứng trước lại vừa bổ nghĩa cho từ xanh ở sau dẫn đến gợi nên một màu xanh non tơ và óng ả. Ko chỉ thế 3 từ “tận chân trời” lại khiến cho màu xanh ấy kết thành hình khối, mở rộng ko gian đó là 1 ko gian xuân bạt ngàn màu xanh (ngập tràn màu xanh) đúng hơn là một biển cỏ xanh mênh mông, bát ngát và dào dạt sức sống xanh non tơ.
+ trên kái nền xanh gợi cảm ấy tác giả điểm xuyết sắc trắng của một vài bông hoa trên cành lê “cành lê trắng điểm 1 vài bông hoa ”
Suy ra chọn cỏ và hoa lê để mt sắc xuân đã có từ rất lâu trong thơ ca cổ của TQ
“ cỏ thơm liền với trời xanh
Trên cành llê có mấy bông hoa ”
Và có thể viết 2 câu thơ tuyệt bút ND đã mượn ý thơ từ 2 câu thơ cổ nói trên. Bằng tài hoa của mình ND đã thổi vào đó ngọn gió vô hình của tâm tình để tạo ra sự sống riêng biệt cho 2 câu thơ tuyệt bút của mình. Đó là ở câu thơ thứ 2 ông thêm 1 từ “trắng , ông lại còn đảo ngược cách dùng từ thông dụng:” điểm trắng” suy ra “trắng điểm ” . Chỉ một chút thay đổi đó thôi tưởng là đơn giản vậy mà ngoài ND khó có ai có thể làm đc bởi vì nếu viết “điểm trắng ” thì ý thơ và âm điệu của thơ ko thay đổi nhưng đó chỉ là cách vẽ tranh của một nghệ nhân bắt chước mà ko có hồn . Kòn ND viết trắng điểm thì lại ltạo ra yếu tố bất ngờ nghĩa là “trắng điểm”tức là điểm xuyết vaof đó 1 chút sắc trắng của mình để chăm chút tô điểm cho sắc xuân bằng bàn tay vô hình của tạo hoá 1 cáhc ý nhị và tinh tế chính vì thế thêm 1 chút, thay đổi 1 chút vậy mà hương của cành lê tưởng chừgn như ko còn là chính nó. Cách dùng từ # biệt đã giúp ND tạo ra 2 thế giới # biệt và như thế ND đã tô đậm hợp cảnh mùa xuân sinh động, gợi cảm, non tơ, mềm mại và hài hoà màu sắc
c. * 8 câu thơ tiếp nối. là khung cảnh lễ hôi
- lễ tảo môj đi sửa sang, quét dọn mộ người thân
- Hội đạp thanh hội chơi mùa xuân ở làng quê
Suy ra ở 8 câu thơ này ND thiên về Mt cảnh hội hơn là lễ. Đặc biệt ông nhấn mạnh ko khí náo nức, rộn ràng của lễ hội
Vì + sự nô nức và đẹp đẽ, rộn ràng của lễ hôi tương hộp với vẻ đẹp trong sáng và tràn đầy sức sống của mùa xuân ở 4 câu thơ đầu
+ cảnh ngày xuân đc cảm nhận và mt từ cái nhìn của 2 chị em Kiều tạo nên sự trẻ trugn trong tâm hồn của 2 chị em cũgn tương hợp với ko khí nô nức, rộn ràng của ngày xuân hơn là lễ hội
- Ở đây ND còn làm sống lại những nét văn háo xưa qua NT mt đám đông. Lễ chỉ là cái cớ kòn cái đích thực cuối cùng ở đây là hội. Bởi vậy “tro tiền giấy bay”, “thoi vàng vó rắc” chỉ qua chỉ là nghi thức tất cả ND dành cho sự náo nhiệt của giai nhân, taàitử của xe ngựa của áo quần là lượt trong ko khíi đoá ko rõ gương mặt ai nhưng ai cũng thấy mình ở trong đó .
- Những từ láy lồng trong phép đối hài hoà nhập 1 cách hài hào tạo ra ấn tượgn ko thể quên về lễ hội nô nức rộn ràng. Đồng thời ND cũng qua đó để mt tâm trạng nô nức, háo hức của chị em kiều
D. sáu câu thơ cuối: tả cảnh chị em Kiều đi chơi xuân trở về: Đây là lúc hội đã tàn, ngày chuyển về chiều nghĩa là cảnh xuân đang dc mt đúgn theo bc đi của thời gian
- Ở sáu câu thơ này ND đã dùng 1 loạt từ láy mang nghĩa giảm nhẹ
giảm nhẹ về động tác và về chuyển động : tà tà, thơ thẩn, nao nao
giảm nhẹ về sự sắc nét của bức tranh phong cảnh làm cho phong cảnh trở nên mơ hồ và thấp thoáng hơn: Thanh thanh, nho nhỏ
dẫn dếm các từ láy này tạo ra sự tương phản với cảnh lễ hội tấp nập, nhộn nhịp ở trc đó. Đồng thời sự tương phản này cũng khắc hoạ tinh tế bc di của thời gian
- Nhưng bên cạnh đó là các từ láy với nghĩa giảm nhẹ lại còn mang nghĩa bc. Nghĩa là chúng ko chỉ mt cảnh sắc TN theo bc đi của thơi gian mà còn nhuộm màu tâm trạng đó là tâm trạng “thơ thẩn “ của chị em kiều lúc này , tất cả đều lắng xuống, chơi vơi trong 1 trạng thái mơ hồ nhưng có thực. NÓ là nỗi bâng khuâng, man mát nuối tiếc trong 1 nỗi buồn ko goi tên đc. Cách dùng từ như thế này biểu hiện tài hoa và khéo léo của ND khi lấy đà để chuyển ý của câu chuyện sang một cảnh mớivới 1 tâm trạng mới của nhân vật. Cảnh chị em kiều sẽ gặp nấm mồ đạm tiên
- So sánh cảnh mùa xuân trong 6 câu đầu với 6 câu cuối trong đoạn trích : kái này tự làm đi mình mỏi tay và đau lưng quá đi
4. tóm lại cảnh xuân và tâm trạng của con người trong đoạn trích có mối tương quan lẫn nhau
- cảnh xuân trong trẻo đầy sức sống tương hợp với nô nức, trẻ trung của những giai nhân, tài tử đi lễ hội mùa xuân
- sự thay đổi của cảnh vật cũng khiến cho hành động, tâm trạng của con người thay đổi
đó chính là nét đặc sắc của thiên tài ND, sự tương hợp đó đã tạo nên vẻ đẹp hài hoà giữa cảnh và người. Tất cả tạo nên 1 bức tranh trong trẻo, đầy sức sống: Bức tranh mùa xuân
 
