1
11thanhkhoeo
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Thay vì đến trường thi như mọi năm, năm nay thí sinh khuyết tật chỉ nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển. (Ảnh: Dân trí). (giao duc) - Theo quy định của Bộ GD-ĐT, năm nay, người khuyết tật được miễn thi ĐH, CĐ, xong các thí sinh vẫn lo vì "quyền sinh quyền sát" trong xét tuyển gần như hoàn toàn thuộc về các trường.
Trên đề xuất của lãnh đạo một số trường, năm nay, Bộ GD-ĐT đã quyết định miễn thi cho thí sinh khuyết tât. Tuy nhiên, đến nay hầu hết các trường chưa có những tiêu chí xét tuyển rõ ràng khiến nhiều thí sinh lo .. khi được miễn thi.
Mập mờ tiêu chí xét tuyển
Trao đổi với pv, ông Bùi Văn Ga, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cho biết, Bộ đã có văn bản hướng dẫn cụ thể các mức độ khuyết tật được căn cứ xét tuyển vào ĐH, CĐ năm nay. Tuy nhiên, đến nay hầu hết các trường mới chỉ nhận được thông báo bổ sung đối tượng người khuyết tật được miễn thi ĐH, CĐ mà chưa được hướng dẫn căn cứ xét tuyển.
Ông Nguyễn Kim Sơn, Phó hiệu trưởng ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn, cho biết: “Mùa tuyển sinh năm trước, dù chỉ có một thí sinh khuyết tật nhà trường cũng phải bố trí riêng một phòng, 4 - 5 giám thị. Năm nay, Bộ GD-ĐT miễn thi cho đối tượng này giúp các trường thuận lợi hơn trong khâu tổ chức tuyển sinh”, ông Sơn nói.
"Thí sinh là người khuyết tật không thể tự thực hiện việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày, hiệu trưởng các trường căn cứ vào kết quả học tập trung học phổ thông của học sinh (học bạ), tình trạng sức khỏe và yêu cầu của ngành đào tạo để xem xét quyết định cho vào học" (Trích bổ sung quy chế tuyển sinh 2011).
Tuy vậy, ông Sơn cho biết, hiện vẫn chưa có hướng xét tuyển những thí sinh thuộc diện này. “Bộ GD-ĐT không có hướng dẫn cụ thể chính là cái khó cho trường. Vì vậy, chúng tôi mong sớm nhận được hướng dẫn chi tiết của Bộ để nhà trường căn cứ vào đó để xét tuyển đối tượng này”, ông Sơn nói. Trước mắt, nhà trường sẽ tiếp tục chờ văn bản hướng dẫn cụ thể của Bộ và theo sự chỉ đạo của Ban lãnh đạo ĐH Quốc gia Hà Nội. Sau đó nhà trường mới đưa ra những tiêu chí xét tuyển riêng của trường.
Tương tự, ĐH Vinh, ĐH Hồng Đức, ĐH Ngoại Thương… cũng chưa có phương án xét tuyển cụ thể cho thí sinh khuyết tật.
Về phía Bộ GD-ĐT, ông Ngô Kim Khôi, Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD-ĐT khuyến cáo, các trường nên căn cứ vào mức độ khuyết tật để tạo điều kiện tối đa cho các em vào học ĐH, CĐ.
Miễn thi cũng… lo
Nhiều học sinh, sinh viên khuyết tật khi biết quy định trên đều tỏ ra vui mừng, song, nhiều ý kiến cho rằng, Bộ GD-ĐT, các trường vẫn nên tạo điều kiện cho các thí sinh khuyết tật được dự thi sẽ đảm bảo công bằng hơn.
Nguyễn Năng Bính, sinh viên khiếm thị, năm thứ 4, khoa Lưu trữ, ĐH Khoa học xã hội và nhân văn lo ngại, khi không tổ chức thi, người khuyết tật liệu có đáp ứng được yêu cầu học tập của trường ĐH và nếu không đáp ứng được thì chuyển đi đâu. “Dù là người khuyết tật cũng cần phải có một sân chơi công bằng để giúp các bạn nuôi ý chí phấn đấu trong đoạn đường sau này. Đôi khi ưu ái quá không hẳn đã là có lợi cho các bạn”, Bính nói.
Do đó, theo Bính, thay vì miễn thi, Bộ GD-ĐT và trường nên tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho đối tượng này như: cho phép tất cả hồ sơ đăng ký đều được dự thi, tạo điều kiện khi thi.
Tương tự, Thanh Hải, sinh viên khoa Thông tin thư viện, ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn cũng cho rằng, quy chế mới này giúp các bạn thí sinh giảm được trở ngại trong việc đi lại nhưng lại có hạn chế là các bạn lại không có cơ hội thử sức với kỳ thi tuyển sinh.
Là người trong cuộc, Nguyễn Văn Tiến, một học sinh khuyết tật ở Nam Định, cũng tỏ ra băn khoăn trước sự ưu tiên đặc biệt của Bộ GD-ĐT trong mùa tuyển sinh năm nay. “Bộ cứ nói xét tuyển nhưng lại không đưa ra những tiêu chí rõ ràng thì liệu các trường có công minh trong khâu xét tuyển không vì tâm lý các trường vốn đã rất ngại nhận học sinh khuyết tật. Thà rằng, Bộ cứ cho chúng em thi, đủ điểm đỗ là được vào học, các trường dù ngại cũng không chối được”, Tiến nói.
Nguyễn Năng Bính, sinh viên khiếm thị, năm thứ 4, khoa Lưu trữ, ĐH Khoa học xã hội và nhân văn:
"Một số trường vốn có tâm lý ngại nhận học sinh khuyết tật. Do đó, trong quy chế của Bộ, cụm từ "hiệu trưởng các trường căn cứ vào kết quả học tập trung học phổ thông của học sinh (học bạ), tình trạng sức khỏe và yêu cầu của ngành đào tạo để xem xét quyết định cho vào học" còn quá chung chung, các trường có thể vin vào đó để từ chối thí sinh".
Chị Nguyễn Thị Lan Anh, Ủy viên Trung ương Hội thanh niên Việt Nam, Ban vận động thanh niên khuyết tật Việt Nam:
"Bộ GD - ĐT cần đưa ra những tiêu chí cụ thể để các trường căn cứ vào xét tuyển như: mức độ thương tật, căn cứ vào kết quả học tập là học lực trung bình cả khóa hay chỉ là điểm các môn khối thi tuyển sinh. Các trường nên sớm đưa ra những tiêu chí xét tuyển cụ thể để các em có sự lựa chọn ngành đăng ký xét tuyển phù hợp với điều kiện sức khỏe và học lực".
Đỗ Thị Thanh, một học sinh khuyết tật ở Tuyên Quang:
"Những bạn học được đến THPT là đã vượt qua được mặc cảm của bản thân và rất nhiều khó khăn. Do đó, chúng em muốn được vào ĐH bằng chính năng lực của mình để khi ra trường, đáp ứng được nhu cầu của xã hội".
Đây là ý kiến của cá nhân em về vấn đề này: Vẫn nên để cho hs kt 1 kì thi. Chỉ cần tạo điều kiện cần thiết là đủ
Last edited by a moderator: