Sử 9 Mĩ - Nhật Bản - Tây Âu

TH trueMilk

Học sinh tiến bộ
Thành viên
13 Tháng mười 2017
258
552
154
21
Nghệ An
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Những nét nổi bật về Mĩ - Nhật Bản - Tây Âu
2. Quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ II đến nay( các xu thế phát triển, thời cơ, cách thức )
3. Những thành tựu chính và tác động của cách mạng HK - KT lần thứ II
4. Việt Nam sau chiến tranh t/giới thứ II ( Tác động của thai thác thuộc địa lần thứ 2 của thực dân Pháp vs xã hội Việt nam
 

Hi HMF

Học sinh chăm học
Thành viên
30 Tháng mười một 2017
251
391
109
Hải Dương
THPT
1. Những nét nổi bật về Mĩ - Nhật Bản - Tây Âu

I. Nước Mĩ.

1. Tình hình KT nước Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
+ Sau CTTG II, Mĩ vươn lên thành nước TB giàu mạnh nhất, đứng đầu hệ thống TBCN. Trong những năm 1945-1950, Mĩ chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp thế giới (56,4%), 3/4 trữ lượng vàng thế giới. Mĩ có lực lượng quân sự mạnh nhất thế giới tư bản và độc quyền vũ khí nguyên tử.
- Nguyên nhân: Không bị chiến tranh tàn phá, giàu tài nguyên, thừa hưởng các thành quả khoa học kĩ thuật thế giới, thu lợi nhuận từ việc buôn bán vũ khí cho các nước.
+ Trong những thập niên tiếp theo, KT Mĩ đã suy yếu và không còn giữ được ưu thế tuyệt đối.
- Nguyên nhân: sự cạnh tranh của các nước đế quốc khác, khủng hoảng chu kì, chi phí quá lớn cho chạy đua vũ trang và chiến tranh,...2. Sự phát triển khoa học - kỹ thuật của Mĩ sau chiến tranh:
+ Nước Mĩ là nước khởi đầu của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ hai (1945).
+ Đi đầu về khoa học kĩ thuật và công nghệ thế giới trên mọi lĩnh vực.
- Sáng chế công cụ mới (máy tính, máy tự động); năng lượng mới, vật liệu mới; “Cách mạng xanh” trong nông nghiệp, giao thông liên lạc, chinh phục vũ trụ,... (7/1969 đưa con người lên mặt trăng); sản xuất vũ khí hiện đại.
3. Chính sách đối nội và đối ngoại của Mĩ sau chiến tranh:
a. Chính sách đối nội:
- Sau chiến tranh, Nhà nước Mĩ ban hành một loạt đạo luật phản động nhằm chống lại Đảng Cộng sản Mĩ, phong trào công nhân và phong trào dân chủ.
- Mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhiều phong trào đấu tranh của nhân dân lên mạnh, đặc biệt là phong trào chống phân biệt chủng tộc và phản đối cuộc chiến tranh Việt Nam trong những thập kỷ 60 và 70.
b. Chính sách đối ngoại:
- Nhằm mưu đồ thống trị thế giới, Mĩ đề ra “Chiến lược toàn cầu” với mục tiêu chống phá các nước XHCN,
- Đẩy lùi phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, đàn áp phong trào công nhân và dân chủ,
- Thành lập các khối quân sự gây chiến tranh xâm lược,...

II. Nhật Bản.
1. Tình hình Nhật Bản sau chiến tranh
+ Là nước bại trận, bị tàn phá nặng nề, xuất hiện nhiều khó khăn lớn (thất nghiệp 13 triệu người, thiếu thốn lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng,...).
+ Dưới chế độ chiếm đóng của Mĩ, nhiều cuộc cải cách dân chủ đã được tiến hành như: ban hành Hiến pháp mới (1946), cải cách ruộng đất, xóa bỏ chủ nghĩa quân phiệt và trừng trị tội phạm chiến tranh, ban hành các quyền tự do dân chủ (Luật Công đoàn, nam nữ bình đẳng...). Những cải cách ấy đã trở thành nhân tố quan trọng giúp NB phát triển mạnh mẽ sau này.
2. Nhật Bản khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh:
- Từ đầu những năm 50 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, kinh tế Nhật Bản tăng trưởng mạnh mẽ, được coi là “sự phát triển thần kì”... Cùng với Mĩ và Tây Âu, Nhật Bản trở thành 1 trong 3 trung tâm kinh tế - tài chính trên thế giới.
- Những nguyên nhân chính của sự phát triển đó là do:
+ Truyền thống văn hóa, giáo dục lâu đời của người Nhật - Sẵn sàng tiếp thu những giá trị tiến bộ của thế giới nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc;
+ Con người NB được đào tạo chu đáo và có ý chí vươn lên;
+ Sự quản lí có hiệu quả các của các xí nghiệp, công ti;
+ vai trò điều tiết và đề ra các chiến lược phát triển kinh tế của Chính phủ...
+ Trong thập kỉ 90, kinh tế Nhật bị suy thoái kéo dài, có năm tăng trưởng âm (1997 - âm 0,7%, 1998 - âm 1,0%). Nền kinh tế Nhật Bản đòi hỏi phải có những cải cách theo hướng áp dụng những tiến bộ của khoa học - công nghệ.

III. Các nước Tây Âu.
1. Tình hình chung:
+ Về kinh tế: Để khôi phục nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá nặng nề, các nước Tây Âu đã nhận viện trợ kinh tế của Mĩ theo “Kế hoạch Mác-san” (16 nước được viện trợ khoảng 17 tỉ USD từ 1948 đến 1951). Kinh tế được phục hồi, nhưng các nước này ngày càng lệ thuộc vào Mĩ.
+ Về chính trị: Chính phủ các nước Tây Âu tìm mọi cách thu hẹp các quyền tự do dân chủ, xóa bỏ các cải cách tiến bộ đã thực hiện trước đây, ngăn cản các phong trào công nhân và dân chủ, củng cố thế lực của giai cấp tư sản cầm quyền.
+ Về đối ngoại: Nhiều nước Tây Âu đã tiến hành các cuộc chiến tranh tái chiếm thuộc địa. Tham gia khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) nhằm chống lại Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu.
+ Sau CTTG thứ II, nước Đức bị chia cắt thành 2 nhà nước: CHLB Đức và CHDC Đức, với các chế độ chính trị đối lập nhau. Tháng 10/1990, nước Đức thống nhất, trở thành 1 quốc gia có tiềm lực kinh tế và quân sự mạnh nhất Tây Âu.

Nguồn: Mocnoi.com

2. Quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ II đến nay( các xu thế phát triển, thời cơ, cách thức )
- Trước hết em nhận xét về xu thế của thế giới hiện nay là phát triển đa cực, sống trong hòa bình ổn định, cùng hợp tác phát triển.
- Thời cơ:
+ có một môi trường hòa bình, ổn định để phát triển.
+ cùng nhau hợp tác, xây dựng quan hệ;
+ các tranh chấp đều được giải quyết bằng biện pháp hòa bình;
+ Tương trợ lẫn nhau, các quốc gia không hề đơn lẻ: cứ trợ nhân đạo...
- Thách thức:
+ Các vấn đề về thiên tai, dịch bệnh vẫn còn hoành hành;
+ Đe dọa khủng bố, ly khai,...vẫn còn leo thang.
+ âm mưu chống phá, can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác của một số quốc gia lớn đang có dấu hiệu ngày càng bành trướng, bất chấp luật pháp quốc tế.


Nguồn: Zuni.vn


3. Những thành tựu chính và tác động của cách mạng HK - KT lần thứ II
Đề bài sai à? Có phải như vầy không?

"Trình bày những thành tựu tiêu biểu của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay."