  • Like
Reactions: _ Yub _
P

pedung94

ĐỒNG CHÍ

Không biết bao mùa thu đã trôi qua kể từ mùa thu Tháng Tám của dân tộc. Chiến tranh đã đi qua trên mảnh đất Việt thân yêu, để lại với đời mùa thu nay tươi đẹp của hòa bình, hạnh phúc và để lại với lòng người bao chiến công của những chiến sĩ mùa thu xưa – những mùa thu của cuộc kháng chiến chống Pháp với những con người “chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”(Tây Tiến_Quang Dũng). Họ đã dựng nên tượng đài bất hủ trong thơ ca về người chiến sĩ Cách mạng.Hình ảnh người lính năm xưa đi vào thơ ca một cách tự nhiên chân thực như chính họ_những con người quê hương mộc mạc,giản dị."Đồng cí" là một trong những bài thơ như vậy!

Chính Hữu tên thật là Trần Đình Đắc sinh năm 1926 tại Cam Lộc-Hà Tĩnh, là một trong những nhà thơ trưởng thành qua 2 cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc.Ngôn ngữ chọn lọc,hàm súc với cảm xúc dồn nén là những gì ta thường bắt gặp trong những sáng tác của ông.Bài thơ "Đồng chí" (1948)_tác phẩm được sáng tác bằng chính những trải nghiệm của thơ trong những năm KC với những cảm xúc sâu xa,mạnh mẽ.Cùngvới "Nhớ" của Hồng Nguyên,"Tây Tiến" của Quang Dũng,"Đồng chí" được coi là một trong những bài thơ xuất sắc nhất về đề tài người lính.

