Tâm sự MCTS- Tuần 2(lần 2): Ông lão vứt bỏ đôi giày

Nguyễn Tùng Ân

Học sinh chăm học
Thành viên
16 Tháng ba 2018
190
289
61
17
Cần Thơ
THCS An Lạc
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Thông báo:
Sorry mọi người vì chủ nhật không làm nha, bù lại ngày mai mình sẽ đăng tiếp nhé
Tâm sự:
chuẩn bị nghỉ hè bạn ơi....
Chuyến xe lửa đang chạy trên đường cao tốc, Ông không cẩn thận làm rơi một chiếc dép mới mua ra ngoài cửa sổ, mọi người chung quanh đều cảm thấy tiếc cho ông. Bất ngờ, ông liền ném ngay chiếc giày thứ hai ra ngoài cửa sổ đó. Hành động này của Gandhi khiến mọi người sửng sốt, thế là ông bèn từ tốn giải thích: “Chiếc giày này bất luận đắt đỏ như thế nào, đối với tôi mà nói nó đã không còn có ích gì nữa, nếu như có ai có thể nhặt được đôi giày, nói không chừng họ còn có thể mang vừa nó thì sao!”.
Bài học:
Đối với nỗi thống khổ đã định sẵn là không thể vãn hồi, chi bằng hãy buông bỏ từ sớm.
 

realjacker07

Học sinh gương mẫu
Thành viên
11 Tháng ba 2017
1,930
3,130
426
Hà Nội
Trường Đời
Thông báo:
Sorry mọi người vì chủ nhật không làm nha, bù lại ngày mai mình sẽ đăng tiếp nhé
Tâm sự:
chuẩn bị nghỉ hè bạn ơi....
Chuyến xe lửa đang chạy trên đường cao tốc, Ông không cẩn thận làm rơi một chiếc dép mới mua ra ngoài cửa sổ, mọi người chung quanh đều cảm thấy tiếc cho ông. Bất ngờ, ông liền ném ngay chiếc giày thứ hai ra ngoài cửa sổ đó. Hành động này của Gandhi khiến mọi người sửng sốt, thế là ông bèn từ tốn giải thích: “Chiếc giày này bất luận đắt đỏ như thế nào, đối với tôi mà nói nó đã không còn có ích gì nữa, nếu như có ai có thể nhặt được đôi giày, nói không chừng họ còn có thể mang vừa nó thì sao!”.
Bài học:
Đối với nỗi thống khổ đã định sẵn là không thể vãn hồi, chi bằng hãy buông bỏ từ sớm.
Câu truyện bị bóp méo nội dung rồi em, bài học rút ra ở đây cũng.... không liên quan gì luôn
Bản gốc nó ghi rõ thế này:
"As Gandhi stepped aboard a train one day, one of his shoes slipped off and landed on the track.

He was unable to retrieve it as the train started rolling. To the amazement of his companions, Gandhi calmly took off his other shoe and threw it back along the track to land close to the first shoe.

Asked by a fellow passenger why he did that, Gandhi replied, 'the poor man who finds the shoe lying on the track will now have a pair he can use.'"

"One such story describes how Gandhi was boarding a train. Just as he was going inside, one of his shoes slipped off and got caught on the track. He tried to pull it but could not. People standing near watched him. When he was unable to pull the shoe from the track, he took off the other shoe as well and threw it on the track right at the spot where the first one was stuck.

The astonished passengers asked, “Why are you throwing the other shoe onto the track?” Gandhi replied, “The poor man who finds the shoe lying on the track will now have a pair he can use.”"