a. Trình bày những thành tựu tiêu biểu của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.
• Khoa học cơ bản: Đạt nhiều thành tựu to lớn trong các lĩnh vực Toán, Lý, Hóa, Sinh… được ứng dụng vào kĩ thuật và sản xuất, phục vụ cuộc sống…
• Công cụ sản xuất mới: Máy tính điện tử, máy tự động và hệ thống máy tự động…
• Vật liệu mới: Tìm ra những vật liệu mới thay thế những vật liệu tự nhiên dần vơi cạn: Pô-li-me, ti tan,…
• Năng lượng mới: Tìm và sử dụng ngày càng phổ biến những nguồn năng lượng mới như năng lượng nguyên tử, năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thủy triều…
• “Cách mạng xanh” trong nông nghiệp: Điện khí hóa, cơ giới hóa, hóa học hóa… năng suất cây trồng tăng, khắc phục tình trạng thiếu ăn kéo dài…
• Giao thông vận tải thông tin liên lạc: máy bay siêu âm khổng lồ, tàu hỏa tốc độ cao; những phương tiện thông tin liên lạc, phát sóng vô tuyến hiện đại qua vệ tinh…
• Chinh phục vũ trụ: phóng thành công vệ tinh nhân tạo, đưa con người lên Mặt Trăng, thực hiện các chuyến bay dài ngày trong vũ trụ…
b. Liên hệ… tác động, đề xuất giải pháp (Đây chỉ là gợi ý, Giám khảo không máy móc khi chấm bài. Đảm bảo thang điểm cho từng nội dung lớn)
• Tác động tích cực: (Công cụ sản xuất được cải tiến, máy móc ngày càng phục vụ sản xuất tốt hơn, năng suất lao động ngày càng tăng lên; Nhiều giống cây trồng mới cho năng suất cao được đưa vào sản xuất; Thuốc trừ sâu bệnh, phân bón,… năng suất cao, chất lượng tốt; Phương tiện giao thông, vận tải, thông tin liên lạc hiện đại được sử dụng phổ biến….)
• Tác động tiêu cực: (Môi trường ngày càng ô nhiễm bởi khói bụi, khí thải công nghiệp, xe ô tô, xe máy… nguồn nước, bầu không khí, đất bị ô nhiễm; Tai nạn giao thông xảy ra nhiều; Trẻ em cận thị nhiều do thường xuyên tiếp xúc với màn hình máy tính, ti vi, điện thoại thông minh…)
• Giải pháp: (Các cơ sở sản xuất: cần đảm bảo các tiêu chuẩn về nước thải, khí thải trước khi xả ra môi trường…; Các hộ trồng trọt: sử dụng an toàn các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học tránh lạm dụng…; Mở mang đường xá, tích cực tuyên truyền, giáo dục ý thức chấp hành luật giao thông cho nhân dân địa phương;… )

Nguồn: luonluon.net

4. Việt Nam sau chiến tranh t/giới thứ II ( Tác động của khai thác thuộc địa lần thứ 2 của thực dân Pháp vs xã hội Việt Nam)
Làm j có phần VN sau thế giới thứ 2??? -_-

Tác động của chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đối với kinh tế, xã hội Việt Nam :
* Về kinh tế :
- Tích cực : Cuộc khai thác của Pháp làm xuất hiện nền công nghiệp thuộc địa mang yếu tố thực dân ; thành thị theo hướng hiện đại ra đời ; bước đầu làm xuất hiện nền kinh tế hàng hoá, tính chất tự cung tự cấp của nền kinh tế cũ bị phá vỡ.
- Tiêu cực : Một trong những mục tiêu của công cuộc khai thác thuộc địa là vơ vét sức lười. sức của nhân dân Đông Dương. Do vậy :
+ Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cùng kiệt;
+ Nông nghiệp dậm chân tại chỗ;
+ công nghiệp phát triển nhỏ giọt, thiếu hẳn công nghiệp nặng.
—> Nền kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ. lạc hậu và phụ thuộc.
* Về xã hội : Bên cạnh các giai cấp cũ không ngừng bị phân hoá, xã hội Việt Nam đã xuất hiện thêm những giai cấp, tầng lớp mới :
- Giai cấp địa chủ phong kiến đã đầu hàng, làm chỗ dựa, tay sai cho thực dân Pháp. Tuy nhiên, có một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước.
- Giai cấp nông dân, số lượng đông đảo, bị áp bức bóc lột nặng nề nhất, họ sẵn sàng hưởng ứng, tham gia cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Một bộ phận nhỏ mất ruộng đất vào làm việc trong các hầm mỏ, đồn điền.
- Tầng lớp tư sản đã xuất hiện, có nguồn gốc từ các nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp, xưởng thủ công, chủ hãng buôn... bị kìm hãm, chèn ép. Vì thế lực kinh tế nhỏ bé, lệ thuộc nên họ không dám mạnh dạn đấu tranh, chỉ mong muốn có những thay đổi nhỏ để dễ bề làm ăn sinh sống.
- Tiểu tư sản thành thị, bao gồm chủ các xưởng thủ công nhỏ, cơ sở buôn bán nhỏ, viên chức cấp thấp và những người làm nghề tự do. Đó là những người có trình độ học vấn, nhạy bén với thời cuộc nên đã sớm giác ngộ và tích cực tham gia vào cuộc vận động cứu nước đầu thế kỉ XX.
- Công nhân phần lớn xuất thân từ nông dân, làm việc trong các đồn điền, hầm mỏ, nhà máy, xí nghiệp, lương thấp nên đời sống khổ cực, có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống giới chủ nhằm cải thiện đời sống.

Nguồn: Loigiaihay.com
 
Top Bottom