"Đồng chí"_nhan đề giàu ý nghĩa."Đôgchíkhông chỉ đơn thuần là những người cùng chung lý tưởng ,chí hướng mà với nhan đề này nhà thơ đã ca ngợi tình cảm gắn bó keo sơn,sự sẻ chia ngọt bùi giữa những người lính từ nông dân,tình đồng chí giúp họ vượt qua khó khăn gian khổ.TÌnh đồng chí luôn tỏa sáng trên mọi bước đường,mọi hoàn cảnh đã làm nên vẻ đẹp tâm hồn người lính."Đồng chí " còn là kết tinh cao đẹp nhất của mọi tình cảm thiêng liêng khác.

Cơ sở tạo dựng nên tình đồng chí giữa những người lính đã được nhà thơ thể hiện rất rõ ở khổ thơ đầu.Thật vậy, họ là những người lính chân lấm tay bùn,khoác lên mình chiếc áo lính ra đi từ những miền quê nghèo lam lũ "Quê hương anh nước mặn đồng chua/Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá".Đất nước có chiến tranh,lòng yêu nước tiềm ẩn trong mỗi con ngừoi trỗi dậy, họ cầm súng lên đường theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc.Tiếng gọi thiêng liêng ấy như sợi dây vô hình đã kéo những người lính gần lại với nhau, để họ từ những người "xa lạ" về đây chung một chiến hào, để rồi từ đó gắn bo thâ thiết với nhau"Súng bên súng,đầu sát bên đầu", những "đêm rét chung chăn" họ bộc bạch , thủ thỉ tâ tình và đôi bạn "tri kỉ" bắt nguồn từ đó.Câu thơ đối xứng với nhau diễn tả sâu sắc sự giao hòa giao cảm giữa những người bnj tri âm tri kỉ và trên nữa là tình "đồng chí".Câu thơ thứ bảy chỉ vẹn vẹn có một từ mà như một hơi thở tạo nên sự trầm lắng tha thiết, nó như thể một nút nhấm trong bản đàn dưới đôi bàn tay tài hoa của người nghệ sĩ."Đồng chí" đã lí giải sâu sắc cho tất cả những gì mà trước đây từng "xa lạ" "ự phương trời chẳng hẹn quen nhau", giờ đây lại trở thành những người bạn gắn bó máu thịt. "Đồng chí" _ hai tiếng sao àm thân thương thế, mỗi lần họ goi nhau bằng hai tiếng hết đỗi thân thương trìu mến ấy thì mọi khoảng cách , ranh giời bị xóa nhòa, họ trở thành những người bạn, người thân và trên hết là nhưnữg chiến sĩ cùng chung lí tưởng : đứng lên giải phóng quê hương giải phóng ách nô lệ. Phải chăng tình đồng chí vang lên là kết tinh đẹp đẽ nhất của tình bạn , tình thân , tình người? Hai tiếng "đồng chí" tưởng chừng như ngắn ngủi ấy lại ẩn chứa bao ý nghĩa sâu xa, đặc biệt nó có vai trò như một chiếc bản lề khép lại khổ thơ đầu mở ra trước mắt người đọc khổ thơ tiếp theo.