Mặc dù cách kể khác nhau nhưng nội dung hoàn toàn giống nhau và cả lời đáp của Gandhi được trích dẫn 100% y hệt nhau. Em lấy chuyện ở đâu ra kinh thế :))

Nội dung chính nói về ông Gandhi khi đi tàu, bước vào bên trong thì một chiếc giày của ông bị rơi ra và măc kẹt trong đường ray. Mọi người đứng gần xem ông làm gì. Ông đã cố gắng lấy lại nhưng không thể, khi đó ông bình tĩnh ném chiếc giày gần chỗ chiếc kia bị kẹt
Một vị khách bị kinh ngạc đã hỏi tại sao ông ấy lại làm vậy, Gandhi trả lời, "Người đàn ông nghèo khó nào đó tìm được chiếc giày trên đường ray này sẽ có hẳn một đôi để dùng."

Có rất nhiều bài học trong câu chuyện này. Thứ nhất, mọi người sẽ rất ức chế vì bị mất giày, họ sẽ phải đi chân đất hoặc phải đợi để bỏ tiền ra mua đôi khác. Cả hành trình của họ sẽ bị ảnh hưởng vì chiếc giày bị mất. Còn Gandhi đã không để nó ảnh hưởng đến suy nghĩ của mình, thay vào đó, ông đã suy sét tình hình và nghĩ ra một ý tưởng tuyệt vời, nếu ông không dùng được đôi giày nữa thì người khác có thể nhận được sự giúp đỡ. Ngay cả khi trong trường hợp như vậy, ông ấy vẫn hào phóng và biết quan tâm. Ông cho rằng điều này sẽ tạo ra cơ hội để hỗ trợ những người nghèo cần một đôi giày để đi. Đã bao nhiêu trong chúng ta biết xoay chuyển tình thế từ tiêu cực sang tích cực? Bao nhiêu có thể nhìn được mặt tốt của sự khó khăn?

Thứ hai, giai thoại này thể hiện một mặt khác về cuộc sống của Gandhi là không lệ thuộc. Khi chúng ta không lệ thuộc vào điều gì đó, chúng ta được tự do. Bằng việc bỏ chiếc giày còn lại đi, Gandhi đã cho chúng ta thấy là ông ta không lệ thuộc vào chúng. Ông có thể buông bỏ và đi tiếp. Ông có thể dành thời gian còn lại của mình để suy nghĩ cái tốt đẹp hơn thay vì phiền muộn vì những gì không lấy lại được. Thử nghĩ xem bạn bị bao nhiêu sự lệ thuộc bó buộc bạn trong xiềng xích rồi?. Nếu Ấn Độ giành lại độc lập từ Anh qua đấu tranh bất bạo động, chúng ta cũng có thể lấy lại tự do từ những sự lệ thuộc mà chúng ta tin rằng nó quan trọng và cần thiết.

Nhiều người có thể bị trói buộc vì đồng tiền, mất đi chúng có thể khiến chúng ta tàn kiệt. Thay vì chúng ta tiến tới việc làm sao để kiếm thêm tiền trong tương lai, chúng ta mắc kẹt trong mất mát của quá khứ. Có người thì chỉ mong có danh tiếng. Họ lo lắng về độ nổi của họ và những gì người khác nghĩ về mình. Có người thì không kiểm soát bản thân, trở nên giận dữ, có người thì buồn bã, chán nản. Họ mất thời gian và công sức vào trong sự mệt mỏi mỗi khi có người chỉ trích họ hay gợi ý việc gì đó.

Thay vì quan tâm đến chúng, họ nên xem xét những gì người khác nói về mình một cách bình tĩnh và hợp lí, xem có đúng sự thật không. Họ cũng có thể tận dụng điều này như một cơ hội để phát triển bản thân. Nếu họ phát hiện lời nói đó chỉ là giả dối thì họ nên coi nó như một sự hiểu lầm, tùy thuộc vào việc họ chọn sửa chữa sự nhầm lẫn đó và bước tiếp, hoặc mặc kệ. Với cách làm này, mọi người có thể giữ được khoảng cách với những sự lệ thuộc này và phát triển, tìm kiếm niềm vui từ sự tự do này. Đây là những điều mà Gandhi muốn truyền đạt với mọi người qua hành động đáng kinh ngạc của mình.

Nguồn: A Gift of Inspiration, The Pioneer.
 
Top Bottom