Đồng chí còn là cảm thông sâu sắc tâm tư nỗi niềm của nhau,những người lính họ hiẻu nhau đến từng nỗi niềm sâu xa,thầm kín của đồng đội mình "Ruộng nương anh gửi bạn thân cày/Gian nhà không mặc kệ gió lung lay".Từ "mặc kệ" trong câu thơ đã thể hiện sâu sắc chiều sâu trong tâm hồn người lính,mang dáng dấp của một bậc trượng phu vì nghĩa lớn dứt áo ra đi bỏ lại sau lưng quê hương với bộn bề công việc cùng nỗi nhớ của mẹ già,vợ trẻ,đứa con thơ,nhưng không đằng sau hành động tưởng chừng như dứt khoát ấy là biết bao những bịn dịn,vấn vương.Gác bỏ tình riêng vì nghĩa lớn,họ quyết chí lên đường nhưng vẫn nặng lòng với quê hương làng xóm,có lẽ vì vậy mà hình ảnh "giếng nước gốc đa" như làm sống lại trong lòng người lính cái bóng dáng quê nhà thân thương để rồi tình yêu và nỗi nhớ quê da diết cùng trỗi dậy tiếp thêm sức mạnh để người chiến sĩ tiếp tục chiến đấu.Đó phải chăng chỉ là tình cảm của người lính nơi chiến hào gửi về hậu phương hay đó còn là tình cảm của quê hương,của những người ở lại gửi ra tiền tuyến?Bước chân vào cuộc chiến đấu,họ đã phải đối mặt với bao chông gai thử thách,khó khăn gian khổ,ai đi lính chẳng từng ít nhất một lần bị cơn sốt rét rừng hành hạ, dày vò tàn phá cơ thể "Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh/Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi",câu thơ như nhắc lại một kỉ niệm của người lính nơi chiến hào,chắc hẳn bạn đọc vẫn chưa quên hình ảnh người lính Tây Tiến với cơn sốt rét đến xanh da,trụi tóc"Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc/Quân xanh màu lá giữ oai hùm".Những người lính ,họ không những phải vật lộn chiến thắng bệnh tật mà họ còn phải đối mặt với sự thiếu thốn về quân trang quân dụng "áo anh rách vai",quần tôi lại có "vài mảnh vá","chân không giày" hay trong "Nhớ" của Hồng Nguyên ta lại bắt gặp hình ảnh người lính đang "Lột sắt đường tàu/Rèn thêm đao kiếm/Áo vải chân không/Đi lùng giặc đánh",có thế ta mới thấm thía nỗi gian lao vất vả của người lính.Trong khó khăn gian khổ họ vẫn nở nụ"cười"của niềm lạc quan,yêu đời,chính cuộc sống khó khăn thiếu thốn ấy đã làm ngời sáng lên vẻ đẹp phẩm chất của anh bộ đội cụ Hồ.Trong cái lạnh của rừng đêm,hai người lính trận mạc chẳng có gì cả,họ chỉ có đôi bàn tay "nắm lấy bàn tay",trong cử chỉ thân thương ấy ẩn chứa bao xúc động nghẹn ngào không nói lên lời của người lính, họ truyền cho nhau sức mạnh của niềm tin,nghị lực để vượt qua mọi khó khăn gian khổ. Và dường như hơi ấm từ đôi bàn tay ấy như lan tỏa rồi làm ấm dần cả bài thơ.Có thể nói,bằng những câu thơ miêu tả chân thực, nhà thơ Chính Hữu đã phản ánh sự khốc liệt cùng bao gian nan thử thách của chiến tranh,đồng thời cũng cho ta thấy được chất thơ trong những gì bình dị,đời thường nhất mà nổi bật lên đó là biểu hiện của tình đồng chí , đồng đội thiêng liêng và cao cả.

Tình đồng chí,đồng đội là sợi chỉ dỏ xuyên suốt trong mạch cảm xúc của bài thơ và tạo nên những nốt ngân tuyệt vời ở ba câu thơ cuối. Bứoc vào cuộc chiến tranh,người líng đã phải trải qua bao khó khăn,với thực tại khốc liệt ,nghiệt ngã.Những người lính họ quên sao những đêm dông giá rét phải đối mặt với sự giá lạnh đến tê người của "rừng hoang sương muối" nhưng chính ở cái nơi mà sự sống và cái chết chỉ còn là gang tấc,họ vẫn "Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới" vẫn luôn kề vai sát cánh bên nhau, vẫn chủ động đón nhận thử thách thậm chí cả sự hinh sinh, trong cái lạnh của rừng đêm có cái ấm áp ,nồng hậu của tình đồng chí,cái trong trẻo của lí tưởng cách mạng.Tác giả Chính Hữu đã bất ngờ khép lại bài thơ của mình bằng hình ảnh "Đầu súng trăng treo", hai hình ảnh tưởng chừng như trái ngược nhau nhưng không , đó là sự kết hợp hài hòa giữa cảm ứng hiện thực và lãng mạn,thể hiện cái tài tình của nhà thơ.Đọc câu thơ , ta như cảm nhận được sự đối lập giữa "súng" và "trăng",đằng sau khẩu súng trường ấy,người ta thấy được cái khốc liệt nghiệt ngã của chiến tranh , vẫn câu thơ ấy ta cũng đồng thời thấy được vẻ đẹp êm ái dịu hiền của "trăng" hòa bình."Súng" và "trăng" đi liền kề trong câu thơ gợi lên trong lòng người đọc biết bao liên tưởng thú vị về sự hòa quện giữa "súng" và "trăng",giữa hiện thực và lãng mạn,giữa thực tại và mộng mơ,giữa cứng rắn và dịu hiền, giữa chiến sĩ và thi sĩ.Đó như một biểu tượng đẹp đẽ của tâm hồn con người Việt Nam ,vừa can trường quả cảm nhưng cũng rất đỗi lãng mạn và đầy mộng mơ.Những người lính cầm súng chiến đấu cho vầng trăng hòa bình , hơn ai hết họ hiểu rằng bảo vệ que hương đât nước chính là bảo vệ gia đình người thân.Phải chăng chính vì thế, mà người lính sẵn lòng cháp nhận và đối mặt vớimọi khó khăn thử thách để giành lại cuộc sống ấm no hạnh phúc?

Trang thơ của Chính Hữu đã khép lại từ rất lâu rồi nhưng người đọc vẫn thấy đâu đây cái dư vị ngân nga về bức tranh và nhất là biểu tượng của tình đồngchí đồng đội thiêng liêng cao đẹp.

HOng bít tác giả là ai cả
 
Last edited by a moderator:
P

pedung94

KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH

I. VỊ TRÍ ĐOẠN TRÍCH
1. Đoạn trích nằm ở phần thứ 2 của tp phần gia biến và lưu lạc. Trước cảnh này là sự kiện Kiều phải bán mình chuộc cha, bị MGS và TÚ Bà lừa gạt làm gái lầu xanh. Kiều uất ức định tự vẫn, tú bà sợ mất món hời nên vờ hứa đợi kiều bình phục sẽ gã chồng cho nàng. Sau đó tú bà đưa Kiều đến ở lầu ngưng bích nhưng thực ra là giam lỏng nàng và chờ thực hiện 1 âm mưu mà mụ đối với Kiều
- còn tiếp theo đoạn này là Kiêuf bị sở khanh lừa gạt phải chấp nhận làm gái lầu xanh
- suy ra Đoạn trích nằm giữa 2 biến cố lớn của cuộc đời kiều, âm hưởng chung của đoạn thơ là sự bàng hoàng, cô dơn của nhân vật trong hoàn cảnh hiẹn tại; và cũng là dụe cảm đầy lo âu trc 1 tương lai bất đắc của kiều.
2. Đoạn thơ này cho ta thấy NT mt nội tâm nhân vật qua bút pháp tả cảnh ngụ tình đặc sắc của ND
3. Đoạn trích diễn tả sâu sắc tâm trạng cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo của TK. Đồng thời qua đoạn trích này người đọc còn có thể cảm nhận đc sự đồng cảm sâu sắc của ND đối vớ số phận và cảnh ngộ của nàng kiều.
II. NT MT, KHẮC HOẠ NỘI TÂM NHÂN VẬT QUA BÚT PHÁP TẢ CẢNH NGỤ TÌNH CUẢ ND
1. Đó là 1 trong n~ thành công đặc sắc nhất của nghệ thuật xây dựng nhân vật bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình.
2. bút pháp tả cảnh ngụ tình:
- Mượn cảnh vật để gửi gắm tâm trạng của nhân vật, cản ko chỉ là bức tranh tâm trạng làm cho cảnh và tình thấm đượm và chuyển hoá lẫn nhau. Qua cảnh để thấy đc cảm nhậ đc tâm trạng của nhân vật vì tâm trạng có cảnh ấy.
3. Những thành công của ND về mặt NT trong đoạn trích này: ND còn mt nội tâm nhân vật TK. Thông qua ngôn ngữ độc thoại của nhân vật mà ND còn sử dụng tài tình mối quan hệ giữa ngôn ngữ tác giả với ngôn ngữ nhân vật. CỤ thể hoá các trạng thái của tâm trạng nhân vật.
4. Kết cấu đoạn trích.
- chia làm 3 fầm:+ 6 câu đầu: thiên nhiên trc lầu NB và cảnh ngộ, tâm trạng bẽ bàng và tâm trạng cô đơn của Kiều
- 8 câu tiếp: Nỗi thương nhớ của Kiều dành cho KT và cha mẹ
- 8 câu cuối: Là tâm trạng buồn đau, âu lo của Kiều qua cách nhìn cảnh vật xung quanh.
- Suy ra nhận xét: Kết cấu này tương đối hợp lí, chứng tỏ sự am hiểu tâm lí, tình cảm con người của ND. Đồng thời nó góp phần diễn tả sâu sắc nỗi buồn đau, cô đơn, lo âu , bế tắc của Kiều
5. 6 câu thơ đầu:
- thiên nhiên trong sáu câu thơ này đó là 1 thiên nhiên: rộng lớn, mênh mông, hoang vắng---- được nhìn từ cảnh ngộ của Kiìêu.”khoá xuân “ --- bị giam lỏng – tài hoa
- “vẻ non xa, tấm trăng gần ở chung” --- tạo ra cảm giác bất ngờ --- K/C ko gian đc đo bằng tâm lý nhân vật ---- diễn tả đc 2 điều
+ trăng vốn xa nay lại gần, núi gần lại xa---gợi lên hình ảnh của lầu NB như chơi vơi giữa mênh mông đất trời.
+ Từ lầu NB Kiều chỉ nhàin ta tứ phía chỉ thấy 1 ko gian mênh mông”bốn bề bát ngát xa trông, cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia”--- ko có bóng người chỉ có n~ dãy núi mờ xa và có bụi mờ của n~ cồn cát và ko gian ấy gắn với thiên nhiên ấy xuất hiện 2 tính từ: cát vàng, bụi hồng vậy mà thiên nhiên ấy ko ấm áp hơn, ko rực rỡ hơn, ko sinh động hơn. Ngược lại màu sắc âý đi với ko gian ấy lại đánh thức trong lòng người cái cảm giác trôi dạt, bơ vơ của kẻ tha phương gữa mênh mang trời đất.
- thiên nhiên vốn hoang vắng ko bóng người nghĩa là lòng ngừơi hoang vắng, điều đó gợi lên 1 cảm giác trơ chọi, cô dơn, bé nhỏ của Kiều trc thiên nhiên ấy. Nói cách khác chính cảnh ngộ bẽ bàng của Kiều đã khiêếnKiều thấy thiên nhiên mà sao lạnh lùng, sao mà hững hờvới thân phận chua xót của mình.
- Trong ko gian ấy cảnh ngộ bẽ bàng của Kiều, tâm trạng buồn tủi và cô dơn của Kiều càng đc tô đậm. Làm bạn với nàgn chỉ có “mây sớm, đèn khua”, cái cụm từ này nó gợi thức thời gian, nó diễn tình cảnh đơn lẻ, thui thủi 1 mình của Kiều người đọc có cảm giác như bị tách biệt khỏi thế giới của con người.
4. Tám câu tt
diễn tả nỗi thương nhớ của Kiều dành cho chàng Kim và cha mẹ. Trong nỗi coo đơn đến buồn thảm của mình. Đặc sắc NT của ND thể hiện ở 8 câu thơ này là ngôn ngữ độc thoại nội tâm của nhân vật
- Ở tám câu thơ này ND đã khéo léo để Kiều nhớ KT trc nhớ chan mẹ sau. Nỗi thương nhớ theo trật tự ấy hợp lí ở chỗ:
+ trước đó trong cơn gia biến Kiều đã phải hi sinh tình để làm trọn chữ hiếu nàng đã chọn chữ hiếu, tự nguyện hi sinh tuổi xuân , ước mơ của mình để cứu gia đình nhưng sâu thẳm trong trái tim nàng chữ tình vẫn luôn dang dở.
+ Chứng tỏ cái am hiểu của ND về tc và quý luật tâm lý của con người(cụ thể hơn là tuổi trẻ).
- điều đáng quý ở đây là: trong hoàn cảnh cô dơn, bẽ bàng vậy mà ko xót thương cho mình mà lại hướng long thương nhớ tới người thân ----- đó chính là đức hi sinh, lòng vị tha, sự chung thuỷ và lòng hiếu thảo của Kiều--- đây chính là nét đẹp tâm hồn của Kiều --- gián tiếp ngợi ca của ND đã dành cho nàng Kiều
- Nhớ KT, thấu hiểu tâm trạng của KT bằng ngôn ngữ độc thoại của chính Kiều ----- Kiều hiẻu KT bằng chính nỗi thương nhớ mà Kiều dành cho KT.
nhớ kim trọng là nàg nhớ tới:+ Lời thề nguyện dưới trăng
+ nhớ và thương cảnh ngộ của KT
Suy ra từ nỗi nhớ KT mà kiều nhớ về mình. Kiều tự xem mình là người đang ở chân trời, góc bể bơ vơ. “tấm son”--- Khẳng định trời, góc bể vơ vơ. Tấm son ---- khẳng định tấm lòng chung thuỷ mà kiều dành cho chàng Kim.
----- Lời than--- Kiều bị vùi dập, ko bít khi nào có thể gột rửa.
- Kiều nhớ cha mẹ --- đc diễn tả qua mấy cách nói uớc lệ và sách vở quen thuộc của người xưa --- cái mới ở đây là nỗi thổn thức, xót xa của Kiều
+ ân hận
+ nhớ ơn

5. 8 câu thơ cuối
Là thành công của ND về bút pháp tả cảnh ngụ tình. Cảnh ở 8 câu thơ cuối hoàn toàn # với cảnh 6 câu thơ đầu, nó ko còn là cảnh mây sớm đèn khua, núi đồi hoang văng, cát vàng, bụi hồng mà là mặt biển, cảnh biển mênh mông lúc chiều về. Cái # thứ 2 là trạng thái cảm xúc của nhân vật. Koá đến 4 cụm từ”buồn trông” đặt ở đầu câu mở ra 4 cặp lục bát và đó là 1 nỗi bùn chất chứa tầng tầng , lớp lớp trong tâm hồn của Kiều. 8 câu thơ này là lời giải bày của Kiều với trời, với biển. Tâm trạng của Kiều đồng hành cùng cảnh vật. Ở đây là cảnh thực mà cũng là n~ hình ảnh ẩn dụ về kiếp người. Tất cả n~ cảnh ấy gõ cửa và tâm hồn Kiều mở ra đồng điệu để từ đó nỗi bất hạnh của con người vang lên đau đớn, xót xa, bế tắc và vô vọng.Ngoại cảnh cũng chính là tâm cảnh là như vậy.
- Buồn trông --- 4 cảnh, cảnh nào cũng buồn
- buồn trông --- lặp lại --- nhấn mạnh tâm trạng-- tất cả hình ảnh lọt vào tầm nhìn của Kiều đều mang 1 nét nghĩa giống nhau : buồn thảm, trôi dạt, vô định.
- Cái biến đổi của tâm trạng --- tầm nhì, hướng nhìn của Kiều---- nhìn về 4 hướng --- ở ngã nào cũng là nỗi buồn, ở ngã nào Kiêề cũng pải đối diện với nỗi buồn. Nỗi buồn như kéo dài ra, triền miên và ko koá điểm dừng.
- Âm thanh duy nhất trong đoạn trích, tiếng vọng từ chính nội tâm của Kìêu--- bế tắc của Kiều
- Ẩn chứ đằng sau đệp khúc nỗi bùn về tâm trạng, về thân fận là n~ câu hỏi---- hỏi để cảm nhận rõ hơn thân fận nổi trôi và lạc loài của mình, n~ câu hỏi có thể vang lên từ chính tâm hồn kiều.
=--- Ngôn ngữ tg hoà vào ngôn ngữ nhân vật--- tấm long cảu ND dành cho n~ người tài hoa bạc mệnh--- 1 nét sâu sắc trong cảm hứng nhân đạo của kìêu.

Bài này là của mình làm từ lâu lắc rồi
 
S

s4obangkh0c_kh0ngr0inu0cmat

các hạ thật là rỗi hơi thật.BÁi phục,tiêu đệ tuổi nhỏ nhỏ không dám bon chen,đa tạ
 
B

betot00

http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=22999-----> đây là link cóa tất cả các bài văn phân tích trong Ngữ văn 9.............
 
Top Bottom